chip_model08
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản ủa toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người". Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình". Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động cùng kiệt khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng". Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu lớn chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến. Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách quan. Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất. Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp. Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc. Sự sáng tạo đó gần gũi, tương đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay". Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.
Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người. Người yêu thương con người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh, "lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại" là "không bao giờ thay đổi". Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người. Lòng tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người bình thường đã được hình thành rất sớm. Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâm nhập, lăn lộn, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và nước ngoài. Người đã khẳng định: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét, và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến"1. Tin vào quần chúng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và đây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người. Nếu như quan điểm của Hồ Chí Minh: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân", thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực "lấy dân làm gốc", mặc dù cũng chủ trương khoan thư sức dân", nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một "kế sách", một phương tiện để thực hiện mục đích "trị nước", "bình thiên hạ". Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử".
Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam. Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm "ái quốc là ái dân", nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng "ái dân" của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con người. ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế. Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ. Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.
Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người thông qua thực tiễn cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy.
Tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh dựa trên thế giới quan duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để ấy, nên khi nhìn nhận và đánh giá vai trò của bản thân mình (với tư cách là lãnh tụ), Người không bao giờ cho mình là người giải phóng nhân dân. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, người cán bộ (kể cả lãnh tụ) chỉ là "đầy tớ trung thành" có sứ mệnh phục vụ nhân dân, lãnh tụ chỉ là người góp phần vào sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Tư tưởng này đã vượt xa và khác về chất so với tư tưởng "chăn dân" của những người cầm đầu nhà nước phong kiến có tư tưởng yêu nước xưa kia. Và đây, cũng chính là điều đã làm nên chủ nghĩa nhân văn cao cả ở Hồ Chí Minh, một chủ nghĩa nhân văn cộng sản trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán với tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Sự nhất quán ấy được thể hiện qua đường lối lãnh đạo cách mạng và qua các chủ trương chính sách của Đảng trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó tiếp tục được Đảng ta quán triệt vận dụng và phát triển. Con người Việt Nam đang là trung tâm trong "chiến lược phát triển toàn diện"; đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội".
Lý luận của chủ nghĩa Mác về con người
a. Bản chất con người:
Chủ nghĩa xã hội do con người và vì von người. Do vậy, hình thành mới quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội nói chung, trong xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được của thế giới quan Mác - Lênin.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Do vậy nhiều quy luật sinh vật học cùng tồn tại và tác động đến con người. Để tồn tại với tư cách là một con người trước hết con người cũng phải ăn, phải uống... Điều đó giải thích vì sao Mác cho rằng co người trước hết phải ăn, mặc ở rồi mới làm chính trị.
Nhưng chỉ dừng lại ở một số thuộc tỉnh sinh học của con người thì không thể giải thích được bản chất của con người. Không chỉ có “con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” mà thực ra quan điểm của Mác là một quan điểm toàn diện.
Mác và Anghen nhiều lần khẳng định lại quan điểm của những nhà triết học đi trước rằng. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là một động vật xã hội, nhưng khác với họ, Mác, Anghen; xem xét mặt tự nhiên của con người, như ăn, ngủ, đi lại, yêu thích... Không còn hoàn mang tính tự nhiên như ở con vật mà đã được xã hội hoá. Mác viết: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội” con người là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần đã so sánh con người với con vật, so sánh con người với những con vật có bản năng gần giống với con người... Và để tìm ra sự khác biệt đó. Mác đã chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ có con người làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi tự nhiên theo quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, con người sản xuất ra công cụ sản xuất... Luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác về con người.
Luận điểm của Mác coi “Bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” Mác hoàn toàn không có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc điểm sinh học của con người, ông chỉ đối lập luận điểm coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên còn bỏ qua, không nói gì đến mặt xã hội của con người. Khi xác định bản chất của con người trước hết Mác nêu bật cái chung, cái không thể thiếu và có tính chất quyết định làm cho con người trở thành một con người. Sau, thì khi nói đến “Sự định hướng hợp lý về mặt sinh học” Lênin cũng chỉ bác bỏ các yếu tố xã hội thường xuyên tác động và ảnh hưởng to lớn đối với bản chất và sự phát triển của con người. Chính Lênin cũng đã không tán thành quan điểm cho rằng mọ người đều ngang nhau về mặt sinh học. Ông viết “thực hiện một sự bình đẳng về sức lực và tài năng con người thì đó là một điều ngu xuẩn... Nói tới bình đẳng thì đó luôn luôn là sự bình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị chỉ không phải là sự bình đẳng về thể lực và trí lực của cá nhân”.
Để khẳng định cho tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, Mác đã nói tới việc lấy sự phát triển toàn diện của con người làm thước đo chung cho sự phát triển xã hội, Mác cho rằng xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người đã chiếm lĩnh xã hội và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của chính con người và quyết định quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Sản xuất ngày càng phát triển tính chất xã hội hoá ngày cnàg tăng. Việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do nó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới. Những con người có năng lực phát triển toàn diện và đến lượt nó, nền sản xuất sẽ tạo nên những con người mới, sẽ làm nên những thành viên trong xã hội có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển của mình theo Mác "phát triển sản xuất vì sự phồn vinh của xã hội, vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội và phát triển con người toàn diện là một quá trình thống nhất để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội" để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện hơn nữa, Mác coi sự kết hợ chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người là một trong những biện pháp mạnh mẽ để cải biến xã hội.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó, vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản ủa toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người". Quan điểm đó thể hiện ở chỗ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình". Trong quan điểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực đoan, trong đó mỗi con người cụ thể phải được đảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới.
Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động cùng kiệt khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng". Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó. Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân để đẩy mạnh công cuộc kháng chiến, đồng thời tạo ra những tiền đề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần thực hiện chế độ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu lớn chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội đó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến. Bao giờ Người cũng coi trọng những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách quan. Người chỉ đề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước đi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất. Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống đời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một đời sống thật sung sướng, tốt đẹp. Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với điều kiện khách quan, phải nắm được quy luật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính đặc thù, tránh giáo điều, rập khuôn máy móc. Sự sáng tạo đó gần gũi, tương đồng, nhất quán với luận điểm của Ăngghen: "Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay". Vì vậy, không chỉ trong lý luận về đấu tranh giành độc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi định ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.
Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người. Người yêu thương con người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh, "lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại" là "không bao giờ thay đổi". Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người. Lòng tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người bình thường đã được hình thành rất sớm. Từ những năm tháng Người bôn ba tìm đường cứu nước, thâm nhập, lăn lộn, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao động trong nước và nước ngoài. Người đã khẳng định: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét, và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến"1. Tin vào quần chúng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và đây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người. Nếu như quan điểm của Hồ Chí Minh: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân", thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực "lấy dân làm gốc", mặc dù cũng chủ trương khoan thư sức dân", nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa vào dân cũng như một "kế sách", một phương tiện để thực hiện mục đích "trị nước", "bình thiên hạ". Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử".
Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam. Cũng như bao nhà Nho yêu nước khác có cùng quan điểm "ái quốc là ái dân", nhưng điểm khác cơ bản trong tư tưởng "ái dân" của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao, xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm người cho con người. ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không tách rời với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Tình thương yêu cũng như toàn bộ tư tưởng về nhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế. Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm châu, của cả nhân loại tiến bộ. Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng của nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.
Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những luận điểm đúng đắn đó, trong khi lãnh đạo nhân dân cả nước tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh luôn tin ở dân, hết lòng thương yêu, quý trọng nhân dân, biết tổ chức và phát huy sức mạnh của nhân dân. Tư tưởng về con người của Người thông qua thực tiễn cách mạng của Người thông qua thực tiễn cách mạng đã trở thành một sức mạnh vật chất to lớn và là nhân tố quyết định thắng lợi của chính sự nghiệp cách mạng ấy.
Tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh dựa trên thế giới quan duy vật triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì xuất phát từ thế giới quan duy vật triệt để ấy, nên khi nhìn nhận và đánh giá vai trò của bản thân mình (với tư cách là lãnh tụ), Người không bao giờ cho mình là người giải phóng nhân dân. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, người cán bộ (kể cả lãnh tụ) chỉ là "đầy tớ trung thành" có sứ mệnh phục vụ nhân dân, lãnh tụ chỉ là người góp phần vào sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Tư tưởng này đã vượt xa và khác về chất so với tư tưởng "chăn dân" của những người cầm đầu nhà nước phong kiến có tư tưởng yêu nước xưa kia. Và đây, cũng chính là điều đã làm nên chủ nghĩa nhân văn cao cả ở Hồ Chí Minh, một chủ nghĩa nhân văn cộng sản trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông.
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sản Việt Nam nhất quán với tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Sự nhất quán ấy được thể hiện qua đường lối lãnh đạo cách mạng và qua các chủ trương chính sách của Đảng trong suốt quá trình Đảng lãnh đạo công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, tư tưởng đó tiếp tục được Đảng ta quán triệt vận dụng và phát triển. Con người Việt Nam đang là trung tâm trong "chiến lược phát triển toàn diện"; đang là động lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội".
Lý luận của chủ nghĩa Mác về con người
a. Bản chất con người:
Chủ nghĩa xã hội do con người và vì von người. Do vậy, hình thành mới quan hệ đúng đắn về con người về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội nói chung, trong xã hội chủ nghĩa nói riêng là một vấn đề không thể thiếu được của thế giới quan Mác - Lênin.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Do vậy nhiều quy luật sinh vật học cùng tồn tại và tác động đến con người. Để tồn tại với tư cách là một con người trước hết con người cũng phải ăn, phải uống... Điều đó giải thích vì sao Mác cho rằng co người trước hết phải ăn, mặc ở rồi mới làm chính trị.
Nhưng chỉ dừng lại ở một số thuộc tỉnh sinh học của con người thì không thể giải thích được bản chất của con người. Không chỉ có “con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” mà thực ra quan điểm của Mác là một quan điểm toàn diện.
Mác và Anghen nhiều lần khẳng định lại quan điểm của những nhà triết học đi trước rằng. Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là một động vật xã hội, nhưng khác với họ, Mác, Anghen; xem xét mặt tự nhiên của con người, như ăn, ngủ, đi lại, yêu thích... Không còn hoàn mang tính tự nhiên như ở con vật mà đã được xã hội hoá. Mác viết: “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hoà của những mối quan hệ xã hội” con người là sự kết hợp giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội nên Mác nhiều lần đã so sánh con người với con vật, so sánh con người với những con vật có bản năng gần giống với con người... Và để tìm ra sự khác biệt đó. Mác đã chỉ ra sự khác biệt ở nhiều chỗ như chỉ có con người làm ra tư liệu sinh hoạt của mình, con người biến đổi tự nhiên theo quy luật của tự nhiên, con người là thước đo của vạn vật, con người sản xuất ra công cụ sản xuất... Luận điểm xem con người là sinh vật biết chế tạo ra công cụ sản xuất được xem là luận điểm tiêu biểu của chủ nghĩa Mác về con người.
Luận điểm của Mác coi “Bản chất của con người là tổng hoà các quan hệ xã hội” Mác hoàn toàn không có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc điểm sinh học của con người, ông chỉ đối lập luận điểm coi con người đơn thuần như một phần của giới tự nhiên còn bỏ qua, không nói gì đến mặt xã hội của con người. Khi xác định bản chất của con người trước hết Mác nêu bật cái chung, cái không thể thiếu và có tính chất quyết định làm cho con người trở thành một con người. Sau, thì khi nói đến “Sự định hướng hợp lý về mặt sinh học” Lênin cũng chỉ bác bỏ các yếu tố xã hội thường xuyên tác động và ảnh hưởng to lớn đối với bản chất và sự phát triển của con người. Chính Lênin cũng đã không tán thành quan điểm cho rằng mọ người đều ngang nhau về mặt sinh học. Ông viết “thực hiện một sự bình đẳng về sức lực và tài năng con người thì đó là một điều ngu xuẩn... Nói tới bình đẳng thì đó luôn luôn là sự bình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị chỉ không phải là sự bình đẳng về thể lực và trí lực của cá nhân”.
Để khẳng định cho tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài người là sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, Mác đã nói tới việc lấy sự phát triển toàn diện của con người làm thước đo chung cho sự phát triển xã hội, Mác cho rằng xu hướng chung của tiến trình phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, tự nó đã nói lên trình độ phát triển của xã hội qua việc con người đã chiếm lĩnh xã hội và sử dụng ngày càng nhiều lực lượng tự nhiên với tư cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của chính con người và quyết định quan hệ giữa người với người trong sản xuất. Sản xuất ngày càng phát triển tính chất xã hội hoá ngày cnàg tăng. Việc tiến hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của nền sản xuất do nó mang lại sẽ cần đến những con người hoàn toàn mới. Những con người có năng lực phát triển toàn diện và đến lượt nó, nền sản xuất sẽ tạo nên những con người mới, sẽ làm nên những thành viên trong xã hội có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển của mình theo Mác "phát triển sản xuất vì sự phồn vinh của xã hội, vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội và phát triển con người toàn diện là một quá trình thống nhất để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội" để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện hơn nữa, Mác coi sự kết hợ chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người là một trong những biện pháp mạnh mẽ để cải biến xã hội.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: