lehongthu2001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I. PHẦN MỞ ĐẦU:

Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh (HS), nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên (GV) và nhà trường, cho bản thân HS, để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. Nói cách khác, đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng trong quá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Và kiểm tra là phương tiện và hình thức quan trọng, quyết định kết quả đánh giá.
Trước nhu cầu bức thiết phải đổi mới PPDH như hiện nay, việc kiểm tra đánh giá (KTĐG) phải chuyển biến mạnh theo hướng: phát triển tính tích cực, trí thông minh sáng tạo của HS; khuyến khích HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, bộc lộ những cảm xúc và thái độ của bản thân trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nói chung là việc KTĐG phải thoát khỏi quỹ đạo dạy và học thụ động để đi vào quỹ đạo dạy và học tích cực, chủ động, sáng tạo.
Môn Ngữ văn với mục tiêu đặc thù là phải rèn luyện cho HS biết cách tư duy hình tượng nghệ thuật, thành thạo kĩ năng đọc – hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương trong hệ thống tích hợp ngang và tích hợp dọc, nên cũng rất cần có sự đổi mới trong KTĐG. Nhưng, việc đổi mới KTĐG như thế nào để dạy và học môn Ngữ văn tích cực hơn, có hiệu quả cao hơn và gợi được sự hứng thú học tập đối với HS thì không phải là vấn đề đơn giản, không thể thực hiện một cách máy móc, rập khuôn, mà đòi hỏi chúng ta phải có quá trình chuẩn bị kiến thức cho HS một cách chu đáo, lựa chọn phương tiện, cách thức kiểm tra sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình học tập của HS ở từng địa phương, từng trường, từng lớp. Tất cả nhằm đảm bảo được yêu cầu chung là: “đổi mới mạnh mẽ cách thức kiểm tra, thi với yêu cầu HS phải học thuộc lòng nhiều sự kiện, các bài văn mẫu; tăng cường các câu hỏi đòi hỏi HS suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu và vận dụng của riêng mình”.
Trong hơn năm năm qua, tổ Văn trường THPT Phan Đình Phùng ( Phú Yên) đã được hướng dẫn và thực hiện đổi mới cách thức, nội dung KTĐG, để thúc đẩy đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Nhìn chung chúng tui đã đạt được một số kết quả nhất định.Quá trình thực hiện xin được trình bày cụ thể ở phần NỘI DUNG.

II. PHẦN NỘI DUNG:

Theo quan điểm: KTĐG là một quá trình, theo một quá trình, đánh giá từng nội dung, từng bài học, từng hoạt động giáo dục,...và đánh giá toàn diện theo mục tiêu giáo dục, tổ Văn trường THPT Phan Đình Phùng thực hiện đổi mới KTĐG một cách cụ thể như sau:
1. Thời điểm kiểm tra:
KTĐG không chỉ ở thời điểm cuối cùng ( cuối học kì, cuối năm), mà thực hiện trong cả quá trình học tập bộ môn. Cụ thể là sau khi học xong một tác phẩm, một số tác phẩm hay một giai đoạn văn học thì thực hiện KTĐG ngay; lần kiểm tra sau luôn có yêu cầu cao hơn, nội dung mới hơn so với lần kiểm tra trước.
Ví dụ: Dạy các thi phẩm Thơ mới Việt Nam (1932 -1945) ở chương trình lớp 11
( Vội vàng ( Xuân Diệu), Tràng giang( Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử),...), chúng tui KTĐG thường xuyên sau khi dạy xong từng bài bằng hình thức vấn đáp
( KT miệng) với các dạng câu hỏi tái hiện kiến thức, ví dụ như:
- Đọc thuộc khổ đầu trong bài thơ “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận, phân tích
ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của khổ thơ đó.
Và sau khi dạy xong một số bài thơ nói trên, chúng tui KTĐG bằng hình thức vấn đáp hay KT viết 15 phút, với những câu hỏi có kiến thức tổng hợp, nâng cao hơn như:
- Trình bày cảm nhận của anh( chị) về nét chung và nét khác biệt về tứ thơ, cảm hứng sáng tác, hình ảnh, ngôn ngữ thơ,... của các bài thơ: Vội vàng ( Xuân Diệu), Tràng giang( Huy Cận),
Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử),...
2. cách kiểm tra đánh giá:
a/ Kiểm tra thường xuyên: KT vấn đáp và KT 15 phút.
Ở cả 3 khối lớp: 10, 11, 12 , tổ chuyên môn chúng tui thống nhất số lần KTĐG như sau:
- Kiểm tra vấn đáp ( KT miệng): 1 đến 2 lần trong 1 học kì.
- Kiểm tra 15 phút ( KT viết): 3 lần trong 1 học kì.
b/ Kiểm tra định kì:
- Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên: 3 lần trong học kì I; 2 lần trong học kì II ( theo PPCT)
- Kiểm tra tổng hợp cuối HK I và cuối năm.
Như vậy,có sự phối hợp đan xen giữa KT thường xuyên và KT định kì trong năm học.
3. Mục tiêu và yêu cầu đề KTĐG:
a/ Mục tiêu:
- Đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực đọc – hiểu, cảm thụ, bày tỏ thái độ, cảm xúc của HS trước một vấn đề văn chương.
- Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
- Giảm áp lực thi cử, đảm bảo sự công bằng, khích lệ tinh thần học tập chủ động, sáng tạo và gây sự hứng thú để HS thích học môn Ngữ văn hơn và học tốt hơn.
b/ Yêu cầu:
- Ra đề căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng bài học, từng nhóm bài, từng giai đoạn văn học,...; không hình thức “ đối phó” cũng không gây áp lực nặng nề cho HS.
- Nội dung, yêu cầu, cách diễn đạt đề kiểm tra phải rõ ràng, chính xác, khách quan, công bằng, tích hợp cả 3 phân môn: Đọc văn, Làm văn, Tiếng Việt.
- Đề KTĐG đảm bảo các tiêu chí: tính toàn diện, độ tin cậy, tính khả thi, phân hóa đối tượng HS và đạt hiệu quả cao.
- Đối với những đề KT tự luận , chúng tui thường xây dựng dạng đề mở, có phần liên hệ thực tế để khuyến khích tính sáng tạo của HS.

4. Mức độ nhận thức trong đề KTĐG:
Tổ chuyên môn chúng tui đã thống nhất: khi ra đề KTĐG, cần chú trọng 3 lĩnh vực cơ bản: nhận thức, hoạt động (vận dụng) và cảm xúc, thái độ của HS. Từ đó, xây dựng các đề KTĐG với mức độ từ đơn giản đến phức tạp: nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng -> phân tích -> tổng hợp -> đánh giá. Cụ thể như sau:
- Đề KTĐG vấn đáp (KT miệng): chủ yếu ở 2 mức độ: nhận biết -> thông hiểu ( vì thời gian KT có hạn).
- Đề KTĐG 15 phút: ở 3 mức độ : nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng.
- Đề KT viết từ 1 tiết trở lên: Mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp vớ 6 mức độ: nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng -> phân tích -> tổng hợp -> đánh giá .
Ví dụ: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng.
5. Hình thức KTĐG:
Hai hình thức KTĐG cơ bản ( vấn đáp, tự luận) được tất cả các GV trong tổ chuyên môn thực hiện đồng bộ ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12 như sau:
a/ Hình thức KT vấn đáp ( KT miệng): vận dụng kiểm tra thường xuyên ở mỗi tiết học ( có thể ở đầu , giữa, hay cuối tiết học).
b/ Hình thức KT tự luận:
- Vận dụng ở 3 lần KT 15 phút trong 1 học kì.
- Vận dụng ở các lần KT từ 1 tiết trở lên ( 3 lần KT trong HK I; 2 lần KT trong HK II).
c/ Riêng đề KTĐG tổng hợp cuối học kì I và cuối năm của khối lớp 12:
Xây dựng theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT ( tạo điều kiện cho HS làm quen
với cấu trúc của đề thi TN THPT):
- Phần chung cho tất cả các thí sinh: (5 điểm)
+ Câu 1: (2 điểm)- Tái hiện kiến thức đã học.
+ Câu 2: (3 điểm)- Bài văn ngắn, kiểu bài NL xã hội
- Phần riêng – Phần tự chọn: (5 điểm)
Gồm 2 câu: 1 câu theo chương trình chuẩn, 1 câu theo chương trình nâng cao;
kiểu bài NL văn học, thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu.
Ví dụ: Đề KTĐG HK I - khối lớp 12 ( Ban cơ bản và ban KHTN) của trường ta, năm học 2009 - 2010:
I. Phần chung cho tất cả các thí sinh: (5 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Hãy nêu những nét chính của phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Câu 2 (3 điểm):
Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) trình bày những suy nghĩ của mình
về truyền thống của dân tộc qua câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”.
II. Phần riêng – Phần tự chọn: (5 điểm)
Học sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3a hay câu 3b)
Câu 3a : (5điểm)
Phân tích hình ảnh con sông Đà trong tác phẩm “ Người lái đò sông Đà” của
nhà văn Nguyễn Tuân (Sách Ngữ văn lớp 12 – Tập I – NXB Giáo dục 2008)
Câu 3b : (5 điểm)
Cảm nhận của anh /chị về đoạn thơ sau, trích trong bài: “Đàn ghi ta của Lor- ca” của nhà thơ Thanh Thảo:
“...Không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lor-ca bơi sang ngang
Trên chiếc ghi ta màu bạc”
( Sách Ngữ văn 12, tập I, NXB Giáo dục, 2008, trang 165)
Đối với môn Ngữ văn, chúng tui có thể áp dụng kiểm tra theo hướng trắc nghiệm khách quan đối với bài KT 15 phút,một lần trên một học kì, nhằm phát huy được độ “nhạy” trong việc huy động kiến thức của học sinh . Kết quả kiểm tra đánh giá giúp các thầy cô giáo kịp thời điều chỉnh nội dung kiến thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
6. Dạng đề “mở” đối với môn Ngữ văn:
a, Thực tiễn vận dụng:
So với các môn khác, Ngữ văn là môn học có nhiều nét đặc thù. Việc cải tiến, đổi mới trong đề thi, kiểm tra sẽ có tác động đáng kể tới phương pháp dạy - học của giáo viên và học sinh. Thời gian qua, dạng đề “mở” đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các tiết kiểm tra môn Ngữ văn ở các cấp học, nhất là bậc THCS và THPT. Đặc biệt, đề thi “mở” đã “góp mặt” trong những kỳ thi quan trọng như: Thi tuyển vào lớp 10, Thi tốt nghiệp THPT, Thi tuyển sinh và ĐH, CĐ.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 vừa qua, câu 2 -phần chung cho tất cả thí sinh
( NL xã hội) được ra theo hướng “mở”:
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
hay ở kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học khối C năm 2010, hầu hết các câu ở cả hai phần: phần chung và phần riêng của đề thi đều thuộc dạng đề “mở”:
PHẦN CHUNG:
Câu II (3,0 điểm) (Phần chung)
“Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn
cả một xã hội”.
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hay III.b)

7. Sự cần thiết phải kết hợp 2 kiểu bài : NL xã hội và NL văn học trong đề thi tốt nghiệp THPT, thi đại học, cao đẳng:
Qua theo dõi, chúng tui nhận thấy, từ những năm 2005 trở về trước, các đề thi môn Ngữ văn của kì thi tốt nghiệp THPT (kể cả Đại học, Cao đẳng các khối C,D) hầu như đều rơi vào phần nghị luận văn học,không có phần nghị luận xã hội.Trong khi đó, phân môn Làm văn trong nhà trường PTTH lại có nhiều bài học đề cập đến nghị luận chính trị, xã hội, và trong 7 bài Làm văn ( thời lượng 1-2 tiết) trong một năm ở cả ba khối lớp 10, 11, 12 thì có 2 bài yêu cầu về nghị luận xã hội . Nếu chỉ ra đề kiểm tra, thi về nghị luận văn học, không chỉ thiếu tính toàn diện mà còn tạo ta nghịch lý. Nghịch lý ở chỗ: học sinh sau khi tốt nghiệp THPT, học tiếp Đại học, Cao đẳng hay học nghề,… đa số không đi theo con đường văn chương. Do đó, hiệu quả ứng dụng loại văn nghị luận văn học vào cuộc sống của các em rất ít. Trong khi đó, lối nghị luận xã hội lại là những hình thức rất gần gũi, phổ biến và cần thiết với đại đa số học sinh chúng ta. Được học và thực hành kiểu bài văn nghị luận xã hội sẽ có tác động trực tiếp đến vấn đề đạo đức, lối sống, nhân cách, ước mơ, lí tưởng…của học sinh. Vì vậy, việc kết hợp 2 kiểu bài : NL xã hội và NL văn học trong đề thi tốt nghiệp THPT, thi đại học, cao đẳng là hoàn toàn hợp lí.


III. PHẦN KẾT LUẬN:
Như trên đã trình bày, đổi mới KTĐG là động lực để đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục chung, nên nó đã trở thành một nhu cầu cấp thiết cho tất cả các môn học, và môn Ngữ văn cũng không ngoại lệ.
Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, chúng tui hiểu rằng: qua những bài KT của HS, ta sẽ biết được các em đã biết, đã hiểu được những gì về lĩnh vực văn chương; đã trình bày những điều mình mà các em biết, hiểu ấy bằng cách diễn đạt như thế nào, vận dụng vào thực tế ra sao, từ đó chúng tui kịp thời điều chỉnh PPDH sao cho đạt hiệu quả cao hơn.
Như vậy, kết quả KTĐG là chuẩn mực, là “thước đo” năng lực dạy của thầy và năng lực học của trò, giúp cho thầy dạy tốt hơn, trò học hứng thú hơn. Để “ thước đo” ấy ngày càng chính xác và có hiệu quả , tổ chuyên môn chúng tui đã cố gắng xây dựng cho mình một ngân hàng đề KTĐG phong phú, đa dạng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc KTĐG, vừa so sánh chất lượng đào tạo các khóa học khác nhau.Tuy nhiên, ngân hàng đề KTĐG phải được thường xuyên bổ sung, đổi mới, sàng lọc những đề có kiến thức chưa toàn diện, thiếu khách quan, kém hiệu quả.
Trên đây là những suy nghĩ và quá trình thực hiện việc đổi mới KTĐG của tổ Văn trường THPT Phan Đình Phùng trong thời gian qua, có lẽ chưa thật hoàn chỉnh. Bởi chúng tui hiểu, đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, trong đó có cả việc đổi mới KTĐG là cả một vấn đề nan giải, cần một tư tưởng có tính đột phá, cần có thời gian để triển khai, và nhất là vai trò của những người thực thi. Vì vậy, rất mong có được sự góp ý trao đổi, bổ sung của các đồng nghiệp. Chúng tui xin chân thành cảm ơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Anna Nga

New Member

Download Tiểu luận Đổi mới kiểm tra đánh giá, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn trong nhà trường THPT miễn phí





So với các môn khác, Ngữ văn là môn học có nhiều nét đặc thù. Việc cải tiến, đổi mới trong đề thi, kiểm tra sẽ có tác động đáng kể tới phương pháp dạy - học của giáo viên và học sinh. Thời gian qua, dạng đề “mở” đã xuất hiện ngày càng nhiều trong các tiết kiểm tra môn Ngữ văn ở các cấp học, nhất là bậc THCS và THPT. Đặc biệt, đề thi “mở” đã “góp mặt” trong những kỳ thi quan trọng như: Thi tuyển vào lớp 10, Thi tốt nghiệp THPT, Thi tuyển sinh và ĐH, CĐ.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 vừa qua, câu 2 -phần chung cho tất cả thí sinh
( NL xã hội) được ra theo hướng “mở”:
Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.
hay ở kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học khối C năm 2010, hầu hết các câu ở cả hai phần: phần chung và phần riêng của đề thi đều thuộc dạng đề “mở”:
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO PHÚ YÊN
TRƯỜNG : THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
TỔ : VĂN
ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ, THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG THPT
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh (HS), nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên (GV) và nhà trường, cho bản thân HS, để HS học tập ngày một tiến bộ hơn. Nói cách khác, đánh giá là một khâu, một công cụ quan trọng trong quá trình giáo dục; có chức năng, khả năng điều chỉnh quá trình dạy và học; là động lực để đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Và kiểm tra là phương tiện và hình thức quan trọng, quyết định kết quả đánh giá.
Trước nhu cầu bức thiết phải đổi mới PPDH như hiện nay, việc kiểm tra đánh giá (KTĐG) phải chuyển biến mạnh theo hướng: phát triển tính tích cực, trí thông minh sáng tạo của HS; khuyến khích HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, bộc lộ những cảm xúc và thái độ của bản thân trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng. Nói chung là việc KTĐG phải thoát khỏi quỹ đạo dạy và học thụ động để đi vào quỹ đạo dạy và học tích cực, chủ động, sáng tạo.
Môn Ngữ văn với mục tiêu đặc thù là phải rèn luyện cho HS biết cách tư duy hình tượng nghệ thuật, thành thạo kĩ năng đọc – hiểu, cảm thụ tác phẩm văn chương trong hệ thống tích hợp ngang và tích hợp dọc, nên cũng rất cần có sự đổi mới trong KTĐG. Nhưng, việc đổi mới KTĐG như thế nào để dạy và học môn Ngữ văn tích cực hơn, có hiệu quả cao hơn và gợi được sự hứng thú học tập đối với HS thì không phải là vấn đề đơn giản, không thể thực hiện một cách máy móc, rập khuôn, mà đòi hỏi chúng ta phải có quá trình chuẩn bị kiến thức cho HS một cách chu đáo, lựa chọn phương tiện, cách thức kiểm tra sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình học tập của HS ở từng địa phương, từng trường, từng lớp. Tất cả nhằm đảm bảo được yêu cầu chung là: “đổi mới mạnh mẽ cách thức kiểm tra, thi với yêu cầu HS phải học thuộc lòng nhiều sự kiện, các bài văn mẫu; tăng cường các câu hỏi đòi hỏi HS suy nghĩ, trả lời theo cách hiểu và vận dụng của riêng mình”.
Trong hơn năm năm qua, tổ Văn trường THPT Phan Đình Phùng ( Phú Yên) đã được hướng dẫn và thực hiện đổi mới cách thức, nội dung KTĐG, để thúc đẩy đổi mới PPDH môn Ngữ văn. Nhìn chung chúng tui đã đạt được một số kết quả nhất định.Quá trình thực hiện xin được trình bày cụ thể ở phần NỘI DUNG.
II. PHẦN NỘI DUNG:
Theo quan điểm: KTĐG là một quá trình, theo một quá trình, đánh giá từng nội dung, từng bài học, từng hoạt động giáo dục,...và đánh giá toàn diện theo mục tiêu giáo dục, tổ Văn trường THPT Phan Đình Phùng thực hiện đổi mới KTĐG một cách cụ thể như sau:
1. Thời điểm kiểm tra:
KTĐG không chỉ ở thời điểm cuối cùng ( cuối học kì, cuối năm), mà thực hiện trong cả quá trình học tập bộ môn. Cụ thể là sau khi học xong một tác phẩm, một số tác phẩm hay một giai đoạn văn học thì thực hiện KTĐG ngay; lần kiểm tra sau luôn có yêu cầu cao hơn, nội dung mới hơn so với lần kiểm tra trước.
Ví dụ: Dạy các thi phẩm Thơ mới Việt Nam (1932 -1945) ở chương trình lớp 11
( Vội vàng ( Xuân Diệu), Tràng giang( Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử),...), chúng tui KTĐG thường xuyên sau khi dạy xong từng bài bằng hình thức vấn đáp
( KT miệng) với các dạng câu hỏi tái hiện kiến thức, ví dụ như:
- Đọc thuộc khổ đầu trong bài thơ “Tràng giang” của nhà thơ Huy Cận, phân tích
ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của khổ thơ đó.
Và sau khi dạy xong một số bài thơ nói trên, chúng tui KTĐG bằng hình thức vấn đáp hay KT viết 15 phút, với những câu hỏi có kiến thức tổng hợp, nâng cao hơn như:
- Trình bày cảm nhận của anh( chị) về nét chung và nét khác biệt về tứ thơ, cảm hứng sáng tác, hình ảnh, ngôn ngữ thơ,... của các bài thơ: Vội vàng ( Xuân Diệu), Tràng giang( Huy Cận),
Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử),...
2. cách kiểm tra đánh giá:
a/ Kiểm tra thường xuyên: KT vấn đáp và KT 15 phút.
Ở cả 3 khối lớp: 10, 11, 12 , tổ chuyên môn chúng tui thống nhất số lần KTĐG như sau:
- Kiểm tra vấn đáp ( KT miệng): 1 đến 2 lần trong 1 học kì.
- Kiểm tra 15 phút ( KT viết): 3 lần trong 1 học kì.
b/ Kiểm tra định kì:
- Kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên: 3 lần trong học kì I; 2 lần trong học kì II ( theo PPCT)
- Kiểm tra tổng hợp cuối HK I và cuối năm.
Như vậy,có sự phối hợp đan xen giữa KT thường xuyên và KT định kì trong năm học.
3. Mục tiêu và yêu cầu đề KTĐG:
a/ Mục tiêu:
- Đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực đọc – hiểu, cảm thụ, bày tỏ thái độ, cảm xúc của HS trước một vấn đề văn chương.
- Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
- Giảm áp lực thi cử, đảm bảo sự công bằng, khích lệ tinh thần học tập chủ động, sáng tạo và gây sự hứng thú để HS thích học môn Ngữ văn hơn và học tốt hơn.
b/ Yêu cầu:
- Ra đề căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng bài học, từng nhóm bài, từng giai đoạn văn học,...; không hình thức “ đối phó” cũng không gây áp lực nặng nề cho HS.
- Nội dung, yêu cầu, cách diễn đạt đề kiểm tra phải rõ ràng, chính xác, khách quan, công bằng, tích hợp cả 3 phân môn: Đọc văn, Làm văn, Tiếng Việt.
- Đề KTĐG đảm bảo các tiêu chí: tính toàn diện, độ tin cậy, tính khả thi, phân hóa đối tượng HS và đạt hiệu quả cao.
- Đối với những đề KT tự luận , chúng tui thường xây dựng dạng đề mở, có phần liên hệ thực tế để khuyến khích tính sáng tạo của HS.
4. Mức độ nhận thức trong đề KTĐG:
Tổ chuyên môn chúng tui đã thống nhất: khi ra đề KTĐG, cần chú trọng 3 lĩnh vực cơ bản: nhận thức, hoạt động (vận dụng) và cảm xúc, thái độ của HS. Từ đó, xây dựng các đề KTĐG với mức độ từ đơn giản đến phức tạp: nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng -> phân tích -> tổng hợp -> đánh giá. Cụ thể như sau:
- Đề KTĐG vấn đáp (KT miệng): chủ yếu ở 2 mức độ: nhận biết -> thông hiểu ( vì thời gian KT có hạn).
- Đề KTĐG 15 phút: ở 3 mức độ : nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng.
- Đề KT viết từ 1 tiết trở lên: Mức độ nhận thức từ đơn giản đến phức tạp vớ 6 mức độ: nhận biết -> thông hiểu -> vận dụng -> phân tích -> tổng hợp -> đánh giá .
Ví dụ: Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng.
5. Hình thức KTĐG:
Hai hình thức KTĐG cơ bản ( vấn đáp, tự luận) được tất cả các GV trong tổ chuyên môn thực hiện đồng bộ ở cả 3 khối lớp 10, 11, 12 như sau:
a/ Hình thức KT vấn đáp ( KT miệng): vận dụng kiểm tra thường xuyên ở mỗi tiết học ( có thể ở đầu , giữa, hay cuối tiết học).
b/ Hình thức KT tự luận:
- Vận dụng ở 3 lần KT 15 phút trong 1 học kì.
- Vận dụng ở các lần KT từ 1 tiết trở lên ( 3 lần KT trong HK I; 2 lần KT trong HK II).
c/ Riêng đề KTĐG tổng hợp cuối học kì I và cuối năm của kh
cho e file được không ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá chương halogen và chương oxi lưu huỳnh (hóa học 10) theo hướng tiếp cận pisa Luận văn Sư phạm 0
H Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam - giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng Luận văn Kinh tế 0
D Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới giảng dạy bộ môn Địa Lí THCS Luận văn Sư phạm 0
H quản lý quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập tại trường Trung học cơ sở Pom Lót, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Luận văn Sư phạm 0
F Đổi mới quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học cơ sở Huyện An Lão - Hải Phòng Luận văn Sư phạm 0
S Thiết kế và sử dụng đề kiểm tra, đánh giá trong dạy học khoá trình lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại lớp 10 ( Chương trình chuẩn ) theo tinh thần đổi mới Luận văn Sư phạm 0
I Đổi mới cơ chế kiểm tra tích hợp hiến, hợp pháp các văn bản quy phạm pháp luật của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ở Việt Nam Luận văn Luật 0
P Đổi mới, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động Kiểm lâm giai đoạn 2012 - 2020. Tài liệu chưa phân loại 0
T Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam và giải pháp kiểm soát lạm phát để đảm bảo tăng trưởng Tài liệu chưa phân loại 0
T Ảnh hưởng của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam. giải pháp kiểm soát lạm phát Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top