Mogue

New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Lời mở đầu
Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế hiện nay, hoạt động của các ngân hàng đã không ngừng đổi mới và phát triển. Các ngân hàng thương mại hiện nay đang có xu hướng mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh hiện đại mới trên thị trường và cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại đang muốn nâng dần tỷ trọng lợi nhuận trong các nghiệp vụ mới này.Cùng với hoạt động tín dụng mang tính chất truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng đã là một hoạt động mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số lợi nhuận chung của ngân hàng.Các NHTM lớn đã đầu tư khá nhiều cho hoạt động này.Tuy nhiên, cũng như các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác, kinh doanh ngoại tệ cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng có khả năng gây mất mát lớn nếu các ngân hàng không có các biện pháp phòng ngừa và quản lý hợp lý.Việc nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạt động này là một vấn đề có ý nghĩa thực tế rất lớn và là vấn đề đang được nhiều ngân hàng quan tâm.
Ngân hàng Đông Á là một trong những ngân hàng cổ phần thực hiện rất thành công các nghiệp cụ tín dụng, thanh toán quốc tế, mua bán trao đổi ngoại tệ…và thu được lợi nhuận rất cao từ những hoạt động này.Nhưng cũng chính những hoạt động đó đã đặt ngân hàng lâm vào tình trạng rủi ro đặc biệt là rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.Qua quan sát thực tế, cùng với sự chỉ bảo tận tình của TS.Trần Trọng Nguyên cùng các anh chị của ngân hàng Đông Á, đã giúp em hiểu rõ hơn về hoạt động của ngân hàng và những rủi ro của ngân hàng đang gặp phải, từ đó đã giúp em định hướng được đề tài trong chuyên đề tốt nghiệp này:
“Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại và phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Đông Á”.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ
CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.
1. Lịch sử hình thành.
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Quá trình phát triển kinh tế là điều kiện và đòi hỏi sự phát triển của ngân hàng; đến lượt mình sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hay đúc tiền của các thợ vàng.Việc lưu hành những đồng tiền riêng của mỗi quốc gia hay vùng lãnh thổ kết hợp với thương mại và giao lưu quốc tế tạo yêu cầu đúc và đổi tiền tại các cửa khẩu hay trung tâm thương mại.Người làm nghề đúc, đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được là từ chênh lệch giá mua-bán.
Người làm nghề đổi tiền thường là người giàu, trước đó có thể làm nghề cho vay nặng lãi.Họ thường có két tốt để cất giữ để đảm bảo an toàn.Do yêu cầu cất trữ tiền của các lãnh chúa, các nhà buôn…nhiều người làm nghề đổi tiền thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Thực hiện cất trữ hộ làm tăng thu nhập, tăng khả năng đa dạng các loại tiền, tăng qui mô tài sản của người kinh doanh tiền.Việc cất trữ hộ nhiều người khác là điều kiện để thực hiện thanh toán hộ.Thanh toán qua trung gian làm nảy sinh thanh toán không dùng tiền mặt, đến lượt nó những ưu điểm của thanh toán không dùng tiền mặt đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiều hơn.Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại (bạc hay vàng), các chủ cửa hàng vàng bạc vừa đổi tiền, thanh toán hộ, vừa đúc tiền và cho vay nặng lãi.
Họ là những người làm nghề kinh doanh tiền tệ, hay còn gọi nhà buôn tiền.
Đầu tiên, những nhà buôn tiền đã dùng vốn tự có để cho vay nhưng điều đó không kéo dài.Từ hoạt động thực tiễn, họ nhận thấy thường xuyên có người gửi tiền vào và có người lấy tiền ra, song tất cả người gửi tiền vào và có người lấy tiền ra, song tất cả người gửi tiền không rút tiền cùng một lúc, đã tạo ra số dư thường xuyên trong két.Do tính chất vô danh của tiền, nhà buôn tiền có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách để cho vay.Hoạt động này làm thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền- kẻ cho vay nặng lãi-thành nhà buôn tiền-Ngân hàng.Hoạt động cho vay dựa trên tiền gửi của khách, tạo nên lợi nhuận lớn nên các ngân hàng đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền. Bằng cách cung cấp tiện ích khác nhau mà ngân hàng huy động được ngày càng nhiều tiền gửi, là điều kiện để mở rộng cho vay và hạ lãi suất cho vay.
Tóm lại, ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế.Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hay vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính-bao gồm cả các công ty kinh doanh chứng khoán, công ty môi giới chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng.Ngược lại, ngân hàng cũng đang mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới khác.
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất-đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán-và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
2. Lịch sử phát triển.
Hình thức ngân hàng đầu tiên- ngân hàng của các thợ vàng, hay ngân hàng của những kẻ cho vay nặng lãi-thực hiện cho vay với các cá nhân, chủ yếu là những người giàu:Quan lại, địa chủ…nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng.Nhiều chủ ngân hàng lớn còn mở rộng cho vayđối với vua chúa, nhằm tài trợ một phần nhu cầu chi tiêu cho chiến tranh.Hình thức cho vay chủ yếu là thấu chi-tức là cho phép khách hàng chi nhiều hơn số tiền gửi tại ngân hàng, một hình thức cho vay cho vay có nhiều rủi ro.Do lợi nhuận từ cho vay rất cao, nhiều chủ ngân hàng đã lạm dụng ưu thế của chứng chỉ tiền gửi(lưu thông thay vàng hay bạc), phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay:Thực trạng này đã đẩy nhiều ngân hàng đến chỗ mất khả năng thanh toán và phá sản.
Sự sụp đổ của các ngân hàng gây khó khăn cho hoạt động thanh toán, ảnh hưởng xấu tới hoạt động buôn bán. Hơn nữa, lãi suất cao nên những nhà buôn không thể sử dụng nguồn vay này.Trước tình hình đó nhiều nhà buôn góp vốn lập ngân hàng, với chức năng chủ yếu là tài trợ ngắn hạn(tài trợ cho tài sản lưu động) và thanh toán hộ, gắn liền với quá trình luân chuyển của tư bản thương nghiệp.Ngân hàng này được gọi là ngân hàng thương mại.Ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng như huy động tiền gửi, thanh toán, cất giữ hộ và cho vay.Tuy nhiên điểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng thợ vàng trước đó là ngân hàng thương mại chủ yếu cho các nhà buôn vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.Đây là các khoản cho vay ngắn hạn dựa trên quá trình luân chuyển của hàng hoá với lãi suất phải thấp hơn lợi nhuận được tạo ra do sử dụng tiền vay.
Sự phá sản của nhiều ngân hàng thương mại đã gây tổn thất cho người gửi tiền là nguyên nhân dẫn đến hình thành ngân hàng tiền gửi.Ngân hàng này không cho vay, chỉ thực hiện giữ hộ, thanh toán hộ để lấy phí.Đồng thời tại mỗi nước, trong những điều kiện lịch sử cụ thể đã hình thành nên nhiều loại hình ngân hàng khác như ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng trung ương(Ngân hàng Nhà nước)…tạo nên hệ thống các ngân hàng.Trong đó trừ ngân hàng trung ương có chức năng xây dựng và quản lý chính sách tiền tệ quốc gia, các ngân hàng còn lại dù có một số nghiệp vụ khác nhau song đều chung đặc điểm đó là trung gian tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ.
Cùng với sự phát triển kinh tế và công nghệ, hoạt động ngân hàng đã có những bước tiến rất nhanh.Trước hết đó là sự đa dạng các loại ngân hàng và các hoạt động ngân hàng.Từ các ngân hàng tư nhân, quá trình tích tụ và tập trung vốn trong ngân hàng đã dẫn đến hình thành ngân hàng cổ phần.Quá trình gia tăng vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng đã tạo ra các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước; các ngân hàng liên doanh, các tập đoàn ngân hàng phát triển mạnh trong những năm cuối thế kỉ 20.Nhiều nghiệp vụ mới đang ngày càng phát triển.Ngân hàng thương mại từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã mở rộng cho vay trung và hạn, cho vay để đầu tư vào bất động sản.Nhiều ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứng khoán, cho thuê…Các hình thức huy động cũng ngày càng phong phú.Các loại hình tiền gửi khác nhau được đưa ra nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.Bên cạnh các hình thức huy động tiền gửi, các ngân hàng đã mở rộng các hình thức vay như vay ngân hàng trung ương, vay các ngân hàng khác.Công nghệ ngân hàng đang góp phần làm thay đổi các hoạt động cơ bản của ngân hàng.Thanh toán điện tử đang thay thế dần thanh toán thủ công, đẩy nhanh tốc độ, tính thuận tiện, an toàn trong thanh toán.Các loại thẻ đang thay thế dần tiền giấy và dịch vụ ngân hàng 24 giờ, dịch vụ ngân hàng tại nhà đang tạo ra các tiện ích ngày càng lớn cho cộng đồng.
Quá trình phát triển của các ngân hàng không những làm gia tăng số lượng các ngân hàng mà còn làm tăng qui mô của mỗi ngân hàng.Tích tụ và tập trung vốn đã tạo ra các công ty ngân hàng cực lớn với số vốn tự có hàng chục tỷ đô la Mỹ, tổng tài sản hàng trăm tỷ đô la Mỹ đủ sức để tài trợ cho những ngành công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn toàn cầu.
Quá trình phát triển của ngân hàng đang tạo ra mối liên hệ ràng buộc ngày càng chặt chẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa chúng.Các hoạt động ngân hàng xuyên quốc gia và đa quốc gia đã và đang thúc đẩy hình thành các hiệp hội, các tổ chức liên kết các ngân hàng nhằm tạo ra các chính sách chung, hay tương thích để kiểm soát chung, để kết nối và tạo sự thống nhất trong điều hành và vận hành hệ thống ngân hàng trong mỗi quốc gia, khu vực và quốc tế.
II. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG.
1. Trung gian tài chính.
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, đòi hỏi sự tiếp xúc với hai loại cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế:(1) các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, tức là chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư vượt quá thu nhập và vì thế họ là những người cần bổ sung vốn; và (2) các cá nhân và tổ chức thặng dư trong chi tiêu, tức là thu nhập hiện tại của họ lớn hơn các khoản chi tiêu cho hàng hoá, dịch vụ và do vậy họ có tiền để tiết kiệm.Sự tồn tại hai loại cá nhân và tổ chức trên hoàn toàn độc lập với ngân hàng.Điều tất yếu là tiền sẽ chuyển từ nhóm thứ (2) sang nhóm thứ (1) nếu cả hai cùng có lợi.Như vậy thu nhập gia tăng và động lực tạo tạo ra mối quan hệ tài chính giữa hai nhóm.Nếu dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay trở lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng.Nếu không thì đó là quan hệ cấp phát hay hùn vốn.Quan hệ tín dụng trực tiếp ( quan hệ tài chính trực tiếp ) đã có từ rất lâu và tồn tại cho đến ngày nay.

Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại và phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Đông Á
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế hiện nay, hoạt động của các ngân hàng đã không ngừng đổi mới và phát triển. Các ngân hàng thương mại hiện nay đang có xu hướng mở rộng nhiều nghiệp vụ kinh doanh hiện đại mới trên thị trường và cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại đang muốn nâng dần tỷ trọng lợi nhuận trong các nghiệp vụ mới này.Cùng với hoạt động tín dụng mang tính chất truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng đã là một hoạt động mang lại lợi nhuận chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng số lợi nhuận chung của ngân hàng.Các NHTM lớn đã đầu tư khá nhiều cho hoạt động này.Tuy nhiên, cũng như các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác, kinh doanh ngoại tệ cũng chứa đựng những rủi ro tiềm tàng có khả năng gây mất mát lớn nếu các ngân hàng không có các biện pháp phòng ngừa và quản lý hợp lý.Việc nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạt động này là một vấn đề có ý nghĩa thực tế rất lớn và là vấn đề đang được nhiều ngân hàng quan tâm. 1
CHƯƠNG I 2
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VÀ 2
CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. 2
1. Lịch sử hình thành. 2
2. Lịch sử phát triển. 4
II. CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG. 6
1. Trung gian tài chính. 6
2. Tạo phương tiện thanh toán. 8
3. Trung gian thanh toán. 9
III. CÁC LOẠI HÌNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 9
1. Các loại hình ngân hàng thương mại chia theo hình thức sở hữu. 10
1.1. Ngân hàng sở hữu tư nhân : 10
1.2. Ngân hàng sở hữu của các cổ đông ( ngân hàng cổ phần ) : 10
1.3. Ngân hàng sở hữu Nhà nước: 10
1.4. Ngân hàng liên doanh : 11
2. Các loại hình ngân hàng thương mại chia theo tính chất hoạt động. 11
2.1. Tính chất đơn năng. 11
2.2. Tính chất đa năng. 11
3. Các loại hình ngân hàng thương mại chia theo cơ cấu tổ chức. 12
3.1. Ngân hàng sở hữu công ty và ngân hàng không sở hữu công ty. 12
3.2. Ngân hàng đơn nhất và ngân hàng có chi nhánh. 12
4. Các dịch vụ của ngân hàng. 12
4.1. Mua bán ngoại tệ. 13
4.2. Nhận tiền gửi. 13
4.3. Cho vay. 13
4.3.1. Cho vay thương mại. 13
4.3.2. Cho vay tiêu dùng 14
4.3.3. Tài trợ cho dự án. 14
4.3.4. Bảo quản tài sản hộ. 14
4.3.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. 14
4.3.6. Quản lý ngân quỹ. 15
4.3.7. Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. 15
4.3.8. Bảo lãnh. 16
4.3.9. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn( leasing ). 16
4.3.10. Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn. 16
4.3.11 Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. 17
4.3.12. Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. 17
4.3.13 Cung cấp các dịch vụ đại lý 17
1. Nhiệm vụ của thị trường hối đoái. 17
2. Các đặc điểm của thị trường hối đoái. 19
2.1. Một thị trường quốc tế. 19
2.2. Một thị trường liên ngân hàng. 19
3. Rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. 19
3.1. Khái niệm về rủi ro tỷ giá. 20
3.2. Nguồn phát sinh rủi ro tỷ giá. 20
3.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. 22
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á. 24
I. Mô hình lý thuyết 24
1. Các số liệu đầu vào 25
2. Mô hình đưa ra phân tích. 25
II. Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng Đông Á thông qua mô hình. 27
1. Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của EUR với VNĐ ( EEUR(t)) 27
1.1 Kiểm định tính dừng của EEUR(t). 27
1.3. Mô hình GARCH. 29
1.4. Mô hình T- GARCH 30
2. Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của USD với VNĐ ( EUSD(t)). 33
2.1. Kiểm định tính dừng của EUSD(t). 33
2.3. Mô hình GARCH. 35
2.4. Mô hình T- GARCH 36
3. Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của JPY với VNĐ ( EJPY(t) ). 38
3.1. Kiểm định tính dừng của EJPY(t). 38
3.2. Mô hình ARCH. 39
3.3. Mô hình GARCH. 40
3.4. Mô hình T- GARCH. 41
4. Phân tích biến động tỷ giá giao ngay của SGD với VNĐ ( ESGĐ(t) ). 43
4.1. Kiểm định tính dừng của ESGĐ(t). 43
4.2. Mô hình ARCH. 44
4.3. Mô hình GARCH. 45
4.4. Mô hình T- GARCH 46
III. LẬP DANH MỤC GỒM 3 LOẠI NGOẠI TỆ EUR, JPY, SGD SAO CHO RỦI RO CỦA DANH MỤC LÀ NHỎ NHẤT. 48
1. Lập danh mục mua 3 loại ngoại tệ như sau: 48
2. Lập danh mục bán 3 loại ngoại tệ EUR, JPY, SGĐ. 48
CHƯƠNG III 50
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ 50
RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 50
NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG. 50
1. Giải pháp về công nghệ. 50
2. Giải pháp về tổ chức và nhân sự. 50
3. Giải pháp về kĩ thuật kinh doanh. 51
KẾT LUẬN 55
PHỤ LỤC 57


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích rủi ro tài chính của các công ty gỗ tại Bình Định Luận văn Kinh tế 0
Y Phân tích các rủi ro trong vận chuyển hàng hóa quốc tế Pháp luật 1
C Phân tích tác động của cấu trúc chi phí đến rủi ro và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty CP sản xuất xuất nhập khẩu thực phẩm Sài Gòn Khoa học Tự nhiên 0
J Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại SacomBank chi nhánh Kiên Giang Kiến trúc, xây dựng 0
D Phân tích rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại NH TMCP An Bình - PGD Long Xuyên Kiến trúc, xây dựng 2
V Phân tích rủi ro tín dụng tại SacomBank chi nhánh An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
F Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại CP Phương Nam An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
M Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty CP xi măng Hà Tiên II Kiến trúc, xây dựng 0
D Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại Agribank huyện Trà Ôn Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top