Link tải miễn phí Luận văn: Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu : Luận văn ThS. Văn học: 60 22 01 21
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Trình bày những đóng góp, thành tựu của Đỗ Đức Hiểu trong sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học trong cả hai giai đoạn trước và sau Đổi mới (năm 1986). Tìm hiểu phong cách nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu. Thấy được sự chuyển biến từ phương pháp phê bình Mác-xít sang phương pháp nghiên cứu thi pháp học của Đỗ Đức Hiểu.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Đỗ Đức Hiểu là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về văn học
Pháp ở Việt Nam. Ông đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa văn
học Pháp nói riêng và văn học phương Tây nói chung vào hệ thống giảng dạy
cho sinh viên ở các trường Đại học.
Trong 50 năm nghiên cứu và giảng dạy, Đỗ Đức Hiểu đã để lại nhiều
công trình nghiên cứu về văn học Phương Tây, văn học Pháp có giá trị. Đồng
thời, Đỗ Đức Hiểu còn là một nhà nghiên cứu văn học nặng lòng với nền văn
học Việt Nam. Một số công trình nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam
của ông được đánh giá cao như bình giảng Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương,
kịch Vũ Như Tô…Qua đây, chúng ta thấy được diện mạo phong phú, tài năng
sáng tạo trên nhiều lĩnh vực của ông. Tuy nhiên, đã hơn 10 năm kể từ ngày ra
đi cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một công trình khoa học đầy đủ và toàn
diện tìm hiểu những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp nghiên cứu
và phê bình văn học nước nhà. Chúng tui thiết nghĩ thật là một sự khiếm
khuyết lớn cho việc nghiên cứu văn học hiện nay. Bởi những đóng góp của
nhà nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa có ý nghĩa quan trọng về nhận thức mà
còn có ý nghĩa về tư duy trong nghiên cứu và phê bình văn học. Sẽ là một
thiệt thòi lớn, thiếu sót lớn cho những thế hệ sau khi đi tìm hiểu về cuộc đời
nghiên cứu-phê bình văn học của một trong những nhà khoa học hàng đầu của
Việt Nam. Vấn đề cấp thiết có tính khoa học được đặt ra là liệu chăng chúng
ta có cần một công trình khảo cứu toàn diện những đóng góp của Đỗ Đức
Hiểu? Chúng tui thiết nghĩ là cần thiết trong bối cảnh nghiên cứu hiện nay khi
chúng ta đang tiến hành tổng kết và nhìn lại những điểm đã đạt được và hạn
chế trong nghiên cứu văn học một chặng đường dài sau Đổi mới. Với tinh
thần khách quan, công tâm, chúng ta sẽ có một công trình khoa học có ý6
nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu văn học hiện nay ở nước ta. Đây cũng là
cơ hội quí báu để chúng ta tưởng nhớ một người thầy tận tuỵ, tâm huyết, một
nhà giáo mẫu mực, một nhà nghiên cứu nghiêm khắc với chính những công
trình của mình.
Với sự cố gắng cao nhất trong khả năng, chúng tui đi vào tìm hiểu toàn
bộ những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp nghiên cứu và phê
bình văn học. Hơn bao giờ hết, chúng tui mong muốn và hi vọng qua công
trình của mình sẽ đưa tới cho người đọc một cái nhìn minh triết khách quan,
một công cụ cần thiết, những trang khảo cứu hữu hiệu cho nghiên cứu văn
học. Đồng thời, đây cũng là một công trình khoa học tri ân và tưởng nhớ của
chúng tui tới nhà nghiên cứu tâm huyết, tài năng, đóng vai trò quan trọng
trong nghiên cứu và phê bình văn học ở Việt Nam. Đây chính là lí do, chúng
tui chọn đề tài Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu là
lĩnh vực nghiên cứu cho mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong hành trình không ngừng nghỉ của một nhà nghiên cứu đã từng
“thâm canh” qua rất nhiều vùng đất mới của văn chương với một tâm thế, một
bản năng mẫn tiệp, minh triết luôn khao khát vươn tới ánh sáng của trí tuệ,
một linh cảm tinh tế phát hiện “hạt vàng” của văn chương sau những “lớp
sóng ngôn từ”, Đỗ Đức Hiểu đã để lại hàng nghìn trang viết có giá trị. Những
đóng góp của Đỗ Đức Hiểu đối với nghiên cứu và phê bình văn học là không
thể phủ nhận được. Tuy nhiên, kể từ ngày Đỗ Đức Hiểu mất đến nay chưa có
một công trình nào thực sự đầy đủ đánh giá hết tầm vóc, vai trò và vị thế của
Đỗ Đức Hiểu. Gần đây, cũng có xuất hiện một số bài viết nhận định, đánh giá
của một số nhà nghiên cứu khoa học trong nước về những công trình của Đỗ
Đức Hiểu.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
Trong bài viết Nhớ Đỗ Đức Hiểu- dịch giả, nhà nghiên cứu Lê Hồng
Sâm đã nhận xét rất thành tâm về tài năng và phẩm chất của người dịch giả
này “Không kể những chuyện nổi tiếng dành cho thiếu nhi, các tác phẩm anh
dịch thuộc một số tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học Pháp: Tartuffe, Anh
ghét đời, Lão hà tiện của Môlie (thế kỉ XVII), Paul và Virginie của Barnardin
de Saint- Pierre (thế kỉ XVIII), kịch Marion Delorme và tiểu thuyết Những
người khốn khổ (dịch chung) của Victo-Huygo (thế kỉ XIX)… Trong bộ
Tuyển tác phẩm văn học Pháp song ngữ, do anh và tui phụ trách, anh chủ biên
và dịch phần lớn tập II (thế kỉ XVII). Anh đã dịch những trang cuối cùng của
cuộc đời mình vào dịp kỉ niệm 200 năm sinh Banlzac, đó là Lời nói đầu bộ
Tấn trò đời” [51, tr. 23-24]
Trong bài viết Hình dung người “Đổi mới phê bình văn học” của nhà
phê bình Đỗ Lai Thuý đăng trên tạp chí văn học số 6 -1994. Nhà phê bình đã
đưa ra nhận định khái quát nhất về vai trò của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp
nghiên cứu và phê bình ở nước ta vào những năm đầu thời kì đổi mới “
Những năm gần đây, anh Đỗ Đức Hiểu đã cùng lúc làm một hành trình kép:
Từ nghiên cứu đến phê bình và từ phương Tây về Việt Nam. Hành trình đầu
có vẻ ngược với hệ giá trị hiện hành của số đông những người làm văn học cỡ
tuổi anh, thường khởi nghiệp bằng “phê bình” và dựng nghiệp bằng “nghiên
cứu”. Hành trình sau chẳng những phù hợp với ứng xử “nội thể ngoại dụng”
của cả vùng Đông Nam Á trước Phương Tây, mà còn góp thêm một minh
chứng cho cơ chế phát triển của Việt Nam là mỗi bước đi lên đều là kết quả
hỗn dung của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh. Toạ độ của cả hai lộ trình
này là lòng yêu tiếng mẹ đẻ và nỗi mong văn chương Việt vào nhịp với thế
giới hiện đại. Điểm đến của cả hai cuộc đi này là đổi mới phê bình văn học”
[87, tr. 17]. Trong bài viết này, Đỗ Lai Thuý đã đánh giá cao “con mắt xanh”
của nhà nghiên cứu “Anh Đỗ Đức Hiểu đã nhìn thấy ở Phương Tây một cái gì8
vừa là nó vừa lớn hơn chính nó, nhất là một phương Tây đang hướng về
phương Đông: Phương Tây đồng nghĩa với hiện đại” [ 87, tr.17-18].
Trong bài viết Với Đỗ Đức Hiểu, chân lí không trừu tượng đăng trên
tạp chí Văn học số 4- 2003, nhà nghiên cứu Phan Quí Bích đã đưa ra một
nhận định khá thú vị về cuộc đời làm khoa học của Đỗ Đức Hiểu “Trong cuộc
đời làm khoa học của mình, Đỗ Đức Hiểu (1924- 2003) đã hai lần lên tiếng
đối thoại với phương Tây và thể hiện lập trường khác nhau trước những thành
tựu của trí tuệ phương Tây: Ông nói không với chủ nghĩa hiện sinh và ông tán
thành với phê bình đổi mới (…) Nói không hay tán thành cũng không có gì lạ
vì phương Tây có nhiều khuôn mặt. Nhưng điều đáng suy nghĩ là, sự phủ định
của ông lại nhằm vào chủ nghĩa hiện sinh, một tư trào được xem là nhân văn;
sự khẳng định của ông lại nhằm vào thi pháp, một hướng tìm tòi bắt nguồn từ
các quan điểm hình thức chủ nghĩa về văn chương” [8, tr. 32]. Nhà nghiên
cứu Phan Quý Bích đánh giá cao việc vận dụng thi pháp hiện đại của Đỗ Đức
Hiểu “Ông là một trong những người đầu tiên ở ta tìm hiểu thi pháp và ứng
dụng nó trong phê bình, nghiên cứu. Và thi pháp đã thực sự nở hoa trong
nhiều trang viết của ông.” [8, tr. 38]
Nguyễn Hữu Đạt trong bài viết Đỗ Đức Hiểu âm thầm một bàn tay
minh triết in trên tạp chí Văn hoá Nghệ An đã đưa ra nhận định hết sức tinh
tế, minh triết về người “thầy cũ” của mình, tác giả đánh giá cao quá trình tự
đổi mới của Đỗ Đức Hiểu với hai tập sách phê bình “Đỗ Đức Hiểu là một
chứng nhân lịch sử của trí thức hiện đại Việt Nam. Ông sống hơn hai phần ba
thế kỷ trong khung cảnh lịch sử của một đất nước đầy biến động, làm nên
những kỳ tích bởi cả chất bi và chất hùng. Con người ông chính là hội tụ của
của nhiều luồng tư tưởng, đa dạng, phức tạp. Bộ óc ông là một bộ óc trác việt
dung chứa nhiều kiến thức thẳm sâu của hai nền văn hoá Đông- Tây. Bởi thế,
tuy là một chuyên gia cỡ đầu ngành về Văn học Phương Tây ông vẫn có nhiều
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
bài viết gây dư luận về Văn học Việt Nam (...) Sau thời kỳ đất nước Đổi mới,
ngòi bút ông không ngớt trăn trở. Ông hăm hở lao vào mặt trận nóng bỏng:
mặt trận phê bình và cho xuất bản một loạt những công trình tiêu biểu như:
Phê bình I, Phê bình II...” [24]
Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch trong bài viết Đỗ Đức Hiểu và tác
phẩm Đổi mới phê bình văn học đăng trên trang , đã nhận
định về tầm vóc của Đỗ Đức Hiểu đối với sự nghiệp Đổi mới phê bình ở nước
ta “Vào cuối những năm 80 đầu 90 của thê kỉ XX. Trên diễn đàn văn học xuất
hiện một tiếng nói phê bình độc đáo: vừa thâm trầm uyên bác vừa mạnh mẽ,
nồng nhiệt và đầy sức cuốn hút. Đó là những bài phê bình văn học của Đỗ
Đức Hiểu. Ông là cán bộ giảng dạy văn học Phương Tây của khoa Ngữ văn
trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Mặc dù tuổi đã cao (sinh năm 1924 mất
năm 2003) và trước đây không chuyên viết phê bình văn học, dường như bị
cao trào đổi mới của đời sống văn học cuốn hút, Giáo sư đã góp phần đáng kể
cho diễn đàn phê bình văn học trở nên sôi động và có bản sắc mới, tạo ra một
xu hướng “Phê bình mới” khác hẳn lối phê bình cũ, khuôn sáo trước đây.
Cuốn Đổi mới phê bình văn học là sự tuyển chọn phần lớn những bài viết của
Giáo sư trong hai thập niên cuối thế kỉ trước (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
liên kết với NXB Mũi Cà Mau, 1993, Nhà xuất bản Hội nhà văn tái bản), giá
trị cuốn sách đã được khẳng định, giới nghiên cứu và phê bình văn học thừa
nhận sự sáng tạo của Đỗ Đức Hiểu là ở tầm vóc Đại bàng trên con đường đổi
mới Tư duy nghệ thuật” [84 ]
Nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch trong một bài viết đáng chú ý khác Thi
pháp học- Lịch sử và vấn đề in trên đã đánh giá
những thành tựu của Đỗ Đức Hiểu trên một phương diện khác. Tác giả Đỗ
Ngọc Thạch đánh giá vai trò đi đầu của nhà nghiên cứu khi tiếp cận thi pháp
học vào nghiên cứu ở Việt Nam “Còn các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đi10
vào thi pháp học khá đông đảo và cũng đạt được những kết quả bước đầu rất đáng
chú ý: Hoàng Trinh, Bùi Công Hùng, Nguyễn Kim Đính, Đỗ Đức Hiểu, v.v…”
[86]
Trong bài viết Sartre và văn học, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Thạch cũng
thể hiện sự bênh vực của mình đối với công trình nghiên cứu của Đỗ Đức
Hiểu về Văn học Hiện sinh “Đỗ Đức Hiểu - chuyên gia hàng đầu về văn học
Phương Tây- có cuốn "Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa" (NXB Văn học
H.1978). Tuy nhiên, trong những chuyên đề về văn học hiện sinh, văn học phi
lý của ông tại Khoa Ngữ văn (Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội) mà chúng tôi
được thọ giảng (năm 1972) thì không hề có ý phê phán. Có thể hiểu cuốn
sách đó là “nhiệm vụ chính trị” mà ông phải thực hiện-“thân bất do kỷ” (…)
Không riêng gì cuốn sách của Đỗ Đức Hiểu, một thời gian khá dài, tất cả
những gì thuộc về “Phương Tây” đều bị coi là “Tư sản phản động” cần
phê phán” [85] .
Tác giả Trần Hinh, trong bài viết Đỗ Đức Hiểu- Nhà nghiên cứu phê
bình mơ mộng và sáng tạo [51], cho chúng ta một góc nhìn khá đầy đủ về đời
tư, cá tính sáng tạo trong nghiên cứu và phê bình văn học của nhà nghiên cứu
“Đỗ Đức Hiểu là một người biết suy tư, mơ mộng, thậm chí, đôi khi, tiềm
năng mơ mộng và sáng tạo của ông vượt qua ranh giới của sự cực đoan. Tuy
nhiên, chúng tui cho rằng, nếu không có sự cực đoan đáng yêu đó, sẽ thật khó
có một Đỗ Đức Hiểu như chúng ta đã biết. Trong nghiên cứu khoa học nói
chung và văn học nói riêng, cực đoan đôi khi cũng gắn liền với sự sáng tạo”
[51, tr. 25]. Tác giả bài viết khẳng định những đóng góp của ông, với vai trò
là một trong những nhà nghiên cứu đi đầu cho đổi mới và phê bình “Đỗ Đức
Hiểu trong mười năm liền, từ năm 1990 đến năm 2000, nghĩa là ở thập niên
cuối cùng của thế kỉ XX, đã góp phần đem đến cho giới nghiên cứu và phê
bình văn học Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới mẻ” [51, tr. 21]
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
Trong cuốn Thi pháp hiện đại một số vấn đề lí luận và ứng dụng, phần
vĩ thanh- Chân trời vắng một cánh bay, tác giả Trần Hinh cũng đã đưa ra
nhận định xúc động đầy tinh tế, suy tư về “một cánh bay” vắng bóng “chân
trời” văn chương “Thế là từ nay, có một chân trời vắng bóng một cánh bay.
Từ nay, giới nghiên cứu và giảng dạy và những người yêu thích văn học Pháp
sẽ không còn có cơ hội được chia sẻ, thưởng thức những dòng suy tư mới mẻ,
tươi mát đầy sáng tạo của một trong những nhà nghiên cứu văn học Phương
Tây hàng đầu ở Việt Nam” [51, tr. 692]
Trong cuốn Các tác giả văn chương Việt Nam của nhà nghiên cứu
Nguyễn Mạnh Thường đã nhận định một cách khá khách quan và về vai trò
của Đỗ Đức Hiểu đối với nghiên cứu và phê bình văn học “Đỗ Đức Hiểu, là
một trong những người đi tiên phong trong việc đề xuất cần đổi mới về cách
đọc và cách phê bình văn học lâu nay của chúng ta” [91] .
Nhà nghiên cứu Đặng Thị Hảo trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới) đã
chỉ ra sự thay đổi trong tư duy tiếp nhận của Đỗ Đức Hiểu sau Đổi mới “Về
nghiên cứu văn học, Đỗ Đứu Hiểu là một trong số ít người ngay từ đầu những
năm 80, sau chuyến đi nghiên cứu ở Pháp, tham gia hội thảo quốc tế về
Xtăngđan, đã dứt khoát từ bỏ lối nghiên cứu xã hội học dung tục, tự phủ định
cái cũ của bản thân, nhanh chóng tiếp cận trào lưu nghiên cứu phê bình mới
cuả phương Tây với chủ trương tiếp cận văn chương từ góc độ thi pháp” [47,
tr. 437]. Trong cuốn sách, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra những đóng góp của
ông đối với nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam “Đối với văn học Việt
Nam, ông cũng có nhiều kiến giải riêng. Các bài viết Thế giới thơ nôm Hồ
Xuân Hương, Những con đường ra đi của Thuý Kiều, Bị kịch Vũ Như Tô,
Những lớp sóng ngôn từ trong Số đỏ, Phiên chợ Giát, Thân phận tình yêu của
Bảo Ninh...không chỉ được dư luận chú ý về mặt nêu luận điểm mà còn có
văn phong mở và đa giọng điệu. Các tầng nghĩa, giá trị mĩ học của văn bản12
nghệ thuật được phân tích tỉ mỉ, đặc biệt từ góc độ ngôn ngữ học, đã cho thấy
một trình độ kiến thức của một người vừa am tường văn học và nền lí luận
phong phú của phương Tây lại cũng giàu tình yêu, lòng quí trọng dòng văn
chương đậm chất nhân văn của Việt Nam”[47, tr. 437].
Nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp trong bài viết Giáo sư Đỗ Đức Hiểu đã
qua đời (1924-2003) đã đưa ra nhận định đầy xúc động về quá trình sáng tạo
trong nghệ thuật của Đỗ Đức Hiểu “Với ông, nghiên cứu cũng là sáng tạo,
sáng tạo lại “mẫu gốc”. Thời gian chạm khắc vào ông, ông chạm khắc vào
văn chương nghiên cứu một sáng tạo (...) Gần nửa thế kỉ qua ông là người
chèo đò nhẫn nại giăng mắc trên dòng sông có hai bờ văn hoá ấy. Như bao
đời dòng sông và lòng người không phải bao giờ cũng hiền hoà, êm ả. Song
ông được đồng nghiệp quý nể, được học trò kính trọng, được người đời tìm
đến với tư cách là nhà khoa học lớn có uy tín, trách nhiệm. Hàng mấy trăm
bài báo, tạp chí, hàng mấy chục đầu sách dịch và viết, đến nay hỏi ông cũng
lắc đầu không nhớ hết” [36]. Khi nhận định về phong cách trong phê bình cuả
Đỗ Đức Hiểu, nhà nghiên cứu đã rất tinh tế “Văn chương nghiên cứu Đỗ Đức
Hiểu động đậy, âm vang về phía trăn trở, trái ngang. Ông nhìn vẻ đẹp văn
chương bằng ánh sáng của tâm linh dịu dàng và đau khổ”[ 36].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong cuốn Bản sắc Việt Nam qua
giao lưu văn học đã nhìn nhận vai trò quan trọng của Đỗ Đức Hiểu trong giao
lưu văn học Đông -Tây. Ông đã đưa ra nhận xét hết sức tinh tế về những đóng
góp của Đỗ Đức Hiểu trong sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học “Đỗ
Đức Hiểu là người chuyên nghiên cứu về văn học Pháp nhưng là một người
rất yêu thích văn học nước nhà. Ông có một bài bình thơ hết sức nổi tiếng về
bức tranh phong cảnh và tâm trạng nhân vật Thuý Kiều với đầu đề là bình
văn: Buồn trông…Ông tỏ ra rất tinh tế và nhạy cảm trong khi chỉ ra cái hay,
cái đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. Ông
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
đã có nhiều bài viết về văn học lãng mạn giai đoạn 1930-1945, đặc biệt là tiểu
thuyết của Nhất Linh. Ông chăm chú theo dõi sự đổi mới của văn học Việt
Nam sau năm 1985 về sau. Có thể nói, Đỗ Đức Hiểu là một bậc thầy trong
thẩm định văn chương. Ông đã nhìn ra xu thế hoà nhập tất yếu của văn học,
văn hoá nhân loại trong những năm cuối thế kỉ XX” [83, tr. 570]. Kết lại bài
viết, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành đánh giá cao tư cách nhà khoa học
của ông và vai trò của ông với sự nghiệp hoà nhập, giao lưu văn hoá ĐôngTây.
Nhà nghiên cứu Mai Anh Tuấn trong bài viết Khuynh hướng phê bình
thi pháp trong phê bình văn học của người Việt Nam ở nước ngoài in trên tạp
chí Nghiên cứu Văn hoá đã nhận định một cách tinh tế đối với công trình
nghiên cứu sau đổi mới của Đỗ Đức Hiểu “Trong Thi pháp hiện đại, những
trang viết sôi nổi nhất lại dành cho thơ Hồ Xuân Hương, Lưu Trọng Lư, Vũ
Đình Liên… Nhạy cảm của nhà phê bình thi pháp phải chăng xuất phát từ
thực tế: thơ vẫn là thể loại lấn át văn xuôi (đặc biệt là tiểu thuyết) trong sinh
hoạt văn chương Việt Nam ?” [97]
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử trong bài viết Thi pháp hiện đại trong
nghiên cứu văn học ở Việt Nam thế kỉ 20- Qua góc nhìn của một người
nghiên cứu, tác giả bài viết đã đánh giá Đỗ Đức Hiểu là một trong những
người đã vận dụng thi pháp học một cách tinh tế trong nghiên cứu văn học ở
Việt Nam “Đỗ Đức Hiểu đi vào phê bình mới khá muộn màng (...) Thành
công của Đỗ Đức Hiểu có thể do ông có trực cảm nhạy bén về ngôn ngữ hơn
là vận dụng lí thuyết, bởi lí thuyết của ông vừa thiếu hệ thống, vừa sơ lược
(…) Ông đã có một số phát hiện khá lí thú về nghệ thuật ngôn từ trong sáng
tác Vũ Trọng Phụng, Hồ Xuân Hương” [80]
Trong một bài tiểu luận Lược sử thi pháp học Việt Nam của Phạm Ngọc
Hiền, tác giả bài viết coi Đỗ Đức Hiểu là một trong những người đi tiên14
phong trong việc mở đường cho Thi pháp học tiến vào nước ta “Đỗ Đức Hiểu
có một số bài về thi pháp gây chú ý trên báo Văn nghệ như: Một số vấn đề Thi
pháp học, Thi pháp là gì ? (số 16/1992), Thi pháp học, thi pháp thơ (số
17/1992). Sau này tập hợp in trong cuốn Thi pháp hiện đại (2000)” [34]
Tựu chung lại, mặc dù với nhiều hướng tiếp cận khác nhau, phương
pháp nghiên cứu khác nhau, tới những nhận định kiến giải khác nhau về
những đóng góp và những công trình nghiên cứu phê bình văn học của Đỗ
Đức Hiểu nhưng điểm chung hướng tới trong những bài viết đó đề cập tới
những nội dung khoa học sau:
-Thứ nhất: Khẳng định những đóng góp quan trọng của Đỗ Đức Hiểu
trong việc tổ chức, biên soạn và giới thiệu văn học phương Tây, đặc biệt là
văn học Pháp vào Việt Nam.
-Thứ hai: Đóng góp của Đỗ Đức Hiểu với việc vận dụng lí thuyết thi
pháp hiện đại của phương Tây vào nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam.
-Thứ ba: Nhiều bài viết đã chỉ ra được một số nét tiêu biểu về phong
cách nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu.
- Thứ tư: Một số bài viết đã đánh giá rất cao nhân cách thành thực trong
nghiên cứu khoa học của Đỗ Đức Hiểu.
Có thể thấy rằng những nhận định của các nhà nghiên cứu trên đã có
những phát hiện, thể hiện nhãn quan khoa học sâu sắc. Nhiều bài viết đã đưa
ra nhận định có phần tinh tế trên cơ sở am hiểu sâu sắc nhà nghiên cứu, người
thầy Đỗ Đức Hiểu. Tuy nhiên, chúng tui cho rằng đây mới chỉ là những nhận
định, đánh giá ý kiến mang tính khái quát chung chung, tản mạn, chưa có tính
hệ thống, nhiều bài viết còn mang tính cảm xúc chủ quan, những nhận định
còn mơ hồ xét trên tinh thần khoa học, nhiều khi thiên về cảm tính chưa phải
là những công trình có tính chất khoa học. Bởi vậy, những bài viết chỉ dừng
lại là những tài liệu tham khảo quan trọng trong việc tìm hiểu thêm về Đỗ
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
Đức Hiểu, nó không thể trở thành một công trình khoa học thực thụ, toàn diện
về sự nghiệp của nhà nghiên cứu. Trong quá trình hoàn thiện công trình
nghiên cứu khoa học của mình, chúng tui rất coi trọng những nhận định,
những bài viết, những công trình nghiên cứu quí báu này để làm nền tảng
hoàn thiện và củng cố cho những luận điểm đưa ra nhằm tăng tính thuyết
phục cho Luận văn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Khảo sát những công trình nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức
Hiểu ở cả hai giai đoạn trước và sau Đổi mới (năm 1986).
3.2 Phạm vi
Phạm vi nghiên cứu trong đề tài này gồm chủ yếu những công trình
nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu:
-Văn học Công xã Pari (1978)
-Phê phán văn học Hiện sinh chủ nghĩa (1978)
-Đổi mới Phê bình văn học (1993)
- Đổi mới Đọc và Bình văn (1998)
-Thi pháp hiện đại (2000)
- Thi pháp hiện đại một số vấn đề lí luận và ứng dụng (2012)
(Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu được tác giả Trần Hinh tập hợp, tuyển
chọn và giới thiệu)
4. Mục đích nghiên cứu
Trong Luận văn, chúng tui hướng tới làm sáng rõ những nội dung cơ
bản sau:
- Thấy được những đóng góp, thành tựu của Đỗ Đức Hiểu trong sự
nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học trong cả hai giai đoạn trước và sau
Đổi mới (năm 1986)16
- Thấy được phong cách nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức
Hiểu.
- Thấy được sự chuyển biến từ phương pháp phê bình Mác-xít sang
phương pháp nghiên cứu thi pháp học của Đỗ Đức Hiểu.
5. Đóng góp của luận văn
Chọn đề tài Sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức
Hiểu, chúng tui muốn đem đến cho nghiên cứu và phê bình văn học một tài
liệu khảo cứu chuyên biệt, hữu ích trong việc tìm hiểu những cống hiến to lớn
và quan trọng của Đỗ Đức Hiểu. Chúng tui thực tâm mong muốn và hi vọng
đây là một công trình đầy đủ nhất, chuyên sâu sâu nhất trong việc tìm hiểu
những cống hiến của Đỗ Đức Hiểu. Đồng thời, điểm mới và đóng góp trong
công trình nghiên cứu của chúng tui là việc đi sâu vào tìm hiểu phong cách,
cá tính sáng tạo trong nghiên cứu và phê bình văn học Đỗ Đức Hiểu. Cùng
với đó, xem xét các công trình của Đỗ Đức Hiểu trong suốt quá trình sáng tạo.
Công trình này, trên cơ sở kế thừa tính tích cực, hạt nhân khoa học, hợp lí các
quan điểm nhận định của các nhà nghiên cứu trước đó, chúng tui đưa ra
những kiến giải riêng, luận điểm cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện một công
trình chuyên biệt, chuyên sâu về sự nghiệp nghiên cứu và phê bình văn học
của Đỗ Đức Hiểu. Chúng tui hi vọng và tin tưởng nó sẽ trở thành một nguồn
khảo cứu quan trọng trong nghiên cứu văn học hiện nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn của mình, chúng tui đã sử dụng những phương pháp
nghiên cứu khoa học sau :
-Phương pháp lịch sử xã hội: Trong luận văn, phương pháp lịch sử xã
hội sẽ là một phương pháp quan trọng trong việc nhìn nhận một cách đúng
đắn nhất những đóng góp của Đỗ Đức Hiểu qua các thời kì, giai đoạn lịch sử
khác nhau.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi17
-Phương pháp hệ thống: Góp phần quan trọng trong việc hệ thống hoá
những đóng góp trên nhiều phương diện, lĩnh vực nghiên cứu và phê bình văn
học của Đỗ Đức Hiểu.
-Phương pháp so sánh đối chiếu: Góp phần quan trọng trong việc đối
chiếu những công trình của Đỗ Đức Hiểu với những nhà nghiên cứu khác để
thấy được đóng góp và phong cách nghiên cứu văn học của Đỗ Đức Hiểu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, kết cấu
luận văn gồm có 3 phần chính:
Chương I: Phương pháp luận Mác-xít và thành tựu trong nghiên cứuphê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu trước năm 1986.
Chương II: Tiếp nhận thi pháp học và sự vận dụng trong nghiên cứuphê bình văn học của Đỗ Đức Hiểu sau năm 1986.
Chương III: Phong cách nghiên cứu và phê bình văn học của Đỗ Đức
Hiểu.
nói về mối tình Kim- Kiều, hai câu lục bát dưới (3) và (4), về cha mẹ; thứ hai,
câu (1), Kim Trong đối xứng với câu (2), Thuý Kiều; câu (3) mẹ đối xứng với
câu (4), cha. Tiếp đó, theo sơ đồ này, nhà nghiên cứu đã phát hiện tính đối
xứng của cảnh và tình trong đoạn thơ. Từ một lí thuyết tiếp nhận văn bản, Đỗ
Đức Hiểu với nhãn quan khoa học của một nhà nghiên cứu đã có những phát
hiện tìm tòi thú vị, mới mẻ, đầy hấp dẫn với người đọc. Ông đã tinh tế, uyển
chuyển biến một lí thuyết khó hiểu, trừu tượng thành một lượng tri thức vừa
đủ, dễ hiểu.
Đỗ Đức Hiểu từng tâm niệm thành thực “bản chất của con người là
sáng tạo” [51]. Tính sáng tạo cũng chính là một trong những đặc điểm trong
những công trình nghiên cứu của Đỗ Đức Hiểu. Đối với thế giới văn chương,
sáng tạo là không ngừng nghỉ, nhà văn là một chủ thể sáng tạo ra thế giới tinh
thần của các hình tượng nhân vật trong tác phẩm, còn nhà nghiên cứu và phê
bình chính là người bạn đồng hành, đồng sáng tạo, phát hiện những giá trị mà
nhà văn chưa truyền tải tới được với người đọc. Bởi vậy, văn học nói chung
và nghệ thuật nói riêng là một cách phản ánh đời sống xã hội có tính
đặc thù, đòi hỏi sự sáng tạo trong mỗi trang viết, mỗi hình tượng nghệ thuật
trong lòng bạn đọc. Đó chính là yếu tố sống còn của văn chương, nhà nghiên
cứu văn học Phan Cự Đệ đã tâm sự thành thực về nghề viết “Lao động nghệ
thuật là một thứ lao động mang tính đặc thù nhưng nó cũng gian khổ, dày
công như mọi thứ lao động khác…Lao động nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải
luôn luôn sáng tạo, đổi mới, đổi mới trong tâm hồn và trong nghệ thuật biểu
hiện. Khi nào chúng ta chủ quan tự mãn, cho mình đã viết là giỏi, đã quen tay
nghề, thì lúc ấy có thể là chúng ta đã bắt đầu xuống dốc. Trong trường hợp đó
chúng ta có thể là một người thợ viết chứ không phải là một nghệ sĩ, vì đã là
nghệ sĩ thì phải luôn luôn đem đến cho đời một tiếng nói, một cách nhìn mới
mẻ, độc đáo” [28, tr. 728]. Chính nhà văn Nam Cao trong tác phẩm Đời thừa,82
thông quan văn sĩ Hộ, nhà văn từng phát biểu “Văn chương không cần những
người thợ khéo tay làm theo một vài mẫu cho sẵn, văn chương chỉ biết dung
nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng
tạo ra những gì chưa có”. Chúng tui nghĩ đây không chỉ là quan niệm của một
nhà văn chân chính có lương tâm với nghề, mà đây cũng chính là yêu cầu tất
yếu đối với những nhà nghiên cứu văn học chân chính. Đỗ Đức Hiểu là một
nhà nghiên cứu như vậy, ông luôn coi sáng tạo trong những trang văn là điều
sống còn trong nghiên cứu, sáng tạo là một hành trình không ngừng nghỉ để
tự làm mới mình “người phê bình là người sáng tạo, sáng tạo những “siêu văn
bản”, cuộc sống là những “sáng tạo không ngừng”. Là một đồng nghiệp lâu
năm với ông, nhà nghiên cứu Đào Duy Hiệp đã có nhận xét đầy thú vị về
“đồng nghiệp” của mình “Cảm xúc lớn và khoa học sâu sắc là hai trọng lực
làm nên những công trình nghiên cứu văn chương của ông. Với ông, nghiên
cứu cũng là sáng tạo” [35].
Đọc những bài nghiên cứu và phê bình của Đỗ Đức Hiểu, chúng ta
thấy kho tàng tri thức phong phú đa dạng của sự thông thái hiểu biết trên
nhiều lĩnh vực của nhà nghiên cứu. Mỗi một công trình nghiên cứu của ông
người đọc thán phục tài năng, sự công phu và tâm huyết trong mỗi trang viết
khoa học, với nhiều phát kiến sáng tạo. Đỗ Đức Hiểu luôn lấy lời tiên đoán
của Baudelaire là phương châm trong nghiên cứu khoa học của mình “Nhà
phê bình phải là một cá tính sáng tạo, một nghệ sĩ, và văn bản phê bình phải
là văn bản mang đậm dấu ấn cá tính sáng tạo, tồn tại song song với sáng tác
của nhà thơ, nhà tiểu thuyết” [51]. Người đọc luôn hấp dẫn bởi những trang
viết vừa tư duy vừa chứa đựng trong đó sự bùng nổ, say mê. Có lẽ người đọc
sẽ không bao giờ quên những trang viết của ông về kịch Môlie, thơ Hồ Xuân
Hương, Truyện Kiều… Người đọc cảm phục bởi vốn sống, kho tri thức phong
phú, tinh thần khoa học trong những sáng tạo nghệ thuật đó. Là một người
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi83
nghiên cứu luôn hướng tới sự sáng tạo trong từng trang viết của mình, Đỗ
Đức Hiểu luôn có những khám phá phát kiến tìm tòi gạn lọc. Bởi vậy, nhà
nghiên cứu Trần Hinh đã có một nhận định tinh tường, am hiểu “Với Đỗ Đức
Hiểu, đổi mới hay sáng tạo đều có nghĩa như nhau” [51, tr.14]
Là một nhà khoa học, Đỗ Đức Hiểu luôn tôn trọng sự thật và những
kiến giải khoa học, ông không hài lòng khi chưa tìm được những đáp án tối
ưu và khoa học nhất. Để hiểu rõ hơn về tinh thần khoa học của một trong
những nhà nghiên cứu và phê bình văn học hàng đầu ở Việt Nam. Nhà giáo
Lê Hồng Sâm kể một kỉ niệm về ông trong bài Nhớ Đỗ Đức Hiểu- dịch giả có
kể lại rằng, mặc dù lúc ấy sức khoẻ đã rất yếu, khi được phân công dịch Lời
tựa bộ tấn trò đời của Balzac, băn khoăn với cách dịch cụm từ à la lueur là
dưới ánh sáng hay dưới ánh sáng le lói trong mệnh đề của nhà văn được coi
là chủ soái của trường phái hiện thực Pháp “tui viết dưới ánh sáng của hai
chân lí vĩnh cửu: tôn giáo và nền quân chủ (hay: tui viết dưới ánh sáng le
lói…”). Ông suy đi nghĩ lại, nhất quyết không kết thúc bản dịch khi chưa tìm
ra cách dịch thoả đáng. Ông đem băn khoăn của mình trao đổi với bậc “đàn
em” Lê Hồng Sâm, nhưng lại là người, lúc ấy, đảm nhận vai trò chính, chủ
biên bộ sách. Bấy lâu nay, nhiều nhà nghiên cứu và dịch giả đã dịch cụm từ à
la lueur sang tiếng Việt là dưới ánh sáng, nhưng tác giả Đỗ Đức Hiểu đã lại
muốn thay đổi lối hiểu cũ bằng thêm tính từ le lói, vì ông giải thích rằng, chữ
lueur mà Balzac muốn ám chỉ ở đây là thứ ánh sáng le lói, là sự yếu ớt của
nền quân chủ và tôn giáo của Pháp lúc bấy giờ. Từng có năm mươi năm vật
lộn với tiếng Pháp, nền văn hoá và văn học Pháp, Đỗ Đức Hiểu luôn nuôi giữ
niềm tin và khôi phục lại sự thật, chính xác cho văn bản. Thế nhưng, khi nghe
đồng nghiệp giải thích có lí, ông khiêm tốn nói “Chị là chủ biên, tui theo ý
chị. Nhưng tui vẫn băn khoăn, vì nước Pháp ở thế kỉ XIX, tôn giáo và nền
quân chủ không còn mạnh, không còn toả sáng rực rỡ như trong quá khứ, nên84
lueur ở đây có dụng ý chỉ trạng thái le lói, yếu ớt chăng?” [51, tr.18-19].
Không áp đặt nhưng một khi vẫn còn băn khoăn trước một sự thật khoa học
nào đó, Đỗ Đức Hiểu bao giờ cũng muốn đi tới tận cùng. Bản tính trung thực
của một nhà nghiên cứu không bao giờ cho phép ông dùng “xảo thuật” để che
giấu sự thiếu hiểu biết. Chỉ một câu chuyện nhỏ về việc biên dịch cũng đủ
thấy con người của nhà khoa học Đỗ Đức Hiểu, ông là người luôn tôn trọng
những sự thật, và luôn tự đổi mới chính bản thân mình, chính những trang
viết của mình để tự hoàn thiện. Với tư chất lịch lãm của một người học trò và
là đồng nghiệp gần gũi Đỗ Đức Hiểu, Trần Hinh đã tỏ ra rất trân trọng đối với
người đi trước bằng những lời chân thành “Thầy có thể ngồi hết ngày này
sang ngày khác “cày nát” từng trang sách tiếng Pháp, để chỉ “gạn” ra một ý
tưởng nhỏ” [51, tr.19].
Trong những bài viết của Đỗ Đức Hiểu, người đọc đều nhận thấy trong
những kiến giải của ông về những vấn đề khoa học một cách hết sức giản dị
mà vẫn hợp lí. Chẳng hạn, như trong bài viết Đọc văn chương, Đỗ Đức Hiểu
tổng kết ngắn gọn trong bốn vấn đề: Đọc văn chương là gì? Ai đọc? Đọc gì?
Đọc như thế nào? Từ đó triển khai bài viết của mình trên trục Tác giả-tác
phẩm- người đọc. Giải thích cho người đọc trên phương diện lí thuyết, vấn đề
Đọc văn chương là gì? Đỗ Đức Hiểu thường trình bày những khái niệm trừu
tượng, mơ hồ về những dạng khái niệm hết sức đơn giản, dễ hiểu. Khi đi vào
lí giải đọc văn chương, Đỗ Đức Hiểu đã nhận định khái niệm hết sức ngắn
gọn, tóm lược những ý cơ bản nói lên được đặc trưng, bản chất của đối tượng
nghiên cứu của mình “Đọc văn chương là tháo gỡ mã của các kí hiệu văn
chương trong văn bản, là tìm hiểu ý nghĩa của tác phẩm thông qua cấu trúc
của văn bản (cốt truyện, kết cấu, nhân vật, đối thoại, không gian và thời
gian..). Đọc là mã hoá cách đọc, là tổng hợp các khâu của việc đọc, cảm
tưởng, phân tích, đối chiếu, tổng hợp, đánh giá,.v.v… là phát hiện và sáng
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi85
tạo”[51, tr. 68]. Từ phương diện người phê bình, Đỗ Đức Hiểu chia đối tượng
thưởng thức thành ba lớp: Thứ nhất “người đọc tiêu thụ” thường “ngấu
nghiến” cốt truyện, ham thích truyện éo le, nhiều khúc mắc, nhiều cạm bẫy.
Những người đọc này thường đọc lướt nhanh vào những giờ rảnh rỗi, tìm thú
vui giải trí dễ dãi với những cuộc phiêu lưu đến xứ sở xa lạ, hay những tình
cảm rắc rối và có đánh giá thô thiển. Thứ hai, những người tìm ở văn chương
những thông tin mới về cuộc sống, suy nghĩ đôi chút về thế sự, đạo đức, từ
các tác phẩm văn chương. Có thể xếp loại người đọc này là nhà báo có “trách
nhiệm” điểm sách hàng tuần, hay hàng tháng, với ít lời giới thiệu sơ sài,
nhằm mục đích thông báo để độc giả của báo tìm đọc tác phẩm nếu ưa thích.
Thứ ba, những người đọc chuyên nghiệp, người giảng dạy văn học, người phê
bình nghiên cứu ở các viện, các trung tâm nghiên cứu ở các văn học gọi là “
siêu độc giả”. Bằng cách phân loại khoa học từng thành tố theo những lớp
nang khác nhau làm cho ý trong bài viết của Đỗ Đức Hiểu luôn rõ ràng dù chỉ
là những người đọc ở mức độ trung bình cũng có thể hiểu được. Khoa học với
ông là khoa học gắn với đổi mới, bởi chỉ có đổi mới thì khoa học mới có thể
thực hiện sứ mệnh của nó là cầu nối quan trọng của nhà văn với bạn đọc
thông qua tác phẩm. Trong bài viết giới thiệu về Đỗ Đức Hiểu, nhà nghiên
cứu Trần Hinh đã đánh giá thật tinh tường “Đổi mới và sáng tạo là là hai mặt
thống nhất trong toàn bộ sự nghiệp của ông (…) bất cứ bài viết nào dù nhỏ
nhất của ông cũng đều lấp lánh sự sáng tạo” [51, tr.19]. Với tư duy ấy, Đỗ
Đức Hiểu luôn luôn lo sợ không “hiện đại hoá” được bản thân mình. Rồi còn
cả nỗi lo biến mình thành một bản sao của người khác, hay nữa “biến người
khác” (nhất là các học trò) thành bản sao của mình” [51, tr.19]. Vì vậy, ông
luôn khuyên học trò của mình “hãy giữ lấy cá tính”: “tui hiểu: Bạn hãy là
bạn, dù bạn yêu mến tôi, chớ nghe theo ai, hãy giữ cá tính và tài năng riêng
của mình, thế mới có thể sáng tạo, văn chương là sáng tạo” [51, tr. 23]. Muốn86
đổi mới được phải có vốn tri thức, bởi vậy, ông luôn đặt mình trong trạng thái
“chạy” để đuổi kịp tiến bộ của nhân loại “tui luôn luôn tự nhủ: chớ sống
trong hoang tưởng; phải học, phải rảo bước, phải “chạy” mong đuổi kịp thế
giới, đuổi kịp nhân loại”. [51, tr. 681 ]
Văn học không có gì là trừu tượng, thần bí, với Đỗ Đức Hiểu văn học
là khoa học, mà đã là khoa học thì phải rõ ràng, dể hiểu. Tinh thần khoa học
trong những trang viết của Đỗ Đức Hiểu là một trong những đặc trưng nổi bật
nhất. Tinh thần khoa học trên cơ sở vận dụng và tiếp thu những thành tựu lí
thuyết thi pháp hiện đại trên thế giới đã làm cho những trang viết của ông vừa
uyên bác sâu sắc mà lại rất tinh tế, gần gũi, vừa rất hiện đại “Tây hoá” mà vẫn
giữ được linh hồn dân tộc. Với Đỗ Đức Hiểu, khoa học chỉ thực sự hữu dụng,
cần thiết khi nó gắn liền với sáng tạo, mà đổi mới không được cục bộ, nhất
thời phải toàn diện, lâu dài. Đó có thể là đổi mới trong tư duy trong nhận thức
tiếp cận văn bản, hay cao hơn nữa là đổi mới chính bản thân mình đề hoà hợp
với dòng chảy “tinh khôi, mát mẻ, trong lành” của thời đại. Mặt khác, cũng
theo nhà nghiên cứu đổi mới không có nghĩa là biến mình thành kẻ lạc lõng,
xa lạ, lập dị, khác biệt, đuổi theo những thứ “mốt” hợp thời, muốn đổi mới
thành công không được tách rời nó với tư duy khoa học. Tư duy khoa học và
linh cảm với những điều mới đã giúp ông tự vượt ra khỏi sự mặc cảm bản
thân của một thời kì mà bắt tay nhanh chóng, đổi mới mình nhanh chóng
trong việc truyền bá lí thuyết và ứng dụng thi pháp hiện đại vào Việt Nam.
3.2. Văn phong tinh tế, giàu cảm xúc
Văn học Việt Nam, Phê bình văn học, Nghiên cứu văn học, Đỗ, Đức Hiểu, 1924

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn chính sách kế toán của các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng khung năng lực vào đánh giá nhân sự quản lý cấp trung trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu thị trường với sự phát triển của doanh nghiệp công nghiệp - Thực trạng và giải pháp Công nghệ thông tin 0
L Nghiên cứu, khảo sát và lựa chọn công nghệ thích hợp để chuyển hóa chất thải rắn hữu cơ thành phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sự phát triển nông nghiệp sạch Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu sự biến đổi nông thôn dưới tác động của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa ở xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Luận văn Sư phạm 0
L Nghiên cứu tổ chức du lịch sự kiện của các doanh nghiệp du lịch tại Hưng Yên Địa lý & Du lịch 0
G Sự thích ứng với nghề nghiệp của cư dân ven biển đồng bằng sông Hồng trước hiện tượng thời tiết cực đoan (nghiên cứu trường hợp tại xã Giao Thủy, Giao Thiện, Nam Định và xã Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình) Văn hóa, Xã hội 0
B Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh Tâm lý học đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top