Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
BÍ KÍP CHINH PHỤC MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Chương I :Đối tượng nghiên cứu, vị trí, vai trò của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý, khoa học xã hội và nhân văn I. Đối tượng nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật 1. Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là một ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học pháp lý Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là một ngành khoa học xã hội và nhân văn Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là một ngành khoa học pháp lý 2. Đối tượng nghiên cứu của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật Các quy luật cơ bản về sự tồn tại, phát triển của nhà nước và pháp luật Các khái niệm cơ bản về nhà nước, pháp luật Các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của nhà nước và các lĩnh vực pháp luật Các giá trị cơ bản của nhà nước và pháp luật II. Định nghĩa Lý luận chung về nhà nước và pháp luật Là một ngành khoa học pháp lý độc lập, bao gồm hệ thống các tri thức cơ bản bao quát toàn bộ đời sống nhà nước và pháp luật, được thể hiện ở các học thuyết, khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, quan điểm khoa học về nhà nước và pháp luật Chương II : Phương pháp luận, các phương pháp nghiên cứu và phương hướng phát triển của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật I. Phương pháp luận của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Khái niệm phương pháp luận của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Phương pháp luận là cơ sở xuất phát điểm, là hệ thống các cách thức, phương pháp, phương tiện để nhận thức các hiện tượng khách quan, là phương pháp tiếp cận các vấn đề cần nghiên cứu

phương pháp luận của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật là cơ sở xuất phát điểm để tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhà nước và pháp luật, là quan điểm chỉ đạo quá trình nhận thức, thực tiễn các hoạt động xã hội – pháp lý; là hệ thống các nguyên tắc, phạm trù có mối liên hệ mật thiết tạo thành phương pháp, cách thức nhận thức các hiện tượng nhà nước và pháp luật trong đời sống xã hội

Những yêu cầu cơ bản trong phương pháp luận của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Trên quan điểm duy vật biện chứng, cần xem xét các hiện tượng nhà nước và pháp luật trong mối quan hệ với cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội
Trên quan điểm duy vật lịch sử, các vấn đề nhà nước và pháp luật cần được đặt trong những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khách quan của xã hội II. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Phương pháp trìu tượng khoa học
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp thống kê
Phương pháp quy nạp và diễn dịch
Phương pháp so sánh
Phương pháp xã hội học
Phương pháp hệ thống Chương III: Nguồn gốc, bản chất và vai trò của nhà nước I. Nguồn gốc nhà nước

Tính xã hội của nhà nước được thể hiện, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, nhà nước còn phải quan tâm đến việc bảo đảm, bảo vệ, giải quyết lợi ích ở mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội và các vấn đề chung của toàn xã hội
Tính xã hội là một thuộc tính tất yếu khách quan của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước sẽ không tồn tại được nếu không quan tâm đến quyền lợi của giai tầng khác, không giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh. III. Những đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản của nhà nước

Các đặc trưng cơ bản của nhà nước

Đặc trưng 1: nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy thực hiện cưỡng chế và quản lý đời sống xã hội:
Đặc trưng 2: nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ (dấu hiệu dân cư và lãnh thổ):
Đặc trưng 3: nhà nước có chủ quyền quốc gia:.
Đặc trưng 4: nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và đảm bảo sự thực hiện pháp luật
Đặc trưng 5: nhà nước có quyền định ra và thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc:

Định nghĩa nhà nước Nhà nước là hình thức (cách) tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của xã hội. Chương IV: Kiểu, hình thức, chức năng và bộ máy nhà nước

I. Kiểu nhà nước -Kiểu nhà nước là tổng thể những dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của nhà nước thể hiện bản chất giai cấp, vai trò xã hội và những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định -Theo Mác, xã hội loài người từ khi có giai cấp cho tới nay đã tồn tại bốn hình thái kinh tế xã hội là chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa và tương ứng với bốn hình thái kinh tế xã hội

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước cao nhất và cuối cùng trong lịch sử nhân loại, có sứ mệnh lịch sử là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản – một xã hội không còn giai cấp. II. Hình thức nhà nước và chế độ chính trị

Hình thức nhà nước

Khái niệm hình thức nhà nước thể hiện cách thức tổ chức quyền lực nhà nước - Hình thức nhà nước gồm hình thức chính thể và hình thức cấu trúc nhà nước - Hình thức chính thể nhà nước là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập, mối quan hệ giữa chúng với nhau, và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thành lập các cơ quan nhà nước đó

Có hai dạng chính thể là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà. 3

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top