missnhoc_9x
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu lực và hiệu quả quản lí nhà nước. Văn bản áp dụng pháp luật là một loại văn bản pháp luật. xây dựng một văn bản áp dụng pháp luật cần tuân thủ những nội dung và hình thức do pháp luật qui định để đảm bảo văn bản đó được ban hành. Nhưng khi xây dựng văn bản áp dụng pháp luật, trước hết cần xác định đúng thẩm quyền giải quyết công việc phát sinh theo quy định của pháp luật hiện hành, vì nếu văn bản áp dụng pháp luật được ban hành trái thẩm quyền thì sẽ không có hiệu lực pháp luật và sẽ bị cấp có thẩm quyền huỷ bỏ.
Hiện nay, thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật khác nhau, như: hiến pháp, các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật, pháp lệnh về quản lí nhà nước trong những lĩnh vực cụ thể…
Trong các quy định đó, có những trường hợp chỉ quy định chung chung về hình thức của một số văn bản áp dụng pháp luật, như: “Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”, “Các bản án và quyết định của toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được…tôn trọng”; nhưng cũng có trường hợp, song song với việc quy định về thẩm quyền giải quyết công việc còn xác định rõ hình thức văn bản áp dụng pháp luật cần ban hành khi giải quyết những việc đó, như: vừa qui định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vừa quy định về hình thức văn bản cần ban hành để xử phạt là quyết định. Trong những trường hợp này thì việc xác định thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hình thức trong việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật là tương đối thuận lợi.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng pháp luật chỉ quy định về thẩm quyền giải quyết công việc (thẩm quyền nội dung) mà không quy định về hình thức văn bản áp dụng pháp luật cần ban hành (thẩm quyền hình thức). Khi đó việc xác định hình thức văn bản áp dụng pháp luật là khá khó khăn.
Bên cạnh đó, cá biệt còn có trường hợp quy định không thống nhất về hình thức văn bản áp dụng pháp luật do cùng một loại chủ thể ban hành để giải quyết cùng một loại việc. Ví dụ: Cùng để thực hiện quyền kháng nghị của viện kiểm sát, hiện nay pháp luật quy định hai loại văn bản khác nhau là kháng nghị và quyết nghị.
Mặt khác, ngoại trừ một số ít loại văn bản được sử dụng thuần tuý là văn bản áp dụng pháp luật ,như bản án, bản cáo trạng…phần lớn các loại văn bản được sử dụng chung với cả hai tư cách: Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, việc phân biệt những quy phạm pháp luật với những mệnh lệnh cá biệt nhiều khi rất khó khăn nên trong một số trường hợp người soạn thảo đưa lẫn lộn hai nhóm nội dung này vào trong cùng một văn bản, gây khó khăn cho hoạt dộng có liên quan (lựa chọn thủ tục soạn thảo, ban hành, sao gửi, đăng tải văn bản…) Ví dụ : Để thành lập đơn vị trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước, có hai nhóm nội dung cần xác lập là: Qui định về tên gọi, địa điểm đóng trụ sở, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thành lập đơn vị đó (những nội dung cá biệt) và các quy định về địa vị pháp lí, cơ cấu tổ chức của đơn vị được thành lập (các nội dung quy phạm). Xét về lý luận thì cần ban hành hai văn bản, một văn bản áp dụng pháp luật để thành lập ra đơn vị này (xác định tên gọi, nơi đóng trụ sở, trách nhiệm tổ chức thành lập), một văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ quan chủ quản, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị được thành lập. Trong hai văn bản đó, văn bản thành lập chỉ có giá trị trong việc hình thành nên đơn vị, là cơ sở để những chủ thể có liên quan tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc ra đời của đơn vị, như: giao đất, xây dựng trụ sở, bổ nhiệm người đứng đầu… và những việc này chỉ được thực hiện một lần, khi được thực hiện xong thì văn bản hết hiệu còn văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị được áp dụng nhiều lần, trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị sau này. Tuy nhiên, trên thực tiễn các nội dung đó thường được nhập chung trong văn bản thành lập đơn vị, làm lẫn lộn các nội dung được áp dụng nhiều lần.
Vì vậy, để văn bản áp dụng pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, người soạn thảo cần hết sức thận trọng, nghiên cứu kĩ pháp luật hiện hành để xác định chủ thể ban hành và hình thức văn bản cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Văn bản pháp luật là phương tiện chủ yếu, có tác động trực tiếp và sâu sắc đến hiệu lực và hiệu quả quản lí nhà nước. Văn bản áp dụng pháp luật là một loại văn bản pháp luật. xây dựng một văn bản áp dụng pháp luật cần tuân thủ những nội dung và hình thức do pháp luật qui định để đảm bảo văn bản đó được ban hành. Nhưng khi xây dựng văn bản áp dụng pháp luật, trước hết cần xác định đúng thẩm quyền giải quyết công việc phát sinh theo quy định của pháp luật hiện hành, vì nếu văn bản áp dụng pháp luật được ban hành trái thẩm quyền thì sẽ không có hiệu lực pháp luật và sẽ bị cấp có thẩm quyền huỷ bỏ.
Hiện nay, thẩm quyền ban hành văn bản áp dụng pháp luật khác nhau, như: hiến pháp, các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, các luật, pháp lệnh về quản lí nhà nước trong những lĩnh vực cụ thể…
Trong các quy định đó, có những trường hợp chỉ quy định chung chung về hình thức của một số văn bản áp dụng pháp luật, như: “Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”, “Các bản án và quyết định của toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được…tôn trọng”; nhưng cũng có trường hợp, song song với việc quy định về thẩm quyền giải quyết công việc còn xác định rõ hình thức văn bản áp dụng pháp luật cần ban hành khi giải quyết những việc đó, như: vừa qui định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vừa quy định về hình thức văn bản cần ban hành để xử phạt là quyết định. Trong những trường hợp này thì việc xác định thẩm quyền nội dung và thẩm quyền hình thức trong việc ban hành văn bản áp dụng pháp luật là tương đối thuận lợi.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tình trạng pháp luật chỉ quy định về thẩm quyền giải quyết công việc (thẩm quyền nội dung) mà không quy định về hình thức văn bản áp dụng pháp luật cần ban hành (thẩm quyền hình thức). Khi đó việc xác định hình thức văn bản áp dụng pháp luật là khá khó khăn.
Bên cạnh đó, cá biệt còn có trường hợp quy định không thống nhất về hình thức văn bản áp dụng pháp luật do cùng một loại chủ thể ban hành để giải quyết cùng một loại việc. Ví dụ: Cùng để thực hiện quyền kháng nghị của viện kiểm sát, hiện nay pháp luật quy định hai loại văn bản khác nhau là kháng nghị và quyết nghị.
Mặt khác, ngoại trừ một số ít loại văn bản được sử dụng thuần tuý là văn bản áp dụng pháp luật ,như bản án, bản cáo trạng…phần lớn các loại văn bản được sử dụng chung với cả hai tư cách: Văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi đó, việc phân biệt những quy phạm pháp luật với những mệnh lệnh cá biệt nhiều khi rất khó khăn nên trong một số trường hợp người soạn thảo đưa lẫn lộn hai nhóm nội dung này vào trong cùng một văn bản, gây khó khăn cho hoạt dộng có liên quan (lựa chọn thủ tục soạn thảo, ban hành, sao gửi, đăng tải văn bản…) Ví dụ : Để thành lập đơn vị trực thuộc cơ quan hành chính nhà nước, có hai nhóm nội dung cần xác lập là: Qui định về tên gọi, địa điểm đóng trụ sở, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị cấp dưới trong việc thành lập đơn vị đó (những nội dung cá biệt) và các quy định về địa vị pháp lí, cơ cấu tổ chức của đơn vị được thành lập (các nội dung quy phạm). Xét về lý luận thì cần ban hành hai văn bản, một văn bản áp dụng pháp luật để thành lập ra đơn vị này (xác định tên gọi, nơi đóng trụ sở, trách nhiệm tổ chức thành lập), một văn bản quy phạm pháp luật quy định về cơ quan chủ quản, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị được thành lập. Trong hai văn bản đó, văn bản thành lập chỉ có giá trị trong việc hình thành nên đơn vị, là cơ sở để những chủ thể có liên quan tiến hành các hoạt động cần thiết cho việc ra đời của đơn vị, như: giao đất, xây dựng trụ sở, bổ nhiệm người đứng đầu… và những việc này chỉ được thực hiện một lần, khi được thực hiện xong thì văn bản hết hiệu còn văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị được áp dụng nhiều lần, trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị sau này. Tuy nhiên, trên thực tiễn các nội dung đó thường được nhập chung trong văn bản thành lập đơn vị, làm lẫn lộn các nội dung được áp dụng nhiều lần.
Vì vậy, để văn bản áp dụng pháp luật được ban hành đúng thẩm quyền, người soạn thảo cần hết sức thận trọng, nghiên cứu kĩ pháp luật hiện hành để xác định chủ thể ban hành và hình thức văn bản cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: