no_promises1026

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tại công ty thuốc lá Thăng Long là cơ hội để em có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết một vấn đề thực tiễn tại công ty nhằm củng cố kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực hiện công việc quản trị, rèn luyện kỹ năng, phương pháp làm việc của bản thân. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu ban đầu tại công ty thuốc lá Thăng Long, em đã phần nào nhận biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm bắt được tình hình thực hiện các chức năng quản trị của công ty. Từ đó em đã viết ba báo cáo thực tập tổng hợp, nhằm miêu tả một cách khái quát các mặt, các hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực liên quan khác của công ty. Nội dung của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty
Chương 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Chương 3: Đánh giá tổng hợp về công ty
Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ thường xuyên, tận tình của thầy giáo Th.S. Đặng Ngọc Sự và của các cô chú, anh chị trong phòng thị trường cũng như các phòng ban khác trong công ty.
Do thời gian , kinh nghiệm và trình độ có hạn nên dù đã có rất nhiều cố gắng song bản báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong phòng thị trường để bản báo cáo này hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1. Giới thiệu về công ty
1.1. Khái quát về công ty
Công ty thuốc lá Thăng Long-trước đây là nhà máy thuốc lá Thăng Long- được thành lập ngày 06/01/1957. Ngày 06/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 318/2005/QĐ-TTg chuyển nhà máy thuốc lá Thăng Long thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Thăng Long.
- Tên gọi đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Thăng Long
Tên viết tắt: Công ty thuốc lá Thăng Long
Tên giao dịch quốc tế: Thăng Long tobacco company limited
Tên viết tắt Vinataba Thăng Long
- Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng Công ty thuốc lá Việt Nam
- Tài khoản: Số 1500311-000003 tại Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội
- Mã số thuế: 0100100054
- Địa chỉ: 235, Nguyễn Trãi- Thanh xuân- Hà Nội
- Tel: (043)858.4342- 858.4441
- Fax: (043)858.4344
- Email: [email protected]
- Diện tích mặt bằng: 64.266,5 m2
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu
+ Chế tạo, gia công, sửa chữa thiết bị chuyên ngành thuốc lá
+ Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
- Năng lực sản xuất hiện tại: 700 triệu bao/ năm
- Nộp ngân sách năm 2009: 734,096 tỷ đồng
1.2. Quá trình phát triển công ty
Lịch sử phát triển của Công ty được chia làm các giai đoạn sau:
1.2.1. Giai đoạn 1957-1995: Giai đoạn khắc phục khó khăn và tiến hành đổi mới
Sau khi nhà máy chính thức được thành lập, với sự chỉ đạo của Bộ Công Nghiệp, toàn thể cán bộ công nhân nhà máy khẩn trương bắt tay vào lao động sản xuất với quyết tâm cao.
Nhưng đây cũng là thời kỳ khó khăn: máy móc thiếu, chủ yếu làm bằng thủ công, nhà xưởng chật hẹp, sản xuất trong điều kiện chiến tranh nên nhà máy phải thường xuyên di dời các trang thiết bị, máy móc do đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm còn thấp. Tuy nhiên sau năm 1985, nhà máy bắt đầu bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển sản xuất, bộ máy quản lý được kiện toàn, các ban chức năng trở thành các phòng quản lý bao gồm: kỹ thuật, tài chính, tổ chức… đến năm 1995, nhà máy đã tiến hành đổi mới sản xuất bằng việc lắp đặt dây chuyền chế biến sợi thuốc lá của Trung Quốc, thuộc loại hiện đại ở khu vực Đông Nam Á và hiện đại nhất của ngành thuốc lá Việt Nam thời kỳ này. Đây cũng là quãng thời gian nhà máy vượt qua khó khăn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế nước ta dịch chuyển dần sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
1.2.2. Giai đoạn từ 1996 đến nay: Giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế
Chiến lược đầu tư chiều sâu tiếp tục được thực hiện và được xây dựng thành kế hoạch thực hiện. Công ty lắp đặt thêm một dây chuyền bao cứng đồng thời cải tiến một máy đóng bao Đông Đức để đóng bao có đầu lọc trong năm 1997. Năm 1999, công ty đã mua một dây chuyền sản xuất thuốc lá đầu lọc công suất 2.500 điếu/phút cho phân xưởng bao mềm, một dây chuyền sản xuất thuốc lá đầu lọc bao cứng đồng bộ công suất 6.000 điếu/phút. Năm 2003, công ty lắp đặt thiết bị nén khí. Năm 2005 công ty đầu tư thêm hai dây chuyền đóng bao 10 điếu phục vụ xuất khẩu…
Công ty đã chủ động năng động, sáng tạo, mở rộng hợp tác sản xuất thuốc lá với các hãng nổi tiếng trên thế giới như hãng BAT, Hiệp hội Thuốc lá Mỹ, Tập đoàn kinh doanh thuốc lá của các nước Trung Đông, Châu Âu, Đông Nam Á… xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài. Sản phẩm thuốc lá bao truyền thống tiêu thụ trong nước ngày càng tăng trưởng.
Công ty cũng đã quyết định xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000. Đến năm 2005, công ty đã được cấp lại Chứng nhận ISO 9001: 2000 với thời hạn hết năm 2008.
Thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước, công ty đã được chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên theo quyết định số 318/2005/QĐ-TTg ngày 06/12/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ.
Trong những năm tới, Công ty tiếp tục tập trung đầu tư chiều sâu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm xây dựng Công ty ngày càng phát triển, Công ty mong muốn và sẵn sàng hợp tác sản xuất kinh doanh với các đơn vị trong và ngoài nước.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty
2.1. Cơ cấu sản xuất
Sản phẩm của Công ty được sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn với quy trình công nghệ khép kín từ khâu cung ứng nguyên vật liệu đầu vào đến khi hoàn thành sản phẩm đầu ra. Quá trình sản xuất được phân lịch theo từng tuần đảm bảo đúng tiến độ, ở các phân xưởng được chia thành các tổ, trong mỗi tổ có một tổ trưởng chịu trách nhiệm chính.
Hệ thống sản xuất của công ty được xây dựng theo kiểu dây chuyền vì vậy quá trình sản xuất nối tiếp nhau.

Công ty thuốc lá Thăng Long hiện có bốn phân xưởng sản xuất với cơ cấu như sau:

MỤC LỤC

MỘT SỐ THUẬT NGỮ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 2
1. Giới thiệu về công ty 2
1.1. Khái quát về công ty 2
1.2. Quá trình phát triển công ty 2
1.2.1. Giai đoạn 1957-1995: Giai đoạn khắc phục khó khăn và tiến hành đổi mới 2
1.2.2. Giai đoạn từ 1996 đến nay: Giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế 3
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 4
2.1. Cơ cấu sản xuất 4
2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý 6
3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp 10
3.1. Về sản phẩm 10
3.2. Về thị trường 11
3.2.1. Thị trường cung ứng nguyên vật liệu 11
3.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 12
3.3. Về khách hàng 13
3.4. Về máy móc thiết bị công nghệ 14
3.5. Về nguyên vật liệu 16
3.6. Về lao động 17
3.8. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới 21
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 23
1. Hoạt động nghiên cứu thị trường 23
2. Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty 25
3. Quản lý nguyên vật liệu và thành phẩm 26
3.1. Quản lý nguyên vật liệu 26
3.2. Quản lý thành phẩm 28
5. Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 32
5.1. Sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ 32
5.2. Doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách 34
5.3. Lao động tiền lương 35
5.4. Một số thành tựu khác 37
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 38
1. Những thành tích đạt được 38
2. Một số tồn tại và hạn chế 39
3. Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay 40
4. Một số kiến nghị 42
4.1. Kiến nghị với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam 42
4.2. Kiến nghị với nhà nước 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty 5
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty thuốc lá Thăng Long 7
Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty Thuốc Lá Thăng Long 18
Bảng 2: Năng suất lao động bình quân giai đoạn 2005-2009 20
Bảng 3: Cơ cấu vốn của công ty qua 5 năm 2005-2009 21
Bảng 4: Tình hình tồn kho nguyên vật liệu của công ty 27
Bảng 5: Tình hình tồn kho sản phẩm của công ty 29
Sơ đồ 4: Hệ thống kênh phân phối 30
Bảng 6: Sản lượng và giá trị sản phẩm sản xuất và tiêu thụ giai đoạn 2005-2009 33
Bảng 7: Các chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách các năm 2005-2009 34
Phụ lục 1: Sơ đồ tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất 45
Phụ lục 2: Năng lực thiết bị sản xuất 46

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1. Những thành tích đạt được
Công ty thuốc lá Thăng Long là một công ty lớn trong ngành sản xuất và kinh doanh thuốc lá với thị phần chiếm khoảng trên 20%. Kết quả này có được là nhờ tổng thể các hoạt động quản trị có hiệu quả của công ty. Có thể kể tới những thành tích của công ty như:
Về công tác quản trị tiêu thụ, Sản phẩm của công ty đã thích ứng được với nhu cầu của thị trường, khối lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng cao. Công ty đã tích cực nghiên cứu và xây dựng cho mình một danh mục, chủng loại sản phẩm phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Chính vì vậy, sản phẩm của công ty đưa ra thị trường với chất lượng ngày một cao, góp phần đáng kể vào việc tăng thị phần. Điều này cũng giúp công ty nâng cao được lòng tin của khách hàng, giữ được khách hàng cũ và thâm nhập vào thị trường mới dễ dàng hơn.
Chính sách giá bán được xây dựng và điều chỉnh trên cơ sở đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi và đảm bảo sức cạnh tranh cho sản phẩm về giá, công ty đã tiến hành một cơ chế tiêu thụ linh hoạt, đa dạng, tạo thuận lợi cho tất cả khách hàng trong khâu thanh toán và mua hàng, thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, luôn hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu kinh doanh chung giữa công ty và các đại lý của mình. Công ty cũng đã thực hiện tốt công tác dịch vụ khách hàng, hỗ trợ việc bán hàng dễ dàng thuận tiện hơn.
Hệ thống kênh phân phối của công ty đã hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, mở rộng được phạm vi thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước. Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường ngày càng được công ty chú trọng và đầu tư.
Công ty đã vận dụng một cách khôn khéo và sáng tạo các công cụ marketing như chính sách trợ giá, giảm giá, tăng mức chiết khấu, các kỹ thuật yểm trợ bán hàng... để đem lại thành công trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời gian qua.
Về công tác quản trị nguyên vật liệu, công tác xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu được xây dựng trên một số căn cứ khá hoàn chỉnh, sát với thực tế nên công ty đã xây dựng các kế hoạch về cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và đạt hiệu quả cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Hệ thống kho tàng tại công ty đã đạt được những yêu cầu nhất định về kỹ thuật cũng như về kinh tế, được bố trí phù hợp với nơi sản xuất. Công ty đã có sự phân công quản lý rõ ràng, đội ngũ cán bộ công nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao. Do vậy việc bảo quản dự trữ nguyên vật liệu được tiến hành khá tốt. Tỷ lệ nguyên vật liệu hao hụt, giảm chất lượng ở trong mức cho phép. Công tác cấp phát nguyên vật liệu được thực hiện theo hạn mức tiêu dùng, luôn kịp thời, nhanh chóng và phù hợp với tình hình sản xuất. Xây dựng được một hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu tương đối hoàn chỉnh cho tất cả các sản phẩm. Việc thống kê, kiểm kê nguyên vật liệu tại công ty luôn bám sát vào các tài liệu và sổ sách cũng như thực tế sản xuất của phân xưởng. Việc thực hiện kiểm kê tốt và xử lý thừa thiếu nguyên vật liệu kịp thời đã góp phần quản lý chặt chẽ, hạn chế lượng nguyên vật liệu hư hỏng, mất mát.
Nhìn chung tổng thể các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thuốc lá Thăng Long trong thời gian qua đã được thực hiện một cách có hiệu quả, quy mô sản xuất được mở rộng và hiện đại hóa, cơ cấu tổ chức dần dần hoàn thiện để phù hợp với các chiến lược phát triển của công ty.
2. Một số tồn tại và hạn chế
Bất kì một sự vật hiện tượng nào cũng có tính hai mặt của nó. Trong một doanh nghiệp, bên cạnh những mặt tốt thì cũng luôn tồn tại những nhược điểm, những tồn tại cần hạn chế, khắc phục. Tại công ty thuốc lá Thăng Long bên cạnh những kết quả đạt được, công ty còn một số những yếu điểm cần khắc phục.
Trong công tác nghiên cứu và phát triển thị trường còn hạn chế, việc nghiên cứu thị trường và tâm lý khách hàng chưa thực sự có hiệu quả, lượng thông tin thu thập được tương đối ít, còn phụ thuộc vào phán đoán chủ quan của cán bộ nghiên cứu, các hoạt động phát triển thị trường của công ty còn đơn giản, triển khai một cách đồng loạt mà chưa tính tới các đặc điểm khác biệt của các khu vực thị trường.
Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty mang lại hiệu quả chưa cao, công ty đã tập trung nghiên cứu và đưa ra thị trường khá nhiều sản phẩm mới. Các sản phẩm được tung ra thị trường khá nhiều nhưng chưa có định hướng và quan điểm toàn diện về sản phẩm nên không ít sản phẩm đã không được thị trường chấp nhận và nhanh chóng phải rút lui. Cơ cấu, danh mục, chủng loại sản phẩm của công ty tuy rất đa dạng, phong phú nhưng chưa bao quát được toàn bộ các nhóm khách hàng, đối tượng khách hàng. Nhãn hiệu sản phẩm còn hạn chế nội dung, ý tưởng.
Hoạt động phân phối của công ty còn nhiều hạn chế, thị trường của công ty tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ và một số tỉnh Tây Bắc còn khu vực thị trường rộng lớn từ Nam Trung Bộ trở vào các tỉnh phía Nam chưa khai thác hiệu quả.
Công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty còn có một số những yếu điểm, công ty chưa có những chiến lược, kế hoạch dài hạn và nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động nghiên cứu thị trường và nhà cung cấp nguyên vật liệu. Việc đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp vẫn chủ yếu dựa trên các mối quan hệ truyền thống đã có, công ty chưa tích cực tìm kiếm các nhà cung cấp mới. Phương pháp đánh giá và lựa chọn cũng chưa thật sự hợp lý và khoa học. Hệ thống kho của công ty còn chậm được tu sửa, nâng cấp, thiếu các máy móc hiện đại. Trình độ quản lý của cán bộ vật tư còn hạn chế, chưa được đào tạo thường xuyên, chuyên sâu về các nghiệp vụ quản lý kinh tế nên việc điều hành các công việc liên quan không đạt hiệu quả cao, đôi khi còn gây lãng phí thời gian và tiền bạc.
3. Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay
* Những cơ hội
Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã mở ra cho ngành thuốc lá nước ta nói chung và công ty thuốc lá Thăng Long nói riêng những cơ hội như:
- Cùng với các cam kết giảm thuế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, ngành thuốc lá được hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng phụ liệu, vì phần lớn phụ liệu sản xuất thuốc lá phải nhập khẩu. Đây chính là cơ hội để công ty có thể giảm giá thành sản phẩm tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường
- Cùng với việc nới lỏng điều kiện đầu tư, liên doanh hợp tác nước ngoài, giúp công ty thuốc lá Thăng Long có điều kiện tiếp cận với công nghệ sản xuất và trình độ quản lý cao của nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư thuốc lá.
- Được áp dụng các mức thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu với tư cách là thành viên WTO. Điều này tạo điều kiện cho công ty có thể gia tăng sản lượng thuốc lá xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ từ đó có thể nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
Là một nước đang phát triển dân số trên 80 triệu người, Việt Nam được đánh giá là một thị trường ổn định và rộng lớn. Theo dự báo nghiên cứu tiêu dùng thuốc lá của Viện kinh tế kỹ thuật Việt Nam thì tiêu dùng thuốc lá ở nước ta sẽ tiếp tục tăng tới một mức ổn định khoảng 2,5 tỷ bao/năm. Điều này mở ra cơ hội lớn cho ngành thuốc lá nói chung và công ty thuốc lá Thăng Long nói riêng.
*Những thách thức
Hội nhập kinh tế đã mở ra cho công ty thuốc lá Thăng Long những cơ hội phát triển mới nhưng đồng thời nó cũng tạo ra những khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty như:
- Áp lực cạnh tranh ngay trên sân nhà:
+ Việt Nam là thành viên của WTO nên việc mở cửa thị trường là một điều kiện bắt buộc mà nước ta phải thực hiện. Điều này tạo điều kiện cho thuốc lá ngoại nhập khẩu chính thức tham gia thị trường nội địa hình thành tâm lý tiêu dùng thuốc lá ngoại mở đường cho thuốc lá ngoại nhập lậu tràn vào thị trường cũng là một nguy cơ tiềm ẩn thách thức các nhãn hiệu thuốc lá sản xuất trong nước nói chung và công ty thuốc lá Thăng Long nói riêng
+ Áp lực rà soát danh mục GEL của AFTA/CEPT vẫn liên tục đặt ra. Nếu không bảo vệ được các mặt hàng thuốc lá trong GEL, có nghĩa là thuốc lá sẽ được tự do mậu dịch giữa Việt Nam và ASEAN với mức thuế 0-5%. Đây thực sự là một nguy cơ đối với sự tồn tại và phát triển của ngành thuốc lá nội địa vì là hiệp định khu vực, có giá trị ưu tiên cao hơn các hiệp định đa phương quốc tế (như WTO), vì thuốc lá nhập lậu không phải từ đâu xa mà ngay từ các nước trong khu vực ASEAN ở cạnh Việt Nam tràn sang như : Campuchia, Indonesia, Philipines, Lào… Nếu được tự do mậu dịch thì lượng thuốc lá này không còn là thuốc lá lậu mà chính thức được tự do tràn vào thị trường Việt Nam với mức thuế nhập khẩu bằng 0%. Khi đó, công ty thuốc lá Thăng Long sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các hãng thuốc lá quốc tế và khu vực trên chính thị trường truyền thống của mình.
- Áp lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu:
+ FCTC(Công ước khung về kiểm soát thuốc lá) đã được công nhận và phê chuẩn trên hầu hết các nước trên thế giới cùng với hàng loạt các chính sách siết chặt việc nhập khẩu và hạn chế tiêu dùng thuốc lá. Đây cũng là hàng rào bảo hộ vô hình mà chính phủ các nước sử dụng để bảo hộ ngành sản xuất thuốc lá nội địa và ngăn cản nhập khẩu. Điều này tạo ra khó khăn lớn cho công ty trong việc thâm nhập vào các thị trường mới ở nước ngoài
+ Năng lực cạnh tranh xuất khẩu của công ty còn yếu, hiệu quả xuất khẩu còn chưa cao, mẫu mã quy cách bao bì sản phẩm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng ngày càng cao của thị trường nước ngoài. Thuốc lá xuất khẩu của công ty gặp phải cạnh tranh gay gắt của thuốc lá Trung Quốc, Thái Lan… trên các thị trường xuất khẩu.
Bên cạnh đó, sự tác động của Nghị định số 12/2000/NĐ-CP của Chính Phủ về “Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000- 2010” và gần đây nhất đó là các chính sách về việc quy định trên mỗi vỏ bao thuốc lá phải in dòng chữ ”HÚT THUỐC LÁ CÓ THỂ GÂY UNG THƯ PHỔI” và sắp tới có thể có thêm các hình ảnh khác trên vỏ bao thuốc lá nhằm hạn chế tiêu dùng thuốc lá. Tiếp theo phải kể tới đó là quy định xử phạt hút thuốc lá tại một số nơi công cộng, bệnh viện, trường học... Những điều này đã tạo tâm lý giảm dần sức mua của người tiêu dùng, làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng khó khăn.Thêm nữa, tình trạng thuốc lá nhập lậu vẫn chưa được cải thiện, hàng giả, hàng nhái không giảm... đã tạo thêm áp lực cho việc tiêu thụ thuốc lá của công ty.
4. Một số kiến nghị
4.1. Kiến nghị với Tổng công ty thuốc lá Việt Nam
Hiện nay, cùng với việc gia nhập WTO ngành sản xuất thuốc lá nói chung và công ty thuốc lá Thăng Long nói riêng không còn được hưởng những chính sách ưu đãi như trước kia trên lĩnh vực sản xuất các sản phẩm này, trong những năm đầu này công ty gặp một số khó khăn nhất định. Tổng công ty nên có những sự trợ giúp nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như:
Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường thuốc lá trên thế giới và trong nước về tình hình sản xuất, nhu cầu, sự biến động của thị trường...
Hỗ trợ đào tạo cán bộ nghiên cứu thị trường, có trình độ am hiểu luật pháp, nghiệp vụ và ngoại ngữ tốt.
Hỗ trợ chuyển giao các công nghệ, máy móc thiết bị mới về sản xuất thuốc lá, các phần mềm về quản trị trong đó có các phần mềm ứng dụng về quản lý nguyên vật liệu, kênh phân phối...
Việc phân phối hạn ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu thuốc lá cần hợp lý hơn để việc nhập khẩu nguyên liệu được dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả.
Tổ chức các cuộc hội thảo, hỗ trợ vốn, tăng cường liên doanh liên kết giữa các thành viên trong hoạt động xuất nhập khẩu thuốc lá và các nguyên liệu, vật tư phụ liệu dùng trong sản xuất thuốc lá...
4.2. Kiến nghị với nhà nước
Mối quan hệ lợi ích qua lại giữa các doanh nghiệp là rất rõ nét. Nhà nước càng tạo cho doanh nghiệp phát triển thì nguồn đóng góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Các doanh nghiệp cũng sẽ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động xã hội tại địa phương và cấp Nhà nước.
Vì vậy, để có thể thực hiện được những mục tiêu đặt ra trong thời gian tới thì ngoài nỗ lực của công ty, công ty cũng cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước ở một số lĩnh vực sau:
Hiện nay, công ty vẫn phải nhập khẩu một lượng nguyên liệu từ nước ngoài nên giá cao, chi phí vận chuyển lớn, thời gian giao hàng dài. Nhà nước nên có sự đầu tư hơn để phát triển những vùng nguyên liệu trong nước, giá cả phải chăng, chất lượng ổn định để công ty có thể thu mua từ các nguồn này, tránh tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước ngoài.
Do trong thời gian tới công ty vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài. Do đó, Nhà nước nên có chính sách tỷ giá tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu cũng như xuất khẩu thuốc lá của công ty. Cần hoàn thiện các văn bản pháp quy, biểu thuế nhập khẩu nguyên vật liệu dùng trong sản xuất thuốc lá và có những thông báo kịp thời xuống công ty.
Nhà nước nên có sự trao đổi, cung cấp các thông tin về thị trường, khoa học công nghệ với công ty. Như các thông tin về cơ chế chính sách, sự thay đổi môi trường kinh tế, môi trường của ngành hay môi trường tự nhiên..., các thông tin về các loại máy móc thiết bị mới, nguồn nguyên liệu mới... Đây là các thông tin cần thiết cho công ty.
Mạng lưới giao thông vận tải ngày càng được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập như thủ tục đi đường phức tạp, có nhiều trạm kiểm soát, đường xá nhiều nơi chưa được nâng cấp, chưa đảm bảo cho những chuyến vận chuyển đường dài, có thể gây chậm tiến độ cung ứng... Do đó, Nhà nước nên tăng cường các biện pháp để giảm thiểu tình trạng trên. Chính sách vay vốn cũng cần thay đổi theo xu hướng đơn giản hóa thủ tục cho vay...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

tranthuy1011

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thuốc lá Thăng Long
SV: Đỗ Anh Tuấn Báo cáo thực tập tổng hợp 2 LỜI MỞ ĐẦU Thực tập tại công ty thuốc lá Thăng Long là cơ hội để em có thể vận dụng tổng hợp các kiến thức đã được trang bị vào việc giải quyết một vấn đề thực tiễn tại công ty nhằm củng cố kiến thức lý luận và nâng cao năng lực thực hiện công việc quản trị, rèn luyện kỹ năng, phương pháp làm việc của bản thân. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu ban đầu tại công ty thuốc lá Thăng Long, em đã phần nào nhận biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm bắt được tình hình thực hiện các chức năng quản trị của công ty. Từ đó em đã viết ba báo cáo thực tập tổng hợp, nhằm miêu tả một cách khái quát các mặt, các hoạt động sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực liên quan khác của công ty. Nội dung của báo cáo thực tập tổng hợp gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về công ty Chương 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Chương 3: Đánh giá tổng hợp về công ty Trong quá trình nghiên cứu, em đã nhận được sự giúp đỡ thường xuyên, tận tình của thầy giáo Th.S. Đặng Ngọc Sự và của các cơ chú, anh chị trong phòng thị trường cũng như các phòng ban khác trong công ty. Do thời gian , kinh nghiệm và trình độ có hạn nên dự đã có rất nhiều cố gắng song bản báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn cùng toàn thể các cơ chú, anh chị trong phòng thị trường để bản báo cáo này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
ad chia sẻ cho em với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu điện Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Bảo Trân Châu Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích thống kê tình hình sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính của Xí nghiệp Sông Đà 12.5 thời kỳ 2003 – 200 Luận văn Kinh tế 0
C Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và kết quả hoạt động tài chính Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích tình hình hoạt động & xây dựng chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty may Nhà Bè Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT AG qua ba năm 2001-2003 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top