greenapple_xox

New Member
Tải miễn phí đồ án Thiết kế trạm biến áp 220/110/22kV
MỤC LỤC


PHẦN I : ĐIỆN 1
Chương I : Tổng quan về trạm biến áp 2
Chương II : Cân bằng công suất phụ tải 4
Chương III : Sơ đồ cấu trúc 7
Chương IV : Chọn máy biến áp 10
Chương V : Sơ đồ nối điện 17
Chương VI : Tính toán ngắn mạch 20
Chương VII : Tính toán tổn thất điện năng trong MBA . 30
Chương VIII : Chọn máy cắt điện và dao cách ly 38
Chương IX : Tính toán kinh tế – kỹ thuật quyết định phương án 49
Chương X : Chọn khí cụ điện và các phần dẫn điện 53
PHẦN II : CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT . 62
Chương I : Chống sét đánh trực tiếp cho trạm 63
Chương II : Thiết kế nối đất cho trạm . 74
PHẦN III : BẢO VỆ RƠLE CHO TRẠM . 86
Chương I : Khái niệm về rơle . 87
Chương II : Nguyên lý và hoạt động của các loại rơle bảo vệ MBA 94
Chương III : Tính toán bảo vệ MBA trạm 103

1. Sơ đồ nguyên lý.
2. Sơ đồ mặt bằng.
3. Sơ đồ mặt cắt 220KV.
4. Sơ đồ mặt cắt 110KV.
5. Sơ đồ chống sét.
6. Sơ đồ nối đất trạm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TỔNG QUAN VỀ TRẠM BIẾN ÁP
I. GIỚI THIỆU VỀ TRẠM BIẾN ÁP
Cùng với hệ thống phát triển năng lượng quốc gia phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Việc thiết kế trạm biến áp 220/110/22KV, nhằm tạo một hệ thống điện rộng lớn cung cấp điện năng cho nhu cầu và phương hướng phát kinh tế – xã hội của khu vực trong gia đoạn có dự tính đến sự phát triển về sau.
Về dung lượng máy biến áp, vị trí, số lượng và cách vận hành trạm biến áp có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật của hệ thông cung cấp điện. Vì vậy, việc thiết kế trạm biến áp bao giờ cũng gắn liền với lựa chọn phương án cung cấp điện.
Việc thiết kế trạm biến áp tốt nhất phải nhiều mặt và phải tiến hành tính toán so sách kinh tế – kỹ thuật và tính đảm bảo cung cấp điện liên tục giữa các phương án đề ra.
II. PHÂN LOẠI
Trong thiết kế và vận hành mạng điện thường gặp hai danh từ: trạm phân phối điện và trạm biến áp. Trạm phân phối điện chỉ gồm các thiết bị như: dao các ly, máy cắt, thanh góp … Dùng để nhận và phân phối điện năng đến phụ tải không có biến đổi điện áp như trạm biến áp.
1. Phân loại trạm biến áp theo nhiệm vụ
a. Trạm biến áp chung còn gọi là trạm biến áp chính, trạm có nhiệm vụ nhận điện của hệ thống với điện áp 220KV biến đổi thành cấp điện áp 110KV, 22KV, 0,4KV.
b. Trạm biến áp phân xưởng: nhận điện từ trạm biến áp trung gian biến đổi xuống các loại điện áp thích hợp để phục vụ cho các phụ tải phân xưởng.
2. Theo hình thức hay cấu trúc của trạm mà chia trạm thành trạm ngoài trời hay trạm trọng nhà.
a. Ngoài trời: tất cả các thiết bị đều đặt ngoài trời riêng phần phân phối điện áp thì đặt trong nhà. Trạm ngoài trời thích hợp cho các trạm trung gian công suất lớn có đủ diện tích để đặt các thiết bị ngoài trời.
b. Trạm trong nhà: tất cả các thiết bị đều đặt trong nhà. Loại này thường gặp ở các trạm biến áp, phân xưởng, trạm Gis.
II. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
Nhiệm vụ của luận án này là thiết kế trạm biến áp 220/110/22KV với các số liệu ban đầu như sau:
Trạm có 2 đường dây dẫn đến và phụ tải của các cấp bao gồm:
+ Phụ tải cấp 110KV có 2 đường dây
Smax = 45 MVA ; cosφ= 0,9
+ Phụ tải cấp 22KV có 6 đường dây
Smax = 20MVA; cosφ = 0.8
+ Nguồn cung cấp 220KV có 2 đường dây
SHT = 7000MVA; cosφ = 0,8; X*HT = 0,4

III. TRÌNH TỰ THIẾT KẾ
Theo số liệu ban đầu đã cho, thiết kế trạm biến áp theo trình tự sau:
1. Cân bằng công suất phụ tải.
2. Lựa chọn phương án tối ưu.
3. Chọn máy biến áp.
4. Sơ đồ nối điện.
5. Tính dòng điện ngắn mạch.
6. Tính toán tổn thất điện năng trong máy biến áp.
7. Tính toán kinh tế - kỹ thuật quyết định phương án thiết kế.
8. Chọn khí cụ điện và các phần dẫn điện.
9. Thiết kế chống sét cho trạm.
10. Nối đất cho trạm.
11. Bảo vệ rơle cho trạm.



CHƯƠNG II
CÂN BẰNG CÔNG SUẤT PHỤ TẢI
I. KHÁI NIỆM
Cân bằng công suất là xem khả năng cung cấp điện và tiêu thụ điện có cân băng hay không. Cân bằng công suất đóng vai trò quan trọng trong thiết kế cung cấp điện của trạm biến áp. Biết rằng sự vận hành bình thường của hệ thống sẽ không được đảm bảo công suất của hệ thống đưa đến chỉ bằng phụ tải của nó. Như vậy, việc cân bằng công suất cần thiết kế để đảm bảo nhu cầu cung cấp điện liên tục và chất lượng điện năng.
Phụ tải là một bộ phận quan trọng của hệ thống cung cấp điện, nó biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác, để phụ vụ cho sản xuất và sinh hoạt, tuỳ theo tầm quan trọng của phụ tải đối với nền kinh tế mà phụ tải chia làm 3 loại.
+ Phụ tải loại 1: là những phụ tải mà khi xảy ra sự cố nguồn cung cấp sẽ gây ra thiệt hại lớn về kinh tế, đe doạ đến tính mạng của con người hay có ảnh hưởng đến chính trị.
+ Phụ tải loại 2: là những phụ tải có tầm quan trọng lớn, nhưng có sự cố về nguồn cung cấp điện chỉ thiệt hại về kinh tế, do ngưng sản xuất, hư hỏng sản phẩm, thiết bị, lãng phí nhân công.
+ Phụ tải loại 3: là những phụ tải cho phép cung cấp điện với mức độ tin cậy thấp, cho phép mất điện trong thời gian sửa chữa và thay thế thiết bị khi có sự cố.
II. ĐỒ THỊ PHỤ TẢI TỪNG CẤP ĐIỆN ÁP
1. Cấp điện áp hệ thống 220KV
SHT = 7000MVA; cosφ = 0,8; X*HT = 0,4
2. Phụ tải cấp 110KV
Đồ thị phụ tải

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

bao gồm cả bản vẽ
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top