xshiro_kut3x

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng
LỜI MỞ ĐẦU

Trước xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng sẽ là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống kinh tế thế giới. Những mắt xích này kết nối với nhau tạo ra hiệu quả chung trong quá trình phát triển chính nhờ con đường ngoại thương. Có thể nói ngoại thương đã, đang và sẽ trở thành lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước trong đó có Việt Nam. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật,… với nhiều nước trên thế giới.
Thấy rõ được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của nền kinh tế, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã quyết tâm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, không ngừng mở rộng và phân công lao động hợp tác quốc tế ở trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, chúng ta có thể tiếp thu những công nghệ tiên tiến, khắc phục những yếu kém lạc hậu về mặt kỹ thuật, công nghệ sản xuất, tạo sức mạnh cho xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Cũng như thông qua hoạt động xuất nhập khẩu cũng ta có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình trên thị trường quốc tế và tạo uy tín trong kinh doanh, phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Thực tế cho thấy thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, bước đầu góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc nền kinh tế nước ta và vị thế mới trên trường quốc tế.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Mà một trong số đó là những bất cập trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu, làm chậm quá trình xuất khẩu, giảm uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới. Qua quá trình thực tập ở công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng, em nhận thấy trong công tác thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty vẫn còn những hạn chế nhất định. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng”. Mục đích của chuyên đề là đưa ra một số giải pháp giúp cho công ty có thể hoàn thiện và đẩy nhanh quy trình thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Chuyên đề có kết cấu gồm 3 phần như sau :
Chương I : Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu và tình hình xuất khẩu gỗ trên thế giới và ở Việt Nam.
Chương II : Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty Nam Việt Hoàng trong thời gian qua
Chương III : Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ của công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng.













CHƯƠNG I : QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỖ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1.Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ
1.1.1. Các bước trong quy trình thực hiện xuất khẩu gỗ
1.1.1.1. Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C
Thanh toán bằng L/C là một bước rất cần thiết đối với nhà xuất khẩu vì nó đảm bảo khả năng thu hồi lại vốn sau khi hợp đồng được thực hiện.
Người ta sẽ dựa vào hợp đồng mua bán và bản thân L/C để kiểm tra L/C. L/C sau khi được viết ra sẽ độc lập với hợp đồng và ngân hàng lúc đó chỉ chịu trách nhiệm về hình thức mà không chịu về bản chất của L/C.
Bên xuất khẩu sẽ có trách nhiệm kiểm tra tất cả nội dung của L/C như : ngân hàng mở L/C, tên người mở L/C, ngày mở L/C, trị giá L/C ,tất cả các chi tiết này đều phải đảm bảo chính xác. Trong trường hợp L/C không phù hợp với nội dung hợp đồng, người bán sẽ thông báo cho người mua biết , lúc này người mua sẽ phải làm đơn để xin sửa L/C. Người bán sẽ phải kiểm tra lại L/C một lần nữa sau khi nhận được L/C đã sửa chữa. Bên bán sẽ không giao hàng cho người mua trong trường hợp L/C không phù hợp với hợp đồng nhằm đảm bảo an toàn cho người xuất khẩu.
1.1.1.2. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu và các chứng từ liên quan
Hiện nay Nhà nước đã ban hành cơ chế khuyến khích xuất khẩu, do đó các doanh nghiệp không cần đi xin giấy phép xuất khẩu cho từng hợp đồng như trước nữa. Điều này sẽ giúp giảm bớt thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp rất nhiều.
Khâu chuẩn bị giao hàng là một giai đoạn quan trọng vì nó là cơ sở để thực hiện các khâu tiếp theo. Sau khi đã kiểm tra L/C , các doanh nghiệp sẽ tiến hành chuẩn bị hàng để xuất khẩu.
Bên xuất khẩu sẽ căn cứ vào nội dung của hợp đồng và L/C để chuẩn bị hàng hóa theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận. Bao gồm 3 giai đoạn sau :
* Tập trung thu gom hàng xuất khẩu
Việc sản xuất hàng xuất khẩu ở nước ta hiện nay còn phân tán , chưa tập trung , do đó để thực hiện được các cam kết trong hợp đồng xuất khẩu thì chủ hàng phải chuẩn bị hàng theo đúng số lượng, đúng tên hàng, đảm bảo phù hợp về chất lượng và phải giao đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. Vì vậy việc chuẩn bị và thu gom hàng xuất khẩu đòi hỏi nhiều cố gắng từ phía doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thu gom hàng xuất khẩu từ những nguồn hàng khác nhau, bao gồm :
- Nguồn hàng do doanh nhiệp tự sản xuất.
- Nguồn hàng doanh nghiệp thu mua từ các đại lý hay thu mua trực tiếp từ các doanh nghiệp khác.
- Nguồn hàng doanh nghiệp nhận xuất khẩu ủy thác từ một doanh nghiệp khác.
- Nguồn hàng do doanh nghiệp đặt ở một doanh nghiệp khác thực hiện gia công.
Trong các trường hợp kể trên, trừ trường hợp nguồn hàng do doanh nghiệp tự sản xuất, các trường hợp khác doanh nghiệp sẽ phải kí các hợp đồng kinh tế như: hợp đồng gia công hàng xuất khẩu, hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp đồng ủy thác, hợp đồng liên doanh liên kết, hợp đồng hàng đổi hàng…
* Đóng gói hàng hóa
Trong quá trình buôn bán quốc tế hàng hóa đều phải được đóng gói bao bì để thuận tiện trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Người ta sẽ căn cứ vào những quy định trong hợp đồng và L/C , để tiến hành việc đóng gói hàng hóa. Ngoài ra còn phải căn cứ vào đặc tính của hàng hóa, phương tiện dùng để vận chuyển hàng hóa, điều kiện khí hậu ở nơi sản xuất và nơi hàng hóa sẽ đến, cũng như các tác động bên ngoài trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Đóng gói hàng hóa ngoài tác dụng bảo quản hàng nó còn có tác dụng hướng dẫn tiêu dùng và quảng cáo. Bao bì dùng để đóng gói phải đảm bảo các điều kiện như :
- Hàng hóa phải được an toàn.
- Giảm chi phí sản xuất bao bì.
- Phải có tính thẩm mỹ.
Các nguyên tắc sau thường được áp dụng để đóng gói hàng hóa ở các doanh nghiệp :
- Hàng hóa thường sẽ được đóng gói tại nơi sản xuất nếu biết rõ các đặc tính, nơi đi và nơi đến của hàng hóa, trong quá trình vận chuyển hàng sẽ không bị thay đổi.
- Phần kí mã hiệu ghi trên bao bì hàng hóa sẽ để lại sau khi đóng gói hoàn chỉnh nếu không biết nơi đi và nơi đến của hàng.
- Phải tái chế lại hàng hóa tại các cảng nếu trên đường vận chuyển hàng bị biến đổi.
* Kẻ kí mã hiệu
Kí mã hiệu là những kí hiệu bằng số, bằng chữ hay hình vẽ ghi trên bao bì để cung cấp các thông tin về quá trình bốc dỡ, bảo quản và vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Đây là khâu quan trọng và cũng là khâu cuối cùng trong quá trình chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu. Mục đích của khâu này là đảm bảo thuận lợi đồng thời tránh sự nhầm lẫn trong quá trình giao nhận hàng hóa. Kí mã hiệu trên bao bì hàng hóa phải đáp ứng được các yêu cầu như:
- Nội dung ghi kí mã hiệu phải chính xác.
- Các kí mã hiệu sử dụng phải theo tiêu chuẩn quốc tế, đơn giản, dễ đọc , dễ hiểu.
- Kí mã hiệu phải được đặt ở nơi dễ đọc trên bao bì hàng hóa.
- Phải đảm bảo việc kẻ kí mã hiệu không gây ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.
1.1.1.3. Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Người xuất khẩu có trách nhiệm kiểm tra hàng hóa trước khí giao về số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao bì…
Công tác kiểm tra hàng hóa xuất khẩu là khâu rất quan trọng vì nó giúp phân định rõ trách nhiệm của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu cũng như người tiêu dùng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hậu quả xấu. Từ đó có thể đảm bảo uy tín của nhà sản xuất và nhà xuất khẩu, cũng như duy trì tốt mối quan hệ buôn bán trong thương mại quốc tế.
1.1.1.4. Thuê phương tiện vận tải.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, dựa vào đặc tính , kich thước , trọng lượng của hàng hóa, các bên sẽ tiến hành việc thuê phương tiện vận tải. Việc thuê phương tiện này phải căn cứ vào điều kiện giao hàng ghi trong hợp đồng là FOB, CIF, DES, DEQ, hay DDP…
Việc căn cứ vào trọng lượng của hàng hóa để thuê phương tiện vận tải phù hợp là rất quan trọng. vì nó giúp cho các bên có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Bên cạnh đó phải dựa vào đặc điểm của hàng hóa để xác định sẽ vận chuyển bằng phương tiện gì. Hàng rời hay hàng đóng trong container, hàng hóa đặc biệt hay thông dụng, vận chuyển trên chuyến đặc biệt hay bình thường, vận chuyển một chiều hay hai chiều, chở hàng liên tục hay chở hàng theo chuyến, thuê phương tiện vận chuyển đường biển, đượng bộ , đường sắt hay đường hàng không…
1.1.1.5. Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Trong thương mại quốc tế, thông thường hàng hóa sẽ được vận chuyển đi xa trong những điều kiện khác nhau. Vì vậy hàng hóa dễ gặp phải những rủi ro không mong muốn như mất mát, hư hỏng, do đó để giảm bớt thiệt hại khi các rủi ro có thể xảy ra, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế thường mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình.
Bảo hiểm là hợp đồng cam kết giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm , trong đó người bảo hiểm sẽ có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm những mất mát, thiệt hại về hàng hóa do những rủi ro đã được thảo thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm sẽ phải trả chi phí bảo hiểm cho người bảo hiểm.
Các loại hợp đông bảo hiểm gồm có:
- Hợp đồng bảo hiểm bao (open policy)
- Hợp đồng bảo hiểm chuyến (voyage policy)
Hiện nay thường áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính như sau:
- Bảo hiểm mọi rủi ro (A)
- Bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng (B)
- Bảo hiểm không bồi thường tổn thất riêng (C).
1.1.1.6. Giao hàng cho người vận chuyển
Trong kinh doanh thương mại quốc tế có rất nhiều cách vận tải với những quy trình giao nhận hàng hóa khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu được vận chuyển theo đường biển, do đó vận tải đường biển đóng một vai trò rất quan trọng . Các bước doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm :
- Lập bảng kê hàng hóa chuyên chở (cargo list) cho người vận tải.
- Làm việc với cơ quan điều độ cảng để biết các kế hoạch giao hàng
- Lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng vào cảng.
- Bốc hàng lên tàu
- Lấy biên lai thuyền phó sau khi đã giao nhận hàng xong.
- Sử dụng biên lại thuyền phó để lấy vận đơn đường biển. Phải đảm bảo lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo, đã bốc hàng và phải chuyển nhượng được. Vận đơn đường biển sẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển.
Thông báo các thông tin cần thiết về việc vận chuyển hàng cho người mua nắm rõ.
1.1.1.7. Lập bộ chứng từ thanh toán.
Trong hoạt động thương mại, thanh toán là một phần quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích của quá trình này đối với nhà nhập khẩu là sau khi đã thanh toán tiền hàng sẽ chắc chắn nhận được hàng theo yêu cầu trong hợp đồng, còn đối với nhà xuất khẩu là khi gia hàng sẽ đảm bảo chắc chắn nhận được tiền hàng.
Quá trình thanh toán diễn ra dưới nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào việc các bên lựa chọn hình thức nào để thanh toán. Điều này sẽ được quy định rõ trong nội dung của hợp đồng. Các cách thanh toán quốc tế thường gặp như: thanh toán bằng cách chuyển tiền, thanh toán bằng thư tín dụng hay thanh toán bằng cách nhờ thu.
* Thanh toán bằng thư tín dụng
Nếu nội dung của hợp đồng quy định việc thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì trước khi đến thời hạn giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp xuất khẩu phải thường xuyên nhắc người mua mở thư tín dụng (L/C) đúng thời hạn. Người xuất khẩu sau khi nhận được L/C phải kiểm tra kĩ về nội dung của L/C. Đối với công tác lập bộ chứng từ thanh toán thì yêu cầu đặt ra là phải chính xác, nhanh chóng, phù hợp về cả hình thức và nội dung với yêu cầu của L/C.
* Thanh toán bằng cách nhờ thu
Nếu nội dung của hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán sẽ thực hiện bằng phương pháp nhờ thu thì sau khi giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải tiến hành lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để ủy thác việc đòi tiền. Yêu cầu đối với bộ chứng từ này là phải nhanh chóng, chính xác, phù hợp với nội dung của hợp đồng.

* Thanh toán bằng cách giao chứng từ trả tiền
Khi hợp đồng xuất khẩu hàng hóa quy định thanh toán bằng cách giao chứng từ trả tiền , thì đến kì hạn giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận, người xuất khẩu sẽ phải yêu cầu người nhập khẩu làm thủ tục thanh toán tại ngân hàng. Sau khi ngân hàng thông báo cho người xuất khẩu biết đã thực hiện quá trình thanh toán, người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu. Đồng thời người nhập khẩu sẽ hoàn thành bộ chứng từ thanh toán phù hợp và xuất trình cho ngân hàng để được thanh toán tiền hàng.
* Thanh toán bằng cách chuyển tiền
Nếu trong hợp đồng xuất khẩu, các bên nhất trí thanh toán bằng cách chuyển tiền thì sau khi giao hàng xong, người xuất khẩu sẽ lập một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của hợp đồng và gửi cho người nhập khẩu. Người nhập khẩu sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ có trách nhiệm chuyển tiền thanh toán đến ngân hàng, sau đó ngân hàng sẽ gửi giấy báo đến cho doanh nghiệp xuất khẩu.
1.1.1.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, việc các tranh chấp, khiếu nại có thể xảy ra là điều khó tránh khỏi. Do đó các bên phải tiến hành thương lượng để đạt được có thể đi đến một sự thống nhất về lợi ích, thỏa mãn nhu cầu của nhau. Bên cạnh đó thông qua khiếu nại, các vấn đề tranh chấp được giải quyết sẽ đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên, không làm ảnh hưởng đến uy tín của nhau cũng như tiết kiệm được những chi phí không mong muốn. Các trường hợp khiếu nại thường hay gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu:
- Người mua khiếu nại người bán
- Người bán khiếu nại người mua
- Người bán hay người mua khiếu nại người vận tải hàng và bảo hiểm.
Tùy theo mức độ và nội dung khiếu nại mà người mua và người bán có thể tự giải quyết với nhau một cách hợp lý, nếu không tự giải quyết được có thể căn cứ vào các quy định trong hợp đồng để đưa đơn khiếu nại lên trọng tài kinh tế hay tòa án.
Quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu sử dụng một số chứng từ cơ bản như sau :
- Chứng từ hàng hóa
- Chứng từ vận tải
- Chứng từ bảo hiểm
- Chứng từ kho hàng
- Chứng từ hải quan
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ của doanh nghiệp gỗ
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ
Nhóm các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm gỗ nói riêng. Các yếu tố này được biểu hiện như nền văn hóa của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu thành như tập quán, thói quen, phong tục, truyền thống, lễ nghi, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp…Các yếu tố này hình thành và phát triển cùng với quá trình vận hành của doanh nghiệp. Chúng tạo nên cho từng doanh nghiệp bản sắc và tinh thần đặc trưng riêng.
Các nhân tố sau có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ:
* Chính sách và pháp luật của Nhà nước có liên quan chặt chẽ đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp gỗ. Do đó các doanh nghiệp phải tuân theo các chính sách pháp luật này ở hiện tại đồng thời xây dựng các kế hoạch phù hợp trong tương lai.

Để khắc phục vấn đề này , công ty bên cạnh việc tiếp tục duy trì kênh thu mua thì ngoài ra công ty nên tổ chức các đại lý thu mua của mình tại tất cả các vùng nguyên liệu mà tại đó có các vùng trồng và sản xuất lớn.
Công ty cần cử cán bộ có trình độ xuống từng đại lý để giám sát việc thu mua nguyên liệu, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm khi mua về.
Cần nắm bắt khả năng cung ứng nguyên liệu của các đại lý, doanh nghiệp.
Giải quyết sớm những yêu cầu về giá, thanh toán tiền kịp thời, kiểm định chất lượng nguyên liệu của các đại lý thu mua.
Các đại lý thu mua nguyên liệu của công ty cũng phải thực hiện những nhiệm vụ như:
- Thu mua nguyên liệu theo khung giá mà công ty đã đề ra
- Thanh toán tiền kịp thời và đầy đủ, đảm bảo uy tín của công ty với nhà cung ứng nguyên liệu
- Kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên liệu thu mua.
Bộ máy thu mua phải gọn nhẹ, năng động, cán bộ thu mua phải có năng lực , trình độ, nắm rõ nguồn hàng
3.2.3. Nâng cao năng lực trình độ quản lý cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nguồn nhân lực là nhân tố rất quan trọng. Do đó công ty cần áp dụng hợp lý các hình thức đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ , kiến thức cho cán bộ, công nhân viên đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công ty.
Công ty cần thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ , đảm bảo cho đội ngũ cán bộ không bị lạc hậu về tri thức.
Mặt khác công ty cũng nên có những buổi nói chuyện chuyên đề , phổ biến và cập nhật cho công nhân viên toàn công ty những kiến thức, thông tin mới về tình hình kinh tế trong nước, cũng như trên thế giới, các chính sách Nhà nước có liên quan đến ngành.
Thực hiện tuyển chọn nhân viên mới vào đảm bảo yêu cầu về chuyên môn và phải qua quá trình tuyển chọn nghiêm túc, chặt chẽ.
Công ty cũng cần quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của các công nhân viên hơn nữa như thực hiện các hình thức khen thưởng khuyến khích…
3.2.4. Nâng cao công tác kiểm tra L/C
Đa số các hợp đồng xuất khẩu hiện nay của công ty đều sử dụng cách thanh toán bằng L/C, do đây là hình thức thanh toán dễ áp dụng và khả năng thu hồi tiền hàng khá an toàn. Quá trình kiểm tra L/C phải được tiến hành cẩn thận, chặt chẽ nhằm tránh những rủi ro , tranh chấp không mong muốn.
Ngay sau khi nhận được thông bao từ ngân hàng về L/C, công ty phải cho cán bộ kiểm tra L/C một cách cẩn thận, đảm bảo nội dung L/C phải phù hợp với nội dung của hợp đồng. Nếu thấy sai sót thì phải báo ngay cho ngân hàng và nhà nhập khẩu để kịp thời sửa chữa.
3.2.5. Hoàn thiện lập bộ chứng từ thanh toán.
Việc lập bộ chứng từ thanh toán là khâu rất quan trọng , nó đảm bảo việc doanh nghiệp được ngân hàng chấp nhận thanh toán hay không. Do đó trong bộ chứng từ thanh toán, công ty phải có các giấy tờ cần thiết sau:
- Thư tín dụng (L/C) : công ty cần có đầy đủ các chứng từ yêu cầu trong L/C
- Vận đơn hàng hóa phải là vận đơn sạch. Trong vận đơn phải ghi giao hàng đúng cảng đã quy định trong L/C.
- Các chứng từ: Nội dung hàng hóa ghi trên chứng từ phải trùng khớp với nội dung ghi trên L/C.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu công ty cũng phải tiến hành nhanh chóng các thủ tục quy định của Nhà nước, cũng như có những biện pháp đề phòng những rủi ro có thể xảy ra dẫn đến phát sinh những tranh chấp ngoài mong muốn.













KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, thương mại quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó cho phép các quốc gia mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của mình, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của xuất nhập khẩu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành những chính sách khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước. Công ty Nam Việt Hoàng cũng như các công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu khác, trong quá trình trao đổi mua bán với nước ngoài đã gặp phải không ít những khó khăn cần tháo gỡ. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi đổi mới cách kinh doanh, hoàn thiện công tác quản lý mà một trong đó là hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty.
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nam Việt Hoàng. Trong thời gian qua tuy gặp phải không ít khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng hoàn thành tốt các hợp đồng xuất khẩu đã kí kết, đảm bảo uy tín đối với bạn hàng nước ngoài. Tuy nhiên quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty vẫn còn những hạn chế nhất định. Sau một thời gian nghiên cứu em xin đưa ra một số giải pháp kiến nghĩ với công ty nhằm đẩy mạnh và hoàn thiện hơn nữa quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty hơn nữa.
Qua đây , em xin chân thành Thank cô giáo Dương Thị Ngân , cùng các cán bộ trong công ty Nam Việt Hoàng đã nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài viết của mình.




DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Kiều, năm 2006, Thanh toán quốc tế, NXB Thống Kê.
2. PGS - TS Nguyễn Duy Bột, năm 1997, Giáo trình thương mại quốc tế, NXB Thống Kê.
3. GS- TS Võ Thanh Thu , năm 2005, Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê.
4. Triệu Hồng Cảm, năm 2006, Vận tải quốc tế và bảo hiểm vận tải quốc tế, NXB Văn hóa Sài Gòn.
5. Website :
6. Website :
7. Website :
8. Website :
9. Website :
10. Website :
11. Website :
12. Website :
13. Website :
14. Website :
15. Website :
16. Website :







MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GỖ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 3
1.1.Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ 3
1.1.1. Các bước trong quy trình thực hiện xuất khẩu gỗ 3
1.1.1.1. Giục người mua mở L/C và kiểm tra L/C 3
1.1.1.2. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu và các chứng từ liên quan 3
1.1.1.3. Kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu. 6
1.1.1.4. Thuê phương tiện vận tải. 6
1.1.1.5. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 6
1.1.1.6. Giao hàng cho người vận chuyển 7
1.1.1.7. Lập bộ chứng từ thanh toán. 8
1.1.1.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 9
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ của doanh nghiệp gỗ 10
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ 10
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp gỗ 12
1.3. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên thế giới và ở Việt Nam 15
1.3.1. Tình hình xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên thế giới 15
1.3.1.1. Tổng quan thị trường gỗ thế giới 15
1.3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu đồ gỗ nội thất trên thế giới. 17
1.3.2. Diễn biến thị trường xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam 19
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY NAM VIỆT HOÀNG TRONG THỜI GIAN QUA 23
2.1. Khái quát về công ty cổ phần phát triển công nghiệp gỗ xuất khẩu Nam Việt Hoàng. 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 23
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.1.1.2. Giới thiệu về công ty 23
2.1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh 24
2.1.2. Bộ máy hoạt động của công ty 24
2.1.2.1. Văn phòng công ty : 24
2.1.2.2. Các chi nhánh nhà máy trực thuộc 25
2.1.2.3. Đại hội đồng cổ đông 25
2.1.2.4. Hội đồng quản trị 25
2.1.2.5. Ban Kiểm soát 26
2.1.2.6. Tồng giám đốc 27
2.1.2.7. Các phòng ban của công ty 28
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty 31
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Nam Việt Hoàng 32
2.2.1. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây 32
2.2.2. Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty Nam Việt Hoàng 34
2.3. Thực trạng quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ tại công ty Nam Việt Hoàng 35
2.3.1. Trình tự tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty 35
2.4. Thực trạng tình hình tổ chức thực hiện hợp đồng 41
2.4.1. Tình hình kí kết hợp đồng xuất khẩu của công ty 41
2.4.2. Tình hình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty 41
2.5. Nhận xét chung về tình hình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ tại công ty Nam Việt Hoàng trong thời gian qua. 43
2.5.1. Đánh giá chung 43
2.5.2. Những thuận lợi 43
2.5.3. Những tồn tại trong quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu 44
CHƯƠNG III : NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GỖ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GỖ XUẤT KHẨU NAM VIỆT HOÀNG 45
3.1. Định hướng xuất khẩu tại công ty Nam Việt Hoàng trong những năm tới 45
3.1.1. Những cơ hội và thách thức của công ty 45
3.1.2. Phương hướng, nhiệm vụ , kế hoạch của công ty trong thời gian tới. 46
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu gỗ của công ty Nam Việt Hoàng. 47
3.2.1. Chú trọng công tác giám sát và điều hành thực hiện hợp đồng 47
3.2.2. Đẩy mạnh công tác thu mua, tạo nguồn hàng xuất khẩu. 48
3.2.3. Nâng cao năng lực trình độ quản lý cho cán bộ công nhân viên trong công ty. 49
3.2.4. Nâng cao công tác kiểm tra L/C 49
3.2.5. Hoàn thiện lập bộ chứng từ thanh toán. 50
KẾT LUẬN 51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top