Ghost_luv

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU.
Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà nội, với diện tích 314 Km2, chiếm 1/3 diện tích thành phố và dân số chỉ chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố. Bằng sự phát huy nội lực của chính mình, biết vận dụng xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển, Sóc Sơn đã dần phát huy vai trò là ngoại thành của trung tâm phát triển kinh tế thứ hai của đất nước. Với cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, cùng sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp (Trung tâm công nghiệp Nội Bài), các cụm công nghiệp, các làng nghề được đầu tư phát triển, đã biến Sóc Sơn từ một huyện thuần nông, với nông nghiệp là chủ yếu thì giờ đây, cơ cấu kinh tế Sóc Sơn đã được chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Công nghiệp_dịch vụ_nông nghiệp chiếm tỷ trọng tương ứng là 41.4%_33.5%_24.1%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10.43%/năm trong giai đoạn 2001-2005, cao hơn mức bình quân của cả nước (7.5%/năm). Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, các chương trình xóa đói giảm cùng kiệt đạt nhiều thành quả đáng phấn khởi. Tất cả những thành tựu đó là do sự chỉ đạo hợp lý, có chiến lược cụ thể của HĐND Huyện cùng với sự nhất trí đồng lòng của toàn thể người dân Sóc Sơn trong thời gian qua. Nhưng bên cạnh những thành tựu là những khó khăn mà Huyện Sóc Sơn vẫn đang nỗ lực để giải quyết. Đó là sự cùng kiệt nàn, Sóc Sơn được coi là huyện cùng kiệt nhất trong số 14 quận huyện của Thành phố Hà Nội. Thu nhập của người dân Sóc Sơn còn thấp, lực lượng lao động có tay nghề ở Sóc Sơn còn yếu và thiếu. Đây vẫn là bài toán khó đặt ra với các cấp chính quyền và người dân Sóc Sơn!
Trong Báo cáo tổng hợp này, đầu tiên báo cáo sẽ nói qua về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong HĐND Huyện Sóc Sơn. Sau đó báo cáo sẽ tập trung vào việc phân tích những thành tựu kinh tế xã hội mà Huyện Sóc Sơn đã đạt được trong 5 năm 2001-2005, những tồn tại, hạn chế, và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010, những giải pháp để thực hiện kế hoạch đó. Và cuối cùng em sẽ nêu ra nhiệm vụ mà em quan tâm và 2 đề tài được đề xuất.
Và trước khi vào các vấn đề trên, chúng ta phải hiểu được những nét chính về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Huyện Sóc Sơn.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN SÓC SƠN.
Huyện Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà Nội. Với diện tích 314 km2, rộng nhất trong số 14 quận huyện toàn thành phố Hà Nội. Với diện tích 314 Km2, rộng nhất trong số 14 quận huyện của thành phố, chiếm 1/3 tổng diện tích toàn thành phố và dân số chiếm khoảng 1/10 tổng dân số toàn thành phố. Sóc Sơn là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí nămg ở phía bắc và cách trung tâm thủ đô khoảng 35 Km. Đặc điểm nổi bật của Sóc Sơn so với các huyện khác thể hiện ở vị trí địa lý, địa hình đất đai và những tiềm năng phát triển kinh tế trong tương lai. Vị trí của huyện là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du nên địa hình phức tạp, đất đai khá đa dạng và phần lớn là đất bạc màu.
Ranh giới tiếp giáp của Huyện gồm:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Nam giáp tỉnh Đông Anh_Hà Nội.
- Phía Đông giáp Huyện Yên Phong và Hiệp Hoà_Bắc Ninh.
- Phía Tây giáp Huyện Mê Linh_Vĩnh Phúc.
Sóc Sơn nằm ở phía Tây cực Nam của dãy núi Tam Đảo, thấp dần từ tây bắc xuống đông Nam. Huyện thuộc vùng bán sơn địa có những đặc trưng của vùng gò đồi và phù sa cổ kết hợp, cho nên có cả vùng đồng bằng và vùng trũng. Từ đặc điểm cơ bản trên đã tạo cho Huyện những điều kiện phát triển kinh tế đa dạng, phong phú trên tất cả các ngành kinh tế và các lĩnh vực khác nhau. Sóc Sơn hiện chiếm tới 30% quỹ đất nông nghiệp của thành phố. Đặc biệt, trên địa bàn của huyện có cảng hàng không quốc tế Nội Bài và nhiều khu công nghiệp đã và sẽ là những trung tâm quan tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của Sóc Sơn và của Hà Nội trong tương lai, Sóc Sơn cũng là hướng quan trọng để phát triển và mở rộng thủ đô Hà Nội lên phía Bắc.
Địa hình Sóc Sơn chia làm 3 vùng kinh tế tự nhiên là : Vùng gò đồi, vùng giữa, vùng trũng, mỗi vùng có những lợi thế riêng tạo nên sự đa dạng và phong phú cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội kinh tế xã hội chung của toàn Huyện.
Khí hậu của Sóc Sơn mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng là nóng ẩm hoà trộn và chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du bắc bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 28o-29oC, chế độ mưa gắn liền với sự thay đổi theo mùa và đạt mức bình quân hàng năm khoảng 1.676 mm, mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Do địa hình phức tạp và sự khác biệt về chế độ mưa nên thuỷ lợi là yếu tố hết sức quan trọng và thực sự là biện pháp hàng đầu tác động mạnh đến kết quả sản xuất nông nghiệp của Huyện.
Sóc Sơn là địa phương duy nhất của Thủ đô có rừng với 6.630 ha có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển du lịch sinh thái, phát triển các loại hình kinh tế trang trại. Sóc Sơn cũng có nhiều hồ đập vừa có khả năng trữ nước tưới cho cây trồng vừa có khả năng phát triển du lịch, sét cao lanh có trữ lượng lớn tại các xã Quang Tiến, Tiên Dược, Minh Phú, Phù Linh. NGoài ra còn có cát vàng, sỏi tạo điều kiện thuận lợi phát triển nghề gốm sứ, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
Sóc Sơn là vùng có thị trường rộng lớn tiêu thụ các loại nông sản, thực phẩm sạch, vì vậy có khả năng phát triển mạnh các loại ngành sản xuất vật chất và sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn của Huyện còn có các di tích lịch sử văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng như: Đền Thánh Gióng, Chùa Non Nước, chùa Thanh Nhàn, Núi Đôi, di tích lịch sử Hội Nghị Trung Giã.

Chương I: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HĐND_UBND HUYỆN SÓC SƠN.
1.1. Nhiệm vụ văn phòng HĐND_UBND huyện Sóc Sơn.
_ Xây dựng lịch công tác tuần và chương trình làm việc (tháng, quý,năm) của UBND Huyện, phối hợp, đôn đốc các phòng ban chuyên môn, các đơn vị, UBND xã, thị trấn thực hiện các chương trình công tác của UBND đạt hiệu quả.
_ Làm báo cáo về hoạt động của UBND Huyện, thể chế bằng văn bản những ý kiến chỉ đạo, giải quyết công việc của Chủ Tịch, các phó chủ tịch UBND Huyện đối với những vấn đề quan trọng.
_ Giúp UBND Huyện đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, UBND xã, thị trấn trong việc chuẩn bị tài liệu, chương trìn làm việc, dự thảo các văn bản và các tài liệu cho các thành viên UBND trước khi mời họp. Ra thông báo kết luận của Chủ Tịch hay phó chủ tịch tại phiên họp dể các đơn vị liên quan và UBND xã, thị trấn thực hiện.
_ Giúp UBND Huyện kiểm tra nội dung va thể thức ra văn bản đoói với các cơ quan chuyên môn được UBND giao soạn thảo. Phục vụ chỉ đạo của các lĩnh vực công tác của UBND.
_ Thu thập, cung cấp, xử lý thông tin thường xuyên kịp thời, chính xác để phục vụ cho sự chỉ đạo và điều hành của TT HĐND, chủ tịch, các phó chủ tịch UBND Huyện có hiệu quả. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo của HĐND, UBND Huyện cấp trên theo quyết định.
_ Giúp TT HĐND, UBND Huyện bảo đảm mối quan hệ công tác với Huyện uỷ, mặt trận Tổ Quốc và các cơ quan đoàn thể thuộc huyện.
_ Thực hiện truyền đạt, quyết định của UBND, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch, các phó chủ tịch UBND huyện (khi được giao) đến các ngành, các phòng ban, đơn vịm UBND xã, thị trấn thuộc Huyện và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định, ý kiến chỉ đạo đó.
_ Quản lý thống nhất việc ban hành văn bản của UBND Huyện theo quy đinh của pháp luật. Tổ chức, quản ly công tác văn thư, lưu trữ, hành chính của HĐND, UBND Huyện. Trao đổi, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, UBND xã, thị trấn về công tác nghiệp vụ hành chính, văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật. Theo dõi, đôn đốc và tổng hợop tình hình hoạt động của phòng tiếp nhận hồ sơ hành chính (phòng 1 cửa) theo quy định.
_ Công chức, viên chức phải thường xuyên học tập dể nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, năng lực công tác, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Nghiêm chỉnh thực hiện pháp lệnh và bảo vệ bí mật Nhà nước, chế độ bảo mật tài liệum chế dộ phát ngôn, đưa tin, cho mượn hay chuyển giao tài liệu. Thực hiện chế độ bảo vệ của công, kỷ luật lao động, chế độ trách nhiệm theo quy định của pháp lệnh cán bộ, công chức và chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của Huyện và cơ quan văn phòng.
_ Quản lý tổ chức, biên chế công chức, viên chức, ngân sách, tài sản của văn phòng UBND theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của UBND Huyện.
_ Phòng làm việc phải ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Tác phong của công chức, viên chức phải hoà nhã, văn minh lịch sự, không gây phiền hà hách dịch, cửa quyền trong giao tiếp.
_ Đảm bảo cơ sở vật chất để HĐND_UBND hoạt động hiệu quả.
1.2. Nhiệm vụ văn phòng Kinh tế_ Kế hoạch Huyện Sóc Sơn.
1.2.1 Chức năng.
_ Phòng KH_KT &PTNT Huyện Sóc Sơn là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện.
_ Phòng không phải là cấp trên của đơn vị cơ sở, không có quyền ra quyết định đối với các đơn vị cơ sở.
_ Phòng giúp UBND Huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được phân công.
1.2.2. Nhiệm vụ.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàng năm về phát triển tổng thể các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, kế hoạch đầu tư, chương trình dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước do huyện quản lý. Tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ở các đơn vị.
- Hướng dẫn các tổ chức, các xã, thị trấn thuộc huyện về nghiệp vụ làm công tác kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cơ sở thực hiện các tiêu chuẩn định mức, chất lượng sản phẩm và công tác đo lường theo quy định của Nhà nước.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ (nông lâm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn đối với huyện) trên địa bàn.
- Là cơ quan thường trực thẩm định các dự án đầu tư, thẩm định kết quả trúng thầu các công trình đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của huyện. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư sau khi đã phê duyệt.
- Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị, các xã, thị trấn, cá nhân thực hiện quy hoạch, kế hoạch, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kinh tế- kỹ thuật trong công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, thuỷ lợi.
- Giúp UBND huyện xây dựng các đề án phát triển ngành nghề mới ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống, tăng thêm nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
- Kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về công tác kế hoạch- đầu tư theo hướng dẫn của ngành cấp trên.
- Làm thủ tục cấp giấy phép đăng ký kinh doanh: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông lâm nghiệp, thương nghiệp, văn hoá… trên địa bàn huyện theo thẩm quyền.
- Kiểm tra các hoạt động của các tổ chức, cá nhân sau khi đã được cấp giấy phép.
- Làm thường trực công tác phòng chống bão lụt và công tác hoàn chỉnh thuỷ nông.
1.2.3. Trách nhiệm:
- Phòng chịu trách nhiệm trước UBND Huyện và các Sở chuyên ngành về công tác chuyên môn, chịu sự kiểm tra của UBND Huyện và các Sở đối với hoạt động quản lý được giao.
- Báo cáo UBND Huyện, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở nông nghiệp và PTNT cùng các Sở liên quan về quy hoạch, kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất đúng thời gian. 1.2.4. Quyền hạn:
- Triệu tập các cán bộ công chức cơ sở (xã, thị trấn) để phổ biến chủ trương, quyết định của Nhà nước, UBND Thành phố, UBND Huyện triển khai các nhiệm vụ công tác chuyên môn của ngành.
- Ban hành văn bản hướng nghiệp vụ, sao gửi các văn bản pháp quy tới UBND xã, thị trấn và các tổ chức có liên quan trong Huyện.
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật tại các đơn vị cơ sở thuộc ngành trên địa bàn.
- Lập biên bản, ra thông báo yêu cầu đơn vị cơ sở trên địa bàn chấm dứt những hoạt động vi phạm pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và quy định của Thành phố, của địa phương.
- Đề nghị cấp trên khen thưởng đối với các đơn vị có thành tích xuất sắc, kiến nghị những biện pháp xử lý hành chính đối với những đơn vị vi phạm pháp luật.
- Kiến nghị lên cấp trên những biện pháp giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn, cho sửa đổi bổ sung những quy định xét thấy không còn phù hợp.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ phòng Lao động Thương binh xã hội Huyện Sóc Sơn.
1.3.1. Vị trí, chức năng.
- Phòng là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND Huyện Sóc Sơn, đồng thời là tổ chức của hệ thống quản lý ngành từ Trung ương đến cấp Huyện.
- Phòng không phải là cấp trên của đơn vị cơ sở, không có quyền ra các quyết định đối với các đơn vị cơ sở.
- Giúp UBND Quận, Huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành lĩnh vực trên lãnh thổ Huyện.
- Thực hiện nhiệm vụ, công tác chuyên môn theo quy định của Nhà nước và của ngành.
1.3.2. Nhiệm vụ.
- Xây dựng kế hoạch dài hạn về lĩnh vực lao động và chính sách xã hội trình UBND Huyện phê duyệt và triển khai kế hoạch đã được duyệt.
- Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để hướng dẫn thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ về lao động tiền lương, tiền công, việc làm, bảo hộ lao động, điều kiện lao động, nghĩa vụ lao động công ích, di dân phát triển vùng kinh tế mới, chương trình xoá đói giảm nghèo.
- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế địô với thương binh, gia đình liệt sỹ, ngưòi và gia đình có công với cách mạng, quân dân phục viên, chuyển ngành, người tàn tật, trẻ mồ côi, người già không có thân nhân chăm sóc, người gặp khó khăn hiểm nghèo, các nạn nhân chiến tranh và các đối tượng xã hội khác cần có sự giúp đỡ của nhà nước. Kiểm tra việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội.
- Quản lý chỉ đạo các cơ sở sự nghiệp lao động –TBXH trên địa bàn, nhà bảo trợ xã hội, đơn vị dạy nghề, dịch vụ việc làm, cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật, các cơ sở giáo dục, chữa trị , cai nghiện ma tuý, mại dâm.
- Quản lý các nguồn kinh phí về lĩnh vực LĐ_TBXH của huyện theo quy định.
- Quản lý các nghĩa trang liệt sỹ và các công trình ghi bia, ghi công ở Huyện.
- Phối hợp với ngành, các đoàn thể trên địa bàn huyện chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân chămm sóc giúp đỡ các đối tượng chính sách xã hội bằng hình thức: chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần, thăm hỏi, động viên thương bệnh binh, gia dình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng.
- Phối hợp chỉ dạo chương trình phòng chống tệ nạn xã hội trước hết là tệ nạn mại dâm và nghiện ma tuý.
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra Nhà nước trên địa bàn huyện về việc chấp hành luật pháp, chính sách thuộc lĩnh vực lao động _TBXH. Xem xét giải quyết kịp thời các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân về lĩnh vực lao động _TBXH.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết các mặt công tác lao động_TBXH hàng năm và từng thời kỳ, đề nghị khen thưởng tổ chức , cá nhân có thành tích trong công tác lao động_TBXH.
Chương IV: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH TẾ- XÃ HỘI 5 NĂM 2006-2010.
4.1. quy hoạch.
Đẩy nhanh công tác qui hoạch xây dựng và quy hoạch ngành: Quy hoạch chi tiết thị trấn, qui hoạch phát triển nông nghiệp, qui hoạch một số trung tâm vùng, khu dân cư, qui hoạch sử dụng đất và phân loại rừng; quy hoạch làng du lịch sinh thái Đình Phú; giao phòng xây dựng đô thị chủ trì, lập kế hoạch triển khai cụ thề, thời gian hoàn thành từ 2006-2010.
4.2. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội.
 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: trong năm tới chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng đặc biệt là giao thông, cấp nước đây là khâu đột phá tạo ra bước ngoặt mới về điều kiện để thu hút đầu tư vào huyện.
Giao thông: Trọng tâm đầu tư xây dựng mới đường vào các khu công nghiệp, du lịch : đến 2007 hoàn thành các tuyến đường QL 3- khu công nghiệp Nội Bài- đường 31, đường nối quốc lộ 3- khu du lịch đền Sóc, đường 131- Đồng quan-đường 35, cầu Đò Lo, cầu thống nhất, đến 2010 hoàn thành các tuyến đường: Đường 35- sân Golf, đường 35 đền Sóc, đường QL 3- khu công nghiệp tuyến 2, cải tạo đường 35, đường 16, đường 35 bãi rác Nam Sơn: Từng bước nâng cấp các tuyến đường liên xã từ cấp 5 cấp 6 lên cấp 4 đồng bằng; nâng cấp đường Núi Đôi- Thá, núi Đôi- Đông Bắc, QL 2- cầu Đò So, tiếp tục hỗ trợ xây dựng đường giao thông nông thôn các thôn làng mà tập trung chính các xã vùng núi, xã khó khăn.
Cấp nước: Tập trung quy hoạch cấp thoát nước, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống cấp nước cho các khu công nghiệp,du lịch, đô thị đến năm 2007 hoàn thành cấp giai đoạn I cho khu vực Thị Trấn và các vùng ven, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình, Khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Sóc sơn, khu du lịch đền Sóc.
Thuỷ Lợi: 2007 hoàn thành đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng tiêu nội đồng vùng trũng Đông bắc để chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng đông bắc; 2008 hoàn thành nâng cấp đê và cứng hóa mặt đê; đến 2010 cứng hoá hệ thống kênh mương từ 85-90%; đầu tư xây dựng hệ thống liên hồ phục vụ phát triển du lịch, nông nghiệp.
Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng: hỗ trợ bờ vùng chăn nuôi thuỷ sản, nhà lưới, đường giao thông.
 Kết cấu hạ tầng xã hội. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:
Giáo dục: đào tạo, đến 2008 hoàn thành và đưa vào sử dụng các trường: trung tâm giáo dục thường xuyên, nâng cấp trung tâm dạy nghề, trường, trung học kỹ thuật đa ngành, trường TH Mai Đình B, THCS Thị Trấn, THCS Xuân Giang; mỗi năm phấn đấu đầu tư 6-7 trường để đạt chuẩn quốc gia đầu tư xây dựng mỗi năm 3-4 trường mầm non trung tâm xã.
Y tế: đến 2008 nâng cấp xong trung tâm y tế đủ tiêu chuẩn bệnh viện cấp 2; đến 2010 xây dựng xong 2 phòng khám đa khoa khu vực; đến 2010 có 70-80% trạm y tế được nâng cấp.
Cơ bản hoàn thành xây dựng trung tâm văn hoá thôn làng; xây dựng nhà văn hoá thanh niên thiếu nhi, thư viện, công viên Núi Đôi, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh xã.
4.3. Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ.
 Nông nghiệp.
Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ( theo biểu 5)
Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, lựa chọn đầu tư nâng cấp một số sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao để chế biến xuất khẩu, chè, rau, phát triển mô hình kinh tế trang trại để vừa sản xuất kinh doanh, vừa phục vụ du lịch sinh thái.
- hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ nâng cấp chè, giống vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ tinh thần, dộng viên.
- Tuyên truyền vận động nhâ dân dồn điền đoỏi thửa.
- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp, chế biêns , bảo quản và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
 Công nghiệp- TTCN.
Xây dựng các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu công nghiệp tập trung trên địa bàn huyện, thực hiện tốt chương trình khuyến khích phát triển công nghiệp-TTCN của huyện uỷ: tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân đầu tư vào cụm công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn.
Đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển công nghiệp, giao thông, cấp nước, điện để thu hút nhà đầu tư.
Tuyên truyền các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trong nước và đặc biệt là cơ chế đặc thù theo quyết định 57/QĐ-UB của Thành phố.
Đẩy nhanh mạnh việc thực hiện chính sách khuyến công theo đề án khuyến công của sở Công nghiệp.
Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút lao động để đáp ứng yêu cầu các doanh nghiệp: tâp huấn nghiệp vụ quản lý cho các doanh nghiệp trên địa bàn.
Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư: giải phóng mặt bằng, bảo đảm an ninh trật tự.
Có các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề : đào tạo nghề, hỗ trợ các công nghệ mới, xúc tiến thương mại.
 Dịch vụ, thương mại.
Khuyến khích tạo điều kiện các tổ chức cá nhân đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, giải phóng mặt bằng nhanh, đề xuất ưu dãi về thuế.
Tuyên truyền, quảng bá: Tăng cường công tác tuyên truyền để thu hút đầu tư cũng như thu hút khách du lịch đến du lịch nghỉ ngơi.
Đào tạo lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.
Khôi phục và tổ chức lễ hội hiện có để kết hợp văn hoá lễ hội với du lịch;
Củng cố, kiện toàn các hợp tác dịch vụ nông nghiệp, các doanh nghiệp huyện quản lý hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch.
Kiện toàn bộ máy, con người làm công tác thương mại, du lịch.
Đẩy nhanh công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực: Thu gom rác thải, vận chuyển rác, bãi đỗ xe tĩnh.
4.4. Giải pháp về vốn.
4.4.1.vốn đầu tư.
 Đầu tư xây dựng hạ tầng: 3.070 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước khoảng 1850 tỷ đồng, vốn các doanh nghiệp và nhân dân đóng góp 1.215 tỷ đồng:
Trong vốn ngân sách chia ra:
-vốn do các cơ sở ngành đầu tư khoảng 495 tỷ đồng
-Vốn do huyện làm chủ đầu tư khoảng 1.360 tỷ đồng chia ra:
+ Vốn xây dựng cơ bản: 835 tỷ đồng.
+ Vốn chống xuống cấp: 221 tỷ đồng.
+ Vốn sự nghiệp 307 tỷ đồng. ( Sự nghiệp kinh tế 126 tỷ đồng, sự nghiệp văn hoá xã 166 tỷ đồng, sự nghiệp an ninh quốc phòng 15 tỷ đồng)
+ Vốn cho các xã cùng kiệt có tỷ lệ hộ cùng kiệt trên 15%: 45 tỷ đồng
 Vốn đầu tư cho sản xuất 3000 tỷ đồng.
4.4.2. Về nguồn.
 Ngân sách:
- thu từ đấu giá quyền sử dụng đất; cho thuê và đấu thầu đất rừng sản xuất (sau khi có các quy hoạch điều chính phân loại rừng) 300 tỷ đồng.
- phần còn lại ngân sách: khoảng 1060 tỷ đồng.
 Vốn tín dụng: 1700 tỷ đồng.
 Vốn từ các quỹ, huy động nhân dân, doanh nghiệp: 1300 tỷ đồng.
4.5. Giải pháp về văn hóa xã hội.
Xây dựng các thiết chế văn hóa, tăng cường cuộc vân động “ toàn dân xây dựng đời sống văn hoá”; từng bước hoàn thiện việc xây dựng và thực hiện các quy định, quy ước , quy chế cụ thể về nếp sống văn hoá, chú trọng xây dựng các gia đình văn hoá, xây dựng văn hoá công sở, lấy hiệu quả công việc làm thước đo phẩm chất đạo đức của cán bộ công chức.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân để tiếp nhận đầu tư giữ gìn vệ sinh môi trường.
Làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.
Củng cố, tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề, trang bị thiết bị dây truyền hiện đại, đổi mới phương pháp đào tạo nghề, khuyến khích các thành phần tham gia đào tạo nghề để nâng tỷ lệ và chất lượng lao động được đào tạo nghề; hỗ trợ các doanh nghiệp nhận lao động và đào tạo theo cơ chế tại quyết định 57/ QĐ-UB của UBND thành phố.
Đào tạo để nâng cao trình độ giáo viên, bổ xung trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật châts để đáp ứng yêu cầu phục vụ khám chữa bệnh; có chính sách thu hút bác sĩ giỏi về làm việc tại Sóc Sơn.
Ngoài các giải pháp cụ thể trên chúng ta còn phải nâng cao hiệu quả phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của hệ thống chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn; nâng cao năng lực cán bộ và đầu tư trang thiết bị cho bộ phận một cửa.
Trong chỉ đạo diều hành, tập trung quyết liệt, phân công, xác định trách nhiệm rõ ràng cụ thể.
Khắc phục hiệu quả các sai phạm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm.
Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức từ xã tới huyện để đáp ững yêu cầu công tác.
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Thực hiện tốt luật phòng chống tham nhũng lãng phí, luật thực hành tiết kiệm.
Tranh thủ, huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị để thực hiện thắng lợi kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng 5 năm 2006-2010 của huyện Sóc Sơn.


Chương 5: NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM CẦN GIẢI QUYẾT VÀ 2 ĐỀ TÀI ĐƯỢC ĐỀ XUẤT.
Sóc Sơn trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, xã hội. Tuy nhiên đời sống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, thu nhập của người dân Sóc Sơn vẫn thấp, tình trạng đói cùng kiệt vẫn đang là mối lo ngại lớn, nguy có tái cùng kiệt vẫn đang đe doạ người dân cùng kiệt Sóc Sơn, vấn đề việc làm cho người dân mất đất, lao động thất nghiệp và lao động mùa vụ đang là vấn đề bức xúc cho các cấp chính quyền và toàn thể người dân Sóc Sơn.
Để giải quyết các vấn đề trên thì hai nhiệm vụ được coi là bức xúc cần giải quyết:
Một là đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong toàn huyện để tăng năng xuất lao động, tăng thu nhập và giải quyết việc làm tại chỗ một cách hiệu quả.
Hai là Giải quyết việc làm cho người dân Sóc Sơn bằng nhiều biện pháp.

Vì vậy, em sẽ đề xuất hai hướng đề tài nghiên cứu đó là:
Một là quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Sóc Sơn.
Hai là hiện trạng và các giải pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân Sóc Sơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá tình hình sử dụng erythropoietin trong điều trị thiếu máu cho bệnh nhân suy thận mạn đang được lọc máu chu kỳ Y dược 0
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ giảm nghèo theo nghị quyết số 30a 2008 NQ CP trên địa bàn huyện mù cang chải tỉnh yên bái Nông Lâm Thủy sản 0
T Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã Bình Thành, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang năm 2004 Kiến trúc, xây dựng 0
B Điều tra và đánh giá tình hình kinh tế hộ của xã viên hợp tác xã nông nghiệp Hoà Thuận huyện chợ mới tỉnh An Giang năm 2004 Kiến trúc, xây dựng 0
D Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu việc làm trong 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 Công nghệ thông tin 0
M Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than của dự án Đồng Vông – Uông bí – Quảng Ninh và giải pháp quản lý môi trường Công nghệ thông tin 0
L Đánh giá tình hình thực hiện các chiến lược marketing ở công ty giầy Thượng Đình Luận văn Kinh tế 0
C Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tại công ty sản xuất ô tô Daihatsu - Vietindo Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top