kiepphongtran1888
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XX, nền văn học dân tộc đã có những chuyển biến nhất định. Văn học chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Đó là sự xuất hiện của các trào lưu văn học, các quan niệm thẩm mỹ, các hình tượng nghệ thuật, cũng như các chủ đề, đề tài mới. Và đặc biệt phải kể tới sự thay đổi của hệ thống thể loại văn học trong giai đoạn giao thời này. Sự phát triển của một nền văn học có thể được nhìn nhận qua quá trình phát triển của các thể loại nên quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng được xem xét thông qua sự thay đổi cơ cấu thể loại và những cách tân tìm tòi mới trong từng thể loại đó. Trong quá trình hiện đại hóa, nền văn học Việt Nam đã xảy ra hiện tượng phá vỡ cơ cấu thể loại cũ. Những thể loại vùng ngoại biên dần đi vào trung tâm, đồng thời xuất hiện những thể loại mới du nhập từ nền văn học phương Tây. Sự cách tân nền văn học được thể hiện rõ nhất qua sự phát triển và chiếm ưu thế của những thể loại văn xuôi cùng với những đổi mới mạnh mẽ trong chính các thể loại đó.
Thể loại du ký hay còn gọi là thể tài du ký đã xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam từ rất sớm. Ngay trong nền văn học trung đại, người ta đã thấy xuất hiện các bài thơ, bài phú, với nội dung ghi chép lại những sự kiện, cũng như những danh lam thắng cảnh trong các cuộc du hành của những người lữ khách. Đặc biệt cuối thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của một loạt các tác phẩm như: Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Ký…thể tài du ký mới dần phát triển. Nhưng phải tới mấy thập niên đầu của thế kỷ XX, thể tài du ký mới thực sự thành một dòng chảy liên tục, mà công đầu là của ông chủ bút báo Nam Phong.
Đầu thế kỷ XX, giao thông phát triển, việc giao lưu văn hóa được mở rộng… đã tạo điều kiện cho việc đi lại cho các nhà du ký. Từ đây, hàng loạt các tác phẩm du ký đã được ra đời. Trong mỗi tác phẩm du ký, đằng sau những bức tranh danh lam thắng cảnh, luôn chứa đựng những nỗi niềm ưu ái, những xúc cảm chân thành nhất của người viết về quê hương đất nước, về cuộc sống. Bởi mong muốn đem những cái hay, cái đẹp trong từng dặm đường của đất nước sẻ chia với người đọc; cũng như muốn lưu giữ lại những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa… cho các thế hệ sau, Phạm Quỳnh đã tạo một mục du ký trên Nam Phong tạp chí. Mục du ký đã liên tục được đăng tải với sự đóng góp của nhiều cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng Vân, Trần Trọng Kim… Trải qua 17 năm (1917 - 1934), đã có 62 tác phẩm du ký được in trên Nam Phong tạp chí với những nội dung phong phú, cũng như những đóng góp nghệ thuật mới mẻ.
Với hi vọng đem lại cái nhìn khái quát về thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí, cũng như những đóng góp của thể tài này trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, trong khóa luận nghiên cứu này chúng tui xin chọn đề tài: Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934).
2. Lịch sử vấn đề
Thể tài du ký đã ra đời rất sớm trong nền văn học trung đại, nhưng với số lượng không nhiều, và xét về mặt thể loại, thể tài trước đó du ký không được chú ý nhiều, nên việc nghiên cứu nhìn chung còn rất sơ lược. Một số công trình nghiên cứu có nhắc tới thể tài du ký, nhưng phần lớn chỉ là điểm tên, hay nếu không thì nói tới du ký trong khi bàn về thể ký nói chung.
Trong năm 1950, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm có nói tới du ký với tính chất sơ lược.
Năm 1989, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói sơ lược về thể tài du ký khi nói tới nhóm nhà văn trong Nam Phong tạp chí, và ông cũng có nhắc tới một số tác phẩm du ký như: chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký.
Năm 1965, trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ có bàn tới thể tài du ký nhưng là du ký riêng trong sáng tác của Phạm Quỳnh. Ông đã đưa ra những nhận xét: “Du ký Phạm Quỳnh thiên về biên khảo, văn nghị luận nhiều hơn văn cảm giác. Như bài Trẩy chùa Hương mở đầu bằng một khúc đại luận về tôn giáo, rồi dọc đường chi thấy những lời bình phẩm, suy xét về phong tục, tín ngưỡng của người mình(...)Phạm Quỳnh đã biết thuật chuyện có duyên, biết điểm vào những đoạn tả cảnh xinh tươi, nhất là khéo biết sử dụng một lời văn thanh thoát trang nhã. Nhưng từ 1925 trở đi, ngòi bút hướng vào giản dị và chuẩn xác hơn”
Năm 1967, Tạp chí văn học số 02, có bài Về thể ký của tác giả Tầm Dương. Trong bài viết này tác giả đã phân loại thể ký, và du ký được đánh giá là một phần của ký sự: “Du ký là “ký” lại các sự (những điều mắt thấy tai nghe) trong lúc “du””.
Cùng năm ấy, Tạp chí văn học số 06, tác giả Nam Mộc trong bài viết Thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật có viết: “Có thứ bút ký phản ánh người, việc và cảm nghĩ diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du ký ”.
Năm 1968, khi thực hiện công trình Mục lục phân tích Nam Phong tạp chí, 1917 - 1934, nhà thư mục Nguyễn Khắc Xuyên xác định du ký là một trong 14 bộ môn và nêu nhận xét về thể tài du ký, còn được ông gọi là du hành trên Nam Phong tạp chí: “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn. Thì đây, theo tờ Nam Phong chúng ta có thể một phần nào làm lại cuộc hành trình qua tất cả các phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam”.
Trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học, do nhà nghiên cứu Mã Giang Lân chủ biên, cũng có nói tới thể tài du ký: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ phải kể đến du ký. Đây là một hình thức bút ký văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau…Nguồn gốc của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút, ký sự truyền thống”.
Trong các công trình trên, du ký đã được nhắc tới sơ lược, nhưng chưa có định nghĩa cụ thể nào về thể tài này. Cho tới cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, du ký mới được định nghĩa một cách khá hoàn chỉnh: “Du ký - một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến…”.
Các công trình trên tuy có nhắc tới thể du ký, nhưng chưa đi sâu tìm hiểu về nó. Thể du ký chỉ thực sự được chú ý về sau này. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, đã dành nhiều chú ý nhất cho du ký, điều ấy được thấy rõ qua hàng loạt các bài nghiên cứu của ông.
Báo Văn nghệ quân đội số 10 năm 2000, ông có bài: Thể tài du ký về Hà nội nửa đầu thế kỷ XX.
Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 06, năm 2000, có bài Phác thảo du ký Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám.
Báo Văn nghệ Hạ Long, số Tết năm 2002 có bài Du ký Quảng Ninh nửa đầu thế kỷ XX
Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 06, năm 2004, có bài Du ký Ninh Bình nửa đầu thế kỷ XX.
Tạp chí Kiến thức ngày nay số 570 năm 2006 có bài: Thể tài du ký và các tác gia Nam Bộ từ nửa cuối thế kỷ XIX đến 1945.
Tạp chí Nghiên cứu văn học số 04 năm 2007, có bài Thể tài du ký trên tạp chí Nam Phong (1917 - 1934). Trong bài viết này, Nguyễn Hữu Sơn đã đi sâu vào các đặc trưng của thể du ký.
Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 619, có bài viết Du ký về vùng văn hóa Sài Gòn – Nam Bộ của Nguyễn Hữu Sơn, bàn về du ký Phạm Quỳnh qua tác phẩm Một tháng ở Nam Kỳ.
Cùng năm đó, bộ Du ký Việt Nam, tạp chí Nam Phong (1917 - 1934) gồm 3 tập đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn dày công biên soạn và giới thiệu.
Sau khi bộ Du ký Việt Nam ra đời, đã có hàng loạt các bài viết bàn về thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí.
Báo Doanh nghiệp ra ngày 13.05.2007, có bài viết của Trung Sơn với nhan đề Viết của sự Đi. Bài viết đã nêu lên một vài đặc điểm nổi bật của du ký trên Nam Phong tạp chí, đó là điều kiện ra đời, những đặc trưng không gian - thời gian… trong du ký. Và cuối cùng tác giả nhận định: “Bộ du ký Việt Nam trên Tạp chí Nam Phong là một kho tư liệu quý, một chứng tích của thời gian”.
Báo Tuổi trẻ ra ngày 23.03.2007, Phạm Xuân Nguyên có bài Đọc sách để đi chơi. Tác giả Xuân Nguyên cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá của mình về du ký: “Đọc du ký, để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du ký này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm tới quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh”.
Báo Văn hóa và Thể thao, ra ngày 27.04.2007, có bài viết Du ký như một thể tài của tác giả Linh Lê. Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi trả lời phỏng vấn của tác giả Linh Lê, đã khẳng định: “Du ký cần quan niệm như là một thể tài. Thể tài du ký cần hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết chứ không phải về phía thể loại”.
Báo Người đại biểu nhân dân, ra ngày 01.04.2007, tác giả Phong Lê có bài viết Du ký trên tạp chí Nam Phong.
Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 10.04.2007, có bài viết Du ký Việt Nam - một bộ sách quý của Trần Hữu Tá
Báo An ninh thủ đô số ra ngày 15.04.2007, tác giả Thiên Lương có bài: Về bộ sách Du ký Việt Nam - Nam Phong tạp chí, khát vọng chân thành của người trí thức….
Báo Thể thao và Văn Hóa số 49 ra ngày 21.04.2007, có bài Chuyện đi xứ người của Nguyễn Vĩnh Nguyên…..
Báo Văn hóa số 1355, số ra ngày 30.03.2007, có bài Đọc Du ký Việt Nam: ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm, của Nguyễn Anh.
Như vậy, có thể nói vấn đề nghiên cứu về du ký trên Nam Phong tạp chí, nhìn chung còn khá sơ lược. Trước những giá trị và đóng góp của du ký đối với nền văn học hiện đại Việt Nam, chúng tui cho rằng cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
người đọc không chỉ có được cái nhìn bao quát về hiện thực non sông đất nước, về con người trong thời đại mới; mà phần nào còn cảm nhận được những tâm tư, nỗi niềm ưu ái trước thời cuộc của chính các tác giả du ký - lớp người trí thức.
Để viết được những tác phẩm du ký thực sự thành công, ngoài việc khai thác triệt để những giá trị phong phú về mặt nội dung của tác phẩm, thì các nhà văn cũng đã cố gắng không ngừng phát huy và sáng tạo những đặc trưng nghệ thuật của thể du ký. Là nghệ thuật xây dựng không gian thời gian, sao cho đó phải là thời gian - không gian thực có khả năng liên kết, xâu chuỗi các sự kiện cũng như xác định chính xác các nơi chốn, điểm dừng chân, tạo tính xác thực cho du ký; là nghệ thuật kể chuyện vừa đảm bảo tính khách quan trong việc trần thuật hiện thực, nhưng cũng vừa phải nêu bật tính chủ quan trong cảm nhận, đánh giá của các chủ thể sáng tác. Ngoài ra, viết du ký, các tác giả cũng không quên chú ý tới yếu tố kết cấu. Kết cấu của du ký là kiểu kết cấu ghi chép nối tiếp, tuy đơn giản nhưng vì thế nó càng đòi hỏi cao tài năng của mỗi người viết. Nhằm tránh sự đơn điệu, khô khan cho các tác phẩm du ký, các nhà văn còn khéo léo kết hợp nhiều thể loại trong một tác phẩm. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng đóng vai trò không nhỏ cho sự thành công của các bài du ký. Ngôn ngữ du ký trên Nam Phong tạp chí, mặc dù còn một vài đặc điểm của ngôn ngữ văn học trung đại như sử dụng các từ cổ, từ Hán, lối văn biền ngẫu, các câu văn miêu tả bóng bẩy, hình ảnh; thì nhìn chung nó cũng đã trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, tiến gần hơn tới ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. Với tất cả những đặc trưng nghệ thuật ấy, thể du ký đã tạo được những giá trị nhất định đối với nền văn học nước nhà đầu thế kỷ XX. Và ở mức độ nào đó, sự phát triển của du ký trên Nam Phong tạp chí nói riêng, thể loại ký văn học của giai đoạn giao thời (1900 - 1930) nói chung đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng du ký trên Nam Phong tạp chí vẫn được người đọc ngày nay tiếp nhận và đánh giá cao những giá trị của nó. Năm 2007, với sự ra đời của bộ Du ký Việt Nam - Tạp chí Nam Phong (1917 - 1930), độc giả và giới nghiên cứu có thêm nguồn tư liệu quý để tìm hiểu về thể tài văn học này. Nhằm giới thiệu một cái nhìn khái quát về thể du ký trên Tạp chí Nam Phong, chúng tui đã chọn đề tài: Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí. Với giới hạn một khóa luận, chắc chắn chúng tui chưa thể đi sâu tìm hiểu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan tới thể du ký, mà chỉ với mục đích khảo sát sự ra đời, phát triển, các giá trị chính về nội dung và nghệ thuật của nó. Hi vọng, trong tương lai sẽ có những công trình nghiên cứu về vấn đề này một cách đầy đủ và chuẩn xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Anh (2007), Đọc du ký Việt Nam: Ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm, Báo Văn hóa, số 1335, tr.5.
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Chú, Trịnh Vĩnh Long (2005), Báo chí và văn chương qua một trường hợp: Nam Phong tạp chí, TC Văn học, số 2.
4. Đức Dũng (1996), Các thể ký báo chí, NXB Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
5. Tầm Dương (1967), Về thể ký, Tạp chí văn học, số 2, tr.22.
6. Hà Minh Đức (chủ biên 1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn.
8. Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên, 1984), Từ điển văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
11. Trần Đình Hượu, Lê Trí Dũng (1988), Bộ giáo trình văn học sử: Văn học Việt Nam giao thời, NXB Đại học và THCN, Hà Nội.
12. Mã Giang Lân (chủ biên, 2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1945, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
13. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam. Quyển hạ, Trình bày, Sài Gòn.
14. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
15. Phong Lê (2006), Văn học trong đời sống báo chí¬ - xuất bản từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, TC Văn học, số 8
16. Phong Lê (2007), Du ký trên tạp chí Nam Phong, Báo Người đại biểu nhân dân, số 91, tr. 4.
17. Linh Lê (2007), Du ký như một thể tài, Báo Thể thao & Văn hóa, số 50, tr. 43.
18. Thiên Lương (2007), Khát vọng chân thành của người trí thức, Báo An ninh thủ đô, số cuối tuần ngày 15.04.2007.
19. Nam Mộc (1967), Thể ký và vấn đề viết về người thật, việc thật, TC Văn học, số 6, tr. 20 - 45.
20. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III. Quốc học tùng thư.
21. Phạm Xuân Nguyên (2007), Đọc sách để đi chơi, Báo Tuổi trẻ, số 205, tr. 12.
22. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
23. Nguyễn Hữu Sơn (2007), Ký Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945, TC Văn học, số 8.
24. Nguyễn Hữu Sơn (2000), Thể tài du ký về Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Báo Văn nghệ Quân đội, số 10.
25. Nguyễn Hữu Sơn (1998), Phác thảo Hà Nội qua những du ký xưa, TC Thế giới mới, số 375.
26. Nguyễn Hữu Sơn (2002), Du ký Quảng Ninh nửa đầu thế kỷ XX, Báo Văn nghệ Hạ Long, số Tết.
27. Nguyễn Hữu Sơn (2007), Thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1934), TC Văn học, số 4.
28. Nguyễn Hữu Sơn (2007), Du ký về vùng văn hóa Nam Bộ trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1934), TC Kiến thức ngày nay, số 619.
29. Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn, giới thiệu, 2007), Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong (1917 - 1934), Tập I, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
30. Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn, giới thiệu, 2007), Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong (1917 - 1934), Tập II, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn, giới thiệu, 2007), Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong (1917 - 1934), Tập III, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
32. Trung Sơn (2007), Viết của sự đi, Báo Doanh nghiệp, số ra ngày 13.05.2007
33. Trần Hữu Tá (2007), Du ký Việt Nam - một bộ sách quý, Báo Phụ nữ Tp Hồ Chí Minh, số ra ngày 10.04.2007.
34. Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Lê Văn Trương (2002), Đi Tàu, đi Tây, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
35. Trần Ngọc Vương, Phạm Xuân Thạch (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1930, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
36. Nguyễn Khắc Xuyên (2002), Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong, (1917 - 1934), NXB Thuận Hóa - TT Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
Tiểu kết
Như vậy việc khảo sát một vài khía cạnh về nội dung của thể du ký trên Nam Phong tạp chí đã cho thấy những giá trị phong phú của một tác phẩm du ký. Du ký không đơn thuần chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn chứa đựng trong đó nhiều yếu tố lịch sử, địa dư văn hóa, giáo dục và đôi khi nó còn phản ánh cả phương diện chính trị - xã hội. Bức tranh hiện thực trong du ký phần nào đã cho thấy sự toàn cảnh về non sông đất nước, về con người Việt Nam đầu thế kỷ XX. Những giá trị mà nội dung du ký đem lại không chỉ có ý nghĩa với người đọc bấy giờ, mà nó còn thiết thực với cả người đọc hôm nay và mai sau.
Chương III. Những đặc trưng nghệ thuật của thể du ký trên Nam Phong tạp chí
3.1. Thể du ký - sự dung hợp của các thể loại
Du ký là một thể đặc biệt của văn học, bởi trong một tác phẩm du ký thường có sự kết hợp của nhiều thể loại khác nhau. Không phải riêng thể du ký mới mang đặc điểm nghệ thuật ấy, mà ngay trong những tác phẩm văn học trung đại, người ta đã bắt gặp sự dung nạp của nhiều thể loại trong các tác phẩm ký, hay truyền kỳ. Ở đó, các tác giả có thể cho phép cùng lúc trong một tác phẩm văn xuôi tự sự, có sự xuất hiện của các thể văn khác như: thơ trữ tình, câu đối, hát nói, khúc ngâm… Bước sang thế kỷ XX, thể du ký từ một thể loại nằm ở vùng ngoại biên của nền văn học trung đại, đã dần phát triển và trở thành một thể loại trung tâm của văn học. Và bên cạnh những cách tân, du ký đầu thế kỷ vẫn tiếp tục mang những đặc trưng nghệ thuật truyền thống. Đọc du ký trên Nam phong tạp chí, người đọc vẫn nhận thấy sự kết hợp của nhiều thể loại văn học khác nhau.
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
Chương I: Thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1930) 8
1.1. Tạp chí Nam Phong 8
1.2. Đặc điểm thể du ký 10
1.3. Thể du ký trên Nam Phong tạp chí 15
Chương II: Du ký trên Nam Phong tạp chí - Bức tranh hiện thực rộng lớn 26
2.1. Các giá trị và hiện thực non sông đất nước trong du ký 26
2.2. Hình ảnh con người 38
Chương III. Những đặc trưng nghệ thuật của thể du ký trên Nam Phong tạp chí
3.1. Thể du ký - sự dung hợp của các thể loại 43
3.3. Kết cấu trong các tác phẩm du ký 50
3.4. Người kể chuyện hay cái tui chủ thể của nhà văn 53
3.5. Ngôn ngữ nghệ thuật trong du ký trên Nam Phong tạp chí 55
KẾT LUẬN 59
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XX, nền văn học dân tộc đã có những chuyển biến nhất định. Văn học chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Đó là sự xuất hiện của các trào lưu văn học, các quan niệm thẩm mỹ, các hình tượng nghệ thuật, cũng như các chủ đề, đề tài mới. Và đặc biệt phải kể tới sự thay đổi của hệ thống thể loại văn học trong giai đoạn giao thời này. Sự phát triển của một nền văn học có thể được nhìn nhận qua quá trình phát triển của các thể loại nên quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng được xem xét thông qua sự thay đổi cơ cấu thể loại và những cách tân tìm tòi mới trong từng thể loại đó. Trong quá trình hiện đại hóa, nền văn học Việt Nam đã xảy ra hiện tượng phá vỡ cơ cấu thể loại cũ. Những thể loại vùng ngoại biên dần đi vào trung tâm, đồng thời xuất hiện những thể loại mới du nhập từ nền văn học phương Tây. Sự cách tân nền văn học được thể hiện rõ nhất qua sự phát triển và chiếm ưu thế của những thể loại văn xuôi cùng với những đổi mới mạnh mẽ trong chính các thể loại đó.
Thể loại du ký hay còn gọi là thể tài du ký đã xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam từ rất sớm. Ngay trong nền văn học trung đại, người ta đã thấy xuất hiện các bài thơ, bài phú, với nội dung ghi chép lại những sự kiện, cũng như những danh lam thắng cảnh trong các cuộc du hành của những người lữ khách. Đặc biệt cuối thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của một loạt các tác phẩm như: Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Ký…thể tài du ký mới dần phát triển. Nhưng phải tới mấy thập niên đầu của thế kỷ XX, thể tài du ký mới thực sự thành một dòng chảy liên tục, mà công đầu là của ông chủ bút báo Nam Phong.
Đầu thế kỷ XX, giao thông phát triển, việc giao lưu văn hóa được mở rộng… đã tạo điều kiện cho việc đi lại cho các nhà du ký. Từ đây, hàng loạt các tác phẩm du ký đã được ra đời. Trong mỗi tác phẩm du ký, đằng sau những bức tranh danh lam thắng cảnh, luôn chứa đựng những nỗi niềm ưu ái, những xúc cảm chân thành nhất của người viết về quê hương đất nước, về cuộc sống. Bởi mong muốn đem những cái hay, cái đẹp trong từng dặm đường của đất nước sẻ chia với người đọc; cũng như muốn lưu giữ lại những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa… cho các thế hệ sau, Phạm Quỳnh đã tạo một mục du ký trên Nam Phong tạp chí. Mục du ký đã liên tục được đăng tải với sự đóng góp của nhiều cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng Vân, Trần Trọng Kim… Trải qua 17 năm (1917 - 1934), đã có 62 tác phẩm du ký được in trên Nam Phong tạp chí với những nội dung phong phú, cũng như những đóng góp nghệ thuật mới mẻ.
Với hi vọng đem lại cái nhìn khái quát về thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí, cũng như những đóng góp của thể tài này trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, trong khóa luận nghiên cứu này chúng tui xin chọn đề tài: Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934).
2. Lịch sử vấn đề
Thể tài du ký đã ra đời rất sớm trong nền văn học trung đại, nhưng với số lượng không nhiều, và xét về mặt thể loại, thể tài trước đó du ký không được chú ý nhiều, nên việc nghiên cứu nhìn chung còn rất sơ lược. Một số công trình nghiên cứu có nhắc tới thể tài du ký, nhưng phần lớn chỉ là điểm tên, hay nếu không thì nói tới du ký trong khi bàn về thể ký nói chung.
Trong năm 1950, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm có nói tới du ký với tính chất sơ lược.
Năm 1989, trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã nói sơ lược về thể tài du ký khi nói tới nhóm nhà văn trong Nam Phong tạp chí, và ông cũng có nhắc tới một số tác phẩm du ký như: chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký.
Năm 1965, trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ có bàn tới thể tài du ký nhưng là du ký riêng trong sáng tác của Phạm Quỳnh. Ông đã đưa ra những nhận xét: “Du ký Phạm Quỳnh thiên về biên khảo, văn nghị luận nhiều hơn văn cảm giác. Như bài Trẩy chùa Hương mở đầu bằng một khúc đại luận về tôn giáo, rồi dọc đường chi thấy những lời bình phẩm, suy xét về phong tục, tín ngưỡng của người mình(...)Phạm Quỳnh đã biết thuật chuyện có duyên, biết điểm vào những đoạn tả cảnh xinh tươi, nhất là khéo biết sử dụng một lời văn thanh thoát trang nhã. Nhưng từ 1925 trở đi, ngòi bút hướng vào giản dị và chuẩn xác hơn”
Năm 1967, Tạp chí văn học số 02, có bài Về thể ký của tác giả Tầm Dương. Trong bài viết này tác giả đã phân loại thể ký, và du ký được đánh giá là một phần của ký sự: “Du ký là “ký” lại các sự (những điều mắt thấy tai nghe) trong lúc “du””.
Cùng năm ấy, Tạp chí văn học số 06, tác giả Nam Mộc trong bài viết Thể ký và vấn đề viết về người thật việc thật có viết: “Có thứ bút ký phản ánh người, việc và cảm nghĩ diễn biến trong không gian theo bước đi của nhà văn đó là du ký ”.
Năm 1968, khi thực hiện công trình Mục lục phân tích Nam Phong tạp chí, 1917 - 1934, nhà thư mục Nguyễn Khắc Xuyên xác định du ký là một trong 14 bộ môn và nêu nhận xét về thể tài du ký, còn được ông gọi là du hành trên Nam Phong tạp chí: “Nhiều khi chúng ta tự cảm thấy, sống trong đất nước với giang sơn gấm vóc mà không được biết tới những cảnh gấm vóc giang sơn. Thì đây, theo tờ Nam Phong chúng ta có thể một phần nào làm lại cuộc hành trình qua tất cả các phong cảnh hùng vĩ nhất, đẹp đẽ nhất của đất nước chúng ta từ Bắc chí Nam”.
Trong cuốn Quá trình hiện đại hóa văn học, do nhà nghiên cứu Mã Giang Lân chủ biên, cũng có nói tới thể tài du ký: “Thể loại văn học đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ phải kể đến du ký. Đây là một hình thức bút ký văn học được ghi lại bằng văn xuôi, thuật lại những chuyến đi của tác giả đến những vùng đất khác nhau…Nguồn gốc của du ký cần tìm trong những hình thức tùy bút, ký sự truyền thống”.
Trong các công trình trên, du ký đã được nhắc tới sơ lược, nhưng chưa có định nghĩa cụ thể nào về thể tài này. Cho tới cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, du ký mới được định nghĩa một cách khá hoàn chỉnh: “Du ký - một thể loại văn học thuộc loại hình ký mà cơ sở là sự ghi chép của bản thân mình đi du lịch, ngoạn cảnh về những điều mắt thấy tai nghe của chính mình tại những xứ sở xa lạ hay những nơi ít người có dịp đi đến…”.
Các công trình trên tuy có nhắc tới thể du ký, nhưng chưa đi sâu tìm hiểu về nó. Thể du ký chỉ thực sự được chú ý về sau này. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, đã dành nhiều chú ý nhất cho du ký, điều ấy được thấy rõ qua hàng loạt các bài nghiên cứu của ông.
Báo Văn nghệ quân đội số 10 năm 2000, ông có bài: Thể tài du ký về Hà nội nửa đầu thế kỷ XX.
Báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, số 06, năm 2000, có bài Phác thảo du ký Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám.
Báo Văn nghệ Hạ Long, số Tết năm 2002 có bài Du ký Quảng Ninh nửa đầu thế kỷ XX
Tạp chí Văn nghệ Ninh Bình, số 06, năm 2004, có bài Du ký Ninh Bình nửa đầu thế kỷ XX.
Tạp chí Kiến thức ngày nay số 570 năm 2006 có bài: Thể tài du ký và các tác gia Nam Bộ từ nửa cuối thế kỷ XIX đến 1945.
Tạp chí Nghiên cứu văn học số 04 năm 2007, có bài Thể tài du ký trên tạp chí Nam Phong (1917 - 1934). Trong bài viết này, Nguyễn Hữu Sơn đã đi sâu vào các đặc trưng của thể du ký.
Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 619, có bài viết Du ký về vùng văn hóa Sài Gòn – Nam Bộ của Nguyễn Hữu Sơn, bàn về du ký Phạm Quỳnh qua tác phẩm Một tháng ở Nam Kỳ.
Cùng năm đó, bộ Du ký Việt Nam, tạp chí Nam Phong (1917 - 1934) gồm 3 tập đã được nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn dày công biên soạn và giới thiệu.
Sau khi bộ Du ký Việt Nam ra đời, đã có hàng loạt các bài viết bàn về thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí.
Báo Doanh nghiệp ra ngày 13.05.2007, có bài viết của Trung Sơn với nhan đề Viết của sự Đi. Bài viết đã nêu lên một vài đặc điểm nổi bật của du ký trên Nam Phong tạp chí, đó là điều kiện ra đời, những đặc trưng không gian - thời gian… trong du ký. Và cuối cùng tác giả nhận định: “Bộ du ký Việt Nam trên Tạp chí Nam Phong là một kho tư liệu quý, một chứng tích của thời gian”.
Báo Tuổi trẻ ra ngày 23.03.2007, Phạm Xuân Nguyên có bài Đọc sách để đi chơi. Tác giả Xuân Nguyên cũng đã đưa ra ý kiến đánh giá của mình về du ký: “Đọc du ký, để hiểu biết, có thêm thông tin tri thức là một lẽ. Đọc những tác phẩm du ký này còn để hiểu thêm suy nghĩ, cảm xúc của những con người đứng ở buổi đầu nền văn học hiện đại, muốn truyền tải và gửi gắm tới quốc dân trong một nước đang tìm cách thoát lạc hậu đến văn minh”.
Báo Văn hóa và Thể thao, ra ngày 27.04.2007, có bài viết Du ký như một thể tài của tác giả Linh Lê. Trong đó, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn khi trả lời phỏng vấn của tác giả Linh Lê, đã khẳng định: “Du ký cần quan niệm như là một thể tài. Thể tài du ký cần hiểu là nhấn về phía đề tài, nội dung và cảm hứng nghệ thuật của người viết chứ không phải về phía thể loại”.
Báo Người đại biểu nhân dân, ra ngày 01.04.2007, tác giả Phong Lê có bài viết Du ký trên tạp chí Nam Phong.
Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 10.04.2007, có bài viết Du ký Việt Nam - một bộ sách quý của Trần Hữu Tá
Báo An ninh thủ đô số ra ngày 15.04.2007, tác giả Thiên Lương có bài: Về bộ sách Du ký Việt Nam - Nam Phong tạp chí, khát vọng chân thành của người trí thức….
Báo Thể thao và Văn Hóa số 49 ra ngày 21.04.2007, có bài Chuyện đi xứ người của Nguyễn Vĩnh Nguyên…..
Báo Văn hóa số 1355, số ra ngày 30.03.2007, có bài Đọc Du ký Việt Nam: ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm, của Nguyễn Anh.
Như vậy, có thể nói vấn đề nghiên cứu về du ký trên Nam Phong tạp chí, nhìn chung còn khá sơ lược. Trước những giá trị và đóng góp của du ký đối với nền văn học hiện đại Việt Nam, chúng tui cho rằng cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vấn đề này.
3. Mục đích nghiên cứu
người đọc không chỉ có được cái nhìn bao quát về hiện thực non sông đất nước, về con người trong thời đại mới; mà phần nào còn cảm nhận được những tâm tư, nỗi niềm ưu ái trước thời cuộc của chính các tác giả du ký - lớp người trí thức.
Để viết được những tác phẩm du ký thực sự thành công, ngoài việc khai thác triệt để những giá trị phong phú về mặt nội dung của tác phẩm, thì các nhà văn cũng đã cố gắng không ngừng phát huy và sáng tạo những đặc trưng nghệ thuật của thể du ký. Là nghệ thuật xây dựng không gian thời gian, sao cho đó phải là thời gian - không gian thực có khả năng liên kết, xâu chuỗi các sự kiện cũng như xác định chính xác các nơi chốn, điểm dừng chân, tạo tính xác thực cho du ký; là nghệ thuật kể chuyện vừa đảm bảo tính khách quan trong việc trần thuật hiện thực, nhưng cũng vừa phải nêu bật tính chủ quan trong cảm nhận, đánh giá của các chủ thể sáng tác. Ngoài ra, viết du ký, các tác giả cũng không quên chú ý tới yếu tố kết cấu. Kết cấu của du ký là kiểu kết cấu ghi chép nối tiếp, tuy đơn giản nhưng vì thế nó càng đòi hỏi cao tài năng của mỗi người viết. Nhằm tránh sự đơn điệu, khô khan cho các tác phẩm du ký, các nhà văn còn khéo léo kết hợp nhiều thể loại trong một tác phẩm. Bên cạnh đó, ngôn ngữ cũng đóng vai trò không nhỏ cho sự thành công của các bài du ký. Ngôn ngữ du ký trên Nam Phong tạp chí, mặc dù còn một vài đặc điểm của ngôn ngữ văn học trung đại như sử dụng các từ cổ, từ Hán, lối văn biền ngẫu, các câu văn miêu tả bóng bẩy, hình ảnh; thì nhìn chung nó cũng đã trở nên ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, tiến gần hơn tới ngôn ngữ văn xuôi hiện đại. Với tất cả những đặc trưng nghệ thuật ấy, thể du ký đã tạo được những giá trị nhất định đối với nền văn học nước nhà đầu thế kỷ XX. Và ở mức độ nào đó, sự phát triển của du ký trên Nam Phong tạp chí nói riêng, thể loại ký văn học của giai đoạn giao thời (1900 - 1930) nói chung đã góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng du ký trên Nam Phong tạp chí vẫn được người đọc ngày nay tiếp nhận và đánh giá cao những giá trị của nó. Năm 2007, với sự ra đời của bộ Du ký Việt Nam - Tạp chí Nam Phong (1917 - 1930), độc giả và giới nghiên cứu có thêm nguồn tư liệu quý để tìm hiểu về thể tài văn học này. Nhằm giới thiệu một cái nhìn khái quát về thể du ký trên Tạp chí Nam Phong, chúng tui đã chọn đề tài: Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí. Với giới hạn một khóa luận, chắc chắn chúng tui chưa thể đi sâu tìm hiểu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan tới thể du ký, mà chỉ với mục đích khảo sát sự ra đời, phát triển, các giá trị chính về nội dung và nghệ thuật của nó. Hi vọng, trong tương lai sẽ có những công trình nghiên cứu về vấn đề này một cách đầy đủ và chuẩn xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Anh (2007), Đọc du ký Việt Nam: Ngồi một chỗ mà thấy ngoài muôn dặm, Báo Văn hóa, số 1335, tr.5.
2. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Chú, Trịnh Vĩnh Long (2005), Báo chí và văn chương qua một trường hợp: Nam Phong tạp chí, TC Văn học, số 2.
4. Đức Dũng (1996), Các thể ký báo chí, NXB Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
5. Tầm Dương (1967), Về thể ký, Tạp chí văn học, số 2, tr.22.
6. Hà Minh Đức (chủ biên 1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ quốc gia giáo dục, Sài Gòn.
8. Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên, 1984), Từ điển văn học, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
10. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
11. Trần Đình Hượu, Lê Trí Dũng (1988), Bộ giáo trình văn học sử: Văn học Việt Nam giao thời, NXB Đại học và THCN, Hà Nội.
12. Mã Giang Lân (chủ biên, 2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1945, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
13. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam. Quyển hạ, Trình bày, Sài Gòn.
14. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình thế kỷ XX, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
15. Phong Lê (2006), Văn học trong đời sống báo chí¬ - xuất bản từ nửa sau thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, TC Văn học, số 8
16. Phong Lê (2007), Du ký trên tạp chí Nam Phong, Báo Người đại biểu nhân dân, số 91, tr. 4.
17. Linh Lê (2007), Du ký như một thể tài, Báo Thể thao & Văn hóa, số 50, tr. 43.
18. Thiên Lương (2007), Khát vọng chân thành của người trí thức, Báo An ninh thủ đô, số cuối tuần ngày 15.04.2007.
19. Nam Mộc (1967), Thể ký và vấn đề viết về người thật, việc thật, TC Văn học, số 6, tr. 20 - 45.
20. Phạm Thế Ngũ (1965), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập III. Quốc học tùng thư.
21. Phạm Xuân Nguyên (2007), Đọc sách để đi chơi, Báo Tuổi trẻ, số 205, tr. 12.
22. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
23. Nguyễn Hữu Sơn (2007), Ký Việt Nam từ đầu thế kỷ đến 1945, TC Văn học, số 8.
24. Nguyễn Hữu Sơn (2000), Thể tài du ký về Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX, Báo Văn nghệ Quân đội, số 10.
25. Nguyễn Hữu Sơn (1998), Phác thảo Hà Nội qua những du ký xưa, TC Thế giới mới, số 375.
26. Nguyễn Hữu Sơn (2002), Du ký Quảng Ninh nửa đầu thế kỷ XX, Báo Văn nghệ Hạ Long, số Tết.
27. Nguyễn Hữu Sơn (2007), Thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1934), TC Văn học, số 4.
28. Nguyễn Hữu Sơn (2007), Du ký về vùng văn hóa Nam Bộ trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1934), TC Kiến thức ngày nay, số 619.
29. Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn, giới thiệu, 2007), Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong (1917 - 1934), Tập I, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
30. Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn, giới thiệu, 2007), Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong (1917 - 1934), Tập II, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn, giới thiệu, 2007), Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong (1917 - 1934), Tập III, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
32. Trung Sơn (2007), Viết của sự đi, Báo Doanh nghiệp, số ra ngày 13.05.2007
33. Trần Hữu Tá (2007), Du ký Việt Nam - một bộ sách quý, Báo Phụ nữ Tp Hồ Chí Minh, số ra ngày 10.04.2007.
34. Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Lê Văn Trương (2002), Đi Tàu, đi Tây, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
35. Trần Ngọc Vương, Phạm Xuân Thạch (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1900 - 1930, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
36. Nguyễn Khắc Xuyên (2002), Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong, (1917 - 1934), NXB Thuận Hóa - TT Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
Tiểu kết
Như vậy việc khảo sát một vài khía cạnh về nội dung của thể du ký trên Nam Phong tạp chí đã cho thấy những giá trị phong phú của một tác phẩm du ký. Du ký không đơn thuần chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn chứa đựng trong đó nhiều yếu tố lịch sử, địa dư văn hóa, giáo dục và đôi khi nó còn phản ánh cả phương diện chính trị - xã hội. Bức tranh hiện thực trong du ký phần nào đã cho thấy sự toàn cảnh về non sông đất nước, về con người Việt Nam đầu thế kỷ XX. Những giá trị mà nội dung du ký đem lại không chỉ có ý nghĩa với người đọc bấy giờ, mà nó còn thiết thực với cả người đọc hôm nay và mai sau.
Chương III. Những đặc trưng nghệ thuật của thể du ký trên Nam Phong tạp chí
3.1. Thể du ký - sự dung hợp của các thể loại
Du ký là một thể đặc biệt của văn học, bởi trong một tác phẩm du ký thường có sự kết hợp của nhiều thể loại khác nhau. Không phải riêng thể du ký mới mang đặc điểm nghệ thuật ấy, mà ngay trong những tác phẩm văn học trung đại, người ta đã bắt gặp sự dung nạp của nhiều thể loại trong các tác phẩm ký, hay truyền kỳ. Ở đó, các tác giả có thể cho phép cùng lúc trong một tác phẩm văn xuôi tự sự, có sự xuất hiện của các thể văn khác như: thơ trữ tình, câu đối, hát nói, khúc ngâm… Bước sang thế kỷ XX, thể du ký từ một thể loại nằm ở vùng ngoại biên của nền văn học trung đại, đã dần phát triển và trở thành một thể loại trung tâm của văn học. Và bên cạnh những cách tân, du ký đầu thế kỷ vẫn tiếp tục mang những đặc trưng nghệ thuật truyền thống. Đọc du ký trên Nam phong tạp chí, người đọc vẫn nhận thấy sự kết hợp của nhiều thể loại văn học khác nhau.
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 8
Chương I: Thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 - 1930) 8
1.1. Tạp chí Nam Phong 8
1.2. Đặc điểm thể du ký 10
1.3. Thể du ký trên Nam Phong tạp chí 15
Chương II: Du ký trên Nam Phong tạp chí - Bức tranh hiện thực rộng lớn 26
2.1. Các giá trị và hiện thực non sông đất nước trong du ký 26
2.2. Hình ảnh con người 38
Chương III. Những đặc trưng nghệ thuật của thể du ký trên Nam Phong tạp chí
3.1. Thể du ký - sự dung hợp của các thể loại 43
3.3. Kết cấu trong các tác phẩm du ký 50
3.4. Người kể chuyện hay cái tui chủ thể của nhà văn 53
3.5. Ngôn ngữ nghệ thuật trong du ký trên Nam Phong tạp chí 55
KẾT LUẬN 59
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: