nicky_lucky_cute
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I: Tổng quan
I.Tài nguyên rừng:
1. Khái niệm chung:
Rừng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỉ XIX. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển ( Temslay, 1935; Vili, 1957; Odum, 1966 ). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật- trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường.
Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng. Sự phân bố của thảm thực vật rừng là sự đồng nhất tương đối về địa lý, sinh thái và được hiểu như là một đơn vị địa lý thực vật độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao thành những vành đai rừng lớn trên Trái Đất. Sự phân bố các đai rừng về cơ bản không chịu ảnh hưởng tác động của con người. Sự phân chia các kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu là dựa vào dạng ưu thế sinh thái.
Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia ra 3 loại:
Rừng phòng hộ được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.
Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hoá lịch sử và môi trường.
Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.
Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật, đất đai, khí hậu, cảnh quan. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới khác nhau tuỳ theo công nghệ, truyền thông và tập quán xã hội của từng vùng hay từng nước. Sự phát triển nền văn minh nhân loại cũng kéo theo sự tăng cường sử dụng các loại tài nguyên rừng mà trước hết là gỗ. Gỗ được dùng làm nhiên liệu, vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác nhau: gỗ trụ mỏ, làm giấy, chất dẻo, sơn. Gỗ còn được coi là nguyên liệu đầu tiên của ngành công nghiệp hoá học. Người ta có thể chưng cất gỗ để thu nhựa, mêtanon, axit axêtic, dầu, sản xuất đường và các sản phẩm khác từ gỗ. Thuỷ phân một tấn gỗ có thể thu được 550- 650 kg đường gỗ, và từ đường gỗ này có thể chế biến thành rượu ( 220- 240 lít ) hay sử dụng để cấy năm men ( 50 kg ) giàu prôtêin và vitamin B.
Nhìn chung rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng, rừng cung cấp nguyên vật liệu thô cho con người và là nguồn kinh tế cơ bản của nhiều dân tộc, nhiều bộ lạc với cuộc sống tự cung tự cấp. Khai thác tài nguyên rừng đã đóng góp phần quan trọng trong kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới.
2. Tầm quan trọng của rừng:
Rừng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên; nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan và có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường.
Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu. Rõng lµ vËt c¶n trªn ®êng vËn chuyÓn cña giã. Nã lµm thay ®æi vËn tèc, híng giã, lµm thay ®æi c¸c nh©n tè kh¸c cña hÖ sinh th¸i, ®ång thêi lµm s¹ch kh«ng khÝ. Rõng ®îc xem nh nhµ m¸y läc bôi khæng lå, 1ha rõng th«ng cã kh¶ n¨ng hót 36,4 tÊn bôi trong kh«ng khÝ ,1 n¨m( theo Mendan, 1956), hÊp thô lîng ion phãng x¹ trong kh«ng khÝ vµ gi¶m tiÕng ån. Ví dụ, như một dải cây rộng 50m ở cạnh đường giao thông có khả năng làm giảm tiếng ồn 20- 30 dB. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng hàm lượng O2 - CO2 trong khí quyển. Hàng năm có khoảng 100 tỷ tấn CO2 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh và một lượng tương tự được trả lại khí quyển do các quá trình khác nhau trong tự nhiên.
Rừng còn tạo ra một hoàn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khoẻ con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và làm tăng độ ẩm không khí. Đặc biệt nhiều loài cây có khả năng tiết ra các chất phitonxit có tác dụng diệt khuẩn như thông ( Pinus sp), bạch đàn ( Eucalyptus sp), quế ( Cinnamomun cassia).
Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Các nghiên cứu cho thấy nước mưa được thực vật rừng giữ lại là 25 % tổng lượng mưa. Tán rừng có khả năng làm giảm sức công phá của nước mưa đối lớp đất mặt. Rừng còn làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100- 900 % trọng lượng của nó. Chính vì vậy làm giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở vùng nhiệt đới ẩm như nước ta, nơi có rừng lượng đất xói mòn hằng năm chỉ vào khoảng 1- 1,5 tấn /ha trong khi đó ở nơi không có rừng có thể lên tới 100- 150 tấn/ha và dòng chảy mặt tăng 3- 4 lần.
Thảm thực vật rừng là kho chứa các chất dinh dương khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất là cơ sở ban đầu hình thành tầng thảm mục rừng và mùn đất. Trung bình hàng năm vật rơi rụng ở rừng tự nhiên là 11- 17 tấn/ha còn rừng trồng là 9- 10 tấn/ha. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loài côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và vi sinh vật đất phát triển và có ảnh hưởng đến các quá trình xảy ra trong đất.
Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng diễn ra với cường độ lớn. Các chất hữu cơ bị phân giải nhanh, quá trình rửa trôi và xói mòn xảy ra mạnh làm cho đất bị cùng kiệt kiệt. Chỉ nhờ có thảm thực vật phong phú mới có khả năng chống lại xu thế cùng kiệt kiệt của đất rừng. Chính vì vậy mà suy giảm thảm thực vật rừng nhiệt đới sẽ dẫn đến phá huỷ toàn bộ cân bằng vật chất trong HST rừng.
Mất rừng sẽ làm mất dần nguồn tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. Phá rừng làm mất nơi cư trú và ảnh hưởng đến tổ sinh thái của các sinh vật, dẫn đến làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể trong loài cũng như giữa các loài với nhau. Rừng là một HST đã được thiết lập ở trạng thái cân bằng, trong đó mỗi loài đều có vai trò không thể thiếu để duy trì hoạt động của toàn bộ HST. Do vậy khi 1 loài bị suy giảm hay bị biến mất sẽ có ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài khác, và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cả HST rừng.
II. Hiện trạng rừng trên thế giới:
Người ta ước tính rừng đã từng có diện tích khoảng 60 triệu km2 và bị thu hẹp xuống còn 44,05 triệu km2 vào năm 1958 ( chiếm khoảng 33% diện tích đất liền), và 37,37 triệu km2 vào năm 1973, hiện nay chỉ còn khoảng 29 triệu km2.
Tổng số rừng trên thế giới có trữ lượng gỗ trên 50 m3/ha chỉ có 2,8 tỷ ha, phần còn lại 1,2 tỷ ha là rừng thưa, có trữ lượng gỗ thấp. Phần lớn diện tích rừng kín phân bố ở vùng nhiệt đới ( 60% diện tích rừng kín trên thế giới ). Trong các loại rừng nhiệt đới thì rừng mưa nhiệt đới với các loài cây lá rộng thường xanh có vai trò quan trọng nhất. Khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất là rừng Amazon có diện tích 330 triệu ha. Các rừng mưa nhiệt đới phân bố thành vành đai xanh không liên tục xung quanh Trái Đất trong phạm vi 23,5o vĩ độ Bắc và 23,5o vĩ độ Nam, chủ yếu là giữa 10o vĩ độ Bắc và Nam xung quanh đường xích đạo. Những vùng có diện tích rừng mưa lớn trên thế giới là Châu Mỹ La Tinh,Tây Phi và Đông Nam Á.
Rừng cây lá kim phân bố ở các vĩ độ lớn, thường nằm ở phái Bắc của rừng rụng lá ôn đới. Hầu hết diện tích rừng lá kim phân bố ở 2 vành đai lớn là Bắc Mỹ và vành đai Âu- Á từ Scanđinavia đến Đông Xibêria. Khu rừng taiga ở Nga có diện tích 1,1 tỷ ha ( khoảng 25% diện tích rừng trên thế giới ) được coi là lớn nhất thế giới. Trong đó loài thông rụng chiếm 38% diện tích rừng.
Rừng trồng hiện nay có diện tích khoảng 150 triệu ha, chiếm 4% tổng diện tích rừng. Hầu hết rừng trồng nằm ở các nước phát triển và ở vùng ôn đới. Trong những năm gần đây diện tích rừng trồng đã tăng đáng kể ở các nước đang phát triển. Nhìn chung các rừng trồng có thành phần loài đơn giản và thường bao gồm các loài cây có khả năng sinh trưởng nhanh hơn so với rừng tự nhiên và mức độ tăng trưởng ở rừng trồng cũng rất cao.
Việc chặt phá rừng cho phát triển nông nghiệp được xác định có từ 7000 năm trước ở Trung và Nam Phi, 9000 năm trước ở Ấn Độ. Tuy nhiên trong giai đoạn dài trước đây, việc chặt phá rừng làm nương rẫy chỉ ở qui mô nhỏ nên hầu như không có tác động xấu đến môi trường. Việc chặt phá rừng vùng nhiệt đới bắt đầu diễn ra mạnh từ thế kỷ XVIII và XIX do việc mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp, đặc biệt là từ 1945. theo FAO thì khoảng 50% rừng nhiệt đới bị phá huỷ từ những năm 1950, nhiều nhất là Trung Mỹ ( 66% ), tiếp đến là Trung Phi ( 52% ), Nam Phi và Đông Nam Á tương ứng là 37 và 38%.
Vào những năm đầu thập kỷ 80 ( 1980s ), tốc độ ,mất rừng nhiệt đới là 113.000 km2/năm trong đó có khoảng 3/4 là rừng kín. Tốc độ mất rừng trong những năm gần đây càng gia tăng mạnh mẽ hơn. Người ta ước tính khoảng 40% rừng còn lại sẽ bị phá huỷ nghiêm trọng vào năm 2020.
Chương II: Tài nguyên rừng Việt Nam
I. Hiện trạng rừng Việt Nam:
Biến động diện tích rừng qua các năm:
Năm Rừng tự nhiên Rừng trồng Diện tích tỷ lệ che phủ(%)
1943 14000 0 14000 43,0
1976 11077 92 11169 33,8
1980 10486 422 10608 32,1
1985 9308 584 9892 30,0
1990 8430 745 9175 27,8
1995 8252 1050 9320 28,2
Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14 triệu ha, với tỷ lệ che phủ là 43%. Năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha với tỉ lệ che phủ là 34%. Năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28%. Diện tích rừng bình quân cho 1 người là 0,13 ha ( 1995), thấp hơn mức trung bình ở vùng Đông Nam Á ( 0,42 ha/ người).
Trong thời kỳ 1945- 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000 ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975- 1990: mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000 ha/năm. Trong một thời gian dài, diện tích rừng Việt Nam giảm đi liên tục (năm 1943 là 14, 3 triệu ha và năm 1993 chỉ còn 9, 3 triệu ha). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng có xu hướng tăng lên rõ rệt. Đến cuối năm 1999, tổng diện tích có rừng cả nước là 10, 9 triệu ha (chiếm 33, 2% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc), trong đó rừng tự nhiên là 9,4 triệu ha và rừng trồng là 1,5 triệu ha.
Hiện nay diện tích đất rừng ở Việt Nam được quy hoạch là 19 triệu ha, trong đó 9,3 triệu ha là có rừng che phủ, còn lại là cây bụi, rừng thưa và bãi cỏ, đất trống chưa sử dụng. Cơ cấu các loại rừng như sau:
Loại rừng Có rừng Không có rừng Tổng số
Triệu ha % Triệu ha % Triệu ha %
Rừng đặc dụng 0,9 10 0,3 3 1,2 6
Rừng phòng hộ 3,5 38 4,5 46 8,0 42
Rừng sản xuất 4,9 53 5,0 51 9,9 52
Cộng 9,3
49% 100 9,8
51% 100 19,1
100% 100
Tính đến năm 1999 cả nước có 10,88 triệu ha rừng trong đó rừng tự nhiên là 9,49 triệu ha ( chiếm 87,2% tổng diện tích rừng ). Độ che phủ bởi rừng của cả nước là 33%. Vùng Bắc và Đông Bắc gồm 13 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Ninh...có độ che phủ 27%. Vùng đòng bằng sông Hồng có độ che phủ 7,8%. Vùng Bắc Trung Bộ có độ che phủ 39%. Vùng Trung Trung Bộ có độ che phủ 47,1%. Vùng Nam Trung Bộ có độ che phủ 34,2%. Vùng Tây Nguyên gồm 4 tỉnh ( Kon Tum, Gia Lai, đắc Lắc, Lâm Đồng ) có độ che phủ 55%. Vùng Đông Nam Bộ có độ che phủ 27,7%. Vùng Tây Nam Bộ có độ che phủ 7,2%.
Diện tích rừng phân bố không đều trong các vùng. Nhóm vùng có trên 2 triệu ha rừng gồm vùng Tây Nguyên, vùng Đông Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Nhóm vùng có từ 1 - 1, 5 triệu ha rừng gồm vùng Đông Nam Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Nhóm vùng có dưới 1 triệu ha rừng gồm vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Vùng có nhiều rừng trồng nhất là vùng Đông Bắc (478 nghìn ha), kế đến là vùng Bắc Trung Bộ. Nhóm vùng có diện tích rừng trồng từ 160 - 200 nghìn ha gồm vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải Nam Trung bộ và vùng Đông Nam bộ. Nhóm vùng có diện tích rừng trồng nhỏ hơn 80 nghìn ha gồm vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nguyên. (Biểu 1A).
Với vốn rừng như trên, chỉ tiêu về diện tích rừng bình quân đầu người của nước ta được xếp vào loại thấp, chỉ đạt khoảng 0, 14 ha/người so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0, 97 ha/người.
Tổng trữ lượng gỗ cả nước là 751, 5 triệu m3 và 8, 4 tỷ cây tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ rừng trồng là 30, 6 triệu m3 (chiếm 4, 1% tổng trữ lượng gỗ) và 96 triệu cây tre nứa (chiếm 1, 1 % tổng trữ lượng tre nứa cả nước). Như vậy, chỉ tiêu trữ lượng gỗ bình quân đầu người của nước ta là 9, 8 m3 gỗ/người so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 75 m3 gỗ/người.
Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm sút. Đối với rừng tự nhiên, diện tích rừng gỗ giàu và rừng gỗ trung bình hiện nay chỉ còn khoảng 1, 4 triệu ha (chiếm 13% so với tổng diện tích có rừng) trong khi diện tích rừng gỗ cùng kiệt kiệt, rừng gỗ non có trữ lượng và không có trữ lượng khoảng 6 triệu ha (chiếm 55% so với tổng diện tích có rừng). Đối với rừng trồng, tỷ lệ thành rừng thấp (chỉ đạt 60 - 75%), năng suất không cao (bình quân từ 8 - 10 m3/ha/năm) và chất lượng rừng cũng kém. Hiện tại, rừng trồng mới chỉ cung cấp gỗ có kích thước nhỏ, còn gỗ có kích thước lớn vẫn rất hạn chế. Về cây trồng, những loài cây bản địa vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa được trồng thành rừng trên diện rộng mà chủ yếu vẫn là những loài cây nhập nội, mọc nhanh như Bạch đàn, Keo và Thông các loại (chiếm 54% so với tổng diện tích rừng trồng).Diện tích đất trống đồi núi trọc còn khá lớn, khoảng 8, 3 triệu ha (chiếm 25, 1% diện tích toàn quốc), trong đó tập trung nhiều nhất ở các vùng núi phía Bắc (khoảng 4, 3 triệu ha, chiếm 41, 6% diện tích tự nhiên toàn vùng) kế đến là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ (khoảng 2, 8 triệu ha, chiếm 29, 4% diện tích tự nhiên 2 vùng này).
- Giảm lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu từ 0-5% mức lãi suất chu kỳ đầu, đồng thời tăng mức cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng. Miễn giảm thuế đất 2 chu kỳ đầu đối với rừng trồng nguyên liệu và tiếp tục nghiên cứu trình Nhà nước ban hành chính sách bảo hiểm rừng trồng.
- Nghiên cứu đẩy mạnh công tác khoán bảo vệ rừng cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp bằng hưởng tỷ lệ % thích đáng từ lượng tăng trưởng sinh khối của rừng hàng năm.
- Khuyến khích các hộ nông dân phát triển vườn rừng, trại rừng theo hình thức trang trại mẫu RVAC. Cần hỗ trợ cây giống để nhân dân đầu tư lao động trồng cây và trồng rừng trên đất được giao ổn định lâu dài và được hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác được.
- Hỗ trợ vốn và cây con cho các trường học, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang ở cơ sở để trồng rừng và trồng cây phân tán.
- Khuyến khích tư nhân và các công ty nước ngoài liên doanh trồng rừng nguyên liệu, chế biến cũng như xuất khẩu hàng hóa lâm sản.
4. Định hướng phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản
4.1. Khai thác lâm sản
Nhu cầu lâm sản của nước ta rất lớn nhưng do nguồn tài nguyên chưa dồi dào nên ngành lâm nghiệp cần xác định lượng lâm sản cho phù hợp. Trong thời gian tới, nguồn cung cấp gỗ, củi trong nước chủ yếu dựa vào khai thác từ cây trồng phân tán, khai thác từ rừng trồng cũ và mới, rừng tự nhiên trạng thái giàu và trung bình và tận thu trong việc làm giàu rừng tự nhiên cùng kiệt kiệt.
Đến năm 2010, có khả năng đưa lượng khai thác gỗ hàng năm lên khoảng 24, 5 triệu m3, trong đó rừng tự nhiên khoảng 0, 3 - 0, 5 triệu m3, 300-350 nghìn tấn song mây, tre nứa và khoảng 0, 5-0, 6 triệu tấn sản phẩm đặc sản khác.
4.2. Chế biên lâm sản
Cùng với sự phát triển ngày càng phong phú về nhu cầu tiêu dùng các loại sản phẩm từ rừng như giấy, ván nhân tạo, gỗ xây dựng cơ bản,... công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngày càng có vai trò quan trọng. Nguyên tắc tổng quát trong phát triển công nghiệp chế biến gỗ nước ta là nhanh chóng chuyển từ chế biến cơ lý lên chế biến cơ lý hóa tổng hợp, chuyển hướng sử dụng nguyên liệu từ rừng tự nhiên sang nguyên liệu từ rừng trồng và phải lấy thị trường làm mục tiêu và động lực phát triển. Mục tiêu cần đạt đến năm 2010 là cung cấp hàng năm khoảng 5 triệu tấn giấy và bột giấy, trong đó có khả năng xuất khẩu 1 triệu tấn bột giấy; khoảng 1 triệu m3 ván nhân tạo và chế biến ra nhiều loại sản phẩm như đồ mộc cao cấp, hàng thủ công mỹ nghệ và lâm sản ngoài gỗ.
l ) Coi trọng việc phát triển lâm nghiệp theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, nâng cao kỹ thuật canh tác khâu sản xuất nguyên liệu.
- Tiến hành quy hoạch và hình thành các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung với quy mô đủ lớn gần với các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến lâm sản nhằm giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh.
- Nâng cao chất lượng gỗ nguyên liệu cung cấp cho chế biến. Biện pháp quan trọng nhất là tăng cường công tác giống cây trồng, bao gồm việc sản xuất, quản lý và cung ứng đủ giống tốt cho sản xuất.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Công nghiệp (mà trực tiếp là Tổng công ty Giấy Việt Nam) đầu tư xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung với quy mô thích hợp với từng vùng kinh tế sinh thái.
2 ) Lựa chọn hướng phát triển công nghiệp chế biến phù hợp với từng vùng, từng loại hình lâm sản nguyên liệu và quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO nhằm tạo ra bước đột biến phát triển hàng hóa lâm sản về lượng và chất.
- Nghiên cứu, xác định quy mô và công nghệ các cơ sở chế biến lâm sản phù hợp với khả năng cung cấp nguyên liệu của từng khu vực, từng mặt hàng... phát huy được lợi thế của từng vùng và việc quy hoạch phải đi trước một bước, định rõ mục đích, yêu cầu cho dân để thực hiện trồng rừng.
- Tùy theo vùng nguyên liệu sẽ xây dựng nhà máy ván sợi cỡ vừa với quy mô từ 30.000 đến 55.000 m3 sản phẩm/năm và nhà máy ván dăm cỡ nhỏ với quy mô từ 15.000 - 20.000 m3 sản phẩm/năm.
Đến năm 2010 cả nước có 21 nhà máy ván dăm, tổng công suất 538.000 m3 SP/năm và 10 nhà máy ván sợi, tổng công suất 375.000 m3 sản phẩm/năm.
- Đối với các cơ sở ván dán dùng nguyên liệu gỗ tự nhiên, sẽ không xây dựng thêm mà chỉ cải tạo nâng cấp số cơ sở hiện có để có thể sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu, đạt sản lượng 50.000 m3 SP/năm.
- Ngoài việc sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ tận dụng và phế liệu lâm nghiệp, sẽ sử dụng bã mía ở các nhà máy đường để sản xuất ván nhân tạo. Dự kiến quy hoạch phát triển các cơ sở ván dăm bã mía để sản xuất được 120.000 m3 SP/năm.
- Tiến hành đầu tư nâng cấp, mở rộng các nhà máy giấy hiện có như Bãi Bằng, Việt Trì, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Đồng Nai và các nhà máy nhỏ khác; đồng thời xây dựng thêm các cơ sở mới như Kon Tum, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Kạn, Bắc Giang, Nghệ An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Long An, Bình Phước...
3) Lựa chọn các mô hình phù hợp để thực hiện việc liên kết giữa các nhóm chủ thể kinh doanh gồm các hộ gia đình, các trang trại và các chủ doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tạo ra sự liên kết giữa các thành phần kinh tế với các chủ doanh nghiệp chế biến về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc trồng rừng cung cấp nguyên liệu chế biến. Thực hiện quy chế bắt buộc tất cả các doanh nghiệp chế biến lâm sản phải bỏ vốn tham gia trồng rừng trên cơ sở Nhà nước phân phối đất theo quy hoạch vùng. Các doanh nghiệp hợp đồng đến các hộ gia đình trồng và bao tiêu sản phẩm. Song phải đảm bảo cung cấp ít nhất 50% nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến lâm sản của mình trong thời hạn 5 năm.
4) Kết hợp hài hòa giữa chế biến tập trung trong các nhà máy với chế biến thủ công tại gia đình; kết hợp tái chế trong nhà máy với sơ chế tại chỗ trong các hộ gia đình và các trang trại.
Coi trọng việc khôi phục và đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống, hình thành mạng lưới vệ tinh về chế biên lâm sản, góp phần nâng cao giá trị lâm sản hàng hoá.
Chương IV: Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận:
Rừng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngay từ buổi đầu tiên trong lịch sử phát triển nhân loại, rừng đã có những đóng góp cực kì quan trọng đối với đời sống của con người. Sự phát triển ngày càng cao của kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện đại dựa trên nền tảng sự tiến bọ của khoa học kĩ thuật đã làm đa dạng hơn quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên và làm thay đổi sự phụ thuộc của con người vào rừng.
Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác đang đứng trước những vấn đề cấp bách về môi trường. Tài nguyên rừng, đất, nước, khoáng sản đang được huy động mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế và bị suy giảm nhanh chóng. Nhiều loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, môi trường đang bị đe doạ bởi sự ô nhiễm. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giữ ổn định sự cân bằng sinh thái trong sinh quyển. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên rừng đã được xác định là một trong những mục tiêu lớn trong chiến lược hành động cho sự phát triển bền vững ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
II. Khuyến nghị:
1. Kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cho sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản dưới Luật đến nay không còn phù hợp với tình hình phát triển lâm nghiệp và ban hành chính sách bảo hiểm rừng trồng.
2. Kiến nghị Chính phủ xét, ban hành quy định về lâm phận quốc gia; ban hành nguyên tắc quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền các cấp cho phù hợp với các Luật hiện hành; ban hành chính sách hưởng lợi cho các thành phần kinh tế - xã hội tham gia bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng; ban hành chính sách đầu tư tín dụng với lãi suất ưu đãi để người trồng rừng có thể yên tâm vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.
3. Đề nghị Chính phủ có kế hoạch đầu tư vốn bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng và trồng rừng ổn định trong một số năm tới đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Quan tâm ưu tiên đặc biệt đến các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nơi có đồng bào dân tộc nghèo, trình độ canh tác thấp, sống phân tán.
4. Đề nghị Chính phủ cho khai thác gỗ theo lượng tăng trưởng của rừng; xuất khẩu sản phẩm gỗ đã tinh chế có hạn mức; khuyến khích và có chính sách rõ ràng, cụ thể đối với chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ từ rừng trồng.
5. Kiến nghị các ngành hữu quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp ngăn chặn tiêu cực trong chặt phá rừng, xuất khẩu gỗ trái phép.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Chương I: Tổng quan
I.Tài nguyên rừng:
1. Khái niệm chung:
Rừng là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỉ XIX. Theo quan điểm học thuyết sinh thái học, rừng được xem là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển ( Temslay, 1935; Vili, 1957; Odum, 1966 ). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật- trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường.
Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng. Sự phân bố của thảm thực vật rừng là sự đồng nhất tương đối về địa lý, sinh thái và được hiểu như là một đơn vị địa lý thực vật độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao thành những vành đai rừng lớn trên Trái Đất. Sự phân bố các đai rừng về cơ bản không chịu ảnh hưởng tác động của con người. Sự phân chia các kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu là dựa vào dạng ưu thế sinh thái.
Dựa vào chức năng cơ bản mà thực chất là dựa vào tính chất và mục đích sử dụng, rừng được chia ra 3 loại:
Rừng phòng hộ được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái. Rừng phòng hộ lại được chia thành 3 loại là rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chống cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng ven biển.
Rừng đặc dụng được sử dụng cho các mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động vật rừng, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh cho nghỉ ngơi du lịch. Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn hoá lịch sử và môi trường.
Rừng sản xuất bao gồm các loại rừng sử dụng để sản xuất kinh doanh gỗ, lâm đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái.
Tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng bao gồm cả tài nguyên sinh vật, đất đai, khí hậu, cảnh quan. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới khác nhau tuỳ theo công nghệ, truyền thông và tập quán xã hội của từng vùng hay từng nước. Sự phát triển nền văn minh nhân loại cũng kéo theo sự tăng cường sử dụng các loại tài nguyên rừng mà trước hết là gỗ. Gỗ được dùng làm nhiên liệu, vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác nhau: gỗ trụ mỏ, làm giấy, chất dẻo, sơn. Gỗ còn được coi là nguyên liệu đầu tiên của ngành công nghiệp hoá học. Người ta có thể chưng cất gỗ để thu nhựa, mêtanon, axit axêtic, dầu, sản xuất đường và các sản phẩm khác từ gỗ. Thuỷ phân một tấn gỗ có thể thu được 550- 650 kg đường gỗ, và từ đường gỗ này có thể chế biến thành rượu ( 220- 240 lít ) hay sử dụng để cấy năm men ( 50 kg ) giàu prôtêin và vitamin B.
Nhìn chung rừng là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng, rừng cung cấp nguyên vật liệu thô cho con người và là nguồn kinh tế cơ bản của nhiều dân tộc, nhiều bộ lạc với cuộc sống tự cung tự cấp. Khai thác tài nguyên rừng đã đóng góp phần quan trọng trong kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới.
2. Tầm quan trọng của rừng:
Rừng là hợp phần quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu được trong tự nhiên; nó có vai trò cực kỳ quan trọng tạo cảnh quan và có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế, xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường.
Trước hết, rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hoà khí hậu. Rõng lµ vËt c¶n trªn ®êng vËn chuyÓn cña giã. Nã lµm thay ®æi vËn tèc, híng giã, lµm thay ®æi c¸c nh©n tè kh¸c cña hÖ sinh th¸i, ®ång thêi lµm s¹ch kh«ng khÝ. Rõng ®îc xem nh nhµ m¸y läc bôi khæng lå, 1ha rõng th«ng cã kh¶ n¨ng hót 36,4 tÊn bôi trong kh«ng khÝ ,1 n¨m( theo Mendan, 1956), hÊp thô lîng ion phãng x¹ trong kh«ng khÝ vµ gi¶m tiÕng ån. Ví dụ, như một dải cây rộng 50m ở cạnh đường giao thông có khả năng làm giảm tiếng ồn 20- 30 dB. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng làm cân bằng hàm lượng O2 - CO2 trong khí quyển. Hàng năm có khoảng 100 tỷ tấn CO2 được cố định bởi quá trình quang hợp do cây xanh và một lượng tương tự được trả lại khí quyển do các quá trình khác nhau trong tự nhiên.
Rừng còn tạo ra một hoàn cảnh tiểu khí hậu có tác dụng tốt đến sức khoẻ con người. Rừng làm giảm nhiệt độ và làm tăng độ ẩm không khí. Đặc biệt nhiều loài cây có khả năng tiết ra các chất phitonxit có tác dụng diệt khuẩn như thông ( Pinus sp), bạch đàn ( Eucalyptus sp), quế ( Cinnamomun cassia).
Rừng có vai trò bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn. Thảm thực vật có chức năng quan trọng trong việc ngăn cản một phần nước mưa rơi xuống đất và có vai trò phân phối lại lượng nước này. Các nghiên cứu cho thấy nước mưa được thực vật rừng giữ lại là 25 % tổng lượng mưa. Tán rừng có khả năng làm giảm sức công phá của nước mưa đối lớp đất mặt. Rừng còn làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất hạn chế dòng chảy trên mặt. Tầng thảm mục rừng có khả năng giữ lại lượng nước bằng 100- 900 % trọng lượng của nó. Chính vì vậy làm giảm đáng kể lượng đất bị xói mòn. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở vùng nhiệt đới ẩm như nước ta, nơi có rừng lượng đất xói mòn hằng năm chỉ vào khoảng 1- 1,5 tấn /ha trong khi đó ở nơi không có rừng có thể lên tới 100- 150 tấn/ha và dòng chảy mặt tăng 3- 4 lần.
Thảm thực vật rừng là kho chứa các chất dinh dương khoáng, mùn và ảnh hưởng lớn đến độ phì nhiêu của đất. Các sản phẩm rơi rụng của thực vật trên mặt đất là cơ sở ban đầu hình thành tầng thảm mục rừng và mùn đất. Trung bình hàng năm vật rơi rụng ở rừng tự nhiên là 11- 17 tấn/ha còn rừng trồng là 9- 10 tấn/ha. Đây cũng là nơi cư trú và cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật, nhiều loài côn trùng và động vật đất, tạo môi trường thuận lợi cho động vật và vi sinh vật đất phát triển và có ảnh hưởng đến các quá trình xảy ra trong đất.
Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng diễn ra với cường độ lớn. Các chất hữu cơ bị phân giải nhanh, quá trình rửa trôi và xói mòn xảy ra mạnh làm cho đất bị cùng kiệt kiệt. Chỉ nhờ có thảm thực vật phong phú mới có khả năng chống lại xu thế cùng kiệt kiệt của đất rừng. Chính vì vậy mà suy giảm thảm thực vật rừng nhiệt đới sẽ dẫn đến phá huỷ toàn bộ cân bằng vật chất trong HST rừng.
Mất rừng sẽ làm mất dần nguồn tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật. Phá rừng làm mất nơi cư trú và ảnh hưởng đến tổ sinh thái của các sinh vật, dẫn đến làm tăng sự cạnh tranh giữa các cá thể trong loài cũng như giữa các loài với nhau. Rừng là một HST đã được thiết lập ở trạng thái cân bằng, trong đó mỗi loài đều có vai trò không thể thiếu để duy trì hoạt động của toàn bộ HST. Do vậy khi 1 loài bị suy giảm hay bị biến mất sẽ có ảnh hưởng đến sự tồn tại của các loài khác, và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cả HST rừng.
II. Hiện trạng rừng trên thế giới:
Người ta ước tính rừng đã từng có diện tích khoảng 60 triệu km2 và bị thu hẹp xuống còn 44,05 triệu km2 vào năm 1958 ( chiếm khoảng 33% diện tích đất liền), và 37,37 triệu km2 vào năm 1973, hiện nay chỉ còn khoảng 29 triệu km2.
Tổng số rừng trên thế giới có trữ lượng gỗ trên 50 m3/ha chỉ có 2,8 tỷ ha, phần còn lại 1,2 tỷ ha là rừng thưa, có trữ lượng gỗ thấp. Phần lớn diện tích rừng kín phân bố ở vùng nhiệt đới ( 60% diện tích rừng kín trên thế giới ). Trong các loại rừng nhiệt đới thì rừng mưa nhiệt đới với các loài cây lá rộng thường xanh có vai trò quan trọng nhất. Khu rừng mưa nhiệt đới lớn nhất là rừng Amazon có diện tích 330 triệu ha. Các rừng mưa nhiệt đới phân bố thành vành đai xanh không liên tục xung quanh Trái Đất trong phạm vi 23,5o vĩ độ Bắc và 23,5o vĩ độ Nam, chủ yếu là giữa 10o vĩ độ Bắc và Nam xung quanh đường xích đạo. Những vùng có diện tích rừng mưa lớn trên thế giới là Châu Mỹ La Tinh,Tây Phi và Đông Nam Á.
Rừng cây lá kim phân bố ở các vĩ độ lớn, thường nằm ở phái Bắc của rừng rụng lá ôn đới. Hầu hết diện tích rừng lá kim phân bố ở 2 vành đai lớn là Bắc Mỹ và vành đai Âu- Á từ Scanđinavia đến Đông Xibêria. Khu rừng taiga ở Nga có diện tích 1,1 tỷ ha ( khoảng 25% diện tích rừng trên thế giới ) được coi là lớn nhất thế giới. Trong đó loài thông rụng chiếm 38% diện tích rừng.
Rừng trồng hiện nay có diện tích khoảng 150 triệu ha, chiếm 4% tổng diện tích rừng. Hầu hết rừng trồng nằm ở các nước phát triển và ở vùng ôn đới. Trong những năm gần đây diện tích rừng trồng đã tăng đáng kể ở các nước đang phát triển. Nhìn chung các rừng trồng có thành phần loài đơn giản và thường bao gồm các loài cây có khả năng sinh trưởng nhanh hơn so với rừng tự nhiên và mức độ tăng trưởng ở rừng trồng cũng rất cao.
Việc chặt phá rừng cho phát triển nông nghiệp được xác định có từ 7000 năm trước ở Trung và Nam Phi, 9000 năm trước ở Ấn Độ. Tuy nhiên trong giai đoạn dài trước đây, việc chặt phá rừng làm nương rẫy chỉ ở qui mô nhỏ nên hầu như không có tác động xấu đến môi trường. Việc chặt phá rừng vùng nhiệt đới bắt đầu diễn ra mạnh từ thế kỷ XVIII và XIX do việc mở rộng diện tích trồng cây nông nghiệp và cây công nghiệp, đặc biệt là từ 1945. theo FAO thì khoảng 50% rừng nhiệt đới bị phá huỷ từ những năm 1950, nhiều nhất là Trung Mỹ ( 66% ), tiếp đến là Trung Phi ( 52% ), Nam Phi và Đông Nam Á tương ứng là 37 và 38%.
Vào những năm đầu thập kỷ 80 ( 1980s ), tốc độ ,mất rừng nhiệt đới là 113.000 km2/năm trong đó có khoảng 3/4 là rừng kín. Tốc độ mất rừng trong những năm gần đây càng gia tăng mạnh mẽ hơn. Người ta ước tính khoảng 40% rừng còn lại sẽ bị phá huỷ nghiêm trọng vào năm 2020.
Chương II: Tài nguyên rừng Việt Nam
I. Hiện trạng rừng Việt Nam:
Biến động diện tích rừng qua các năm:
Năm Rừng tự nhiên Rừng trồng Diện tích tỷ lệ che phủ(%)
1943 14000 0 14000 43,0
1976 11077 92 11169 33,8
1980 10486 422 10608 32,1
1985 9308 584 9892 30,0
1990 8430 745 9175 27,8
1995 8252 1050 9320 28,2
Năm 1943, diện tích rừng Việt Nam ước tính có khoảng 14 triệu ha, với tỷ lệ che phủ là 43%. Năm 1976 giảm xuống còn 11 triệu ha với tỉ lệ che phủ là 34%. Năm 1995 còn 8 triệu ha và tỷ lệ che phủ là 28%. Diện tích rừng bình quân cho 1 người là 0,13 ha ( 1995), thấp hơn mức trung bình ở vùng Đông Nam Á ( 0,42 ha/ người).
Trong thời kỳ 1945- 1975 cả nước mất khoảng 3 triệu ha rừng, bình quân 100.000 ha/năm. Quá trình mất rừng diễn ra nhanh hơn ở giai đoạn 1975- 1990: mất 2,8 triệu ha, bình quân 140.000 ha/năm. Trong một thời gian dài, diện tích rừng Việt Nam giảm đi liên tục (năm 1943 là 14, 3 triệu ha và năm 1993 chỉ còn 9, 3 triệu ha). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng có xu hướng tăng lên rõ rệt. Đến cuối năm 1999, tổng diện tích có rừng cả nước là 10, 9 triệu ha (chiếm 33, 2% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc), trong đó rừng tự nhiên là 9,4 triệu ha và rừng trồng là 1,5 triệu ha.
Hiện nay diện tích đất rừng ở Việt Nam được quy hoạch là 19 triệu ha, trong đó 9,3 triệu ha là có rừng che phủ, còn lại là cây bụi, rừng thưa và bãi cỏ, đất trống chưa sử dụng. Cơ cấu các loại rừng như sau:
Loại rừng Có rừng Không có rừng Tổng số
Triệu ha % Triệu ha % Triệu ha %
Rừng đặc dụng 0,9 10 0,3 3 1,2 6
Rừng phòng hộ 3,5 38 4,5 46 8,0 42
Rừng sản xuất 4,9 53 5,0 51 9,9 52
Cộng 9,3
49% 100 9,8
51% 100 19,1
100% 100
Tính đến năm 1999 cả nước có 10,88 triệu ha rừng trong đó rừng tự nhiên là 9,49 triệu ha ( chiếm 87,2% tổng diện tích rừng ). Độ che phủ bởi rừng của cả nước là 33%. Vùng Bắc và Đông Bắc gồm 13 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Bắc Ninh...có độ che phủ 27%. Vùng đòng bằng sông Hồng có độ che phủ 7,8%. Vùng Bắc Trung Bộ có độ che phủ 39%. Vùng Trung Trung Bộ có độ che phủ 47,1%. Vùng Nam Trung Bộ có độ che phủ 34,2%. Vùng Tây Nguyên gồm 4 tỉnh ( Kon Tum, Gia Lai, đắc Lắc, Lâm Đồng ) có độ che phủ 55%. Vùng Đông Nam Bộ có độ che phủ 27,7%. Vùng Tây Nam Bộ có độ che phủ 7,2%.
Diện tích rừng phân bố không đều trong các vùng. Nhóm vùng có trên 2 triệu ha rừng gồm vùng Tây Nguyên, vùng Đông Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Nhóm vùng có từ 1 - 1, 5 triệu ha rừng gồm vùng Đông Nam Bộ và vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Nhóm vùng có dưới 1 triệu ha rừng gồm vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Vùng có nhiều rừng trồng nhất là vùng Đông Bắc (478 nghìn ha), kế đến là vùng Bắc Trung Bộ. Nhóm vùng có diện tích rừng trồng từ 160 - 200 nghìn ha gồm vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng duyên hải Nam Trung bộ và vùng Đông Nam bộ. Nhóm vùng có diện tích rừng trồng nhỏ hơn 80 nghìn ha gồm vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nguyên. (Biểu 1A).
Với vốn rừng như trên, chỉ tiêu về diện tích rừng bình quân đầu người của nước ta được xếp vào loại thấp, chỉ đạt khoảng 0, 14 ha/người so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 0, 97 ha/người.
Tổng trữ lượng gỗ cả nước là 751, 5 triệu m3 và 8, 4 tỷ cây tre nứa, trong đó trữ lượng gỗ rừng trồng là 30, 6 triệu m3 (chiếm 4, 1% tổng trữ lượng gỗ) và 96 triệu cây tre nứa (chiếm 1, 1 % tổng trữ lượng tre nứa cả nước). Như vậy, chỉ tiêu trữ lượng gỗ bình quân đầu người của nước ta là 9, 8 m3 gỗ/người so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 75 m3 gỗ/người.
Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm sút. Đối với rừng tự nhiên, diện tích rừng gỗ giàu và rừng gỗ trung bình hiện nay chỉ còn khoảng 1, 4 triệu ha (chiếm 13% so với tổng diện tích có rừng) trong khi diện tích rừng gỗ cùng kiệt kiệt, rừng gỗ non có trữ lượng và không có trữ lượng khoảng 6 triệu ha (chiếm 55% so với tổng diện tích có rừng). Đối với rừng trồng, tỷ lệ thành rừng thấp (chỉ đạt 60 - 75%), năng suất không cao (bình quân từ 8 - 10 m3/ha/năm) và chất lượng rừng cũng kém. Hiện tại, rừng trồng mới chỉ cung cấp gỗ có kích thước nhỏ, còn gỗ có kích thước lớn vẫn rất hạn chế. Về cây trồng, những loài cây bản địa vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa được trồng thành rừng trên diện rộng mà chủ yếu vẫn là những loài cây nhập nội, mọc nhanh như Bạch đàn, Keo và Thông các loại (chiếm 54% so với tổng diện tích rừng trồng).Diện tích đất trống đồi núi trọc còn khá lớn, khoảng 8, 3 triệu ha (chiếm 25, 1% diện tích toàn quốc), trong đó tập trung nhiều nhất ở các vùng núi phía Bắc (khoảng 4, 3 triệu ha, chiếm 41, 6% diện tích tự nhiên toàn vùng) kế đến là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Nam Trung bộ (khoảng 2, 8 triệu ha, chiếm 29, 4% diện tích tự nhiên 2 vùng này).
- Giảm lãi suất cho vay trồng rừng nguyên liệu từ 0-5% mức lãi suất chu kỳ đầu, đồng thời tăng mức cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh từng loại cây trồng. Miễn giảm thuế đất 2 chu kỳ đầu đối với rừng trồng nguyên liệu và tiếp tục nghiên cứu trình Nhà nước ban hành chính sách bảo hiểm rừng trồng.
- Nghiên cứu đẩy mạnh công tác khoán bảo vệ rừng cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp bằng hưởng tỷ lệ % thích đáng từ lượng tăng trưởng sinh khối của rừng hàng năm.
- Khuyến khích các hộ nông dân phát triển vườn rừng, trại rừng theo hình thức trang trại mẫu RVAC. Cần hỗ trợ cây giống để nhân dân đầu tư lao động trồng cây và trồng rừng trên đất được giao ổn định lâu dài và được hưởng toàn bộ sản phẩm khai thác được.
- Hỗ trợ vốn và cây con cho các trường học, các tổ chức đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang ở cơ sở để trồng rừng và trồng cây phân tán.
- Khuyến khích tư nhân và các công ty nước ngoài liên doanh trồng rừng nguyên liệu, chế biến cũng như xuất khẩu hàng hóa lâm sản.
4. Định hướng phát triển công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản
4.1. Khai thác lâm sản
Nhu cầu lâm sản của nước ta rất lớn nhưng do nguồn tài nguyên chưa dồi dào nên ngành lâm nghiệp cần xác định lượng lâm sản cho phù hợp. Trong thời gian tới, nguồn cung cấp gỗ, củi trong nước chủ yếu dựa vào khai thác từ cây trồng phân tán, khai thác từ rừng trồng cũ và mới, rừng tự nhiên trạng thái giàu và trung bình và tận thu trong việc làm giàu rừng tự nhiên cùng kiệt kiệt.
Đến năm 2010, có khả năng đưa lượng khai thác gỗ hàng năm lên khoảng 24, 5 triệu m3, trong đó rừng tự nhiên khoảng 0, 3 - 0, 5 triệu m3, 300-350 nghìn tấn song mây, tre nứa và khoảng 0, 5-0, 6 triệu tấn sản phẩm đặc sản khác.
4.2. Chế biên lâm sản
Cùng với sự phát triển ngày càng phong phú về nhu cầu tiêu dùng các loại sản phẩm từ rừng như giấy, ván nhân tạo, gỗ xây dựng cơ bản,... công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngày càng có vai trò quan trọng. Nguyên tắc tổng quát trong phát triển công nghiệp chế biến gỗ nước ta là nhanh chóng chuyển từ chế biến cơ lý lên chế biến cơ lý hóa tổng hợp, chuyển hướng sử dụng nguyên liệu từ rừng tự nhiên sang nguyên liệu từ rừng trồng và phải lấy thị trường làm mục tiêu và động lực phát triển. Mục tiêu cần đạt đến năm 2010 là cung cấp hàng năm khoảng 5 triệu tấn giấy và bột giấy, trong đó có khả năng xuất khẩu 1 triệu tấn bột giấy; khoảng 1 triệu m3 ván nhân tạo và chế biến ra nhiều loại sản phẩm như đồ mộc cao cấp, hàng thủ công mỹ nghệ và lâm sản ngoài gỗ.
l ) Coi trọng việc phát triển lâm nghiệp theo hướng hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, nâng cao kỹ thuật canh tác khâu sản xuất nguyên liệu.
- Tiến hành quy hoạch và hình thành các vùng chuyên canh nguyên liệu tập trung với quy mô đủ lớn gần với các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến lâm sản nhằm giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, làm tăng khả năng cạnh tranh.
- Nâng cao chất lượng gỗ nguyên liệu cung cấp cho chế biến. Biện pháp quan trọng nhất là tăng cường công tác giống cây trồng, bao gồm việc sản xuất, quản lý và cung ứng đủ giống tốt cho sản xuất.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với Bộ Công nghiệp (mà trực tiếp là Tổng công ty Giấy Việt Nam) đầu tư xây dựng các vùng trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung với quy mô thích hợp với từng vùng kinh tế sinh thái.
2 ) Lựa chọn hướng phát triển công nghiệp chế biến phù hợp với từng vùng, từng loại hình lâm sản nguyên liệu và quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO nhằm tạo ra bước đột biến phát triển hàng hóa lâm sản về lượng và chất.
- Nghiên cứu, xác định quy mô và công nghệ các cơ sở chế biến lâm sản phù hợp với khả năng cung cấp nguyên liệu của từng khu vực, từng mặt hàng... phát huy được lợi thế của từng vùng và việc quy hoạch phải đi trước một bước, định rõ mục đích, yêu cầu cho dân để thực hiện trồng rừng.
- Tùy theo vùng nguyên liệu sẽ xây dựng nhà máy ván sợi cỡ vừa với quy mô từ 30.000 đến 55.000 m3 sản phẩm/năm và nhà máy ván dăm cỡ nhỏ với quy mô từ 15.000 - 20.000 m3 sản phẩm/năm.
Đến năm 2010 cả nước có 21 nhà máy ván dăm, tổng công suất 538.000 m3 SP/năm và 10 nhà máy ván sợi, tổng công suất 375.000 m3 sản phẩm/năm.
- Đối với các cơ sở ván dán dùng nguyên liệu gỗ tự nhiên, sẽ không xây dựng thêm mà chỉ cải tạo nâng cấp số cơ sở hiện có để có thể sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ nhập khẩu, đạt sản lượng 50.000 m3 SP/năm.
- Ngoài việc sử dụng gỗ rừng trồng, gỗ tận dụng và phế liệu lâm nghiệp, sẽ sử dụng bã mía ở các nhà máy đường để sản xuất ván nhân tạo. Dự kiến quy hoạch phát triển các cơ sở ván dăm bã mía để sản xuất được 120.000 m3 SP/năm.
- Tiến hành đầu tư nâng cấp, mở rộng các nhà máy giấy hiện có như Bãi Bằng, Việt Trì, Hoàng Văn Thụ, Tân Mai, Đồng Nai và các nhà máy nhỏ khác; đồng thời xây dựng thêm các cơ sở mới như Kon Tum, Thanh Hóa, Hòa Bình, Bắc Kạn, Bắc Giang, Nghệ An, Lâm Đồng, Cần Thơ, Long An, Bình Phước...
3) Lựa chọn các mô hình phù hợp để thực hiện việc liên kết giữa các nhóm chủ thể kinh doanh gồm các hộ gia đình, các trang trại và các chủ doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Tạo ra sự liên kết giữa các thành phần kinh tế với các chủ doanh nghiệp chế biến về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc trồng rừng cung cấp nguyên liệu chế biến. Thực hiện quy chế bắt buộc tất cả các doanh nghiệp chế biến lâm sản phải bỏ vốn tham gia trồng rừng trên cơ sở Nhà nước phân phối đất theo quy hoạch vùng. Các doanh nghiệp hợp đồng đến các hộ gia đình trồng và bao tiêu sản phẩm. Song phải đảm bảo cung cấp ít nhất 50% nguồn nguyên liệu cho hoạt động chế biến lâm sản của mình trong thời hạn 5 năm.
4) Kết hợp hài hòa giữa chế biến tập trung trong các nhà máy với chế biến thủ công tại gia đình; kết hợp tái chế trong nhà máy với sơ chế tại chỗ trong các hộ gia đình và các trang trại.
Coi trọng việc khôi phục và đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống, hình thành mạng lưới vệ tinh về chế biên lâm sản, góp phần nâng cao giá trị lâm sản hàng hoá.
Chương IV: Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận:
Rừng là một trong những bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên sinh quyển. Ngay từ buổi đầu tiên trong lịch sử phát triển nhân loại, rừng đã có những đóng góp cực kì quan trọng đối với đời sống của con người. Sự phát triển ngày càng cao của kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn hiện đại dựa trên nền tảng sự tiến bọ của khoa học kĩ thuật đã làm đa dạng hơn quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên và làm thay đổi sự phụ thuộc của con người vào rừng.
Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác đang đứng trước những vấn đề cấp bách về môi trường. Tài nguyên rừng, đất, nước, khoáng sản đang được huy động mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế và bị suy giảm nhanh chóng. Nhiều loài động thực vật quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, môi trường đang bị đe doạ bởi sự ô nhiễm. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm giữ ổn định sự cân bằng sinh thái trong sinh quyển. Chính vì vậy, bảo vệ tài nguyên rừng đã được xác định là một trong những mục tiêu lớn trong chiến lược hành động cho sự phát triển bền vững ở nước ta nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
II. Khuyến nghị:
1. Kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cho sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản dưới Luật đến nay không còn phù hợp với tình hình phát triển lâm nghiệp và ban hành chính sách bảo hiểm rừng trồng.
2. Kiến nghị Chính phủ xét, ban hành quy định về lâm phận quốc gia; ban hành nguyên tắc quản lý Nhà nước và cơ quan quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền các cấp cho phù hợp với các Luật hiện hành; ban hành chính sách hưởng lợi cho các thành phần kinh tế - xã hội tham gia bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng; ban hành chính sách đầu tư tín dụng với lãi suất ưu đãi để người trồng rừng có thể yên tâm vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.
3. Đề nghị Chính phủ có kế hoạch đầu tư vốn bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng và trồng rừng ổn định trong một số năm tới đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Quan tâm ưu tiên đặc biệt đến các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, nơi có đồng bào dân tộc nghèo, trình độ canh tác thấp, sống phân tán.
4. Đề nghị Chính phủ cho khai thác gỗ theo lượng tăng trưởng của rừng; xuất khẩu sản phẩm gỗ đã tinh chế có hạn mức; khuyến khích và có chính sách rõ ràng, cụ thể đối với chế biến gỗ và xuất khẩu gỗ từ rừng trồng.
5. Kiến nghị các ngành hữu quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phối hợp ngăn chặn tiêu cực trong chặt phá rừng, xuất khẩu gỗ trái phép.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: