Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng​


Mục lục
Mở đầu 3
I. Khái niệm 3
1. Dư luận xã hội là gi? 3
2. Truyền thông đại chúng là gì? 4
II. Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng 4
1. Truyền thông đại chúng tạo ra dư luận xã hội 4
1.1 Các mô hình ảnh hưởng 4
1.2 Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới dư luận xã hội 5
2. Dư luận xã hội là nguồn cung cấp dữ liệu cho truyền thông đại chúng 6
2.1 Dư luận xã hội, nguồn sự kiện của truyền thông 6
2.2 Ý nghĩa của các cuộc điều tra dư luận xã hội đối với truyền
thông đại chúng 6
III. Thực trạng mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã
hội ở nước ta hiện nay 7
1.1 Ảnh hưởng của truyền thông đại chúng đến dư luận xã hội 7
1.2 Ảnh hưởng của dư luận xã hội đến truyền thông đại chúng 9
IV. Giải pháp phát huy vai trò của dư luận xã hội ở nước ta hiện nay 10
1. Vai trò của báo chí đối với việc phát huy sức mạnh của dư luận xã
hội 10
2. Sử dụng các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội trong lãnh đạo và
quản lý xã hội 10
3. Tạo lập bầu không khí tâm lý – xã hội lành mạnh 11
Kết luận 12
Chú thích 13
Tài liệu tham khảo 14

Mở đầu:
Mối quan hệ giữa dư luận xã hội (DLXH) và truyền thông đại chúng (TTĐC) là mối quan hệ có tính hai mặt. Thông thường, chúng ta hay nói đến tác động của TTĐC đến DLXH, coi DLXH như là sản phẩm của TTĐC. Tuy vậy, DLXH còn là nguồn cung cấp sự kiện cho hoạt động của TTĐC, là nguồn nguyên liệu phong phú của TTĐC. DLXH chính là hơi thở của cuộc sống mà các phương tiện TTĐC không thể bỏ qua. Tóm lại, TTĐC tạo ra DLXH nhưng DLXH là nguồn cung cấp sự kiện cho truyền thông. Để hiểu rõ mối quan hệ giữa chúng, trước hết ta cần làm rõ các khái niệm DLXH và TTĐC.
I. Khái niệm
1. Dư luận xã hội là gi?
Cuộc tranh luận xung quanh khái niệm “dư luận xã hội” đã xuất hiện và kéo dài từ hơn hai trăm năm nay. Thuật ngữ này được nhà văn, nhà hoạt động nhà nước người Anh J. Solsbery sử dụng lần đầu tiên vào thế kỷ 12[1]. Tuy nhiên, Jean-Jacques Pousseau, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháo mới được coi là người đầu tiên sử dụng nó vào năm 1744 theo nghĩa hiện đại. Sự tranh luận về khái niệm này diễn ra khá sôi nổi vào thời kỳ mà các cuộc cách mạng tư sản đang diễn ra, khi những quan điểm và hành động của con người ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình các cuộc cách mạng tư sản và trở thành nhân tố góp phần quyết định đến thắng lợi của giai cấp tư sản trẻ tuổi đối với giai cấp phong kiến. Theo Rútxô, một đại biểu của các nhà Khai sáng Pháp, cho rằng dư luận xã hội là sự đánh giá của xã hội về hoạt động của nghị viện hay của chính phủ. Trong tiếng Việt, DLXH còn được gọi theo những cách khác nhau bằng những thuật ngữ tương đương là công luận, dư luận công chúng, ý kiến công luận, ý kiến quần chúng. Thuật ngữ này xuất hiện rộng rãi trên một số ngành khoa học như chính trị học, triết học, xã hội học, tâm lý học xã hội…nhưng cho đến nay, vẫn “không có một định nghĩa được chấp nhận chung” [2]. Do đó, hiểu một cách chung nhất, DLXH là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận trao đổi trong xã hội. Nói cách khác, nó là kết quả của quá trình thảo luận xã hội. Nếu dựa vào các cách phân loại chủ thể và khách thể của DLXH, ta có thể hiểu DLXH là những thái độ, những cảm xúc, hay các ý tưởng của một bộ phận lớn người dân về những vấn đề công chúng quan tâm. Dưới sự lý giải của nhà truyền thông, “DLXH được đánh giá là hiệu quả tức thì của truyền thông đại chúng. DLXH tích cực là một điều kiện dẫn đến ổn định chính trị xã hội. Từ DLXH sẽ dần dẫn đến các hành vi xã hội rộng lớn, tạo sức ép thúc đẩy, tạo ra những khuôn khổ bắt buộc đối với việc nhận thức và giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội[3]. Truyền thông đại chúng (mass media) là kênh có vai trò quan trọng trong việc thảo luận xã hội vì nó có khả năng tập hợp, thu hút đông đảo công chúng tham gia.
2. Truyền thông đại chúng là gì?
Truyền thông là hoạt động truyền phát và trao đổi thông tin giữa người với người nhằm đạt được sự hiểu biết và tạo ra sự giao tiếp, liên kết xã hội[4]. Truyền thông đại chúng được hiểu là một quá trình truyền đạt thông tin đến các nhóm cộng đồng đông đảo trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, sách, phim, video, internet.
II. Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng:
1. Truyền thông đại chúng tạo ra dư luận xã hội:
1.1 Các mô hình ảnh hưởng:
Hiện nay có ba mô hình ảnh hưởng. Thứ nhất là mô hình ảnh hưởng mạnh (tiêu biểu là “Lý thuyết những viên đạn thần kỳ”), phổ biến vào những năm 20 đến 40 của thế kỷ trước. Theo đó, công chúng của TTĐC chỉ như những tấm bia thụ động, không thể chống lại được sức mạnh của truyền thông, hoàn toàn chấp nhận những điều phương tiện TTĐC chúng đưa ra. Năm 1960, Klapper đưa ra kết luận về “mô hình ảnh hưởng tối thiểu”. Ông cho rằng có rất ít bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ rằng TTĐC có thể thay đổi niềm tin, thái độ và hành vi. Gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất “mô hình ảnh hưởng mạnh trong những điều kiện giới hạn”. Theo mô hình này, TTĐC chỉ có tác động mạnh đến những nhóm người nhất định, trong những hoàn cảnh cụ thể.
1.2 Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng tới dư luận xã hội:
TTĐC có một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Nó đã tăng cường và phát triển dân chủ hóa các mặt của đời sống xã hội; tổ chức và động viên nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý xã hội, thông tin cho nhân dân về tình trạng của DLXH trên các vấn đề đang tạo nên mối quan tâm chung của toàn thể xã hội, nhất là các vấn đề có tính cấp bách; tác động lên các thiết chế xã hội và đề xuất các phương án hoạt động; hình thành DLXH về một vấn đề nào đó nhằm thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển của thực tế đó; xây dựng lòng tin, thế giới quan và ý thức quần chúng; điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, làm tăng cường tính tích cực chính trị - xã hội của quần chúng. Như vậy, bằng việc chọn lọc, nhấn mạnh, giải thích các sự kiện đặc biệt, cung cấp thông tin tới đối tượng tiếp nhận qua các kênh, khuyến khích dư luận đóng góp ý kiến, tiếng nói của cá nhân mình về các vấn đề đưa ra, TTĐC đã tác động vào DLXH bằng hai con đường: tình cảm và lý trí.
Việc truyền tải thông tin trên các phương tiện TTĐC đòi hỏi lương tâm của những người phát ngôn. Họ có quyền tự do báo chí song không vì thế mà cố ý gieo rắc những thông tin sai lệch làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩn của cá nhân, kích động, gây thù hằn giữa các nước, dân tộc, tôn giáo, xâm phạm đời tư cá nhân…Việc một tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten đăng tải bức tranh biếm họa của nhà tiên tri Mohamed vào ngày 30-10-2005 là hành động đăng tin thiếu trách nhiệm vì nó đã làm bùng phát làn sóng phản đối trong thế giới Hồi giáo, khiến quan hệ giữa phương Tây với thế gi


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

bi4tuoi

New Member
Re: Tiểu luận Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng

Cho mình tải về nhé!
Thank bạn nhiều!
 

tctuvan

New Member
Re: Tiểu luận Mối quan hệ giữa dư luận xã hội và truyền thông đại chúng

Trích dẫn từ bi4tuoi:
Cho mình tải về nhé!
Thank bạn nhiều!


Bạn download tại link này
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top