maiko_wen

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Trình bày một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp. Áp dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và một số mô hình về phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp để phân tích, làm rõ năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia. Từ trường hợp Viettel Campuchia rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Những bước tiến vượt bậc về viễn thông và công nghệ thông tin song hành với
sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế đang phát triển đã kéo theo sự bùng nổ
của thị trường dịch vụ viễn thông vào thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới. Nhu
cầu ngày càng tăng về dịch vụ viễn thông phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất
kinh doanh tại nhiều nước đang phát triển tạo nên các cơ hội kinh doanh đầy hứa
hẹn đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Hiện nay, đã có một số doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đầu tư trực tiếp
nước ngoài nhưng số lượng doanh nghiệp thành công trên thị trường quốc tế còn ít
ỏi. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều doanh nghiệp có tiềm năng
lớn tại Việt Nam chưa thể mở rộng kinh doanh ra thị trường ngoài nước là năng lực
cạnh tranh chưa đủ mạnh để khẳng định vị trí trên thị trường.
Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đã và đang gặt hái được những thành
công vang dội tại Việt Nam và hiện nay đang hướng ra chinh phục thị truờng viễn
thông nước ngoài. Mục tiêu trước mắt của Viettel là chiếm lĩnh thị trường viễn
thông tại các nước đang phát triển, không chỉ dừng lại ở thị trường các nước láng
giềng của Việt Nam như Campuchia, Lào… mà còn vươn tới các thị trường xa hơn
như Myanmar, Bắc Triều Tiên, Mông Cổ, Cu Ba, Haiti…
Công ty Viễn thông Viettel Campuchia – Thành viên của Tổng Công ty Viễn
thông Quân đội Viettel - được thành lập tháng 5 năm 2006 – hiện đang cung cấp
dịch vụ viễn thông Metfone tại Campuchia. Chỉ sau một thời gian ngắn kỷ lục
(chính thức khai trương ngày 19 tháng 2 năm 2009), Metfone đã trở thành mạng
viễn thông có chất lượng mạng và số thuê bao hàng đầu tại Campuchia. Những
nhân tố nào đã tạo nên sự thành công của Công ty Viễn thông Viettel Campuchia?
Từ sự thành công này có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì?
Là một người làm việc trực tiếp tại một công ty thành viên của Viettel, tác giả
lựa chọn nghiên cứu trường hợp thành công của Viettel Campuchia, tận dụng lợi thế trong việc tiếp cận, thu thập thông tin từ đối tượng nghiên cứu nhằm trả lời các câu
hỏi trên với mong muốn có được những đóng góp nhất định đối với hoạt động kinh
doanh của Viettel nói riêng và đối với hoạt động kinh doanh ra thị trường nước
ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
Những luận điểm nêu trên chính là căn cứ để tác giả lựa chọn đề tài: “Năng
lực cạnh tranh của Công ty Viettel Campuchia – Những bài học kinh nghiệm” cho
luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau:
Về các công trình nghiên cứu của nước ngoài:
- Porter, M.E. (1979) “How competitive forces shape strategy”, Harvard
business Review, March/April 1979 [30]. Theo Porter, sự cạnh tranh trong ngành
phụ thuộc vào năm lực lượng cơ bản (mô hình viên kim cương 5 góc của Porter).
Sức mạnh tổng hợp của năm lực lượng này quyết định tiềm năng lợi nhuận của
ngành. Sự nhận thức rõ ràng về năm lực lượng này sẽ giúp công ty xác định rõ vị trí
của nó trong ngành, xây dựng thành công chiến lược kinh doanh và tránh được
những ảnh hưởng từ sức mạnh tổng hợp của năm lực lượng cạnh tranh.
- Porter, M.E. (1985), “Competitive Advantage” [31]. Công trình đưa ra một
khung khổ giúp hiểu được các nguồn tạo nên lợi thế so sánh của các công ty và cách
thức giúp nâng cao lợi thế so sánh của các công ty
- Porter, M.E. (1990) “The Competitive Advantage of Nations” [32]. Trong tác
phẩm được đánh giá là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng phát triển nhất trong
mọi thời đại về kinh doanh và quản trị, Porter đã nhận dạng những yếu tố căn bản
tạo nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong một ngành công nghiệp và chỉ rõ các
yếu tố này đã kết hợp với nhau tạo nên lợi thế cạnh tranh của quốc gia như thế nào.
Các phát hiện của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động quản trị của các công ty,
tới các nhà hoạch định chính sách và giới học giả trên toàn thế giới. Porter đã xây dựng nên các mô hình có tính khuôn mẫu và khá hữu ích có thể
ứng dụng trong phân tích về cạnh tranh nói chung và đặc biệt là năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp nói riêng.
- Ajitabh Ambastha, K. Momaya (2004), “Competitivenes of firms: review of
theory, frameworks, and models”, Singapore Management Review, January 1 [20] .
Bài viết khẳng định, thế kỷ XXI mang đến những thách thức mới cho các doanh
nghiệp, các ngành cũng như các quốc gia. Qua khảo sát các bài viết liên quan tới
cạnh tranh, tác giả đi đến kết luận rằng trong ba cấp độ cạnh tranh (doanh nghiệp,
ngành, quốc gia), cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt. Tác
giả cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có những mô hình, khung khổ phân tích
năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phù hợp.
- Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu của nước ngoài về năng
lực cạnh tranh như sau: Bambarger B (1989) “Developing Competitive Advantage
in Small and Medium-sized Firms”, Long Range Planning, 22 (5) [23]; Barney J
(1991) “Firm Resources and Sustained Competitive Advantage”, Journal of
Management N17(1) [24]; Buckley PJ, (1998) “Measures of International
Competitiveness: A Critical Survey”, Journal of Marketing Management N 4(2),
[25]; Các báo cáo về năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế thế giới -World
Economic Forum [34-36].
Về các công trình nghiên cứu của Việt Nam:
- Bài viết của PGS.TS Vũ Văn Phúc trên tạp chí Cộng sản điện tử ngày
11/12/2007 “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp” [38]. Tác giả bài
viết cho rằng, phân tích sức cạnh tranh là một công việc phức tạp, mỗi góc độ xem
xét cạnh tranh khác nhau đòi hỏi các phương pháp luận phân tích các yếu tố cấu
thành sức cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh khác nhau. Các chủ
thể tác động đan xen nhau, gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh bao gồm: người lao
động với ý nghĩa khởi nguồn của sức sáng tạo làm nên năng lực cạnh tranh; cơ cấu
tổ chức của doanh nghiệp kết dính các nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp của
doanh nghiệp; hệ thống luật pháp, bộ máy quản lý nhà nước và các giá trị xã hội
làm nên sức mạnh của một quốc gia.
- Bài viết của Nguyễn Vĩnh Thanh trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế No8 năm
2005 [14] “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay” Tác giả bài viết đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp Việt Nam, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đó và
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tương lai: Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp; Giảm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm; Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp; Đổi mới
cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện đại của đội ngũ lãnh đạo,
quản trị trong các doanh nghiệp; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các
doanh nghiệp; Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử
trong điều hành kinh doanh; Xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.
- Bài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2008)
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của những sản phẩm chủ lực của nền kinh tế Việt
Nam”. Sau khi phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực,
bài viết đề xuất bẩy giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm
chủ lực của Việt Nam.
- Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về kinh doanh trong
lĩnh vực viễn thông và hội nhập kinh tế quốc tế như: Mai Thế Nhượng (2001),
“Cạnh tranh trong viễn thông” [8]; Bùi Xuân Phong (2002), “Chiến lược kinh
doanh bưu chính viễn thông” [9] ; Hà Văn Hội (2003) “Các vấn đề đặt ra đối với
lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam trong tiến trình gia nhập
WTO” [4]; Đỗ Trung Tá (2004), “Ngành Bưu chính- Viễn thông trong tiến trình chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế” [12]; Mai Liêm Trực, Nguyễn Ngô Hồng (2005)
“Viễn thông Việt Nam trong quá trình đổi mới” [16],…
Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu tập
trung vào trường hợp đầu tư kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp Việt
Nam ra nước ngoài và đặc biệt là nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp viễn thông của Việt Nam (như Viettel Campuchia với mạng viễn thông
Metfone) khi kinh doanh trên thị trường nước ngoài.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Viễn
thông Viettel Campuchia, qua đó làm rõ các nguyên nhân thành công của Công ty
này tại Campuchia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư ra nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh
trong lĩnh vực viễn thông nói riêng.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích một số vấn đề chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Áp dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và một số mô hình về
phân tích năng lực cạnh tranh doanh nghiệp để phân tích, làm rõ năng lực cạnh
tranh của Viettel Campuchia.
- Từ trường hợp Viettel Campuchia rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các
doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp
Việt Nam kinh doanh dịch vụ viễn thông nói riêng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của Công ty Viettel
Campuchia.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Viettel Campuchia trên thị trường viễn
thông tại Campuchia từ khi thành lập tháng 05/2006 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh. Để phân tích và làm rõ năng lực cạnh tranh của
Viettel Campuchia, luận văn có sử dụng các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh
như mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michal Porter, mô hình SWOT. Ngoài ra,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

lephuong89

New Member
Re: [Free] Năng lực cạnh tranh của công ty Viettel Campuchia - Những bài học kinh nghiệm

bác có thể gửi link down cho em được không ạ. [email protected]
thks bác trước :D
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top