Burtt

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy) : Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Nhà xuất bản: Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục
Ngày: 2012
Chủ đề: Thái độ nghề nghiệp
Kết quả học tập
Quản lý giáo dục
Sinh viên
Miêu tả: 137 tr. + CD-ROM + Tóm tắt
Luận văn ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục (Chuyên ngành đào tạo thí điểm) -- Viện đảm bảo chất lượng giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày cơ sở lý luận về thái độ, thái độ nghề nghiệp, hoạt động học tập, kết quả học tập và mối quan hệ giữa thái độ nghề nghiệp và kết quả học tập. Nghiên cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của thái độ nghệ nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên trường đại học Phòng cháy chữa cháy (ĐH PCCC). Đề xuất một số giải pháp giáo dục thái độ nghề nghiệp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường ĐH PCCC
Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về thái độ, thái độ nghề nghiệp, hoạt
động học tập, kết quả học tập và mối quan hệ giữa thái độ nghề nghiệp
và kết quả học tập. Nghiên cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của thái độ
nghệ nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên trường đại học Phòng
cháy chữa cháy (ĐH PCCC). Đề xuất một số giải pháp giáo dục thái độ
nghề nghiệp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên trường ĐH
PCCC.
Keywords. Thái độ nghề nghiệp; Kết quả học tập; Quản lý giáo dục;
Sinh viên
Content
1. Lý do chọn đề
tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh,
kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng
sản xuất. Trong bối cảnh đó, giáo dục đã trở thành nhân tố hàng đầu mang tính
quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững của mỗi
quốc gia, bao gồm cả những nước đã và đang phát triển.
2
Trong thời gian gần đây, trên nhiều diễn đàn khoa học cũng như các
phương tiện thông tin đại chúng, vấn đề đổi mới phương pháp đào tạo nói chung
và phương pháp dạy và học nói riêng được thảo luận một cách sôi nổi. Một
trong những luận điểm quan trọng nhất của đổi mới phương pháp dạy và học
được nhiều người thống nhất, đó là làm thế nào khơi dậy được tính tích cực, chủ
động của mỗi người học. Lý luận và thực tiễn đã cho thấy rằng, kết quả học tập,
rèn luyện của người sinh viên không chỉ phụ thuộc vào chất lượng của quá trình
giảng dạy và tổ chức công tác giáo dục, vào những điều kiện vật chất, tinh thần
của sinh viên mà còn phụ thuộc vào thái độ của họ đối với nghề nghiệp đang
được đào tạo. Thái độ đối với nghề nghiệp tích cực sẽ là động lực quan trọng
thúc đẩy người sinh viên nhiệt tình, hăng say phấn đấu trong học tập và rèn
luyện. Cấu trúc mới của nhân cách người sinh viên chỉ có thể hình thành và phát
triển vững chắc khi cả ba mặt: tri thức, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp cùng hòa
quyện vào nhau.
Thực tiễn đào tạo đại học ở nước ta cho thấy, còn có một bộ phận sinh viên
chưa có thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, dẫn đến tình trạng thiếu tích cực,
không có chí tiến thủ, có thái độ
3
“trung bình chủ nghĩa” trong học tập và rèn luyện của bản thân. Việc nghiên cứu
mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên
chưa được chú trọng dẫn đến công tác giáo dục nhận thức, tình cảm nghề nghiệp
đang đào tạo cho sinh viên còn nhiều hạn chế.
Qua Hội thảo rút kinh nghiệm 10 năm tổ chức đào tạo đại học (1999 –
2009) và Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011 của trường Đại học PCCC cho
thấy, mặc dù sinh viên của trường được tuyển chọn từ những học sinh tốt nghiệp
trung học phổ thông có lực học khá, giỏi, đảm bảo các tiêu chuẩn về chính trị,
sức khoẻ, có ưu thế hơn các trường khác về điều kiện học tập, sinh hoạt và
thường xuyên được quản lý chặt chẽ, song vẫn còn một bộ phận có biểu hiện ỷ
lại, không tích cực học tập, rèn luyện phẩm chất nhân cách, bản lĩnh nghề
nghiệp. Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay của
trường Đại học
PCCC được xác định trong Hội thảo rút kinh nghiệm 10 năm tổ chức đào tạo
đại học (1999 – 2009) của trường Đại học PCCC là phải làm rõ mức độ ảnh
hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết học tập của sinh viên để từ đó có
những giải pháp về giáo dục thái độ nghề nghiệp, về tổ chức hoạt động dạy,
học, quản lý, chính sách, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đào tạo
đội ngũ sỹ quan nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy có trình độ khoa học kỹ thuật
vững vàng, tinh thông nghiệp vụ và có những phẩm chất nhân cách cần thiết đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước.
Những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về thái độ nghề
nghiệp nói chung, một số vấn đề tâm lý học về thái độ nghề nghiệp như bản
chất tâm lý, cấu trúc, chức năng, cơ chế tâm lý hình thành thái độ nghề nghiệp...
đã được đề cập đến. Tuy nhiên vấn đề đánh giá mức độ ảnh hưởng của thái độ
nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên các trường Công an nhân dân
nói chung và sinh viên trường Đại học Phòng cháy chữa cháy nói riêng vẫn
chưa được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và thỏa đáng. Chính vì vậy, tôi
lựa chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối
với kết quả học tập của sinh viên” (nghiên cứu trường hợp Trường Đại học
Phòng cháy chữa cháy) với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
4
của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội đất nước trong tình hình mới.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học
tập của sinh viên trường ĐH PCCC;
- Đề xuất một số giải pháp giáo dục thái độ nghề nghiệp nhằm nâng cao kết
quả học tập của sinh viên trường ĐH PCCC.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Giới hạn nội dung: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp
đối với kết quả học tập các môn học chuyên ngành của sinh viên từ năm thứ ba
đến năm thứ năm trong năm học 2010 - 2012.
Giới hạn không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại trường ĐH PCCC.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Thái độ nghề nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả học tập các
môn học chuyên ngành của sinh viên trường ĐH PCCC?
Giả thuyết nghiên cứu
+ Thái độ nghề nghiệp có tương quan cùng chiều với kết quả học tập các
môn học chuyên ngành của sinh viên.
+ Các sinh viên có động cơ thi vào trường trên cơ sở yêu thích nghề PCCC
sẽ có kết quả học tập các môn học chuyên ngành cao hơn các sinh viên khác.
+ Các sinh viên có bố hay mẹ làm nghề PCCC sẽ có kết quả học tập các
môn học chuyên ngành cao hơn các sinh viên khác.
5. Đối t ợngƣ và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
5
Mức độ ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập các
môn chuyên ngành của sinh viên.
Khách thể nghiên cứu
Sinh viên trường ĐH PCCC hệ chính quy các khóa từ năm thứ ba đến năm
thứ năm.
6. Ph ơngƣ pháp nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
- Mẫu cho nghiên cứu định lượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên nhóm
khách thể là 300 sinh viên đại học năm thứ 3 đến năm thứ 5 hệ chính quy của
trường Đại học PCCC trong năm học 2010 – 2011. Phương pháp chọn mẫu là
chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên không theo tỷ lệ (lập 3 tầng theo 3 khóa học) và
ngẫu nhiên hệ thống (mỗi khóa lấy ngẫu nhiên hệ thống 100 sinh viên theo danh
sách khóa học).
- Mẫu cho nghiên cứu định tính: Sử dụng 9 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc
chia đều cho cả 3 khóa. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
giản (căn cứ vào danh sách khóa học, mỗi khóa chọn ngẫu nhiên 3 sinh viên để
phỏng vấn theo nội dung đã chuẩn bị).
Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính:
+ Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứ u các cơ sở lý thuyết , các bài báo , công
trình nghiên cứu, các số liệu t hố ng kê có liên quan đ ến đề tài nghiên cứu, trên
cơ sở đó tiến hành phân
tích, tổng hợp và kế thừa để xây dưṇ g cơ s ở lý luận cho luân văn.
+ Phỏng vấn bán cấu trúc: Được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin
bổ trợ cho phương pháp khảo sát bằng phiếu khảo sát. Ngoài ra, phỏng vấn bán
cấu trúc được sử dụng nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến
quan sát trong việc xây dựng phiếu khảo sát
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng:
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Đây là phương pháp
chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng về thực
6
trạng của thái độ nghề nghiệp và kết quả học tập các môn học chuyên ngành
của sinh viên trường Đại học PCCC.
Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, phần mềm QUEST để xử lý, tổng hợp
và phân tích các số liệu định lượng đã thu thập được.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được cấu trúc thành ba chương, cụ
thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Tổ chức và phương pháp
nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên
cứu
Kết luận và khuyến
nghị Tài liệu tham
khảo
Phụ lục
CH ƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬNƢ
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thái độ nghề nghiệp là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu
từ rất sớm ở phương Tây. Từ những năm nửa đầu của thế kỷ 20, một số nhà
nghiên cứu phương Tây đã bắt đầu tập trung nghiên cứu vấn đề này.
Chester Barnard (1938) và Simson (1947) nghiên cứu những yếu tố góp
phần tạo nên thái độ nghề nghiệp tích cực, đến sự thỏa mãn nghề. Các tác giả
này đã phân tích các điều kiện thu hút, hấp dẫn mọi người làm việc. R.Likert
(1961) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự thỏa mãn nghề với phong thái nghề thấy
rằng sự thỏa mãn nghề (thái độ nghề nghiệp tích cực) là điều kiện hình thành thái
độ nghề nghiệp tối ưu ở những người có mức độ kĩ xảo nghề cao. Turner-
7
Lawrence và Blood-Hulin đã kết luận rằng: Thái độ đối với nghề nghiệp phụ
thuộc và thay đổi tùy theo đặc điểm từng cá nhân, sự khác nhau về vị trí và ý
nghĩa giá trị công việc.
Allport GW, Vernon PE, 1991 cho rằng hiệu suất lao động phụ thuộc vào sự
hài lòng nghề nghiệp. Khi một người thấy tổ chức lao động đang xem xét đến
các phần thưởng tài chính và vật chất cho hiệu suất công việc của họ, họ thấy
mình hài lòng với công việc và sẵn sàng đáp lại bằng cách thể hiện thái độ và
hành vi tích cực, khuyến khích họ tự phát và sẵn sàng để đạt được các mục tiêu
của tổ chức ngay cả khi họ vượt quá nhiệm vụ chính thức và trách nhiệm của
mình. Brown D. A(1995) nghiên cứu tác động của môi trường làm việc đối với
sự hài lòng nghề nghiệp và hiệu suất của nhân viên. Các phân tích cho thấy
những người cảm nhận môi trường làm việc của mình đầy đủ và thuận lợi có
mức hài lòng nghề nghiệp và hiệu suất lao động cao hơn.
Kluckhohn C. (1983) đã chứng minh rằng nhận thức về nghề nghiệp tỷ lệ
thuận với hiệu suất lao động của nhân viên. Hiệu quả công việc có được là do
nhân viên có những nhận thức đầy đủ và đúng đắn về nghề mà mình đã chọn.
Sự hài lòng về công việc được coi là kết quả của thái độ nghề nghiệp tích cực.
Mortimer JT, Finch M, Shanahan M, Ryu S (1992) nghiên cứu mối quan hệ
giữa hành vi của người lao động với sự hài lòng nghề nghiệp. Những phát hiện
của nghiên cứu này cho thấy rằng sự hài lòng nghề nghiệp rất quan trọng trong
việc đoán hành vi của người lao động.
Ở Việt Nam, để phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, những
vấn đề về thái độ nghề nghiệp cho người lao động nói chung và thanh thiếu niên
nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu, trong đó tiêu biểu là các nhà tâm lý
học: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khắc Viện, Trần Hiệp, Đỗ Long, Nguyễn Quang
Uẩn, Lê Ngọc Lan. Có một số công trình nghiên cứu về thái độ nghề nghiệp dựa
trên lý thuyết thái độ, các nghiên cứu này chủ yếu là nghiên cứu về thực trạng
thái độ đối với những vấn đề cụ thể để từ đó đưa ra các biện pháp, các hình thức
nhằm hình thành thái độ tích cực của khách thể đối với vấn đề nghiên cứu.
Phí Thị Nguyệt Thanh (2009), Nghiên cứu về thái độ đối với nghề nghiệp
của học sinh, sinh viên điều dưỡng, đề xuất các giải pháp can thiệp, Luận ánLuận án
8
Tiến sĩ.Tiến sĩ. Theo tác giả, có sự khác nhau về thái độ đối với nghề nghiệp giữa các
hệ đào tạo: Học sinh trung cấp có thái độ thỏa mãn với nghề nghiệp cao hơn
sinh viên đại học. Thái độ đối với nghề nghiệp giảm dần theo các năm học.
Chương trình đào tạo có tác động tích cực đến thái độ đối với nghề nghiệp của
học sinh, sinh viên. Tất cả các yếu tố tích cực của chương trình đào tạo là tổ
chức dạy- học, phần lý thuyết, phần thực hành đều có tác động tốt tới thái độ,
trong đó phần thực hành có tác động lớn nhất, đặc biệt ở hệ trung cấp. Người
thầy có tác động rất lớn đến việc hình thành thái độ tích cực đối với nghề nghiệp
của học sinh, sinh viên. Các yếu tố tích cực của người thầy như là phương pháp
giảng dạy, kỹ năng nghề nghiệp và chất lượng người thầy đều có ảnh hưởng tốt
tới việc hình thành thái độ nghề nghiệp của học sinh, sinh viên. Môi trường hỗ
trợ học tập có tác động ít hơn so với chương trình đào tạo và người thầy, môi
trường học tập tốt cũng có tác động tích cực đến thái độ đối với nghề nghiệp của
học sinh, sinh viên.
Lâm Thị Sang (2004), Nghiên cứu thái độ đối với việc rèn luyện nghiêp vụ
sư phạm của sinh viên trường cao đẳng sư phạm tỉnh Bạc Liêu”, Luận văn thạc
sỹ. Nghiên cứu đã phân tích vai trò của thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm – một hoạt động hết sức quan trọng trong quá trình học nghề và rèn
luyện nhân cách của sinh viên sư phạm – Tác giả đã lượng hóa các mặt đo của
thái độ bằng các con số cụ thể từ đó đánh giá được thực trạng thái độ của sinh
viên đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Nguyễn Thanh Giang (2005), Thái độ đối với môn Tâm lý học lãnh đạo,
quản lý của học viên Phân viện TP. Hồ Chí Minh – Học viện chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ. Tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận về
thái độ. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng các chỉ báo để đo lường thái độ học
tập của học viên, đề tài cũng rút ra được nhiều kết luận và kiến nghị có giá trị
thực tiễn cao trong việc nâng cao thái độ học tập của học viê
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt tới chất lượng nước sông Tô lịch và đề xuất biện pháp xử lý Nông Lâm Thủy sản 0
D Ảnh hưởng của dung dịch pha tinh và thời gian bảo quản đến chất lượng tinh trùng ở gà Tam Hoàng Nông Lâm Thủy sản 0
D Ảnh hưởng của thời điểm và tần suất khai thác đến chất lượng tinh dịch gà H’mông Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hưởng của thời gian trữ trứng đến kết quả ấp nở của gà Lương Phượng Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM Luận văn Sư phạm 0
R Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến của khách hàng ở TPHCM Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến điểm trung bình học tập của sinh viên khoa kinh tế Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối Luận văn Sư phạm 0
R Khảo sát ảnh hưởng của NAA và GA3 lên khả năng sinh trưởng của nấm linh chi Ganoderma lucidum Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của muội than đến cơ tính và tổ chức của hỗn hợp PBT/PA6 Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top