Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
I- TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI:
1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái:
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng ra với phần còn lại của thế giới. Các quan hệ này thể hiện là quá trình luân chuyển hàng hoá, vốn trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình này làm xuất hiện các nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng ngoại thương và đầu tư quốc tế. Vì vậy, mỗi quốc gia phải xác định tỷ lệ trao đổi giữa đơn vị tiền tệ của nước mình (đồng nội tệ) với đơn vị tiền tệ của quốc gia khác (đồng ngoại tệ) thường là các ngoại tệ mạnh như USD, JPY, GBP, EUR, …Từ đó xuất hiện phạm trù “tỷ giá hối đoái”.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đồng tiền này được biểu thị thông qua đồng tiền khác.
Ví dụ: Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 09/07/2008 là 1 USD = 16.851VND
Nh¬ư vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ.
Đồng tiền đứng ở vị trí thứ nhất gọi là đồng tiền yết giá. Đồng tiền đứng ở vị trí thứ hai gọi là đồng tiền định giá.
Đồng tiền yết giá là đồng tiền thể hiện giá trị của nó qua đồng tiền định giá, có số đơn vị là 1
Tỷ giá đứng trước là tỷ giá mua của ngân hàng. Tỷ giá mua của ngân hàng là tỷ gía ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ vào. Tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán của ngân hàng. Tỷ giá bán của ngân hàng là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ ra.
2. Các phương pháp yết giá:
a) Phương pháp yết giá gián tiếp:
Là phương pháp biểu thị mà trong đó lấy đồng tiền trong nước làm 1 đơn vị để so sánh với số lượng tiền tệ nước ngoài.
1 nội tệ = x ngoại tệ
Theo phương pháp này thì bản tệ là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng tiền định giá. Đây là phương pháp thường dùng ở một số nước như: Anh, Mỹ, Úc, Newzealand, Euro.
b) Phương pháp yết giá trực tiếp:
Là phương pháp biểu thị mà trong đó lấy ngoại tệ làm một đơn vị để so sánh với số lượng tiền tệ trong nước.
1 ngoại tệ = x nội tệ
Với phương pháp này thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, nội tệ là đồng tiền định giá. Phương pháp này được dùng ở các nước còn lại trong đó có nước ta.
Trong bài nghiên cứu này tỷ giá hối đoái được niêm yết theo phương pháp trực tiếp nếu không có chú thích gì thêm.
3. Phân loại tỷ giá hối đoái:
Có nhiều loại tỷ giá khác nhau được sử dụng trên thị trường hối đoái, tuỳ từng trường hợp vào tiêu thức phân loại khác nhau.
a) Căn cứ vào đối tượng xác định:
Nếu phân loại theo đối tượng xác định, người ta chia ra hai loại tỷ giá:
Tỷ giá chính thức: là một loại tỷ giá do Ngân hàng Trung ương nước đó xác định và công bố.
Tỷ giá thị trường: là tỷ giá hình thành do quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái.
b) Căn cứ vào kỹ thuật giao dịch:
Nếu phân loại theo kỹ thuật giao dịch, người ta chia thành hai loại tỷ giá:
Tỷ giá giao ngay (spot): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc.
Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (forward): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng.
c) Căn cứ vào hoạt đông xuất - nhập khẩu:
Căn cứ tiêu thức này, người ta phân ra hai loại tỷ giá:
Tỷ giá xuất khẩu: là tỷ giá so sánh giữa tổng giá vốn hàng xuất khẩu tính trên sàn tàu bằng tiền nội địa so với ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng xuất khẩu, cụ thể là:
Tỷ giá xuất khẩu = tổng giá vốn tại sàn tàu bằng nội tệ / tổng ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng
Tỷ giá nhập khẩu: là tổng giá bán hàng nhập khẩu tại cảng nhập khẩu tính theo nội tệ so với ngoại tệ phải trả tính theo giá CIF tại cảng nhập khẩu, cụ thể:
Tỷ giá nhập khẩu = tổng giá bán hàng nhập khẩu tại cảng nhập khẩu / tổng ngoại tệ phải trả theo giá CIF tại cảng nhập khẩu
d) Căn cứ vào giá trị của tỷ giá:
Nếu căn cứ vào giá trị của tỷ giá, người ta chia làm hai loại:
Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá cả của một đồng tiền biểu thị qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được gọi là tỷ giá song phương(bilateral exchange rate). Đối với mỗi sự thay đổi tỷ giá song phương, ta đều biết đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào hạ giá. Vấn đề phức tạp đặt ra là tại một thời điểm nhất định, đồng tiền này lên giá, nhưng lại làm giảm giá đối với đồng tiền kia, vậy làm thế nào để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại? Để giải quyết vấn đề này, trong thực tế người ta dùng tỷ giá danh nghĩa đa biên - MNER (multiple nominal exchange rate) phản ánh sự thay đổi giá trị đồng tiền đối với tất cả các giá trị của đồng tiền còn lại và được biểu thị dưới dạng chỉ số. Để đơn giản, người ta chọn ra một rổ các đồng tiền mạnh được sử dụng chủ yếu trong thanh toán ngoại thương và căn cứ vào tỷ trọng thanh toán của từng đồng tiền để phân bổ tỷ trọng cho từng tỷ giá song phương theo nguyên tắc tỷ trọng thanh toán càng lớn thì tỷ trọng tỷ giá song phương cũng càng lớn. Ta có công thức tính MNER như sau:
Trong đó: MNER là tỷ giá danh nghĩa đa biên, e là chỉ số tỷ giá song phương, w là tỷ trọng của tỷ giá song phương, j số thứ tự của các tỷ giá song phương, i là số thứ tự kỳ tính toán.
Tỷ giá thực: là tỷ giá xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và ở nước ngoài, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Đặc tính quan trọng nhất của tỷ giá thực là nó thay mặt cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó. Để so sánh khả năng cạnh tranh của hai nước, người ta thường dựa vào tỷ giá thực song phương như sau:
Trong đó: ER là tỷ giá thực, e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa
CPI*; là chỉ số tỷ giá tiêu dùng ở nước ngoài
CPI: là chỉ số tỷ giá tiêu dùng trong nước
i: là số thứ tự kỳ tính toán.
Tỷ giá hối đoái thực có ý nghĩa quan trọng, bởi vì với các nhân tố khác không đổi:
Xét ở trạng thái tĩnh:
+ Nếu ER >1 thì nội tệ được coi là định giá thực quá thấp, ngoại tệ được coi là định giá thực quá cao. Điều này có nghĩa là:
Nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ ra ngoại tệ sẽ mua được ít hàng hoá ở nước ngoài hơn so với ở trong nước.
Nếu chuyển đổi đồng ngoại tệ ra nội tệ sẽ mua được nhiều hàng hoá trong nước hơn so với ở nước ngoài.
Do đó, khi tỷ giá thực lớn hơn 1 sẽ giúp cải thiện được cán cân thương mại.
+ Nếu ER < 1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá cao và nội tệ được coi là định giá thực quá thấp. Khi tỷ giá thực nhỏ hơn 1 làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi.
yếu, doanh số bán thường gấp 3-6 lần doanh số mua; đối tượng giao dịch tập trung chủ yếu vào các ngân hàng nước ngoài.
Nhằm khắc phục những bất cập nói trên, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc phát triển và mở rộng thị trường ngoại tệ hoán đổi, kỳ hạn, ngày 28/5/2004 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến việc giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng phép kinh doanh ngoại tệ. Từ đây, giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ hoán đổi, kỳ hạn đã được dỡ bỏ, cho phép thực hiện thông lệ quốc tế, và mở rộng từ mức 7-180 ngày như trước đây lên mức 3-365 ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và ngân hàng, khuyến khích thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển. Nhưng điểm đổi mới đáng chú ý nhất của quyết định trên là thay đổi cơ bản về cách thức quản lý mức tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa USD và VND, nên tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ gia tăng so với trần tỷ giá giao ngay theo tính toán chủ quan của NHNN trong từng thời kỳ mà cho phép TCTD và doanh nghiệp tự do xác định và thoả thuận trong pham vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là VND và USD.
Giải pháp cho nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi:
Muốn cho thị trường ngoại hối nói chung, nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi nói riêng có thể phát triển xa hơn thì cơ chế xác định tỷ giá, lãi suất đóng vai trò quyết định. Có thể thấy, mục đích chính của hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi là phòng chống rủi ro tỷ giá, vì trong cơ chế thị trường tỷ giá là đại lượng nhạy cảm với nhiều biến số nên biến động khôn lường. Nói cách khác, nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi chỉ có thể phát triển theo đúng nghĩa của nó khi tỷ giá được thay đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Khi chính sách cung cầu cố định trong một biên độ hẹp sẽ không tạo ra môi trường để phát triển các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đối.
Do đó, để nâng cao hơn nữa chức năng của nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi thì cần tạo thêm bước chuyển mới trong giao dịch hoán đổi, kỳ hạn ngoại tệ qua việc tạo nhiều cơ chế thông thoáng hơn cho hoạt động của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Điều này chắc chắn sẽ có tác dụng tích cực cho các TCTD và các doanh nghiệp trên thị trường ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi để họ có thể nâng cao lợi ích và tăng tính linh hoạt chủ động trước những rủi ro của thị trường khi có sự thay đổi đột ngột về tỷ giá, lãi suất, đồng thời hạn chế mức lỗ của các TCTD và khách hàng để từ đây tạo thói quen sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối. Hơn nữa, nó còn thể hiện một bước tiến mới trong công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước theo hướng tăng cường sự thông thoáng, tự do hoá trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đa dạng hoá và thúc đẩy thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển, đưa thị trường trong nước tiếp cận và hội nhập với ngân hàng quốc tế, nâng cao tính cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Cụ thê:
- Tăng cường thông tin thị trường về lưu chuyển ngoại hối và cán cân thanh toán làm cơ sở cho các đối tượng tham gia trên thị trường thực hiện đánh giá để có được quan điểm vững chắc về tỷ giá
- Xoá bỏ (hay tiến dần đến xoá bỏ) các quy chế ngăn cản hoạt động của thị trường, trong đó có các quy chế liên quan đến yêu cầu kết hối với NHTW, đánh thuế và phí đối với các giao dịch ngoại hối và các hạn chế đối với giao dịch liên ngân hàng
- Thống nhất và đơn giản hoá các văn bản quy phạm về ngoại hối và xoá bỏ sự kiểm soát đối với các hoạt động thị trường kỳ hạn khi mà các định chế tài chính đã đạt được một trình độ tinh vi nhất định trong việc quản lý rủi ro. Tránh các hiện tượng sửa đổi bất thường và thường xuyên của luật pháp để nâng cao tính minh bạch của thị trường và cắt giảm chi phí giao dịch.
Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ:
Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ và sự vận hành của nó trên thị trường hối đoái Việt Nam:
Trên thị trường hối đoái quốc tế, quyền chọn tiền tệ đã được sử dụng phổ biến từ thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, ngày 12/2/2003 Thống đốc NHNN đã chấp nhận đề nghị của ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK), cho phép ngân hàng này thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. Đối tượng tham gia giao dịch là mọi doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, còn đồng tiền giao dịch gồm tất cả các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, như: EUR, USD, GBP, AUD, CHF,… Ngày 23/3/2003, ngay sau khi chính thức khai trương nghiệp vụ này, EXIMBANK đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp lớn, 11 hợp đồng quyền chọn được ký kết. Và trong số đó, tính đến ngày 3/3/2003 đã có 5 quyền bán với tổng trị giá 150.000 EUR cùng 6 quyền mua với tổng trị giá 558.000 EUR và 5.000.00 JPI. Trong số đó có một hợp đồng quyền chọn mua với giá 200.000 EUR, đã được khách hàng thực hiện và thu lời 700 USD, số tiền tuy không lớn song đây là một minh chứng thực tế khá rõ về lợi ích của việc sử dụng công cụ bảo hiểm tỷ giá Option. Sự hưởng ứng nhệt tình của các doanh nghiệp cũng phần nào phản ánh nhu cầu bức xúc đối với việc mở rộng quy mô của các giao dịch quyền chọn.
Giải pháp cho nghiệp vụ quyền chọn ở Việt Nam:
Để nghiệp vụ quyền chọn có tác dụng lớn, tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ và thu hút được nhiều đối tác tham gia hơn, thiết nghĩ:
NHNN cần nghiên cứu để sớm quyết định cho phép tất cả các ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện giao dịch quyền chọn tiền tệ. Một khi có nhiều ngân hàng thương mại cùng thực hiện nghiệp vụ này, sẽ tạo điều kiện thực hiện hoạt động tái bảo hiểm giữa những ngân hàng thương mại trong nước, cũng như trên thị trường quốc tế, hơn nữa tạo thêm sự cạnh tranh về phí mua quyền giữa nhiều ngân hàng sẽ khiến nghiệp vụ này hấp dẫn hơn.
Bên cạnh việc cho phép mở rộng phạm vi đồng tiền giao dịch cho VND, NHNN cũng nên xen xét để nâng giới hạn đồng tiền giao dịch sang các loại ngoại tệ chưa có khả năng tự do chuyển đổi khác ngoài VND, nhằm làm tăng tính linh hoạt của các giao dịch quyền chọn.
Đây mới chỉ là giai đoạn đầu áp dụng, nên vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự xem quyền chọn là một công cụ hiệu quả khi muốn phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Bởi thế, các ngân hàng nên đưa ra những điều kiện ưu đãi nhằm kích thích lợi ích vật chất, đồng thời cần có biện pháp thích hợp tuyên truyền, phổ biến hay những chương trình giới thiệu giúp doanh nghiệp biết được lợi ích có thể mang lại cho họ từ nghiệp vụ quyền chọn. Chẳng hạn, từ sự suy đoán tỷ giá, doanh nghiệp không bị động về ngoại tệ trong thanh toán cho các hợp đồng mua bán ngoại thương cũng như xác định được giá thành các lô hàng nhập khẩu dù trong điều kiện tỷ giá biến động thế nào. Có như vậy, mới tạo cơ hội đưa doanh nghiệp tiếp cận và quen dần với việc sử dụng nghiệp vụ này.
NHNN cũng cần hỗ trợ để các ngân hàng thực hiện nghiệp vu quyền chọn một cách tốt hơn, bằng cách:
Mở chương trình đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ngân hàng để họ nắm vững và vận dụng hiệu quả Option trong thực tiễn.
Hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi.
Cùng với các nghiệp vụ giao ngay (Spot), kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swap) đã được giao dịch trên thị trường hối đoái Việt Nam, thì việc đưa vào áp dụng quyền chọn tiền tệ (Currency Option) là một biểu hiện của quá trình đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường hối đoái. Với một vài giải pháp vừa nêu, hi vọng sẽ góp phần hoàn thiện một bước việc vận dụng nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, trên cơ sở đó, góp phần phát triển thị trường hối đoái Việt Nam , từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
9. Một số chính sách hổ trợ khác
- Hình thành các công ty môi giới ngoại hối.Cũng như các thị trường khác, các công ty môi giới ngoại hối đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nhoại hối. Do thị trường ngoại hối của Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển, các phương tiện giao dịch chưa hiện đại, thì vai trò chắp nối cung cầu ngoại tệ của các công ty môi giới ngoại hối càng trở nên quan trọng và thiết thực hơn. Trong thời gian qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hoạt động đôi khi bị gián đoạn, tỷ giá trên thị trường chính thức và không chính thức quá chênh lệch, ngoài các nguyên nhân thuộc về tỷ giá, vai trò can thiệp của NHNN, tình trạng găm giữ ngoại tệ và phương tiện liên lạc còn lạc hậu vì có thể thiếu các công ty môi giới. Công ty môi giới sẽ là trung gian cho các NHTM có nhu cầu bán gặp gỡ với các ngân hàng có nhu cầu mua và ngược lại.
- Giám sát và có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với các khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài của các ngân hàng hay vay ngắn hạn của ngân hàng có bảo lãnh từ ngân hàng, các khoản trái phiếu bằng ngoại tệ kể cả trái phiếu chính phủ. Các khoản vay ngắn hạn thườg tăng lên rất nhanh gắn với tài trợ L/C nhập khẩu. Đây là yếu tố làm cho cung cầu ngoại tệ biến động mạnh và bất thường, gây khó khăn lớn cho việc điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất nội tệ cũng như ngoại tệ.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI, VÀ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
I- TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI:
1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái:
Trong quan hệ kinh tế quốc tế, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng ra với phần còn lại của thế giới. Các quan hệ này thể hiện là quá trình luân chuyển hàng hoá, vốn trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình này làm xuất hiện các nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán các hợp đồng ngoại thương và đầu tư quốc tế. Vì vậy, mỗi quốc gia phải xác định tỷ lệ trao đổi giữa đơn vị tiền tệ của nước mình (đồng nội tệ) với đơn vị tiền tệ của quốc gia khác (đồng ngoại tệ) thường là các ngoại tệ mạnh như USD, JPY, GBP, EUR, …Từ đó xuất hiện phạm trù “tỷ giá hối đoái”.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đồng tiền này được biểu thị thông qua đồng tiền khác.
Ví dụ: Tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 09/07/2008 là 1 USD = 16.851VND
Nh¬ư vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là một loại giá cả nhưng là giá cả của hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ.
Đồng tiền đứng ở vị trí thứ nhất gọi là đồng tiền yết giá. Đồng tiền đứng ở vị trí thứ hai gọi là đồng tiền định giá.
Đồng tiền yết giá là đồng tiền thể hiện giá trị của nó qua đồng tiền định giá, có số đơn vị là 1
Tỷ giá đứng trước là tỷ giá mua của ngân hàng. Tỷ giá mua của ngân hàng là tỷ gía ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ vào. Tỷ giá đứng sau là tỷ giá bán của ngân hàng. Tỷ giá bán của ngân hàng là tỷ giá ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ ra.
2. Các phương pháp yết giá:
a) Phương pháp yết giá gián tiếp:
Là phương pháp biểu thị mà trong đó lấy đồng tiền trong nước làm 1 đơn vị để so sánh với số lượng tiền tệ nước ngoài.
1 nội tệ = x ngoại tệ
Theo phương pháp này thì bản tệ là đồng tiền yết giá, ngoại tệ là đồng tiền định giá. Đây là phương pháp thường dùng ở một số nước như: Anh, Mỹ, Úc, Newzealand, Euro.
b) Phương pháp yết giá trực tiếp:
Là phương pháp biểu thị mà trong đó lấy ngoại tệ làm một đơn vị để so sánh với số lượng tiền tệ trong nước.
1 ngoại tệ = x nội tệ
Với phương pháp này thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, nội tệ là đồng tiền định giá. Phương pháp này được dùng ở các nước còn lại trong đó có nước ta.
Trong bài nghiên cứu này tỷ giá hối đoái được niêm yết theo phương pháp trực tiếp nếu không có chú thích gì thêm.
3. Phân loại tỷ giá hối đoái:
Có nhiều loại tỷ giá khác nhau được sử dụng trên thị trường hối đoái, tuỳ từng trường hợp vào tiêu thức phân loại khác nhau.
a) Căn cứ vào đối tượng xác định:
Nếu phân loại theo đối tượng xác định, người ta chia ra hai loại tỷ giá:
Tỷ giá chính thức: là một loại tỷ giá do Ngân hàng Trung ương nước đó xác định và công bố.
Tỷ giá thị trường: là tỷ giá hình thành do quan hệ cung cầu trên thị trường hối đoái.
b) Căn cứ vào kỹ thuật giao dịch:
Nếu phân loại theo kỹ thuật giao dịch, người ta chia thành hai loại tỷ giá:
Tỷ giá giao ngay (spot): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ được thực hiện chậm nhất sau hai ngày làm việc.
Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (forward): là tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng.
c) Căn cứ vào hoạt đông xuất - nhập khẩu:
Căn cứ tiêu thức này, người ta phân ra hai loại tỷ giá:
Tỷ giá xuất khẩu: là tỷ giá so sánh giữa tổng giá vốn hàng xuất khẩu tính trên sàn tàu bằng tiền nội địa so với ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng xuất khẩu, cụ thể là:
Tỷ giá xuất khẩu = tổng giá vốn tại sàn tàu bằng nội tệ / tổng ngoại tệ thu được theo giá FOB tại cảng
Tỷ giá nhập khẩu: là tổng giá bán hàng nhập khẩu tại cảng nhập khẩu tính theo nội tệ so với ngoại tệ phải trả tính theo giá CIF tại cảng nhập khẩu, cụ thể:
Tỷ giá nhập khẩu = tổng giá bán hàng nhập khẩu tại cảng nhập khẩu / tổng ngoại tệ phải trả theo giá CIF tại cảng nhập khẩu
d) Căn cứ vào giá trị của tỷ giá:
Nếu căn cứ vào giá trị của tỷ giá, người ta chia làm hai loại:
Tỷ giá danh nghĩa: là tỷ giá sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị trường ngoại hối, nó chính là giá cả của một đồng tiền biểu thị qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hoá và dịch vụ giữa chúng.
Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ được gọi là tỷ giá song phương(bilateral exchange rate). Đối với mỗi sự thay đổi tỷ giá song phương, ta đều biết đồng tiền nào lên giá và đồng tiền nào hạ giá. Vấn đề phức tạp đặt ra là tại một thời điểm nhất định, đồng tiền này lên giá, nhưng lại làm giảm giá đối với đồng tiền kia, vậy làm thế nào để biết được một đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại? Để giải quyết vấn đề này, trong thực tế người ta dùng tỷ giá danh nghĩa đa biên - MNER (multiple nominal exchange rate) phản ánh sự thay đổi giá trị đồng tiền đối với tất cả các giá trị của đồng tiền còn lại và được biểu thị dưới dạng chỉ số. Để đơn giản, người ta chọn ra một rổ các đồng tiền mạnh được sử dụng chủ yếu trong thanh toán ngoại thương và căn cứ vào tỷ trọng thanh toán của từng đồng tiền để phân bổ tỷ trọng cho từng tỷ giá song phương theo nguyên tắc tỷ trọng thanh toán càng lớn thì tỷ trọng tỷ giá song phương cũng càng lớn. Ta có công thức tính MNER như sau:
Trong đó: MNER là tỷ giá danh nghĩa đa biên, e là chỉ số tỷ giá song phương, w là tỷ trọng của tỷ giá song phương, j số thứ tự của các tỷ giá song phương, i là số thứ tự kỳ tính toán.
Tỷ giá thực: là tỷ giá xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước và ở nước ngoài, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Đặc tính quan trọng nhất của tỷ giá thực là nó thay mặt cho khả năng cạnh tranh quốc tế của nước đó. Để so sánh khả năng cạnh tranh của hai nước, người ta thường dựa vào tỷ giá thực song phương như sau:
Trong đó: ER là tỷ giá thực, e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa
CPI*; là chỉ số tỷ giá tiêu dùng ở nước ngoài
CPI: là chỉ số tỷ giá tiêu dùng trong nước
i: là số thứ tự kỳ tính toán.
Tỷ giá hối đoái thực có ý nghĩa quan trọng, bởi vì với các nhân tố khác không đổi:
Xét ở trạng thái tĩnh:
+ Nếu ER >1 thì nội tệ được coi là định giá thực quá thấp, ngoại tệ được coi là định giá thực quá cao. Điều này có nghĩa là:
Nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ ra ngoại tệ sẽ mua được ít hàng hoá ở nước ngoài hơn so với ở trong nước.
Nếu chuyển đổi đồng ngoại tệ ra nội tệ sẽ mua được nhiều hàng hoá trong nước hơn so với ở nước ngoài.
Do đó, khi tỷ giá thực lớn hơn 1 sẽ giúp cải thiện được cán cân thương mại.
+ Nếu ER < 1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá cao và nội tệ được coi là định giá thực quá thấp. Khi tỷ giá thực nhỏ hơn 1 làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi.
yếu, doanh số bán thường gấp 3-6 lần doanh số mua; đối tượng giao dịch tập trung chủ yếu vào các ngân hàng nước ngoài.
Nhằm khắc phục những bất cập nói trên, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc phát triển và mở rộng thị trường ngoại tệ hoán đổi, kỳ hạn, ngày 28/5/2004 Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến việc giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng phép kinh doanh ngoại tệ. Từ đây, giới hạn về thời hạn giao dịch ngoại tệ hoán đổi, kỳ hạn đã được dỡ bỏ, cho phép thực hiện thông lệ quốc tế, và mở rộng từ mức 7-180 ngày như trước đây lên mức 3-365 ngày nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và ngân hàng, khuyến khích thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển. Nhưng điểm đổi mới đáng chú ý nhất của quyết định trên là thay đổi cơ bản về cách thức quản lý mức tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa USD và VND, nên tỷ giá kỳ hạn giữa VND và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ gia tăng so với trần tỷ giá giao ngay theo tính toán chủ quan của NHNN trong từng thời kỳ mà cho phép TCTD và doanh nghiệp tự do xác định và thoả thuận trong pham vi mức tỷ giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai đồng tiền giao dịch là VND và USD.
Giải pháp cho nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi:
Muốn cho thị trường ngoại hối nói chung, nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi nói riêng có thể phát triển xa hơn thì cơ chế xác định tỷ giá, lãi suất đóng vai trò quyết định. Có thể thấy, mục đích chính của hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi là phòng chống rủi ro tỷ giá, vì trong cơ chế thị trường tỷ giá là đại lượng nhạy cảm với nhiều biến số nên biến động khôn lường. Nói cách khác, nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi chỉ có thể phát triển theo đúng nghĩa của nó khi tỷ giá được thay đổi theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Khi chính sách cung cầu cố định trong một biên độ hẹp sẽ không tạo ra môi trường để phát triển các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đối.
Do đó, để nâng cao hơn nữa chức năng của nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi thì cần tạo thêm bước chuyển mới trong giao dịch hoán đổi, kỳ hạn ngoại tệ qua việc tạo nhiều cơ chế thông thoáng hơn cho hoạt động của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Điều này chắc chắn sẽ có tác dụng tích cực cho các TCTD và các doanh nghiệp trên thị trường ngoại hối kỳ hạn, hoán đổi để họ có thể nâng cao lợi ích và tăng tính linh hoạt chủ động trước những rủi ro của thị trường khi có sự thay đổi đột ngột về tỷ giá, lãi suất, đồng thời hạn chế mức lỗ của các TCTD và khách hàng để từ đây tạo thói quen sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối. Hơn nữa, nó còn thể hiện một bước tiến mới trong công tác quản lý ngoại hối của Nhà nước theo hướng tăng cường sự thông thoáng, tự do hoá trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đa dạng hoá và thúc đẩy thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển, đưa thị trường trong nước tiếp cận và hội nhập với ngân hàng quốc tế, nâng cao tính cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Cụ thê:
- Tăng cường thông tin thị trường về lưu chuyển ngoại hối và cán cân thanh toán làm cơ sở cho các đối tượng tham gia trên thị trường thực hiện đánh giá để có được quan điểm vững chắc về tỷ giá
- Xoá bỏ (hay tiến dần đến xoá bỏ) các quy chế ngăn cản hoạt động của thị trường, trong đó có các quy chế liên quan đến yêu cầu kết hối với NHTW, đánh thuế và phí đối với các giao dịch ngoại hối và các hạn chế đối với giao dịch liên ngân hàng
- Thống nhất và đơn giản hoá các văn bản quy phạm về ngoại hối và xoá bỏ sự kiểm soát đối với các hoạt động thị trường kỳ hạn khi mà các định chế tài chính đã đạt được một trình độ tinh vi nhất định trong việc quản lý rủi ro. Tránh các hiện tượng sửa đổi bất thường và thường xuyên của luật pháp để nâng cao tính minh bạch của thị trường và cắt giảm chi phí giao dịch.
Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ:
Nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ và sự vận hành của nó trên thị trường hối đoái Việt Nam:
Trên thị trường hối đoái quốc tế, quyền chọn tiền tệ đã được sử dụng phổ biến từ thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, ngày 12/2/2003 Thống đốc NHNN đã chấp nhận đề nghị của ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK), cho phép ngân hàng này thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. Đối tượng tham gia giao dịch là mọi doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam, còn đồng tiền giao dịch gồm tất cả các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, như: EUR, USD, GBP, AUD, CHF,… Ngày 23/3/2003, ngay sau khi chính thức khai trương nghiệp vụ này, EXIMBANK đã nhận được sự hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp lớn, 11 hợp đồng quyền chọn được ký kết. Và trong số đó, tính đến ngày 3/3/2003 đã có 5 quyền bán với tổng trị giá 150.000 EUR cùng 6 quyền mua với tổng trị giá 558.000 EUR và 5.000.00 JPI. Trong số đó có một hợp đồng quyền chọn mua với giá 200.000 EUR, đã được khách hàng thực hiện và thu lời 700 USD, số tiền tuy không lớn song đây là một minh chứng thực tế khá rõ về lợi ích của việc sử dụng công cụ bảo hiểm tỷ giá Option. Sự hưởng ứng nhệt tình của các doanh nghiệp cũng phần nào phản ánh nhu cầu bức xúc đối với việc mở rộng quy mô của các giao dịch quyền chọn.
Giải pháp cho nghiệp vụ quyền chọn ở Việt Nam:
Để nghiệp vụ quyền chọn có tác dụng lớn, tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ và thu hút được nhiều đối tác tham gia hơn, thiết nghĩ:
NHNN cần nghiên cứu để sớm quyết định cho phép tất cả các ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện giao dịch quyền chọn tiền tệ. Một khi có nhiều ngân hàng thương mại cùng thực hiện nghiệp vụ này, sẽ tạo điều kiện thực hiện hoạt động tái bảo hiểm giữa những ngân hàng thương mại trong nước, cũng như trên thị trường quốc tế, hơn nữa tạo thêm sự cạnh tranh về phí mua quyền giữa nhiều ngân hàng sẽ khiến nghiệp vụ này hấp dẫn hơn.
Bên cạnh việc cho phép mở rộng phạm vi đồng tiền giao dịch cho VND, NHNN cũng nên xen xét để nâng giới hạn đồng tiền giao dịch sang các loại ngoại tệ chưa có khả năng tự do chuyển đổi khác ngoài VND, nhằm làm tăng tính linh hoạt của các giao dịch quyền chọn.
Đây mới chỉ là giai đoạn đầu áp dụng, nên vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa thực sự xem quyền chọn là một công cụ hiệu quả khi muốn phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Bởi thế, các ngân hàng nên đưa ra những điều kiện ưu đãi nhằm kích thích lợi ích vật chất, đồng thời cần có biện pháp thích hợp tuyên truyền, phổ biến hay những chương trình giới thiệu giúp doanh nghiệp biết được lợi ích có thể mang lại cho họ từ nghiệp vụ quyền chọn. Chẳng hạn, từ sự suy đoán tỷ giá, doanh nghiệp không bị động về ngoại tệ trong thanh toán cho các hợp đồng mua bán ngoại thương cũng như xác định được giá thành các lô hàng nhập khẩu dù trong điều kiện tỷ giá biến động thế nào. Có như vậy, mới tạo cơ hội đưa doanh nghiệp tiếp cận và quen dần với việc sử dụng nghiệp vụ này.
NHNN cũng cần hỗ trợ để các ngân hàng thực hiện nghiệp vu quyền chọn một cách tốt hơn, bằng cách:
Mở chương trình đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ ngân hàng để họ nắm vững và vận dụng hiệu quả Option trong thực tiễn.
Hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi.
Cùng với các nghiệp vụ giao ngay (Spot), kỳ hạn (Forward), hoán đổi (Swap) đã được giao dịch trên thị trường hối đoái Việt Nam, thì việc đưa vào áp dụng quyền chọn tiền tệ (Currency Option) là một biểu hiện của quá trình đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường hối đoái. Với một vài giải pháp vừa nêu, hi vọng sẽ góp phần hoàn thiện một bước việc vận dụng nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, trên cơ sở đó, góp phần phát triển thị trường hối đoái Việt Nam , từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
9. Một số chính sách hổ trợ khác
- Hình thành các công ty môi giới ngoại hối.Cũng như các thị trường khác, các công ty môi giới ngoại hối đóng vai trò là cầu nối giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường nhoại hối. Do thị trường ngoại hối của Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển, các phương tiện giao dịch chưa hiện đại, thì vai trò chắp nối cung cầu ngoại tệ của các công ty môi giới ngoại hối càng trở nên quan trọng và thiết thực hơn. Trong thời gian qua thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hoạt động đôi khi bị gián đoạn, tỷ giá trên thị trường chính thức và không chính thức quá chênh lệch, ngoài các nguyên nhân thuộc về tỷ giá, vai trò can thiệp của NHNN, tình trạng găm giữ ngoại tệ và phương tiện liên lạc còn lạc hậu vì có thể thiếu các công ty môi giới. Công ty môi giới sẽ là trung gian cho các NHTM có nhu cầu bán gặp gỡ với các ngân hàng có nhu cầu mua và ngược lại.
- Giám sát và có biện pháp quản lý hữu hiệu đối với các khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài của các ngân hàng hay vay ngắn hạn của ngân hàng có bảo lãnh từ ngân hàng, các khoản trái phiếu bằng ngoại tệ kể cả trái phiếu chính phủ. Các khoản vay ngắn hạn thườg tăng lên rất nhanh gắn với tài trợ L/C nhập khẩu. Đây là yếu tố làm cho cung cầu ngoại tệ biến động mạnh và bất thường, gây khó khăn lớn cho việc điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất nội tệ cũng như ngoại tệ.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Thực trạng tỷ giá hối đoái Việt Nam, khuyến nghị rủi ro về tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ), thực trạng hiện nay của hối đoái kỳ hạn, Một số công cụ trong chính sách điều hành tỷ giá hối đoái, thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam qua các thời kỳ, tỷ giá hối đoái tại Việt Nam thực trạng và giải pháp, thực trạng tỷ giá hối đoái và chính sách của việt nam qua các năm, thực trạng thi truong hối đoái của Việt Nam, thực trạng tỷ giá hối đoái và chính sáchtỷ giá hối đoái của việt nam, chế độ tỷ giá hối đoái được điều hành bởi ngân hàng nhà nước việt nam, THỰC TRẠNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VIỆT NAM NĂM 2020, điều hành tỷ giá hối đoái của việt nam qua các năm, chính sách điều hành tỷ giá hối đoái hiện nay, thành công điều hành chính sách tỷ giá qua các năm, thực trạng điều hành chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam năm 2016, phân tich chính sách điều hành tỷ giá của Lào qua các thời kỳ, Thực trạng chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam hiện nay, chính sách tỷ giá hối đoái của việt nam trong tương lai, thực trạng tỷ giá hối đoái VN 2012
Last edited by a moderator: