si.roho

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Khai thác tư liệu chữ Quốc ngữ cổ ( thế kỷ XVIII) : Đề tài NCKH. QG.99.06
Ngày: 2002
Chủ đề: Chữ Quốc ngữ
Lịch sử chữ quốc ngữ
Lịch sử ngôn ngữ
Thế kỷ 18
Miêu tả: 52 tr.
Chữ Quốc ngữ là một phương tiện ghi chép tiện lợi, song không phải không có những điều bất hợp lý đối với người Việt, vi ngay từ đầu việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ không nhằm phục vụ chúng ta, mà phục vụ các giáo sĩ phương tây học tiếng Việt, họ đang cần biết tiếng để truyền đạo cho người bản xứ. Ngày nay chúng ta cần hiểu được điều này để tác động đến chữ Quốc ngữ một cách có hiệu quả, nhằm phục vụ lợi ích của chúng ta. Do đó việc nghiên cứu quá trình hình thành chữ Quốc ngữ cũng như phương hướng cải tiến nó đang là một vấn để thời sự
Đề tài nghiên cứu một số mặt sau: văn tự và ngữ âm, từ vựng học, ngữ pháp và về phong cách học
Data KHCN Thư mục kỉ niệm 100 năm Đại Học Quốc GiaHN
6 công trình được đóng thành 07 quyển tổng cộng 605 trang
Việc khai thác các tư liệu, được tiến hành trên các bình diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách học
Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu Văn hoá
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI:
Chữ Quốc ngữ ngày nay chúng ta đang dùng là kết quả đóng góp
của nhiều giáo sĩ phương tây thuộc nhiều quốc gia và nhiều thế hệ khác
nhau. Đây là một phương tiện ghi chép tiện lợi, song không phải không
có những điều bất hợp lý đối với người Việt, vì ngay từ đầu việc sáng tạo
ra chữ Quốc ngữ không nhằm phục vụ chúng ta, mà là phục vụ các giáo
sĩ phương tây học tiếng Việt, họ đang cần biết tiếng để truyền đạo cho
người bản xứ.
1. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Ngày nay chúng ta cần hiểu
được điều nói trên để tác động đến chữ Quốc ngữ một cách có hiệu quả,
nhằm phục vụ lợi ích của chúng ta. Do đó việc nghiên cứu quá trình hình
thành chữ Quốc ngữ cũng như phương hướng cải tiến nó đang là một vấn
đề thời sự.
Từ trước tới nay về lịch sử chữ quốc ngữ đã có nhiều học giả,
nhiều luận văn, luận án nghiên cứu. Song, những gì đến nay biết được,
chủ yếu thuộc giai đoạn manh nha, giai đoạn thử nghiệm dùng chữ la
tỉnh để ghi tiếng Việt, tiếp đến là thử văn tự đã tạm định hình, do sự ra
đời của Từ điển Việt - Bồ - La của Ade Rhodes (1951).
Nhưng thứ văn tự ấy so với ngày nay khác nhau xa. Quá trình diễn
biến của nó ra sao thì giới nghiên cứu mới chỉ biết được tình hình từ sau
A de Rhodes đến cuối thế kỷ 17 và từ đầu thế kỷ 19 đến nay, còn giai
đoạn giữa đó thì không biết được vì không có tư liệu.
Gần đây ta đã biết đến từ điển Việt - La tinh của Pigneau de
Béhaine (viết tay 1772) với cách viết không khác chữ quốc ngữ ngày nay
là mấy. Quả thực là có một sự đột biến khó hiểu, phải chăng đây chỉ là
cách viết của một cá nhân và sở dĩ cách viết này của ông sau này trở
thành phổ biến là nhờ công lao của J. L Taberd. Ông này đã sửa sang lại
từ điển viết tay của P. de Béhaine để xuất bản tại Serampore (1838) với
tên sách là "Nam Việt Dương hiệp từ điển".
Chúng ta không tin rằng có sự thay đổi một sớm một chiều như
vậy vì tư liệu để nghiên cứu lịch sử chữ quốc bị trống vắng hẳn một thể
kỷ, đó là thế kỷ 18.
Trong dịp được cử đi công tác ở Pháp tui đã tranh thủ thời cơ để
tìm kiếm tư liệu. tui đã tìm được trong kho lưu trữ của Hội truyền giáo
nước ngoài tại Paris những thư từ trao đổi giữa giáo dân và các giáo sỹ
gửi từ Việt Nam sang Pháp và ngược lại (tất cả có 42 văn bản từ 1687 đến
1825 tức trong khoảng 138 năm) cùng những sổ tay ghi chép của các nhà
truyền giáo. Những tư liệu mới tìm được rất quý vì chúng đều có niên đại
xác định và là bản viết tay của nhiều cá nhân khác nhau chứ không phải
riêng của một người. Song, may mắn hơn cả là những tư liệu này đã vừa
lấp đúng một thế kỷ, còn đang trống vắng.
Những tư liệu này đã được tui chụp ảnh. Phim ảnh, đã được bảo
quản rất kỹ, nhưng với ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết nước ta, qua một
thời kỳ gian dài, đã bị hư hỏng một số.
Được sự giúp đỡ của Ban Khoa học công nghệ Đại học quốc gia
Hà Nội, chúng tui đã bổ sung những phim ảnh bị hư hại in ra giấy và
chuẩn bị để công bố, dưới đề tài mã số QG. 97.14. Toàn bộ các tư liệu


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm vào Link, đợi vài giây sau đó bấm Get Website để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
V Tình hình hoạt động và phát triển của Xí nghiệp khai thác đầu tư Ba Đình Luận văn Kinh tế 0
V Nâng cao chất lượng hoạt động tiếp nhận và triển khai dự án ủy thác đầu tư vốn nước ngoài tại Agribank Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
X Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Luận văn Kinh tế 0
S Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư tại Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí Luận văn Kinh tế 0
A Quy trình công nghệ cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tổng Công ty thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) Luận văn Kinh tế 0
H Quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và sử dụng thông tin tư liệu khí tượng thủy văn tại Trung tâm tư liệu khí tượng thủy văn Luận văn Kinh tế 0
A Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Tổng Công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức lưu trữ và khai thác nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên tại toà soạn báo ở Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0
M Tổ chức khai thác sử dụng tư liệu, tài liệu lưu trữ phục vụ cho các hoạt động trưng bày của các bảo tàng Văn hóa, Xã hội 0
T Xây dựng mô hình công ty tư vấn và khai thác nhân lực dược Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top