onggia_bongxu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghề nghiệp là phương tiện để đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần của con người. Nghề
nghiệp vững vàng sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Để thành công trong cuộc đời,
trong sự nghiệp, con người cần biết lựa chọn cho mình một nghề phù hợp nhất. Đặc biệt, nghề
nghiệp càng quan trọng đối với thế hệ trẻ, bởi họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhân tố con
người luôn đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển, vì vậy một xã hội hiện đại rất cần những con
người có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng cho sự phát triển của đất nước.
Trong bối cảnh chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay,
để chọn được cho mình một công việc ổn định và phù hợp để sinh sống và phát triển là một việc không
dễ. Trên thực tế, hiện tượng có rất nhiều người phải thất nghiệp hay phải làm việc không đúng với
chuyên môn là khá phổ biến, họ thấy khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu của nghề đặt ra,
không cảm giác hứng thú và muốn gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Điều này đã gây nên sự
lãng phí nhân lực rất lớn và phân bố nhân lực không hợp lý.
Tư vấn hướng nghiệp được xem là một vấn đề nóng hiện nay, nhất là trong trường phổ thông.
Khi được định hướng đúng đắn về nghề, con người sẽ yên tâm với nghề mình đã lựa chọn, có thái độ
chủ động, tích cực học tập, rèn luyện để có thể hoạt động tốt lĩnh vực nghề nghiệp trong tương lai. Nếu
chọn được đúng nghề phù hợp, con người càng có nhiều cơ hội để thành đạt sau này. Nói cách khác, tư
vấn hướng nghiệp giúp cho thanh thiếu niên chọn nghề một cách có cơ sở, giúp họ có được nhận thức
đúng đắn hơn về nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực sáng tạo, nâng cao chất lượng cuộc sống, phù
hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, tránh
lãng phí về đào tạo và sử dụng lao động hợp lý, góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội bền vững
của đất nước. Nhìn tổng quát về công tác tư vấn hướng nghiệp hiện nay thì vấn đề này còn nhiều nội
dung chưa được quan tâm hay chưa làm đến nơi đến chốn. Thường thì chỉ khi gần đến kỳ thi tuyển
sinh hàng năm, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp mới kết hợp với các cơ quan truyền thông,
các tổ chức chính trị-xã hội để tổ chức đi tư vấn tuyển sinh ở các trường trung học phổ thông (THPT).
Điều này chỉ mới cung cấp được một số thông tin cơ bản về trường thi, khối thi, điểm chuẩn, nguyện
vọng…, chưa đủ cơ sở để giúp các em học sinh có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn
nghề nghiệp tương lai. Sự hiểu biết về nghề nghiệp mà các em chọn cũng như những yêu cầu của nghề
và sự đáp ứng yêu cầu của bản thân đối với nghề còn rất hạn chế. Điều này đã làm cho các em có
những suy nghĩ sai lệch trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai. Chính vì vậy học sinh rất cần
được sự định hướng đúng, được tư vấn rõ ràng và đầy đủ trong việc hướng nghiệp.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiKiên Giang cũng nằm trong thực trạng chung đó; là một tỉnh vùng sâu ven biển thuộc Đồng
bằng sông Cửu Long, chính vì vậy việc tiếp cận thông tin nghề nghiệp cũng như các hoạt động tư vấn
hướng nghiệp dành cho học sinh rất khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu cần được tư vấn của học sinh là
rất cao, các em luôn tìm đến thầy cô, các đoàn thể cũng như các tổ chức khác có liên quan để được giải
đáp mọi thắc mắc về nghề nghiệp mà các em sẽ chọn. Tuy nhiên, hiện tượng học sinh gặp nhiều khó
khăn trong việc chọn trường, chọn nghề luôn xảy ra; đa số các em đều có mong muốn được vào các
trường Đại học hay Cao đẳng để có một nghề nghiệp nhất định. Thế nhưng sự hiểu biết của các em về
nghề nghiệp mà các em chọn thì rất mơ hồ và hạn chế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
học tập và nghề nghiệp của các em sau này. Có những em theo đuổi ngành học của mình cho đến khi đi
thực tập thì mới phát hiện mình không thích hợp với nghề nghiệp đã chọn; sinh viên ra trường làm việc
trái với ngành nghề chuyên môn hay không thể xin được việc ngày càng nhiều. Tình hình trên có
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do các em thiếu các thông tin cần thiết nên chọn nghề
chưa phù hợp với thị trường lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Về mặt chủ quan, nhìn
chung, đa số học sinh có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhưng nhu cầu này còn phiến diện, học sinh chỉ
mới quan tâm chủ yếu đến các nghề có thu nhập cao, chưa quan tâm tìm hiểu các khía cạnh khác như
năng lực, hứng thú cá nhân, những yêu cầu của nghề đối với người lao động, triển vọng phát triển của
nghề ở địa phương và nhu cầu nhân lực... Đây là những nội dung thật sự cần thiết nhưng học sinh chưa
ý thức được để có nhu cầu tư vấn. Mặt khác, trong thực tế hiện nay, các nhà trường phổ thông chỉ mới
dừng lại ở việc cung cấp thông tin tối thiểu về các ngành nghề tuyển sinh của các trường đại học, cao
đẳng, mà không hề quan tâm đến những yếu tố có liên quan khác. Một số trường có tổ chức cho học
sinh tham quan các trường đại học, hay các xí nghiệp, cơ sở sản xuất… nhưng hoạt động này không
nhiều, và cũng chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, khi học sinh muốn tìm hiểu thêm các vấn đề
khác có liên quan thì hầu như các nhà trường đều không đáp ứng được, hay chưa định hướng được
cho học sinh về những nội dung cần được tư vấn giúp các em ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu
cần được tư vấn khi chọn nghề.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tui chọn nghiên cứu đề tài “Nhu cầu tư vấn hướng
nghiệp của học sinh lớp 12 trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang ”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nêu lên được nhu cầu về những nội dung tư vấn hướng nghiệp và mức độ biểu hiện nhu cầu về
những nội dung này ở học sinh lớp 12 THPT. Đề xuất một số biện pháp giúp học sinh thấy được sự cần
thiết của tư vấn hướng nghiệp, định hướng, phát triển nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh khichọn nghề và thử nghiệm tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này của
học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU.
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Học sinh lớp 12 THPT.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.
Đa số học sinh lớp 12 THPT có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhưng chưa xác định rõ ràng
những nội dung cần được tư vấn khi chọn nghề, dẫn đến sự sai lệch trong nhận thức về nghề, trong việc
chọn nghề và những hệ quả sau đó. Nếu có biện pháp làm thay đổi nhận thức sẽ giúp học sinh hiểu
được đầy đủ sự cần thiết phải được tư vấn, từ đó có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp rõ ràng và đầy đủ khi
chọn nghề tương lai.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
5.1 Nghiên cứu lý luận tâm lý học về nhu cầu và nhu cầu tư vấn hướng nghiệp, nhu cầu tư vấn
hướng nghiệp của học sinh lớp 12.
5.2 Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 hiện nay; mức độ
đáp ứng đối với nhu cầu này.
5.3 Đề xuất biện pháp tác động nhằm định hướng, phát triển nhu cầu tư vấn hướng nghiệp cho
học sinh; đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu này của học
sinh.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
6.1 Những cơ sở phương pháp luận nghiên cứu.
6.1.1 Quan điểm hoạt động.
Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp dựa trên sự phân tích hoạt động sống, học tập của
học sinh trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
6.1.2 Quan điểm hệ thống - cấu trúc.
Nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp một cách toàn diện nhiều mặt, trong nhiều mối quan
hệ với các hiện tượng tâm lý khác.
6.1.3 Quan điểm thực tiễn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiNghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp xuất phát từ thực tiễn, có ý nghĩa thực tiễn, và giúp
giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể.
6.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Tham khảo các tài liệu lý luận tâm lý học, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
khái quát hoá, hệ thống hóa các vấn đề có liên quan để hình thành cơ sở lý luận của đề tài.
6.2.2 Phương pháp điều tra và thu thập thông tin bằng bảng hỏi.
Sử dụng các phiếu điều tra bao gồm một hệ thống câu hỏi với mục đích làm khách thể nghiên
cứu bộc lộ rõ mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp. Phiếu điều tra nhằm làm sáng tỏ thực
trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12 THPT và những nguyên nhân của thực trạng.
6.2.3 Phương pháp trò chuyện.
Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp này nhằm thu thập
thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài.
6.2.4 Phương pháp thực nghiệm: tư vấn cá nhân; tư vấn trực tiếp; tư vấn gián tiếp; tham quan
thực tế.
6.3 Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 11.5 để xử lý số liệu thu được. Cách xử lý số liệu theo
phương pháp thống kê toán ứng dụng trong giáo dục học và tâm lý học.
7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
7.1 Giới hạn về đối tượng : Mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp ở học sinh.
7.2 Giới hạn về khách thể : Học sinh lớp 12 THPT.
7.3 Giới hạn về địa bàn : Số liệu được thu thập trên 620 học sinh tại 7 trường THPT. Nguyễn
Trung Trực, THPT. Huỳnh Mẫn Đạt, THPT. Dân tộc Nội trú, THPT. Nguyễn Hùng Sơn, THPT. Hà
Tiên, THPT. Định An huyện Gò Quao, THPT. Châu Thành tỉnh Kiên Giang.
8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI.
8.1 Đưa ra được một thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh THPT. tỉnh Kiên
Giang.
8.2 Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh
THPT. sống trong những điều kiện khó khăn ở vùng sâu, vùng xa; học sinh dân tộc ở Đồng bằng sông
Cửu Long.
8.3 Góp phần làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả.Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lược sử nghiên cứu vấn đề.
Tư vấn hướng nghiệp đang phát triển khá mạnh trong hệ thống giáo dục đương đại của thế giới
hiện nay, không chỉ là ở các nước phát triển như Pháp, Mỹ, Anh…. mà ở cả những nước đang phát
triển cũng rất quan tâm, trong đó có Việt Nam. Đây được xem như là một công cụ hữu hiệu mang tính
chiến lược nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và tạo ra sự phù hợp giữa hoạt động trong nhà trường và
thị trường lao động ngoài xã hội để hướng tới việc tăng cường chức năng xã hội của các cơ sở giáo dục
trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh phát triển lành mạnh. Đồng thời, tư vấn hướng nghiệp được coi
là điều kiện không thể thiếu cho sự lựa chọn và phát triển đúng đắn nghề nghiệp của thế hệ trẻ.
1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài
Hướng nghiệp xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, bắt đầu từ năm 1850 đến 1940, gắn liền với những cá
nhân như Francis Galton, Wilheim Wundt, James Cattell, Alfred Binet, Frank Parsons, Robert Yerkes,
và E. K. Strong. Cuối những năm 1800, một hệ thống công nghiệp với quy mô lớn ra đời đã làm thay
đổi mạnh mẽ môi trường làm việc và điều kiện sống. Khu vực đô thị phát triển, cùng với tốc độ phát
triển và tập trung hoá công nghiệp đã thu hút rất nhiều người dân lao động từ các khu vực nông thôn.
Để đáp ứng được các yêu cầu của các nhà máy công nghiệp và điều kiện sống khắc nghiệt, chật chội
trong những khu nhà ổ chuột, một nhu cầu đổi mới đã xuất hiện, một vài nhà nghiên cứu bắt đầu quan
tâm đến hành vi con người, quan tâm đến các điều kiện sống và làm việc trong xã hội bị thay đổi bởi
cuộc cách mạng công nghiệp. Những điều kiện khách quan trên để phôi thai và cho ra đời một ngành
khoa học, ngành tham vấn nghề. [15]
Nước Mỹ có phòng tư vấn nghề đầu tiên trên thế giới do Frank Parsons thành lập vào năm
1908 ở Boston. Nhiệm vụ của phòng này là tư vấn cho thanh niên có nhu cầu tìm kiếm công ăn việc
làm và giúp cho họ chọn được những nghề phù hợp với năng lực, sở trường của mình, nói một cách
khác, họ giúp cho học sinh lựa chọn công việc một cách khôn ngoan, và thực hiện việc di chuyển tiếp
cận từ trường học đến công việc phù hợp.
Hiện nay, ở Mỹ đã kết hợp chặt chẽ việc tư vấn nghề với chương trình công nghệ và dạy nghề,
họ cũng đã đưa môn “Hướng dẫn chọn nghề” (Career Guidance) vào giảng dạy trong trường phổ
thông. Từ bậc trung học đến đại học đều có các cố vấn tâm lý làm việc trong trường. Công việc của họ
xuất phát từ nhu cầu lựa chọn một nghề phù hợp trong tương lai của học sinh, họ đưa ra lời khuyên cho
học sinh nên nộp đơn xin vào học trường đại học nào phù hợp với trình độ và năng khiếu học sinh.
Chương trình giáo dục THPT được cấu tạo mềm, gồm chương trình A và B. Từ khi vào học lớp 9,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phingười cố vấn đã chỉ cho học sinh nên học theo chương trình nào tuỳ theo nhu cầu, nguyện vọng của em
đó sau này muốn học lên đại học ngành gì hay sau khi học xong phổ thông sẽ đi làm.
Ở Pháp, năm 1948 đã xuất bản cuốn sách “Hướng dẫn chọn nghề” đề cập đến vấn đề hướng
nghiệp cho thanh niên. Để phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, nhà trường Pháp đặt giáo dục
lao động, thủ công và nghề nghiệp bình đẳng với các loại hình hoạt động khác của nhà trường, đào tạo
“tiền nghề nghiệp” là cơ sở cho việc học tập liên tục về sau và chuẩn bị cho học sinh bước vào cuộc
sống lao động. Tháng 3/1991 các nhà tư vấn hướng nghiệp trở thành nhà tư vấn hướng nghiệp - tâm lý.
Các nhà tư vấn hướng nghiệp - tâm lý được phân về trường phổ thông và đại học là công chức nhà
nước. Toàn bộ khu vực chuyên môn do các nhà chuyên môn đảm nhiệm. Cùng với giáo viên và phụ
huynh học sinh theo thời điểm mong muốn, các nhà tư vấn hướng nghiệp tổ chức thường xuyên, liên
tục các kiểm tra hệ thống về sự phát hiện bằng các trắc nghiệm tâm lý, kiến thức để đưa ra các thông
tin xác đáng. Từ đó cho học sinh những lời khuyên nhằm tránh những thiên hướng sai lệch, hướng học
sinh vào con đường thành công đúng theo nhu cầu và nguyện vọng của học sinh.
Theo truyền thống, hệ thống trường phổ thông Đức quán triệt nguyên tắc hướng nghiệp để
chuẩn bị cho học sinh đi vào trường đào tạo nghề tuỳ theo trình độ học tập của mỗi em. Khi học sinh có
nhu cầu tìm hiểu nghề nghiệp mình muốn học thì giáo viên chủ nhiệm liên hệ với nhiều cơ sở hướng
nghiệp, với những trường dạy nghề để tư vấn cho học sinh.
Ở các nước trong khu vực Châu Á cũng có sự quan tâm đến vấn đề này. Tại trường trung học
phổ thông, dù là trường công lập hay tư thục thì ở các em bắt đầu xuất hiện nhu cầu tìm hiểu và lựa
chọn nghề nghiệp tương lai. Và việc định hướng tương lai cho học sinh đều bắt đầu từ năm lớp 10
thông qua giờ hoạt động câu lạc bộ hay hướng dẫn riêng cho từng em của giáo viên chủ nhiệm. Lớp
11 nhà trường mời các giảng viên ở bên ngoài như những sinh viên đã ra trường hay những lãnh đạo
các doanh nghiệp đến nói chuyện về kinh nghiệm bản thân hay hoạt động ở doanh nghiệp của họ. Lớp
12 nhà trường tổ chức cho học sinh đi tham quan để định hướng cho tương lai.
Ngoài các nội dung giáo dục bắt buộc trong chương trình dạy học, đa số các nước đều có môn
tự chọn tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh phát triển các xu hướng học lên (Academic) hay học một
nghề phù hợp với nhu cầu xã hội cũng như nhu cầu và điều kiện cụ thể của từng học sinh.[27]
Như vậy, việc điểm qua tình hình của một số nước trên thế giới cho ta thấy việc tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh phổ thông là một xu thế tất yếu của thời đại. Vì vậy, hướng nghiệp đòi hỏi sự đánh
giá dựa trên kết hợp những tiêu chí về giáo dục và dự báo về nhân cách tương lai. Nhà trường cần
có những nhà tư vấn hướng nghiệp chuyên môn để giúp học sinh lựa chọn khoá học thích hợp với nhucầu, hứng thú, năng lực của học sinh (có tính đến nhu cầu của thị trường lao động), dự báo những khó
khăn trong học tập và giúp học sinh giải quyết những khó khăn đó.
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề hướng nghiệp của
học sinh THPT, trong đó có nhu cầu tư vấn hướng nghiệp.
Thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp được nhiều tác giả nghiên cứu như Nguyễn Viết Sự,
Hà Thị Đức, Lưu Xuân Mới... Các tác giả này đề cập đến vấn đề nội dung tư vấn hướng nghiệp còn
cùng kiệt nàn, chưa thu hút và đáp ứng được nhu cầu cần tư vấn của học sinh THPT, những người làm
công tác tư vấn hướng nghiệp tuy nhận thức được rất rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác
này đối với học sinh nhưng họ lại thiếu thông tin và điều kiện cần thiết để làm tốt. Bên cạnh đó các tác
giả cũng nói đến các nhân tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề của học sinh và họ cho rằng việc lựa
chọn nghề nghiệp phần lớn là do cá nhân học sinh quyết định (chiếm 46%), ít chịu sự tác động từ gia
đình và các giáo viên. [24]
Trong nghiên cứu của tác giả Lê khắc Thìn về vấn đề “Tìm hiểu thực trạng lựa chọn nghề
nghiệp của học sinh lớp 12 và công tác hướng nghiệp ở trường THPT” cũng đã nhấn mạnh đến nguyện
vọng chọn nghề của học sinh. Do nước ta mở cửa phát triển kinh tế nhiều thành phần, hợp tác kinh tế
với nhiều nước trên thế giới, vì vậy các em có xu thế hướng vào các trường thuộc lĩnh vực kinh tế,
công nghệ tiên tiến. Như vậy, sự định hướng của học sinh vào các trường cũng phát triển theo xu thế
phát triển của xã hội. Tuy nhiên, có nhiều em chọn nghề theo rung cảm từ nhỏ, từ mẫu người lý tưởng,
có em chọn nghề theo sự vui thích của cá nhân, theo yêu cầu của cha mẹ... Do đó có thể có sự không
phù hợp giữa sở thích và nguyện vọng. Hầu hết các em đều cho rằng nghề các em thích là phù hợp sở
thích và khả năng của bản thân, hay yêu thích nghề vì phù hợp với nguyện vọng được xã hội coi trọng.
Có 7,38% học sinh cho biết là chưa hiểu rõ về nghề nên không biết thích cái gì. Bên cạnh đó, sự hiểu
biết của học sinh về nghề định chọn là rất ít, chưa sâu sắc, không rõ ràng, cụ thể. Những nguồn thông
tin quan trọng nhất (cha mẹ, thầy cô, các phương tiện thông tin đại chúng) để giúp cho các em có nhận
thức đúng đắn về nghề nghiệp thì chưa phát huy hết tác dụng. Vì vậy, biểu tượng về nghề nghiệp mà
học sinh định chọn không rõ ràng, phiến diện cũng là điều dễ hiểu. [31]
Tác giả Nguyễn Ngọc Minh trong công trình nghiên cứu “Nhận thức của giáo viên về tư vấn
hướng nghiệp trong nhà trường THPT” đã nêu lên được thực trạng tư vấn hướng nghiệp hiện nay trong
nhà trường THPT là hầu hết các trường THPT đều đặc cách các giáo viên kiêm nhiệm thêm công tác
này, cho nên quá trình chuẩn bị thông tin, kiến thức cho công tác tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường
của các giáo viên còn mang tính tự phát, chưa có hệ thống. Tác giả cũng nêu lên được thái độ của giáo
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiviên đối với vai trò của tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường: đa số các giáo viên đều nhận biết và
thông hiểu một cách thấu đáo và sâu sắc tầm quan trọng của công tác này, nhận biết được sự mong mỏi
của học sinh về một ban chuyên trách tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường để giúp các em lựa chọn
nghề nghiệp, trường thi khi các em ở những năm cuối cấp. Gần như 100% học sinh đều chọn ý kiến
mong muốn trong nhà trường có ban chuyên trách về tư vấn hướng nghiệp để giúp các em trong việc
chọn nghề.[24]
Tác giả Phạm Ngọc Anh và Đỗ Thị Hoà với công trình nghiên cứu “Nguyện vọng nghề của học
sinh phổ thông và các yếu tố ảnh hưởng đến nguyện vọng đó” - hầu hết học sinh THPT (89,4%) đều có
nguyện vọng học tiếp đại học, chỉ có một phần nhỏ các em là có nguyện vọng học nghề (4,7%) và các
yếu tố ảnh hưởng đến nguyện vọng học nghề chủ yếu phụ thuộc vào phẩm chất tâm lý, sự định hướng
của các em hoàn toàn mang tính chất chủ quan cảm tính.
Tác giả Nguyễn Ngọc Bích đã nghiên cứu động cơ chọn nghề của thanh niên học sinh, trong đó
động cơ bên trong nổi bật hơn động cơ bên ngoài. Nam thanh niên xếp động cơ chọn nghề theo thứ tự
sau:
- Khả năng của bản thân.
- Tính chất quan trọng của nghề nghiệp.
- Khả năng đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Nữ thanh niên xếp động cơ chọn nghề theo thứ tự sau: do yêu cầu của Nhà nước, vị trí xã hội
của nghề nghiệp, thực hiện được khả năng của mình.
Theo tác giả thì sự lựa chọn ngành nghề của cả nam và nữ có sự khác nhau. Tác giả chỉ đưa ra
một số động cơ tiêu biểu có liên quan đến sự lựa chọn nghề của học sinh và đánh giá động cơ nào là
quan trọng với họ, nhưng chưa quan tâm đến vấn đề nhận thức nghề nghiệp.[5]
Trong các công trình nghiên cứu của mình về vấn đề hướng nghiệp, tác giả Phạm Tất Dong đã
xem xét một cách sâu sắc và có hệ thống về hứng thú nghề nghiệp cũng như những vấn đề cơ bản về
nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho học sinh. Tác giả có nhận xét sau: hứng thú môn học, hứng
thú nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy việc lựa chọn nghề và thực hiện khả năng của mình là động cơ
mạnh nhất, quan trọng nhất trong việc lựa chọn nghề của học sinh. Hứng thú nghề nghiệp có tác dụng
thúc đẩy con người tìm tòi sáng tạo trong lao động, đi sâu vào mọi hoạt động có liên quan tới nghề
nghiệp mà mình yêu thích và hướng tới. [11]
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn nghiên cứu xu hướng nghề nghiệp của học sinh theo các chỉ số
như: Mức độ nhận thức nghề nghiệp, thái độ đối với nghề nghiệp, tính ổn định của thái độ, tác giả đã
chỉ ra đặc điểm chung trong xu hướng nghề nghiệp của học sinh THPT và một số vấn đề khác. Tác giảcòn cho biết nhận thức về nghề của học sinh biết đến chưa nhiều. Hứng thú nghề nghiệp của học sinh
hình thành môn chưa tập trung và chưa rõ nét.[33]
Tác giả Chu Văn Thảo với công trình nghiên cứu “Giải pháp quản lý nhằm đẩy mạnh công tác
tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại các Trung tâm KTTH-HN ở tỉnh Bắc Ninh” đã nhấn mạnh rằng
đa số học sinh trung học trước khi chọn nghề chưa hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chọn
nghề có cơ sở khoa học, các em chưa hiểu rõ về nghề nghiệp, chưa đánh giá đúng năng lực bản thân.
Sự hiểu biết về nghề của các em còn đơn giản, cùng kiệt nàn so với thế giới nghề nghiệp vô cùng phong
phú, đa dạng, thiếu thông tin về thị trường lao động đã làm các em lúng túng, khó khăn khi chọn nghề.
Nhìn chung, nhận thức của học sinh về các lĩnh vực của nghề nghiệp còn rất chung chung, đặc biệt đối
với nghề mình định chọn các em cũng mơ hồ. Các em rất cần được tư vấn hướng nghiệp trong việc lựa
chọn các hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT. [30]
Tác giả Phan Thị Tố Oanh nghiên cứu đến vấn đề lựa chọn nghề và nhận thức nghề của học
sinh THPT, tác giả đã chỉ ra hiệu quả của việc lựa chọn nghề của học sinh phụ thuộc vào 3 yếu tố trên
cơ sở “Tam giác hướng nghiệp” đó là:
- Nhận thức về thế giới nghề
- Nhận thức về nhu cầu nghề của xã hội
- Tư vấn nghề. [25]
Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đã nêu lên được thực trạng chọn nghề của học sinh
THPT (lý do chọn nghề, động cơ chọn nghề, nguyện vọng chọn nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến việc
chọn nghề của học sinh, nhận thức về nghề nghiệp của học sinh), nêu lên được thực trạng tư vấn hướng
nghiệp trong nhà trường THPT hiện nay cùng với nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh ở năm học
cuối cấp. Đồng thời, các công trình nghiên cứu này cũng tổng hợp được ý kiến của học sinh với mong
muốn trong nhà trường có được ban chuyên trách về tư vấn hướng nghiệp để giúp các em trong việc
chọn nghề cho tương lai. Tuy nhiên, các tác giả chưa làm rõ những nội dung tư vấn hướng nghiệp nào
được học sinh quan tâm nhiều nhất, và mức độ biểu hiện nhu cầu tư vấn hướng nghiệp thể hiện trên
từng mặt nội dung cần được tư vấn. Kết quả của các công trình nghiên cứu trên sẽ là cơ sở cho các
công trình nghiên cứu tiếp theo, và cũng là cơ sở để giúp chúng tui giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu
do đề tài đặt ra, đó là đưa ra được bức tranh thực trạng nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp
12 THPT tỉnh Kiên Giang, để từ đó đề ra biện pháp tác động nhằm thay đổi nhận thức của học sinh về
nhu cầu tư vấn hướng nghiệp và tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp để đáp ứng được nhu cầu này
hiện nay.
1.2 Cơ sở lý luận của đề tài.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1.2.1 Nhu cầu.
a. Định nghĩa.
Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định
cảm giác cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu thúc đẩy con người tích cực hoạt động
nhằm tạo nên những điều kiện, những phương tiện tương ứng để thoả mãn những đòi hỏi của mình.
Nếu nhu cầu của con người được thoả mãn đầy đủ sẽ tạo ra điều kiện cần thiết để làm cho nhân cách
phát triển toàn diện và làm phát triển toàn bộ xã hội.
Nói một cách cụ thể, nhu cầu là thuộc tính cơ bản của cá nhân. Nó có tác dụng xác định xu
hướng của cá nhân, xác định thái độ của người đó đối với hiện thực và đối với trách nhiệm của bản
thân, xét đến cùng, nó xác định lối sống và hoạt động của cá nhân.
Có nhiều định nghĩa về nhu cầu của nhiều tác giả trong và ngoài nước, nhưng trong quá trình
nghiên cứu tài liệu, tác giả cho rằng các định nghĩa sau sát và phù hợp với đề tài nghiên cứu hơn.
Theo từ điển Tâm lý học “nhu cầu là một trạng thái của cá nhân được tạo ra do cá nhân đó
thiếu những đối tượng cần cho sự tồn tại và phát triển và là nguồn gốc hoạt động của cá nhân đó”. [4]
Theo A. G. Covaliop, nhu cầu là sự cần thiết mà con người cảm giác cần thoả mãn của
những điều kiện nhất định của cuộc sống và sự phát triển. [3]
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, khái niệm nhu cầu được phát biểu như sau “Nhu cầu là sự
đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển”.[34]
Trong đề tài này, chúng tui chọn định nghĩa sau về nhu cầu làm cơ sở cho việc nghiên cứu
“Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển”.
b. Các đặc điểm cơ bản và hình thức biểu hiện của nhu cầu.
- Các đặc điểm.
Nhu cầu của con người có các đặc điểm cơ bản sau:
+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng. Khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp ứng sự
thoả mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm tới đối tượng.
+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và cách thoả mãn nó quy định. Tuỳ theo
cách thoả mãn nào nó có thể phát triển lên hay thoái hoá đi hay thậm chí biến mất đi. Bề
rộng của nhu cầu phụ thuộc vào mức độ phát triển của con người và những điều kiện vật chất của cuộc
sống
+ Nhu cầu có tính chu kỳ, có nghĩa là nhu cầu được nảy sinh trong điều kiện nó được lặp đi lặp
lại một cách có hệ thống, do đó sẽ hình thành thói quen sử dụng một phương tiện và cách nhất
định để thoả mãn nhu cầu.+ Con người điều chỉnh các nhu cầu của mình một cách có ý thức, vì vậy nhu cầu của con
người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật. Khi điều chỉnh các nhu cầu của mình, con người
không chỉ xem xét các điều kiện bên ngoài, mà còn xem xét các chuẩn mực hành vi trong xã hội. Và sự
điều chỉnh này phụ thuộc vào cấu trúc tâm lý trọn vẹn của nhân cách, vào sự được giáo dục của nhân
cách.
+ Nhu cầu của con người rất đa dạng so với nhu cầu của con vật (nhu cầu vật chất gắn liền với
sự tồn tại của cơ thể, nhu cầu tinh thần gồm có nhu cầu nhận thức, nhu cầu lao động, nhu cầu thẩm
mỹ…). [34]
- Hình thức biểu hiện của nhu cầu.
Có hai hình thức biểu hiện của nhu cầu:
+ Hình thức đầu, nhu cầu được phản ánh vào các bán cầu đại não, được ý thức và biểu hiện ra
dưới dạng một hành động có lý trí (hành động có ý chí). Đây là trường hợp tiêu biểu nhất cho con
người và có đặc điểm là quá trình thoả mãn nhu cầu tiến hành thông qua các hiểu biết và kinh nghiệm
sống. Nói cách khác, trong trường hợp này, nhu cầu của con người đã đi qua đầu óc của nó, tức là được
ý thức và biểu hiện ra trong ý chí của con người.
+ Hình thức thứ hai, biểu hiện của nhu cầu chỉ thấy có ở người trong trường hợp ngoại lệ. Nó có
đặc điểm là hành động để thực hiện ý hướng mang tính chất bồng bột hay nói đúng hơn là bột phát, ít
được ý thức.
c. Phân loại nhu cầu và đặc điểm của chúng.
Có nhiều cách để phân loại nhu cầu, nhưng thông thường người ta dựa vào đối tượng thoả mãn
của nhu cầu để chia thành nhu cầu vật chất (gồm có nhu cầu ăn, mặc, ở) và nhu cầu tinh thần (gồm có
nhu cầu nhận thức và nhu cầu thưởng thức cái đẹp). Bên cạnh đó còn có thêm một loạt nhu cầu khác
có tính chất xã hội (nhu cầu giao tiếp, lao động, hoạt động xã hội).
Theo A.G. Covaliop có các dạng nhu cầu sau:
- Nhu cầu vật chất là những nhu cầu có trước nhất, là cơ sở cho hoạt động sinh sống của con
người. Nhu cầu này hình thành trong quá trình phát triển giống loài và phát triển xã hội lịch sử của loài
người. Thoả mãn nhu cầu vật chất sẽ tạo điều kiện giải phóng nhân cách con người khỏi những thói hư
tật xấu như tham lam, ganh tị…
Nhu cầu vật chất thường chiếm ưu thế và mang hình thức xấu xa ở những người phát triển
phiến diện và thấp kém về trí tuệ, ở những người này thường không có những động cơ đẹp đẽ và cao
quí, không nghĩ đến lợi ích chung mà chỉ chú ý đến lợi ích của bản thân. Nếu nhu cầu vật chất được
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phithoả mãn một cách hợp lý, được phát triển một cách bình thường thì con người tìm thấy ý nghĩa trong
cuộc sống và thấy mình có ích cho tất cả mọi người.
- Nhu cầu tinh thần là những cấu thành đặc biệt, là các nhu cầu đặc trưng cho con người và chỉ
con người mới có, và nó chứng tỏ một trình độ phát triển cao của nhân cách. Nhu cầu tinh thần gồm có
nhu cầu nhận thức, khoái cảm thẩm mỹ. Nhu cầu nhận thức vừa là một nhu cầu định hướng chung (con
người cần hiểu biết cái thế giới trong đó mình sống) vừa là một nhu cầu riêng hay là một niềm say mê
hiểu biết các hiện tượng đặc biệt của hiện thức như hiện tượng vật lý, hoá học,…. Trên cơ sở nhu cầu
nhận thức sẽ hình thành nhu cầu sáng tạo khoa học với tính cách là một nhu cầu độc lập. Trong trường
hợp này nhận thức không phải là mục đích mà trở thành phương tiện để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo.
Trong cuộc sống con người nhu cầu khoái cảm thẩm mỹ chiếm vị trí to lớn. Nhờ nó con người hướng
đến việc làm cho cuộc sống của mình đẹp lên.
Cơ chế biểu hiện của những nhu cầu tinh thần, chẳng hạn như nhu cầu nhận thức thì cơ chế sinh
lý trước nhất của nhu cầu nhận thức chính là phản xạ định hướng. Và cơ thể càng phát triển thì trong
hoạt động sống của nó, phản xạ định hướng càng ngày càng tăng cường. Tất cả mọi người đều có phản
xạ định hướng - tìm tòi không điều kiện, nhưng không phải người nào cũng có hứng thú rõ rệt đối với
việc nhận thức các hiện tượng của tự nhiên và xã hội. Chỉ trong điều kiện dạy học và giáo dục nhất
định, phản xạ tìm tòi có điều kiện mới được hình thành và củng cố. Chính phản xạ này thể hiện nhu cầu
nhận thức của con người.
Khi ta tạm ngừng thoả mãn nhu cầu nhận thức thì điều đó sẽ làm cho nhu cầu này trở nên gay
gắt hơn, có thể làm trì trệ và suy yếu nhu cầu đó. Các nhu cầu tinh thần khi được thoả mãn sẽ không
tạm thời lắng dịu xuống mà trái lại, càng tăng lên rõ rệt. Nhu cầu nhận thức vừa là một nhu cầu định
hướng chung, vừa là một nhu cầu riêng, và trên cơ sở nhu cầu nhận thức sẽ hình thành nhu cầu sáng tạo
khoa học với tính cách là một nhu cầu độc lập.
- Nhu cầu xã hội : nhu cầu có vị thế xã hội, nhu cầu được xã hội đánh giá, nhu cầu tình bạn, tình
đồng chí, tình yêu, nhu cầu hoạt động xã hội… Nhu cầu xã hội thể hiện bản chất xã hội của con người.
Một trong những nhu cầu xã hội là nhu cầu giao tiếp, nhu cầu này tạo điều kiện để hình thành
những mối liên hệ muôn màu muôn vẻ giữa người với người, đồng thời kích thích sự phát triển của
nhân cách. Bên cạnh đó, nhu cầu xã hội chủ đạo của nhân cách con người chính là nhu cầu lao động.
Nhu cầu lao động làm con người biết được niềm vui, niềm hạnh phúc khi nào người đó làm việc vì lợi
ích chung.
Người nào có những nhu cầu xã hội đặc biệt và những nhu cầu tinh thần phát triển thì người đó
sẽ thoả mãn những nhu cầu vật chất một cách hợp lý. Người đó sẽ tìm thấy ý nghĩa cuộc sống tronghoạt động sáng tạo, làm cho con người cảm giác hạnh phúc của cuộc sống và cảm giác mình có ích cho
tất cả mọi người. [2]
Có một cách phân chia khác, đó là thang nhu cầu của A. Maslow. A. Maslow chia nhu cầu của
con người thành 7 nhóm nhu cầu, chúng xuất hiện từ lúc sinh và trong quá trình phát triển nhân cách
gồm có : nhu cầu sinh lý; nhu cầu được an toàn; nhu cầu được công nhận và chấp nhận; nhu cầu được
tôn trọng; nhu cầu nhận thức; nhu cầu thẩm mỹ; nhu cầu tự bộc lộ (năng lực, tài năng, các tiềm năng
sáng tạo, thể hiện bản thân).
d. Sự phát triển của nhu cầu.
Sự phát triển của nhu cầu có thể được xét ở hai phương diện, đó là phương diện xã hội lịch sử
và phương diện phát sinh cá thể. Trong quá trình phát triển lịch sử, bắt buộc phải diễn ra quá trình tăng
thêm và ngày càng phân hoá các nhu cầu. Về mặt phát triển cá thể, sự phát triển của nhu cầu bắt đầu từ
sự thoả mãn những nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ. Ngay từ rất bé, đứa trẻ đã bộc lộ hoạt động định
hướng tìm tòi, thể hiện ở nhu cầu muốn nhận thức thế giới xung quanh. Nếu được thoả mãn thì hoạt
động này được củng cố và mở rộng thêm. Trái lại nếu không được thoả mãn, nhu cầu này sẽ bị ức chế
và tàn lụi đi.
Sự hình thành và phát triển các nhu cầu phải tuân theo một số qui tắc sau đây:
1. Nhu cầu chỉ có thể được hình thành và củng cố trong điều kiện được thoả mãn một cách có
hệ thống hay là được thực hiện một hoạt động nhất định. Điều đó làm cho cơ thể nói riêng và toàn bộ
nhân cách nói chung trở nên quen thuộc với một kiểu hoạt động nhất định. Tất cả mọi nhu cầu mới đều
được hình thành theo kiểu thói quen; cơ chế hoạt động của nó cũng vậy.
2. Nhu cầu phát triển trong điều kiện được “tái sản xuất mở rộng”. Điều đó tạo điều kiện để
những phương tiện thoả mãn nhu cầu được trở nên phong phú hơn và phát triển hơn. Nhu cầu xuất hiện
và phát triển trong quá trình hoạt động.
3. Sự tiến triển của nhu cầu sẽ dễ dàng hơn nếu hoạt động không làm trẻ kiệt quệ đi, đặc biệt là
thoạt đầu, mà trái lại tương đối dễ thực hiện vì điều đó làm cho con người có thái độ tích cực đối với
hoạt động ấy. Vì vậy, việc chuẩn bị cho trẻ hoạt động và tạo điều kiện cho trẻ có những thành công
bước đầu là một vấn đề rất quan trọng.
4. Một điều rất quan trọng để phát triển nhu cầu là sự chuyển tiếp từ hoạt động tái tạo sang hoạt
động sáng tạo. Điều đó không những làm cho con người có thái độ xúc cảm tích cực đối với hoạt động
mà hơn nữa, còn thấy rằng nó là thiên hướng cơ bản của mình.
5. Nhu cầu sẽ được củng cố khi ta có ý thức về ý nghĩa xã hội của nó và ý nghĩa của nó đối với
bản thân ta. Điều đó được sự giáo dục và dư luận tập thể hỗ trợ thêm [2]
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1.2.2 Tư vấn hướng nghiệp.
1.2.2.1 Hướng nghiệp.
Có nhiều khái niệm khác nhau về hướng nghiệp, nhưng để phù hợp với đề tài, chúng tui chọn
khái niệm sau để làm cơ sở cho việc nghiên cứu:
“Hướng nghiệp là những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, y học và nhiều khoa học khác để
giúp đỡ học sinh phù hợp với yêu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với
những năng lực, sở trường và điều kiện tâm lý cá nhân nhằm mục đích phân bố hợp lý và sử dụng có
hiệu quả nhất lực lượng dự trữ sẵn có của đất nước”. [35]
Có thể nói, hướng nghiệp là sự kết hợp tương đối hài hoà giữa nhu cầu của mỗi cá nhân và nhu
cầu xã hội; đặt nhiệm vụ đào tạo con người cho xã hội làm nhiệm vụ trung tâm trước tiên, đồng thời
luôn đảm bảo tính cá thể trong sự phát triển tự do của mỗi nhân cách. Mặt khác hướng nghiệp cũng đề
cập tới tính chất phức tạp của công tác hướng nghiệp, đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ
phận xã hội, nhằm giải quyết hợp lý lực lượng lao động dự trữ sẵn có của đất nước.
Nói một cách cụ thể, hướng nghiệp chính là quá trình hướng dẫn chọn nghề, quá trình chuẩn bị
cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống lao động sản xuất. Đây là một hệ thống các biện pháp tác động của
gia đình, nhà trường và xã hội cùng phối hợp thực hiện, trong đó nhà trường phải nắm giữ vai trò chủ
đạo trong việc hướng dẫn thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề, tại những nơi mà xã
hội đang cần, đồng thời cũng phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân.
1.2.2.2 Tư vấn hướng nghiệp.
a. Tư vấn.
Theo các chuyên gia hiệp hội tâm lý học Mỹ “Tư vấn tâm lý là quá trình giúp cá nhân khắc
phục những trở ngại tâm lý trong quá trình trưởng thành, khiến người ta phát triển một cách lý tưởng”.
[29]
Tổ chức tư vấn thế giới định nghĩa như sau “Tư vấn là một quá trình trợ giúp dựa trên các kỹ
năng, trong đó một người dành thời gian, sự quan tâm và sử dụng thời gian một cách có mục đích để
giúp đỡ thân chủ khai thác tình huống, xác định và triển khai các giải pháp khả thi trong thời gian cho
phép”. [29]
Người tư vấn có thể đóng vai trò như người chịu trách nhiệm tìm ra những giải pháp (R.
Schein, 1969); hay thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề và đề xuất giải pháp (D.J. Kurpius & J.C.
Brukbaker, 1976); hay là người định hướng, điều phối tiến trình giải quyết vấn đề (R. Blake & J.S.
Mouton, 1976)
Đóng góp của học sinh cho hình thức tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới: Phải bố trí
được địa điểm và thời gian hợp lý, thuận tiện để học sinh được thoải mái khi đến tư vấn. Tổ chức được
các buổi giao lưu, tư vấn trực tuyến về những kiến thức có liên quan đến tư vấn hướng nghiệp. Có hình
thức tư vấn trực tiếp cụ thể và sinh động. Dành nhiều thời gian hơn cho mỗi lần tổ chức, và tổ chức
nhiều hơn, chủ động lấy ý kiến của học sinh. Nếu được, có thể tổ chức định kỳ vào các buổi sinh hoạt
lớp, hay các buổi sinh hoạt dưới cờ bởi tư vấn hướng nghiệp cho học sinh là cả một quá trình, không
phải chỉ có một, hai buổi là đủ. Có như vậy thì mới đem lại kết quả như mong muốn.
Đóng góp của học sinh cho nội dung tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới:
Cung cấp được những thông tin cơ bản của các trường Đại học, Cao đẳng như hình thức tuyển
sinh, chỉ tiêu, điểm chuẩn, nguyện vọng, học phí đào tạo, danh mục ngành nghề đào tạo, cũng như chất
lượng đào tạo của các trường.
Giúp học sinh có được sự hiểu biết về thế giới nghề nghiệp, và yêu cầu của nghề nghiệp đối
với người lao động, hiểu biết về những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, về nhu cầu của
thị trường lao động, và triển vọng phát triển của các ngành nghề hiện nay.
Giúp học sinh tự đánh giá những đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, cũng như những điều kiện
riêng của bản thân để các em chọn lựa cho mình một nghề phù hợp.
Kết luận về thực nghiệm: Từ kết quả thực trạng, chúng tui tiến hành thử nghiệm một vài biện
pháp tác động nhằm bước đầu làm thay đổi nhận thức của học sinh về tư vấn hướng nghiệp, định
hướng và phát triển nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của các em. Kết quả thực nghiệm cho thấy:
- Có sự điều chỉnh giữa dự định chọn nghề và thực tế đăng ký ngành dự thi trong hồ sơ dự thi
đại học của học sinh, mặc dù nhóm ngành kinh tế vẫn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các em học
sinh, nhưng các em đã có sự cân nhắc đến sự phù hợp giữa nghề nghiệp định chọn với các điều kiện
của bản thân.
- Học sinh có sự thay đổi trong căn cứ chọn nghề, có sự cân nhắc và điều chỉnh ngành nghề lựa
chọn cho phù hợp với điều kiện của các em.
- Mức độ quan tâm và mức độ hài lòng của các em dành cho các chương trình tư hướng nghiệp
cao hơn.
- Gần như đa số học sinh đồng ý với việc thành lập phòng tư vấn hướng nghiệp ở các trường
THPT là một việc làm cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời các em có nhiều ý kiến đóng góp
tích cực về hình thức và nội dung cho công tác tư vấn hướng nghiệp trong thời gian tới. Như vậy, có
thể nói việc thử nghiệm một vài biện pháp tác động bước đầu đã có kết quả khả quan, và kết quả này sẽ
là cơ sở cho việc định hướng và phát triển hoạt động tư vấn hướng nghiệp của tỉnh nhà trong tương lai.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chương 9: Hoạch định nhu cầu vật tư (material requirements planning – mrp) Luận văn Kinh tế 0
C Thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ 2005 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
R HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ SẢN XUẤT THEO J.I.T VÀ SẢN XUẤT TINH GỌN Luận văn Kinh tế 0
R Khảo sát nhu cầu tư vấn của bệnh nhân và hoạt động tư vấn sử dụng thuốc tại phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế, Bệnh viện Bạch Mai Y dược 0
D Khác biệt giới trong nhu cầu và thực trạng tham vấn tâm lý với nhóm khách hàng của Trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Csaga Văn hóa, Xã hội 0
M Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Tâm lý học đại cương 0
F Nhu cầu tham gia chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán HASTC Tâm lý học đại cương 0
H Tư Vấn giúp đỡ các bạn có nhu cầu lấy nhanh chứng chỉ ngoại ngữ tin học Sinh viên chia sẻ 2
R Những dự báo về đảm bảo nhu cầu vốn đầu tư cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 Luận văn Kinh tế 0
A Tôi có nhu cầu học chương trình CPA, mong Hội Kiểm toán có thể tư vấn về chương trình đạo tạo tại Vi Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top