huyentran080789

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thăng Long
Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long
Lời mở đầu

Toàn cầu hoá - đó là su thế tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia trên thế giới. Đi liền với nó là những cơ hội và cả những thách thức vô cùng to lớn đối với mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, sau khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, các Doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi bước chân ra biển lớn, nhất là đối với các DNV&N. Sức ép cạnh tranh sẽ không ngừng tăng lên khi tham gia vào thị trường trong và ngoài nước. Do vậy các DNV&N vẫn chưa được chuẩn bị để có thể chịu nổi áp lực cạnh tranh và sau đó là dần khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế.
Hiện tại, cả nước có khoảng 200.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng góp trên 40% GDP, tạo nên hơn 12 triệu việc làm cho xã hội. Tiềm năng của khối doanh nghiệp này là rất lớn. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng của mình, các DNV&N cần có đước sự hỗ trợ từ nhiều mặt về cơ chế chính sắch, trong đó hỗ trợ về vốn có tầm quang trọng hàng đầu. Vấn đề được đặt ra là làm sao hỗ trợ các DNV&N giải quyết những khó khăn, vướng mắc để các DNV&N phát triển một cách hiệu quả, bền vững và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.
NHNo&PTNT có ưu thế là mạng lưới rộng khắp, có chi nhánh xuống đến cấp huyện, xã nên đáp ứng được yêu cầu của mọi Doanh nghiệp trên mọi miền đất nước. Tuy nhiên việc tiếp cận vốn vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh của các DNV&N lại gặp không ít khó khăn bởi những rào cản do nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan.
Xuất phát từ thực trạng đó, việc tiếp cận nghiên cứu lý luận, đánh giá thực tế và tìm giải pháp để mở rộng quan hệ tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đối với các thành phần kinh tế nói chung và các DNV&N nói riêng, để Ngân hàng và Doanh nghiệp hội nhập vào kinh tế thế giới, tui đã chọn đề tài “ Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
Kết cấu luận văn gồm 03 chương
Chương I: Tổng quan về cho vay của Ngân hàng thương mại đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương II: Thực trạng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
Chương III: Giải pháp mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
Chương I. tổng quan về cho vay của Ngân hàng thương mại

1.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
1.1.1 Các khái niệm
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện những chức năng tài chính lớn hơn so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng vay sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích cụ thể và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn.
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận khoản vốn vay đầu tiên cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
Kỳ hạn trả nợ là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hay toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng
1.1.2 Nguyên tắc cho vay và điều kiện vay vốn
1.1.2.1 Nguyên tắc cho vay
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải bảo đảm các điều kiện cơ bản sau đây:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.1.2.2 Điều kiện vay vốn:
Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp để phục vụ các nhu cầu từ tiêu dùng cho đến sản xuất kin doanh phải hội tụ đủ các điều kiện sau:
o Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật:
+ Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự
- Cá nhân và các chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
- Thành viên hợp doanh của doanh nghiệp hợp doanh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự
+ Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo qui định của pháp luật của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hay cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ luật dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam qui định hay được điều ước Quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hay tham gia qui định.
o Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
o Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết
o Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả: hay có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật.
o Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo qui định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và văn bản hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.
1.1.3 Các loại hình cho vay
1.1.3.1 Căn cứ vào thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa Ngân hàng cho vay và khách hàng, căn cứ vào:
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư
- Khả năng trả nợ của khách hàng
- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng ......
- Cho vay ngắn hạn: từ một ngày đến tối đa 2 năm
- Cho vay Trung hạn: Trên ngắn hạn 5 năm tối đa là 7 năm
- Cho vay dài hạn: Trên trung hạn
1.1.3.2 Căn cứ vào hình thức bảo đảm
 Cho vay bảo đảm bằng tài sản:
Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay: Là hình thức cho vay của tổ chức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm bằng thực hiện bằng tài sản có giá trị được xác định.
Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho chính khảon vay đó đối với tổ chức tín dụng. Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hay toàn bộ khoản vay.
Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba: Bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với TCTD cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghiã vụ trả nợ thay cho khách hàng vay (bên được bảo lãnh) nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
 Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
Cho vay bảo đảm bằng uy tín của người vay: Ngân hàng No&PTNT căn cứ vào uy tín của khách hàng, sự tin tưởng đối với khách hàng, lịch sử tín dụng của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay của khách hàng có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
Cho vay bảo đảm bằng uy tín của bên thứ ba: Bên thứ ba (gọi là bên bảo lãnh) cam kết với tổ chức tín dụng cho vay về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay nếu đến thời hạn trả nợ mà khách hàng vay không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính Phủ: TCTD Nhà nước cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng vay để thực hiện các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, chương trình kinh tế - xã hội và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi về điều kiện vay vốn theo qui định tại các văn bản qui phạm pháp luật của Chính phủ.
1.1.3.3 Căn cứ vào các hình thức cho vay
Cho vay gián tiếp: Cho vay thông qua các tổ chức trung gian. Đó là các tổ, nhóm, hội....như nhóm sản xuất; Hội nông dân; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh...
Cho vay trực tiếp: Là hình thức phổ biến, ngân hàng trực tiếp cho khách hàng vay vốn thông qua hồ sơ xin vay mà khách hàng nộp cho Ngân hàng. Khách hàng làm việc trực tiếp với cán bộ ngân hàng để thoả thuận các vấn đề có liên quan.

3.3.3 Kiến nghị đối với DNV&N
Tăng tính chính xác, trung thực trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ và thiết bị sản xuất kinh doanh, tăng tích luỹ, tăng cường đầu tư để tăng năng lực tài chính, từng bước đáp ứng các điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Đổi mới phương pháp điều hành quản lý kinh doanh.
Đào tạo và nâng cao trình độ kinh nghiệm chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ xây dựng dự án, marketing, thanh toán quốc tế.
Làm quen và mở rộng tiếp cận loại hình “thuê mua tài chính”. Đây là loại hình tín dụng mới phù hợp với đặc điểm của DNV&N.
Xây dựng tốt các dự án phát triển sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao.
Thực hiện tốt, đầy đủ các quy định của ngân hàng về vay vốn ( hồ sơ vay vốn, tài sản thế chấp để vay vốn, bảo lãnh thực hiện vốn vay, đăng ký giao dịch bảo đảm...)
Sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn để tạo uy tín và tín nhiệm cơ hội của doanh nghiệp đối với ngân hàng để doanh nghiệp tiếp cận vốn thuận lợi hơn.
Phải lựa chọn cho mình một sản phẩm chủ chốt, sản phẩm độc quyền của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp
Kết luận
Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đóng góp một vai trò quan trọng vào việc xây dựng và phát triển các nền kinh tế trên thế giới. Đối với Việt Nam, sự ra đời và phát triển của cá DNV&N hiện nay đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, đặc biệt là trong quá trình giải quyết nhiều công ăn việc làm cho xã hội và thúc đẩy cạnh tranh. Nền kinh tế sẽ không thể tăng trưởng, phát triển nhanh và bên vững nếu không có sự phát triển của các DNV&N. Như vậy có thể thấy các DNV&N có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế của đất nước. Trong bối cảnh đó, chiến lược phát triển DNV&N phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế là rất quang trọng. Chính vì thế, hiện nay hầu hết các NHTM đều gia tăng cho vay đôi với các DNV&N vì đây là nguồn mang lại lợi nhuận rất lớn cho Ngân hàng.
Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, thiết bị, nhân lực, quản trị điều hành thị trường sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Vì nhiều lý do khách nhau, cả chủ quan lẫn khác quan, mà việc tiếp cận vốn của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việ Nam là rất khó khăn
Tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long, việc cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng lên trong những năm gần đây nhưng vẫn còn hạn chế so với các DNNN. Vì thế, để phát huy hết tiềm năng và vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam cần sựu trọ giúp của Đảng, Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam và chính bản thân các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Qua tìm hiểu thực tế về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long và thấy vai trò của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế tui thấy việc phát triển laọi hình Doanh nghiệp này là tất yếu. Trong luận văn tui đã đưa ra các quan điểm, các giải pháp và kiến nghị để hạot động cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được hiệu quả để góp phẩn vào công cuôc phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:

amrt

New Member
ad ơi cho em xin tài liệu này với ạ, e trả lời topic thì nó bị lỗi không gửi được ạ, mong ad sẽ gửi cho e tài liệu này ạ, please...
 
Sửa lần cuối:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D nâng cao hiệu quả quản lý môi trường hệ sinh thái đất ngập nước vườn quốc gia xuân thủy Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
R Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương mại vận tải Thuý Anh Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và vận tải hưng phát Luận văn Kinh tế 0
R nâng cao hiệu quả chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao hiệu quả giảng dạy bài những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến XV Luận văn Sư phạm 0
R nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS Luận văn Sư phạm 0
R Sử dụng kỹ thuật mảnh ghép nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy toán cho học sinh lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
R Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Bán Hàng Tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại Dịch Vụ Hồng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn của Công ty Cổ phần chứng khoán Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top