LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
LỜI NÓI ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đang đứng trước những thách thức to lớn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để tìm kiếm những nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi phát hành báo cáo tài chính ra công chúng thì bắt buộc các báo cáo tài chính đó cần được kiểm toán. Do đó, kiểm toán ngày càng có vị trí quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân.
Sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc vào chất lượng và việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán diễn ra trong suốt cuộc kiểm toán, là cơ sở giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Chất lượng cuộc kiểm toán là yếu tố hàng đầu quyết định vị trí, thương hiệu, hình ảnh của công ty kiểm toán trong con mắt khách hàng; muốn đạt được uy tín với khách hàng thì việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là điều quan trọng nhất đối với công ty kiểm toán. Muốn làm được điều đó thì việc nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán là một điều tất yếu. Nhưng muốn nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán thì phải làm sao cho hiệu quả kiểm toán đạt được mức tốt nhất. Chất lượng bằng chứng tăng mà chi phí tăng không hợp lý, cuộc kiểm toán có thể tránh được rủi ro kiểm toán nhưng công ty kiểm toán khó tránh khỏi rủi ro hoạt động, công ty không thể nâng cao chất lượng kiểm toán khi chi phí quá lớn.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề , Em đã chọn Đề tài “Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện” nhằm củng cố các kiến thức đã học trên ghế Nhà trường và vận dụng được những kiến thức đó vào thực tế trong một cuộc kiểm toán.
II. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của Em làm rõ hơn về vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, đánh giá việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty đồng thời đề xuất kiến nghị hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của Công ty.
III. Nội dung của Đề tài
Nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của Em gồm có 2 chương:
Chương I: Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện;
Chương II: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện. Phạm vi nghiên cứu của Chuyên đề chỉ đề cập đến việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú được thực hiện từ khi Công ty thành lập đến nay.
V. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài
Chuyên đề thực tập vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng; các phương pháp kỹ thuật như phương pháp toán học, tư duy logic; phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu; phương pháp sơ đồ, bảng biểu… Chuyên đề tìm hiểu về vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty An Phú thực hiện qua khách hàng năm đầu tiên là Công ty Cổ phần ABC và khách hàng thường xuyên là Công ty TNHH XYZ. Công ty ABC và XYZ khác nhau về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và loại hình công ty đồng thời thuộc hai nhóm khách hàng khác nhau của An Phú.
Em xin chân thành Thank GS.TS Nguyễn Quang Quynh, các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã tận tình giúp đỡ để Em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Sinh viên
Đặng Thị Thu Hằng
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN
1.1. Khái quát về thực tế vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thường được kiểm toán viên áp dụng là phỏng vấn, quan sát và phân tích. Kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn trực tiếp kiểm toán viên tiền nhiệm, Ban Giám đốc của khách hàng hay nhân viên để thu thập thông tin chung về đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra, kiểm toán viên tự nghiên cứu qua sách báo, tạp chí, website… Đồng thời, kiểm toán viên thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng thông qua tiếp xúc với Ban Giám đốc khách hàng, kiểm tra các tài liệu liên quan như Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty; Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra… Phân tích giúp xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán; đồng thời hướng kiểm toán viên chú ý đến những khoản mục trọng yếu. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thường phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… để có những hiểu biết chung nhất về tình hình kinh doanh tại đơn vị được kiểm toán.
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ. Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn Ban Giám đốc của khách hàng hay kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát nội bộ để xem xét Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế có hợp lý không; phỏng vấn, trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm. Trên cơ sở có được sự hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất hay quan sát hoạt động thường xuyên của đơn vị để đánh giá hiệu quả hoạt động của Hệ thống kiểm soát nội bộ. Để mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ, An Phú thường sử dụng một trong ba phương pháp hay kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập bảng câu hỏi và lập bảng tường thuật. Tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng và quy mô của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ chọn phương pháp thích hợp.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng phù hợp với đặc điểm của từng khoản mục, chu trình để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Trước hết, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm soát (chỉ thực hiện khi Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được đánh giá là có hiệu lực). Các phương pháp kỹ thuật thường được sử dụng là quan sát (quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh, quan sát chữ ký phê duyệt…) và phỏng vấn nhân viên trong Công ty. Thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tính hợp lý của các thông tin tài chính trên từng khoản mục. Đồng thời, kiểm toán viên vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm tra vật chất, phỏng vấn, quan sát, tính toán lại, xác minh tài liệu, lấy xác nhận. Sau khi thực hiện các thủ tục này, kiểm toán viên tiến hành đánh giá các sai sót, chênh lệch (nếu có) và đưa ra các biện pháp xử lý.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện soát xét lại các giấy tờ và phỏng vấn kế toán trưởng những điều còn nghi ngờ, chưa rõ. Thủ tục phân tích được sử dụng để xem xét tính hợp lý chung của báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Kiểm toán viên cũng thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc, sau đó sẽ cùng bàn bạc với khách hàng và thống nhất các bút toán điều chỉnh. Sau khi thống nhất kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán.
Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty ABC
Câu hỏi
Trả lời
Ghi chú
Bộ phận kế toán có mấy người?
6
√
Các nhân viên kế toán có được đào tạo qua trường lớp chính quy không? Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm không?
Có
Phần mềm kế toán đơn vị đang sử dụng?
SAS
Hình thức sổ kế toán của đơn vị?
NKC
Có sự phân công, phân nhiệm giữa thu – chi không?
Có
Các nhân viên kế toán và thủ quỹ có thường đối chiếu số liệu ghi sổ và thực tế không?
Có
Quá trình luân chuyển, cập nhật chứng từ có kịp thời không?
Chậm
√
Các chính sách kế toán mới có được cập nhật thường xuyên không?
Có
Các nghiệp vụ ghi sổ dựa trên các chứng từ có đầy đủ chữ ký, con dấu phê duyệt không?
Có
Các chứng từ thu, chi có được đánh dấu một cách liên tục không?
Có
Các chứng từ hạch toán rồi có được đánh dấu để tránh hạch toán trùng không?
Có
Các nhân viên kế toán có thường xuyên đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ chi tiết không?
Có
Các quy chế như chi tiêu, tạm ứng, khen thưởng… có được quy định thành văn bản không?
Có
Các nhân viên kế toán có chịu áp lực nào trong việc lập báo cáo tài chính từ Ban Giám đốc không?
Không
Kế toán trưởng có thường xuyên kiểm tra công việc của các kế toán viên không?
Có
Các kế toán viên có phải làm việc trong ngày nghỉ không?
Có
Nhận xét:
Bộ phận kế toán có 6 người gồm: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán vật tư và TSCĐ, 1 kế toán thanh toán, 1 kế toán thuế và 1 thủ quỹ.
Quá trình cập nhật chứng từ chậm do Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, các công trình ở xa, phân tán nên việc luân chuyển chậm
Kết luận:
Hệ thống kiểm soát nội bộ
√ Khá
Trung bình
Yếu
BÁO CÁO KIỂM KÊ
Khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Địa chỉ: ………………………………………
Loại hình hoạt động: ……………………….
Thành phần tham gia kiểm kê
A. Công ty Cổ phần ABC
TT Họ tên Chức vụ Nhiệm vụ trong ban kiểm kê
1 Ông Trịnh Xuân Ngạn GĐ Trưởng ban
2 Ông Lê Xuân Khải KTT Phó ban
3 Ông Trương Công Phương TP KCĐ Thành phần kiểm kê
4 Bà Nguyễn Thị Thu Hương TPQLCL Thành phần kiểm kê
B. Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
Bà: Trương Thị Thu Trà Kiểm toán viên
Bà: Đào Thị Minh Loan Kiểm toán viên
1. Phương pháp kiểm kê
- Mục đích kiểm kê nhằm xác định tính đầy đủ, tính hiện hữu của hàng tồn kho tại thời điểm kiểm kê
- Việc kiểm kê tiến hành đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ
- Tổ kiểm kê thực hiện đếm thực tế hàng tồn kho tại thời điểm kiểm kê
Hàng tồn kho gồm: CCDC, Tiền mặt, Nguyên vật liệu
2. Thời gian tiến hành kiểm kê: ngày 31/12/2009
3. Quá trình thực hiện kiểm kê của khách hàng
- Đối tượng kiểm kê bao gồm: CCDC, tiền mặt, nguyên vật liệu
- Cách thức tiến hành kiểm kê: mỗi nhóm tiến hành kiểm kê từ 2 đến 3 người
* Đối với CCDC, NVL: đếm số lượng từng loại, rồi nhân với tổng số loại
* Đối với tiền mặt: đếm số lượng từng loại, rồi nhân với mệnh gía
* Đối với tài sản cố định: đếm số lượng của từng loại tài sản
Kết quả kiểm kê được thể hiện trên Biên bản kiểm kê của Công ty.
4. cách tham gia của kiểm toán viên
- Thời gian tham gia: Ngày 31/12/2009
- Địa điểm tham gia: Công ty Cổ phần ABC
+ Đối với tiền mặt:
- Thu thập số liệu kế toán tiền mặt tồn quỹ
- Tham gia quan sát quá trình kiểm đếm tiền mặt tại quỹ
- Đối chiếu kết quả kiểm kê với sổ kế toán
+ Đối với CCDC và nguyên vật liệu:
- Thu thập tài liệu hướng dẫn kiểm kê của đơn vị
- Tham gia quan sát tiến trình kiểm kê của khách hàng
- Chọn mẫu một số mặt hàng để kiểm kê. Thu thập các chứng từ nhập, xuất kho HTK cuối cùng đến thời điểm tiến hành kiểm kê
- Đối chiếu kết quả kiểm kê với sổ kế toán
- Tổng hợp đánh giá kết quả kiểm kê
5. Nhận xét công việc kiểm kê của khách hàng
Đối với CCDC: được bảo quản tốt, sắp xếp hợp lý theo từng chủng loại
Đối với tiền mặt: đối chiếu số kiểm toán viên với sổ quỹ tiền mặt chênh lệch 455 đ. Chênh lệch là do tiền lẻ.
Đối với nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu được sắp xếp theo từng chủng loại và bảo quản trong điều kiện tốt.
6. Những kiến nghị trong mùa kiểm toán tới:
- Công ty nên tiếp tục duy trì quản lý tốt hàng tồn kho
- Công ty nên có sự đối chiếu hàng tồn kho giữa các kho.
7. Kết luận chung
Kết quả kiểm kê cho thấy số liệu thực tế vật tư, thành phẩm trong kho phù hợp với số liệu trên sổ sách.
Quá trình kiểm kê được thực hiện nghiêm túc, khách quan.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
LỜI NÓI ĐẦU
I. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp trong nước đang đứng trước những thách thức to lớn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để tìm kiếm những nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi phát hành báo cáo tài chính ra công chúng thì bắt buộc các báo cáo tài chính đó cần được kiểm toán. Do đó, kiểm toán ngày càng có vị trí quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân.
Sự thành công của một cuộc kiểm toán phụ thuộc vào chất lượng và việc đánh giá các bằng chứng kiểm toán. Việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán diễn ra trong suốt cuộc kiểm toán, là cơ sở giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận kiểm toán. Chất lượng cuộc kiểm toán là yếu tố hàng đầu quyết định vị trí, thương hiệu, hình ảnh của công ty kiểm toán trong con mắt khách hàng; muốn đạt được uy tín với khách hàng thì việc nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán là điều quan trọng nhất đối với công ty kiểm toán. Muốn làm được điều đó thì việc nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán là một điều tất yếu. Nhưng muốn nâng cao chất lượng bằng chứng kiểm toán thì phải làm sao cho hiệu quả kiểm toán đạt được mức tốt nhất. Chất lượng bằng chứng tăng mà chi phí tăng không hợp lý, cuộc kiểm toán có thể tránh được rủi ro kiểm toán nhưng công ty kiểm toán khó tránh khỏi rủi ro hoạt động, công ty không thể nâng cao chất lượng kiểm toán khi chi phí quá lớn.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề , Em đã chọn Đề tài “Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện” nhằm củng cố các kiến thức đã học trên ghế Nhà trường và vận dụng được những kiến thức đó vào thực tế trong một cuộc kiểm toán.
II. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của Em làm rõ hơn về vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, đánh giá việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty đồng thời đề xuất kiến nghị hoàn thiện việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán của Công ty.
III. Nội dung của Đề tài
Nội dung của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của Em gồm có 2 chương:
Chương I: Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện;
Chương II: Nhận xét và kiến nghị hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện.
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện. Phạm vi nghiên cứu của Chuyên đề chỉ đề cập đến việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú được thực hiện từ khi Công ty thành lập đến nay.
V. Phương pháp nghiên cứu của Đề tài
Chuyên đề thực tập vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng; các phương pháp kỹ thuật như phương pháp toán học, tư duy logic; phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu; phương pháp sơ đồ, bảng biểu… Chuyên đề tìm hiểu về vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty An Phú thực hiện qua khách hàng năm đầu tiên là Công ty Cổ phần ABC và khách hàng thường xuyên là Công ty TNHH XYZ. Công ty ABC và XYZ khác nhau về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và loại hình công ty đồng thời thuộc hai nhóm khách hàng khác nhau của An Phú.
Em xin chân thành Thank GS.TS Nguyễn Quang Quynh, các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán An Phú đã tận tình giúp đỡ để Em hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.
Sinh viên
Đặng Thị Thu Hằng
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÚ THỰC HIỆN
1.1. Khái quát về thực tế vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phú, các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thường được kiểm toán viên áp dụng là phỏng vấn, quan sát và phân tích. Kiểm toán viên thực hiện phỏng vấn trực tiếp kiểm toán viên tiền nhiệm, Ban Giám đốc của khách hàng hay nhân viên để thu thập thông tin chung về đơn vị được kiểm toán. Ngoài ra, kiểm toán viên tự nghiên cứu qua sách báo, tạp chí, website… Đồng thời, kiểm toán viên thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng thông qua tiếp xúc với Ban Giám đốc khách hàng, kiểm tra các tài liệu liên quan như Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty; Báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra… Phân tích giúp xác định nội dung, phạm vi, thời gian của các thủ tục kiểm toán; đồng thời hướng kiểm toán viên chú ý đến những khoản mục trọng yếu. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên thường phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… để có những hiểu biết chung nhất về tình hình kinh doanh tại đơn vị được kiểm toán.
Công ty TNHH Kiểm toán An Phú thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động của Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm: Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và hệ thống kiểm toán nội bộ. Kiểm toán viên tiến hành phỏng vấn Ban Giám đốc của khách hàng hay kế toán trưởng, trưởng ban kiểm soát nội bộ để xem xét Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế có hợp lý không; phỏng vấn, trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm. Trên cơ sở có được sự hiểu biết về Hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chi tiết các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất hay quan sát hoạt động thường xuyên của đơn vị để đánh giá hiệu quả hoạt động của Hệ thống kiểm soát nội bộ. Để mô tả Hệ thống kiểm soát nội bộ, An Phú thường sử dụng một trong ba phương pháp hay kết hợp cả ba phương pháp: vẽ lưu đồ, lập bảng câu hỏi và lập bảng tường thuật. Tùy thuộc vào đặc điểm của khách hàng và quy mô của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên sẽ chọn phương pháp thích hợp.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng phù hợp với đặc điểm của từng khoản mục, chu trình để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Trước hết, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm soát (chỉ thực hiện khi Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được đánh giá là có hiệu lực). Các phương pháp kỹ thuật thường được sử dụng là quan sát (quan sát hoạt động sản xuất kinh doanh, quan sát chữ ký phê duyệt…) và phỏng vấn nhân viên trong Công ty. Thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tính hợp lý của các thông tin tài chính trên từng khoản mục. Đồng thời, kiểm toán viên vận dụng linh hoạt các thủ tục kiểm tra vật chất, phỏng vấn, quan sát, tính toán lại, xác minh tài liệu, lấy xác nhận. Sau khi thực hiện các thủ tục này, kiểm toán viên tiến hành đánh giá các sai sót, chênh lệch (nếu có) và đưa ra các biện pháp xử lý.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện soát xét lại các giấy tờ và phỏng vấn kế toán trưởng những điều còn nghi ngờ, chưa rõ. Thủ tục phân tích được sử dụng để xem xét tính hợp lý chung của báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Kiểm toán viên cũng thu thập thư giải trình của Ban Giám đốc, sau đó sẽ cùng bàn bạc với khách hàng và thống nhất các bút toán điều chỉnh. Sau khi thống nhất kiểm toán viên phát hành báo cáo kiểm toán.
Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty ABC
Câu hỏi
Trả lời
Ghi chú
Bộ phận kế toán có mấy người?
6
√
Các nhân viên kế toán có được đào tạo qua trường lớp chính quy không? Công việc của những người nghỉ phép có được người khác đảm nhiệm không?
Có
Phần mềm kế toán đơn vị đang sử dụng?
SAS
Hình thức sổ kế toán của đơn vị?
NKC
Có sự phân công, phân nhiệm giữa thu – chi không?
Có
Các nhân viên kế toán và thủ quỹ có thường đối chiếu số liệu ghi sổ và thực tế không?
Có
Quá trình luân chuyển, cập nhật chứng từ có kịp thời không?
Chậm
√
Các chính sách kế toán mới có được cập nhật thường xuyên không?
Có
Các nghiệp vụ ghi sổ dựa trên các chứng từ có đầy đủ chữ ký, con dấu phê duyệt không?
Có
Các chứng từ thu, chi có được đánh dấu một cách liên tục không?
Có
Các chứng từ hạch toán rồi có được đánh dấu để tránh hạch toán trùng không?
Có
Các nhân viên kế toán có thường xuyên đối chiếu số liệu giữa sổ cái và sổ chi tiết không?
Có
Các quy chế như chi tiêu, tạm ứng, khen thưởng… có được quy định thành văn bản không?
Có
Các nhân viên kế toán có chịu áp lực nào trong việc lập báo cáo tài chính từ Ban Giám đốc không?
Không
Kế toán trưởng có thường xuyên kiểm tra công việc của các kế toán viên không?
Có
Các kế toán viên có phải làm việc trong ngày nghỉ không?
Có
Nhận xét:
Bộ phận kế toán có 6 người gồm: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán vật tư và TSCĐ, 1 kế toán thanh toán, 1 kế toán thuế và 1 thủ quỹ.
Quá trình cập nhật chứng từ chậm do Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, các công trình ở xa, phân tán nên việc luân chuyển chậm
Kết luận:
Hệ thống kiểm soát nội bộ
√ Khá
Trung bình
Yếu
BÁO CÁO KIỂM KÊ
Khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Địa chỉ: ………………………………………
Loại hình hoạt động: ……………………….
Thành phần tham gia kiểm kê
A. Công ty Cổ phần ABC
TT Họ tên Chức vụ Nhiệm vụ trong ban kiểm kê
1 Ông Trịnh Xuân Ngạn GĐ Trưởng ban
2 Ông Lê Xuân Khải KTT Phó ban
3 Ông Trương Công Phương TP KCĐ Thành phần kiểm kê
4 Bà Nguyễn Thị Thu Hương TPQLCL Thành phần kiểm kê
B. Công ty TNHH Kiểm toán An Phú
Bà: Trương Thị Thu Trà Kiểm toán viên
Bà: Đào Thị Minh Loan Kiểm toán viên
1. Phương pháp kiểm kê
- Mục đích kiểm kê nhằm xác định tính đầy đủ, tính hiện hữu của hàng tồn kho tại thời điểm kiểm kê
- Việc kiểm kê tiến hành đối chiếu số liệu kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ
- Tổ kiểm kê thực hiện đếm thực tế hàng tồn kho tại thời điểm kiểm kê
Hàng tồn kho gồm: CCDC, Tiền mặt, Nguyên vật liệu
2. Thời gian tiến hành kiểm kê: ngày 31/12/2009
3. Quá trình thực hiện kiểm kê của khách hàng
- Đối tượng kiểm kê bao gồm: CCDC, tiền mặt, nguyên vật liệu
- Cách thức tiến hành kiểm kê: mỗi nhóm tiến hành kiểm kê từ 2 đến 3 người
* Đối với CCDC, NVL: đếm số lượng từng loại, rồi nhân với tổng số loại
* Đối với tiền mặt: đếm số lượng từng loại, rồi nhân với mệnh gía
* Đối với tài sản cố định: đếm số lượng của từng loại tài sản
Kết quả kiểm kê được thể hiện trên Biên bản kiểm kê của Công ty.
4. cách tham gia của kiểm toán viên
- Thời gian tham gia: Ngày 31/12/2009
- Địa điểm tham gia: Công ty Cổ phần ABC
+ Đối với tiền mặt:
- Thu thập số liệu kế toán tiền mặt tồn quỹ
- Tham gia quan sát quá trình kiểm đếm tiền mặt tại quỹ
- Đối chiếu kết quả kiểm kê với sổ kế toán
+ Đối với CCDC và nguyên vật liệu:
- Thu thập tài liệu hướng dẫn kiểm kê của đơn vị
- Tham gia quan sát tiến trình kiểm kê của khách hàng
- Chọn mẫu một số mặt hàng để kiểm kê. Thu thập các chứng từ nhập, xuất kho HTK cuối cùng đến thời điểm tiến hành kiểm kê
- Đối chiếu kết quả kiểm kê với sổ kế toán
- Tổng hợp đánh giá kết quả kiểm kê
5. Nhận xét công việc kiểm kê của khách hàng
Đối với CCDC: được bảo quản tốt, sắp xếp hợp lý theo từng chủng loại
Đối với tiền mặt: đối chiếu số kiểm toán viên với sổ quỹ tiền mặt chênh lệch 455 đ. Chênh lệch là do tiền lẻ.
Đối với nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu được sắp xếp theo từng chủng loại và bảo quản trong điều kiện tốt.
6. Những kiến nghị trong mùa kiểm toán tới:
- Công ty nên tiếp tục duy trì quản lý tốt hàng tồn kho
- Công ty nên có sự đối chiếu hàng tồn kho giữa các kho.
7. Kết luận chung
Kết quả kiểm kê cho thấy số liệu thực tế vật tư, thành phẩm trong kho phù hợp với số liệu trên sổ sách.
Quá trình kiểm kê được thực hiện nghiêm túc, khách quan.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: