Download miễn phí Chuyên đề Phương hướng biện pháp, tăng cường tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần kính mắt Hà Nội
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Mục lục 3
Chương I: Một số lý luận về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp. 6
1.1. Sản phẩm hàng hoá và thị trường sản phẩm của các doanh nghiệp. 6
1.1.1. Quan niệm về sản phẩm hàng hoá trong nền kinh tế thị trường 6
1.1.2. Thị trường sản phẩm hàng hoá và cơ chế hoạt động của thị trường sản phẩm. 7
1.2. Các nhân tố tác động dến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. 12
1.2.1. Tiêu thụ sản phẩm và các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. 12
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 14
1.3. Nội dung và một số yêu cầu chủ yếu về tiêu thụ và tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp. 17
1.3.1. Một số nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 18
1.3.2. Một số yêu cầu cơ bản về tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp. 32
Chương II: Phân tích thực trạng về kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ ở công ty kính mắt Hà Nội. 37
2.1. Những đặc điểm chung của công ty kính mắt Hà Nội liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội.
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội. 41
2.1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty. 43
2.2. Phân tích kết quả và tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần kính mắt Hà Nội.
2.2.1. Phân tích kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua.
2.2.2. Thực trạng về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua. 51
2.3. Những tồn tại chủ yếu và tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần kính mắt Hà Nội.
2.3.1. Hoạt động mở rộng thị trường còn yếu kém. 55
2.3.2. Hệ thống mạng lưới bán hàng chưa hiệu quả. 57
2.3.3. Hoạt động hỗ trợ bán hàng chưa phát huy hiệu quả. 57
Chương III: Phương hướng biện pháp, tăng cường tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần kính mắt Hà Nội. 59
3.1.Phương hướng chủ yếu nhằm tăng cường tiêu thụ sản phẩm. 59
3.1.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công tác nghiên cứu và tiêu thụ. 59
3.1.2. Khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực đầu vào nhằm hạ giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm của công ty trên thị trường. 61
3.1.3. Tổ chức mạng lưới bán hàng theo hướng kết hợp của cả hai kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. 61
3.2. Một số biện pháp chủ yếu tăng cường tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần kính mắt Hà Nội.
3.2.1. Đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm.
3.2.2. Duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 68
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống các chính sách tiêu thụ sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan vĩ mô. 73
3.3.1. Nhanh chóng đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động. 74
3.3.2. Có chính sách hỗ trợ về vốn. 75
Tài liệu tham khảo. 76
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-25-chuyen_de_phuong_huong_bien_phap_tang_cuong_tieu.8eO7rMXcBs.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-47005/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.Các dịch vụ đó là :
_ Bảo hành sản phẩm.
_ Lắp đạt, hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
_ Chuyên chở, đóng gói, sửa chữa miễn phí ...
1.3.1.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch và các chính sách tiêu thụ sản phẩm.
Hàng hoá sau khi sản xuất ra cần được đưa vào tiêu thụ qua các kênh phân phối khác nhau. Nguyên nhân của việc không bán được hàng, nhiều khi không phải là do chất lượng, giá cả sản phẩm mà do phân phối sai lệch. Nhân viên bán hàng không đủ trình độ thuyết phục khách hàng với mục đích bán được nhiều hàng nhất. Hoạt động tiêu thụ cần chú ý mấy nội dung sau:
Hoạt động giao dịch, ký kết hợp đồng.
Bán hàng theo hợp đồng đã ký kết giúp doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, cho phép doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ một khối lượng sản phẩm lớn, đồng thời đây là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sau quá trình bàn bạc, thảo luận, hai bên đi đến thống nhất và ký kết hợp đồng trong đó có đầy đủ các điều khoản đã thoả thuận giữa hai bên về: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả hàng hoá, thời gian giao nhận và trách nhiệm các bên khi thực hiện hợp đồng .
Tổ chức mạng lưới phân phối.
Tuỳ theo đặc điểm của sản phẩm, năng lực hiện có của doanh nghiệp cũng như địa điểm của thị trường mà trong khi thực hiện công tác tiêu thụ doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình một mạng lưới phân phối thích hợp,với nguyên tắc phân phối có hiệu quả nhất.
Tổ chức yểm trợ bán hàng.
Để đẩy mạnh việc bán hàng,doanh nghiệp phải tổ chức các hoạt động yểm trợ bán hàng, bao gồm:
ã Tổ chức hội nghị khách hàng: Trong hội nghị, doanh nghiệp phải gợi ý cho người tiêu dùng thấy được những ưu điểm của sản phẩm , những vướng mắc trong mua bán, những thiếu sót trong quan hệ mua bán...đồng thời khai thác và tiếp thu những ý kiến trực tiếp từ khách hàng để hoàn thiện sản phẩm cũng như các hoạt động tiêu thụ.
ã Phát hành tài liệu liên quan đến tiêu thụ sản phẩm: cataloge, tờ quảng cáo, giới thiệu bao bì, hướng dẫn sử dụng sản phẩm...
ã Triển lãm và hội chợ thương mại.
ã Tổ chức chào hàng: nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng .
ã Tổ chức bán thử: Thông qua bán thử để biết được qui mô, nhu cầu, cường độ bán hàng, phản ứng của khách hàng về chất lượng hàng hoá, giá cả...làm căn cứ quyết định tung sản phẩm ra thị trường.
Tổ chức bán hàng.
Đây là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động bán hàng là hoạt động có tính nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua nhằm mục tiêu là bán được nhiều hàng hoá nhất.
Quá trình bán hàng bao gồm nhiều giai đoạn có quan hệ mật thiết với nhau theo qui luật vì quá trình bán hàng gắn liền với quá trình mua của người tiêu dùng, là hoạt động hai chiều (đổi hàng thành tiền và đổi tiền thành hàng). Do đó người bán hàng phải đặc biệt quan tâm đến quá trình diễn biến tâm lý khách hang, nó trải qua bốn giai đoạn:
Chú ý
Quan tâm hứng thú
Nguyện vọng mua
Quyết định mua
Hình 3: Các giai đoạn thay đổi tâm lý khách hàng
Quá trình này luôn tiến chứ không có ngược lại, do đó tác động của công tác tiếp thị rất quan trọng đòi hỏi phải tạo được sự chú ý của khách hàng, phải làm chủ được quá trình bán hàng. Muốn vậy, phải thực hiện đầy đủ và theo trình tự việc xúc tiến bán hàng, trình tự bán hàng được cụ thể hoá như sau:
Nghiên cứu tâm lý khách hàng
Chọn vị trí đặt cửa hàng
Tổ chức đặt nội thất cửa hàng
Tiếp xúc với khách hàng
Giao hàng và thanh toán
Bảo hành sản phẩm
Thu thập thông tin phản hồi
Xử lý ý kiến phản hồi
Kết thúc bán hàng
Hình 4: Trình tự việc xúc tiến bán
1.3.1.4. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động công tác tiêu thụ.
Sau mỗi chu kỳ nhất định, công tác tiêu thụ sản phẩm cần được đánh giá, phân tích nhằm rút ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân làm cơ sở cho các hoạt động tiêu thụ trong thời gian tới. tuỳ từng trường hợp vào điều kiện cho phép của mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ tiêu đánh giá sau:
ã Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ thực tế so với kế hoạch:
_Về hiện vật:
Số lượng sp tiêu thụ thực tế
%hoàn thành kế hoạch tiêu thụ = ---------------------------------------*100%
Số lượng sp tiêu thụ kế
_Về gi trị:
Q1*P0
% thực hiện giá trị tiêu thụ =---------------- *100%
Q0*P0
Trong đó:
Q1: Kối lượng sản phẩm thực tế tiêu thụ.
Q0 : Khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo kế hoạch.
P1 : Giá bán thực tế.
P0 : Giá bán kế hoạch.
Chỉ tiêu này nói lên tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm về mặt giá trị
Đánh giá khả năng tiêu thụ:
Để đánh giá tiến độ tiêu thụ sản phẩm so với sản xuất, người ta thường dùng chỉ tiêu:
Q thực tế
Hệ số tiêu thụ sản phẩm= ----------------------------------*100%
Q sản xuất
Mục tiêu của doanh nghiệp là hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất đạt mức 100%
1.3.2 Một số yêu cầu cơ bản về tăng cường tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp là một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng, hoạt động này phải không ngừng được hoàn thiện cho phù hợp với qui mô tốc độ phát triển và hoạt động của doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm. Việc thực hiện các nội dung của hoạt động tiêu thụ cần đáp ứng ngày một tốt hơn một số các yêu cầu chủ yếu như:
Lấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu:
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm, thì sản phẩm của doanh nghiệp chính nó chứ không phải cái gì khác phải ní lên được, phải thể hiện được, phải tự phát ra được là chất lượng sản phẩm phải cao và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Đây là mục tiêu quan trọng nhất mang tính dài hạn đối với doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thương trường thì doanh nghiệp phải không ngần ngại, rụt rè khi quyết định đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thực tế khi một doanh nghiệp chiếm được lòng tin của người dân về chất lượng sản phẩm của mình, nghe mội người nói về sản phẩm của công ty thuộc loại tốt nhất thì sự thành công của doanh nghiệp là điều không phải lo nghĩ thêm nữa.
Chất lượng sản phẩm và giá cả là hai mục tiêu không đồng thuận, muốn chất lượng cao thì dĩ nhiên giá cả phải cao. Nhưng một doanh nghiệp đưa ra thị trường một sản phẩm có chất lượng khá tốt nhưng giá rất cao thì doanh nghiệp đó không có sức cạnh tranh, để trở thành doanh nghiệp có sức cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp phải rất tốt và giá phải cạnh tranh.
Như vậy phải doanh nghiệp phải tính đến điều này, không thể vì chất lượng mà tập trung toàn bộ sức lực để sản xuất ra sản phẩm mà không ai mua được. Cũng như không thể vì giá cả mà sản xuất ra thứ sản phẩm không ai dùng được! Tức là phải có sự kết hợp giữa giá cả và chất lượng sản phẩm.
Theo các quan niệm về chất lượng sản phẩm thì chất lượ...