Denison

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Nhận xét tình trạng mòn răng, nha chu ở công nhân tiếp xúc với a xít và nhóm đối chứng



Hiện nay bệnh răng miệng được coi là bệnh phổ biến, lan tràn rộng với

tỉ lệ cao. Trong các bệnh răng miệng, bệnh nha chu và bệnh tổn thương tổ

chức cứng của răng là hai bệnh chính gây ảnh hưởng đến ăn nhai, sức khỏe và

thẩm mỹ. Tổ chức cứng của răng bao gồm men răng và ngà răng. Men răng

được coi là phần cứng nhất của cơ thể. Mặc dù vậy không có nghĩa là men

răng không thể không bị phá hủy. A xít và vi khuẩn có thể “gặm nhấm”men

răng từ từ, gây ra tình trạng xói mòn răng và tạo ra những lỗ hổng trên răng.

Men răng có thể bị vỡ, rạn và không như xương, men răng không thể tự tái

tạo, tức là nó sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Điều gì sẽ xảy ra khi men răng bị tổn

thương? Các lớp ngay dưới men răng sẽ bị tổn thương dẫn đến sâu răng. Các

lỗ hổng trên không phải là vấn đề duy nhất, khi men răng bị tổn thương răng

sẽ trở nên nhạy cảm với nhiệt độ một cách “bất thường”. Chẳng hạn khi ăn

nóng quá hay lạnh quá đều có thể gây ê buốt, khó chịu.

Trong nền công nghiệp hóa , hiện đại hóa của đất nước hiện nay, nhu

cầu sử dụng hóa chất ngày càng nhiều, đồng nghĩa với việc nền công nghiệp

sản suất hóa chất ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu phát triển của các

ngành công nghiệp khác. Vì vậy số người tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với

hoá chất ngày càng nhiều và các bệnh lý do hóa chất gây nên cũng ngày một

tăng lên ví dụ như bệnh đường hô hấp, bệnh ung thư, bệnh tổn thương tổ chức

cứng của răng….

Miệng được coi là cửa ngõ của đường hô hấp và tiêu hóa, khi hít thở

không khí có lẫn hóa chất sẽ vào mũi hay miệng từ đó thâm nhập vào phổi,

dạ dày vào máu…. gây hai cho rất nhiều cơ quan nhưng tác hại đầu tiên nó

gây ra phải nhắc đến là các bộ phận của miệng như răng, lợi , niêm mạc

miệng, môi, má….

Trên thế giới bệnh mòn răng và các triệu chứng của nó đã được nghiên

cứu từ rất sớm. Westergaard và Johansson [1]: Nghiên cứu từ 134 công nhân

của 1 nhà máy hóa chất tại Osaka, Nhật Bản cho thấy có 31% công nhân có

dấu hiệu của sự xói mòn răng. Các nguy cơ xói mòn nghề nghiệp do tiếp xúc

với enzim thủy phân protein hay tiếp xúc liên tục với hơi a xít acetic. Nghiên cứu



1

tại một doanh nghiệp dược phẩm và công nghệ sinh học cho thấy mức độ xói mòn

nghiêm trọng ở mặt ngoài và rìa cắn của răng cửa hàm trên không chỉ gia tăng do

sự phơi nhiễm với enzim thủy phân protein mà còn do tuổi tác, việc sử dụng rượu

vang, trà chanh và sử dụng kem đánh răng mài mòn.

Các nghiên cứu cho thấy công nhân mạ, pin có nguy cơ cao bị xói mòn

răng. Nguy cơ gia tăng xói mòn liên quan đến nồng độ ngày càng tăng của a

xít, thời gian tiếp xúc ngày càng tăng và thời gian công tác. Ngoài ra mức độ

trầm trọng của sự xói mòn gia tăng với nồng độ ngày càng tăng của khói a xít.

Đối với khói a xít, nghiên cứu của Chikte, Chikte và Josie- Perez [2], Nam

Phi tìm thấy một nguy cơ cao gấp 3-5 lần so với sự xói mòn răng ở công nhân

các nhà máy sản xuất a xít khác.

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ xói mòn răng của công nhân tiếp xúc với

a xít ở các nước đang phát triển cao hơn rất nhiều lần so với các nước phát

triển. Ở châu Phi, tỷ lệ xói mòn răng của công nhân tiếp xúc với a xít lên đến

100%, trong khi chỉ có 8-31% lao động ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Thị Hải Yến (2005) [3] thực hiện

trên 100 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh

viện Hữu Nghị theo chỉ số TWI (Smith và Knight 1984) thấy: 100% có mòn

răng từ mức độ mòn men (độ I) đến mòn hoàn toàn men ngà (độ IV). Trên

mỗi bệnh nhân có thể gặp nhiều mức độ mòn khác nhau ở các vùng

Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về mòn

răng nhưng các nghiên cứu này chỉ đề cập tới mòn răng cơ học mà chưa có

công trình khoa học nghiên cứu về mòn răng hóa học ở những người làm việc

trong môi trường hóa chất gây ăn mòn. Vì vậy chúng tui thực hiện đề tài:

“Nhận xét tình trạng mòn răng, nha chu ở công nhân tiếp xúc với a xít và

nhóm đối chứng.” nhằm mục tiêu:

1. So sánh tỷ lệ mòn răng, bệnh vùng quanh răng ở công nhân công ty cổ phần

hóa chất Việt Trì và nhóm đối chứng từ tháng 1/ 2013 đến tháng 10/2013 .

2. Nhu cầu điều trị của hai nhóm này.



2

Chương 1

TỔNG QUAN

1.1. Đại cương của răng và tổ chức quanh răng [4], [5]

Cấu tạo của răng gồm:

- Mô cứng: Men răng, ngà răng.

- Mô mềm: Tủy răng

Hình 1.1. Cấu trúc giải phẫu của răng

1.1.1. Men răng

Men răng phủ mặt ngoài ngà thân răng, có nguồn gốc ngoại bì, là mô

cứng nhất của cơ thể, có tỷ lệ chất vô cơ cao 96% trong đó chủ yếu là canxi

và hydroapatit, chất hữu cơ chiếm 1,7%, muối chiếm 2,3%.

Hình dáng và bề dày của men răng được xác định từ trước khi răng

mọc ra, trong đời sống men răng không có sự bồi đắp thêm theo tuổi, nhưng

có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trường miệng.

3

Về mặt lý học:

Men răng cứng, giòn, trong và cản tia X, với tỷ trọng từ 2,9-3. Men

răng phủ toàn bộ thân răng dày nhất ở núm răng và mỏng dần về phía cổ răng.

Ở trạng thái bình thường thì men răng trong suốt, song nó có thể thay đổi màu

sắc do có một số yếu tố tác động khác.

Về mặt hóa học:

Men răng chứa 90 - 96% là chất vô cơ, chủ yếu là 3[(PO

4

)

2

Ca

3

]

Ca(OH)



2

(hydroxy apatit), 3[(PO

4

)

2

Ca

3

]

2

H

2

O (phosphat 3 canxi ngậm nước)

còn lại là một lượng rất ít nhưng không thể thiếu được của muối cacbonat Mg

(2%) lượng nhỏ Clorua, Fluorua và sunfat của Kali, Natri. Thành phần hữu cơ

khoảng trên 1% trong đó chủ yếu là protit.

1.1.2. Ngà răng

Ngà răng được bao phủ phía ngoài bởi men răng và xương răng, ngà là

tổ chức ít rắn hơn và chun giãn hơn, không giòn và dễ vỡ như men.

Thành phần vô cơ của ngà chiếm 70% và chủ yếu là Hydroxy apatit

(3[(PO

4

)

2

Việc phân loại bệnh quanh răng là cần thiết cho việc chẩn đoán và điều

trị. Từ trước tới nay có nhiều tác giả đã tiến hành phân loại như Rhein - 1884,

Hội nghiên cứu bệnh quanh răng ARPA – 1958, Tổ chức y tế thế giới WHO –

1982, Gần đây cách phân loại của Viện hàn lâm bệnh quanh răng Mỹ

AAP– 1986 được sử dụng nhiều hơn vì nó đơn giản nhưng đầy đủ và hữu ích

trong thực hành lâm sàng.

* AAP chia bệnh quanh răng làm 2 loại: viêm lợi và viêm quanh răng,

trong VQR lại chia thành 3 loại là VQR người lớn, VQR tuổi thanh thiếu niên

và VQR kèm theo bênh toàn thân. Trong các loại VQR thì VQR người lớn là

21

quan trọng nhất về cả tỷ lệ bệnh và về điều trị nên AAP đã phân loại cụ thể

VQR người lớn như sau:

- AAP I khởi đầu: Tổn thương mô bệnh học, chưa phát hiện trên lâm sàng.

- AAP II VQR sớm: Túi lợi bệnh lý > 3mm, mất bám dính > 2mm, tiêu

xương ổ răng ít, răng chưa lung lay.

- AAP III VQR mãn: Túi lợi bệnh lý 4 – 5 mm, mất bám dính ≥ 4 mm,

tiêu xương ổ răng, răng lung lay độ 2

- AAP IV VQR tiến triển: Túi lợi bệnh lý > 5 mm, tiêu xương ổ răng

nhiều, răng lung lay độ 2, 3.

Tổng hợp các biến đổi bệnh lý trên lâm sàng AAP đã phân loại các thể

bệnh VQR như sau:

- Thể viêm: VQR đơn giản, VQR phức tạp.

- Thể thoái hoá: VQR cấp ở người trẻ,VQR ở người già.

- Thể tăng sản: VQR có lợi phì đại do các nguyên nhân khác nhau.

- Tổn thương teo: thoái hoá ở người già.

- Tổn thương do sang chấn: VQR do sang trấn.

* Theo hội thảo quốc tế về phân loại bệnh quanh răng năm 1999

 Bệnh lợi:

- Bệnh lợi do mảng bám răng có yếu tố tại chỗ giúp đỡ hay không.

- Bệnh lợi ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn thân: nội tiết (viêm lợi tuổi



dậy thì, phụ nữ có thai, ), liên quan với thể tạng máu (bạch cầu cấp).

- Bệnh lợi ảnh hưởng bởi thuốc, dinh dưỡng

- Tổn thương lợi không do mảng bám:

- Bệnh lợi căn nguyên do vi khuẩn (Sởi, giang mai, ), do virus

(Herpes, thuỷ đậu, ), do nấm (Candida, Histoplasma, ), do di truyền.

- Biểu hiện của lợi với tình trạng toàn thân: rối loạn miễn dịch Liken,

pemphigoid, ), phản ứng dị ứng(vật liệu phục hình răng, kem đánh răng, ).

22

 Viêm quanh răng mạn tính: thể khu trú và lan toả.

 Viêm quanh răng tiến triển nhanh: thể khu trú và lan toả.

 Viêm quanh răng như là một biểu hiện của bệnh toàn thân: Liên quan

với các rối loạn huyết học hay các rối loạn di truyền.

 Bệnh hoại tử quanh răng

 Apcess mô nha chu.

 Viêm quanh răng kết hợp với các tổn thương nội nha.

 Những khiếm khuyết do mắc phải hay phát triển giải phẫu răng: lợi

co, ngách tiền đình, phục hình răng, sang chấn khớp cắn, ).

1.4. Các phương pháp điều trị và dự phòng

1.4.1. Các phương pháp điều trị và dự phòng mòn răng

Điều trị mòn răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây mòn, mức độ nặng

nhẹ, sự lan rộng của tổn thương, tuổi và sự hợp tác của người bệnh và tính

nhạy cảm của răng.

- Trung hòa tác động của axít và tăng sức đề kháng của răng đối với sự

tấn công của axít. Sử dụng các chất súc miệng có tính kiềm hay trung tính,

uống sữa hay nhai kẹo cao su loại không đường sau mỗi bữa ăn là việc làm

có lợi để tránh mòn răng.

- Bôi véc-ni fluoride tại chỗ để giảm tình trạng quá cảm của răng và

tạo điều kiện cho quá trình tái khoáng hóa.

- Nên thường xuyên đi khám kiểm tra sự tái khoáng của mô răng 3

tháng một lần.



- Nếu có vấn đề trào ngược dịch vị, nên đeo máng nhai vào những thời

điểm có nguy cơ cao để giảm tổn thương răng.

- Thêm vào đó, cho vào máng nhai một chất kiềm như: magnesium

hydroxide hay sodium bicarbonat, cả hai chất này đều có bán sẵn rất dễ mua,

để trung hòa tác động của axít dạ dày, hay cho gel fluoride vào máng nhai.

23

- Việc lựa chọn điều trị phục hồi phụ thuộc vào từng trường hợp cụ

thể. Những điều trị phục hồi đầu tiên nên là điều trị bảo tồn, đặc biệt ở những

người trẻ tuổi. Có thể dùng các vật liệu dán để bảo vệ các mặt răng dễ mòn và

phục hồi đầy đủ hình dạng chức năng của răng như composite.

- Ngoài ra có thể dùng các vật liệu dán bằng nhựa, kim loại hay sứ để

phục hồi khi mòn nhiều ở các mặt của răng dưới dạng chụp răng.

- cần điều trị các răng bị bệnh nha chu, viêm tủy, phục hồi làm

dài thân răng, hay nắn chỉnh răng do mòn quá mức.

Dự phòng

Đối với các cá nhân có nguy cơ xói mòn răng nghề nghiệp cao nên thực

hiện các biện pháp dự phòng sau:

- Thường xuyên khám răng định kỳ 3 tháng/lần để phát hiện sớm các

tổn thương và kịp thời điều trị.

- Đeo thiết bị bảo hộ lao động như khẩu trang trong và sau khi làm

việc được coi là chiến lược phòng ngừa giúp giảm nguy cơ xói mòn răng.

- Kích thích tăng lưu lượng dòng chảy nước bọt, sử dụng thuốc đệm,

xúc miệng bằng dung dịch kiềm magnesium hydroxide hay sodium

bicarbonate để trung hòa dịch axit sau khi tiếp xúc với hơi axit.

- Giáo dục về hành vi cũng như tư vấn dinh dưỡng, tối ưu hóa các

chế độ fluor

1.4.2. Các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh nha chu

Nguyên tắc chung:

- Loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

- Điều trị túi quanh răng.



- Loại bỏ các yếu tố thuận lợi.

24

Điều trị không phẫu thuật.

* Điều trị khởi đầu:

- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng.

-Lấy sạch cao răng trên và dưới lợi.

- Loại bỏ các yếu tố gián tiếp gây bệnh

*Điều trị bằng kháng sinh.

Kháng sinh toàn thân: dưới dạng viên uống hay thuốc tiêm.

Kháng sinh tại chỗ: Đặt thuốc trực tiếp vào trong các túi quanh răng dưới

dạng mỡ hay bấc tẩm thuốc.

Một số loại kháng sinh thường sử dụng như: Tetracylin, Metronidazon,

Spiramycin, Ciprofloxacin,…hiện nay Rodogyl là lựa chọn đầu tay của các

nha sỹ trong việc điều trị các loại viêm nhiễm vùng răng miệng.

* Điều trị túi quanh răng.

Ngày nay người ta thường áp dụng liệu pháp oxy già để điều trị túi QR,

sau khi lấy sạch cao răng, mảng bám răng, làm nhẵn bề mặt chân răng thì sẽ

bơm rửa túi QR bằng oxy già rồi thổi khô đưa vào túi các chất sát trùng,

chống viêm.

* Điều trị duy trì.

Đây là bước quyết định thành công của điều trị bệnh QR, nếu làm không

tốt bệnh sẽ tái phát nhanh chóng và thường nặng hơn.

Điều trị duy trì gồm:

+ Tiếp tục làm VSRM tốt và thường xuyên.

+ Định kỳ 3 – 6 tháng kiểm tra tình trạng răng miệng, lấy cao răng, kiểm

soát các yếu tố gián tiếp gây bệnh.

Điều trị phẫu thuật :

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Nhận xét tình trạng mòn răng, nha chu ở công nhân tiếp xúc với a xít và nhóm đối chứng
2
tại một doanh nghiệp dược phẩm và công nghệ sinh học cho thấy mức độ xói mòn nghiêm trọng ở mặt ngoài và rìa cắn của răng cửa hàm trên không chỉ gia tăng do sự phơi nhiễm với enzim thủy phân protein mà còn do tuổi tác, việc sử dụng rượu vang, trà chanh và sử dụng kem đánh răng mài mòn.
Các nghiên cứu cho thấy công nhân mạ, pin có nguy cơ cao bị xói mòn
răng. Nguy cơ gia tăng xói mòn liên quan đến nồng độ ngày càng tăng của a xít, thời gian tiếp xúc ngày càng tăng và thời gian công tác. Ngoài ra mức độ trầm trọng của sự xói mòn gia tăng với nồng độ ngày càng tăng của khói a xít. Đối với khói a xít, nghiên cứu của Chikte, Chikte và Josie- Perez [2], Nam Phi tìm thấy một nguy cơ cao gấp 3-5 lần so với sự xói mòn răng ở công nhân các nhà máy sản xuất a xít khác.
Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ xói mòn răng của công nhân tiếp xúc với
a xít ở các nước đang phát triển cao hơn rất nhiều lần so với các nước phát triển. Ở châu Phi, tỷ lệ xói mòn răng của công nhân tiếp xúc với a xít lên đến 100%, trong khi chỉ có 8-31% lao động ở châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Lê Thị Hải Yến (2005) [3] thực hiện
trên 100 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Hữu Nghị theo chỉ số TWI (Smith và Knight 1984) thấy: 100% có mòn răng từ mức độ mòn men (độ I) đến mòn hoàn toàn men ngà (độ IV). Trên mỗi bệnh nhân có thể gặp nhiều mức độ mòn khác nhau ở các vùng
Ở Việt Nam cũng có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về mòn
răng nhưng các nghiên cứu này chỉ đề cập tới mòn răng cơ học mà chưa có công trình khoa học nghiên cứu về mòn răng hóa học ở những người làm việc trong môi trường hóa chất gây ăn mòn. Vì vậy chúng tui thực hiện đề tài: “Nhận xét tình trạng mòn răng, nha chu ở công nhân tiếp xúc với a xít và nhóm đối chứng.” nhằm mục tiêu:
1.
So sánh tỷ lệ mòn răng, bệnh vùng quanh răng ở công nhân công ty cổ phần
hóa chất Việt Trì và nhóm đối chứng từ tháng 1/ 2013 đến tháng 10/2013 .
2.
Nhu cầu điều trị của hai nhóm này.

Dành riêng cho anh em Ketnooi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
dạ cho mình xin tài liệu với ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nhận xét tình trạng nha chu và độ sát khít của phục hình cố định tại viện đào tạo RHM trường Y dược 0
C Nhận xét đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán tại công ty sản xuất ô tô Daihatsu - Vietindo Luận văn Kinh tế 0
A nhận xét và đánh giá chung về công tác quản lý và tình hình thực hiện chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty Tinh dầu và các sản phẩm tự nhiên Luận văn Kinh tế 0
L Hãy sưu tầm 1 tình huống về tranh chấp trong doanh nghiệp FDI và nhận xét về tình huống đó Tài liệu chưa phân loại 0
A Nhận xét tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương Tài liệu chưa phân loại 0
Q Nhận xét tình trạng mòn răng, nha chu ở công nhân tiếp xúc với a xít và nhóm đối chứng. Tài liệu chưa phân loại 3
D Nhận xét tình trạng mất răng trên bệnh nhân được chỉ định phục hình tháo lắp tại khoa phục hình bệnh viện RHM TW và viện đào tạo RHM-trường đại học Y Hà Nội Tài liệu chưa phân loại 0
L NHẬN XÉT TÌNH TRẠNG LỆCH LẠC KHỚP CẮN VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ NẮN CHỈNH RĂNG MẶT Ở TRẺ EM 12 ĐẾN 15 TUỔI Tài liệu chưa phân loại 0
D NHậN XéT TìNH TRạNG LệCH LạC KHớP CắN Và NHU CầU ĐIềU TRị NắN CHỉNH RĂNG MặT ở TRẻ EM 12 ĐếN 15 TUổI tại VIÊNG CHĂN lào Tài liệu chưa phân loại 0
C Nhận xét tình trạng bệnh quanh răng ở bệnh nhân tâm thần phân liệt tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương, Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top