hoang_quan735
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
1. Thỏa thuận cổ đông là gì?
Tình huống thứ nhất: Vì giá cổ phiếu của doanh nghiệp liên tục đi xuống nên các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) của một công ty niêm yết (Công ty A) thỏa thuận với nhau rằng, để hạn chế tình trạng xả hàng khiến giá cổ phiếu càng xuống thấp, họ sẽ cùng nhau không bán số cổ phiếu mà mình nắm giữ trong thời hạn, ví dụ, 06 tháng.
Tình huống thứ hai: Một nhà đầu tư X (có thể là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài) dự định đầu tư vào một công ty cổ phần (Công ty B) dưới hình thức mua cổ phần của Công ty B (và có thể của cả một số cổ đông hiện hữu của Công ty B). Để tránh tình trạng các cổ đông khác tháo chạy khỏi doanh nghiệp, một trong những điều kiện mà nhà đầu tư X đặt ra với Công ty B là nhà đầu tư và toàn bộ cổ đông hiện hữu của Công ty B sẽ giao kết một thỏa thuận trong đó quy định rằng, nếu một cổ đông muốn bán toàn bộ hay một phần số cổ phần mà cổ đông này sở hữu trong Công ty B cho một bên thứ ba nào khác thì cổ đông này phải chào bán số cổ phần dự định bán cho nhà đầu tư X trước.
Tình huống thứ ba: Một nhà đầu tư Y (thường là nhà đầu tư nước ngoài) dự định đầu tư vào một doanh nghiệp (Công ty C) dưới hình thức mua cổ phần của doanh nghiệp này (nếu Công ty C là công ty cổ phần) hay phần vốn góp của một thành viên của doanh nghiệp (nếu Công ty C là công ty trách nhiệm hữu hạn). Để tránh tình trạng tiền vốn của mình bỏ vào doanh nghiệp có thể thất thoát dưới hình thức này hay hình thức khác, nhà đầu tư đặt điều kiện cho việc mua cổ phần (hay phần vốn góp) của mình là nhà đầu tư và toàn bộ các cổ đông (thành viên) khác cùng Công ty C giao kết một thỏa thuận trong đó quy định rằng, một số vấn đề nhất định (như ví dụ dưới đây) trước khi được đem ra thảo luận và biểu quyết tại HĐQT hay đại hội đồng cổ đông (hay hội đồng thành viên) của công ty thì phải có sự chấp thuận trước của nhà đầu tư Y. Nói cách khác chỉ khi nhà đầu tư cho phép thì những vấn đề đó mới được đem ra thảo luận và biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông hay HĐQT. Những vấn đề này có thể bao gồm:
(a) Việc sửa đổi điều lệ hay tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp;
(b) Việc sử dụng vốn huy động từ khoản tiền đầu tư của nhà đầu tư Y;
(c) Việc bán hay các hoạt động liên quan đến việc bán tài sản hay nhóm tài sản của doanh nghiệp có giá giao dịch bằng hay cao hơn, ví dụ 20% giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp tính theo báo cáo tài chính năm trước, hay doanh nghiệp giao kết hợp đồng mà có giá trị bằng hay lớn hơn 20% giá trị tổng tài sản của mình;
(d) Việc doanh nghiệp mua cổ phần hay chứng khoán của doanh nghiệp khác;
(e) Việc thay đổi số lượng cổ phần phát hành, hay phát hành thêm cổ phần, hay phát hành loại cổ phần mới, hay thay đổi các quyền của bất kỳ loại cổ phần nào của doanh nghiệp (nếu Công ty C là công ty cổ phần);
(f) Việc thanh toán cổ tức (phân chia lợi nhuận);
(g) Việc thưởng cho nhân viên hay người quản lý của doanh nghiệp bằng tiền mặt hay cổ phiếu mà lớn hơn, ví dụ, 10% tổng mức lương cơ bản hàng năm cho nhân viên;
(h) Doanh nghiệp thực hiện giao dịch ngoài công việc kinh doanh thông thường;
(i) Thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp.
Về cơ bản, quan hệ giữa các cổ đông (thành viên) với nhau và giữa cổ đông với công ty được điều chỉnh bởi các văn kiện hay tài liệu công ty như điều lệ, hợp đồng liên doanh v.v... Tuy nhiên, trong trường hợp một công ty có số cổ đông (thành viên) tương đối nhỏ (1) thì ngoài các văn kiện công ty kể trên, các cổ đông hay thành viên công ty có thể tự xây dựng cho mình những thỏa thuận riêng với nhau và tồn tại song song với các văn kiện công ty. Các thỏa thuận này có thể bổ sung vào các điều khoản của văn kiện công ty hay thậm chí quy định khác đi (trái với) văn kiện công ty và khác (trái) với các quy định của pháp luật doanh nghiệp. Ba tình huống liệt kê trên đây là các thỏa thuận loại này và được gọi chung là thỏa thuận cổ đông - đối với công ty cổ phần - hay thỏa thuận thành viên - đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây được gọi chung là thỏa thuận cổ đông). Trên thực tế thì nội dung của các thỏa thuận cổ đông không chỉ bao gồm 03 thỏa thuận trên mà nó đa dạng hơn nhiều (2).
Việc các bên xây dựng thỏa thuận cổ đông vì nó có những ích lợi cơ bản sau (3):
a) Văn kiện công ty thông thường phải công khai, công chúng có quyền tham khảo văn kiện như điều lệ của một công ty. Trong khi đó, thỏa thuận cổ đông mang tính chất là thỏa thuận riêng nên được giữ kín, không phải công khai.
b) Văn kiện công ty thường không bảo vệ tối đa quyền lợi của cổ đông thiểu số nên thỏa thuận cổ đông được lựa chọn làm giải pháp cho vấn đề này (4).
c) Thỏa thuận cổ đông có tính thay đổi thường xuyên hơn văn kiện công ty nên để tránh việc xáo trộn trong văn kiện công ty, cổ đông thường xây dựng cho mình thỏa thuận cổ đông chứ không quy định hẳn vào điều lệ (5).
2. Thỏa thuận cổ đông nhìn từ pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam
Trở lại với 03 tình huống nêu trên, giả sử rằng:
Với tình huống thứ nhất: sau 03 tháng, vì cần tiền cho tiêu dùng gia đình, một thành viên HĐQT dự định sẽ bán cổ phiếu và cho rằng, thỏa thuận không bán trong thời hạn 06 tháng giữa các thành viên HĐQT là trái pháp luật vì theo điểm d, khoản 1 Điều 77 và khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho phép cổ đông được quyền tự do bán cổ phần của mình (6). Sau khi yêu cầu thành viên đó thực hiện cam kết không bán nhưng không được, một thành viên HĐQT khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền của Việt Nam, yêu cầu tòa án buộc thành viên muốn bán cổ phần phải thực hiện cam kết.
Với tình huống thứ hai: một cổ đông muốn bán trực tiếp cổ phần của mình cho bên thứ ba và không muốn phải chào bán cho nhà đầu tư X. Cổ đông này cho rằng thỏa thuận phải chào bán cho nhà đầu tư X trước là trái với quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 77 và khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2005 bởi vì các quy định này cho phép các cổ đông được tự do bán cổ phần của mình cho bên thứ ba mà không cần chào bán cho bất kỳ người nào trước. Việc chào bán trước cho nhà đầu tư chỉ áp dụng trong trường hợp Công ty B là công ty trách nhiệm hữu hạn mà thôi (7). Nhà đầu tư X khởi kiện ra tòa án, yêu cầu tòa án buộc cổ đông bán cổ phần thực hiện cam kết của mình (chào bán cho nhà đầu tư trước).
Với tình huống thứ ba: sau một thời hạn thực hiện thỏa thuận, Công ty C và các cổ đông nhận thấy việc thực hiện thỏa thuận thật bất tiện và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thông thường của công ty nên yêu cầu nhà đầu tư Y chấm dứt thỏa thuận vì thỏa thuận đã vi phạm một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp năm 2005 (8). Nhà đầu tư Y không đồng ý và khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền, yêu cầu các cổ đông và công ty thực hiện đúng cam kết của mình tại thỏa thuận cổ đông.
Với 03 giả định có thể xảy ra như trên, phán quyết của Tòa án Việt Nam sẽ như thế nào? Tòa án có vô hiệu thỏa thuận cổ đông hay không (do trái với một số quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005) hay sẽ thừa nhận nó có hiệu lực?
3. Giải pháp
Rõ ràng, pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam chưa sẵn sàng cho những tình huống thế này. Không có điều luật nào của Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới luật điều chỉnh vấn đề khi có sự khác biệt giữa thỏa thuận cổ đông và điều lệ /Luật Doanh nghiệp thì cái nào sẽ chi phối. Trên thực tế, cũng chưa thấy có phán quyết nào của tòa án đối với các vụ việc loại này. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi về tính hợp pháp và có thể thi hành của thỏa thuận cổ đông tại Việt Nam là chưa có. Nói cách khác, nếu một trong các loại tranh chấp nêu trên được đem ra phân xử trước tòa án, không ai có thể biết phán quyết của tòa sẽ bảo vệ thỏa thuận cổ đông hay điều lệ /quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam (9).
Trên thế giới, một điều chắc chắn là, không có đáp án chung cho câu hỏi về tính hiệu lực và có thể thi hành của thỏa thuận cổ đông khi nó trái với điều lệ hay pháp luật về doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là vấn đề khó khăn khi các nhà lập pháp và tòa án mỗi nước phải quyết định xem pháp luật hợp đồng /luật dân sự (điều chỉnh thỏa thuận cổ đông) và pháp luật công ty (quy định về quyền hạn của công ty, các cổ đông, cơ quan quyền lực khác của công ty), cái nào sẽ chi phối /phủ quyết cái nào. Thỏa thuận cổ đông vốn được điều chỉnh bởi luật hợp đồng có thể có hiệu lực cao hơn các quy định của pháp luật công ty hay không?
Tại Nga, tòa án nước này đã từng ra phán quyết rằng, thỏa thuận cổ đông về hạn chế chuyển nhượng cổ phần hay cấm cạnh tranh phải tuân thủ luật doanh nghiệp và điều lệ công ty (và vì vậy thỏa thuận cổ đông bị vô hiệu)(10). Tuy nhiên, bằng việc ban hành Luật số 312-FZ về Sửa đổi, bổ sung Phần một Bộ luật Dân sự và một số đạo luật khác của Liên bang Nga có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2009, thì dường như các nhà làm luật đã thừa nhận /chấp nhận các thỏa thuận này bằng quy định cho phép các cổ đông /thành viên được thỏa thuận với nhau về việc thực thi các quyền cổ đông của mình mà trong đó có quyền thỏa thuận hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần (11). Tại ấn Độ, thỏa thuận về hạn chế chuyển nhượng cổ phần như tại Tình huống thứ hai sẽ không được thừa nhận (bị vô hiệu) tại nước này nếu công ty có cổ phần chào bán (Công ty B) là công ty đại chúng hay là công ty con của công ty đại chúng (12). Đối với công ty không phải đại chúng (hay công ty con của công ty này) thì thỏa thuận cổ đông có hiệu lực. hay như tại Anh quốc, nếu cổ đông và công ty thỏa thuận với một cổ đông khác (ví dụ là ngân hàng) trong thỏa thuận cổ đông rằng để phòng ngừa khả năng thất thoát của khoản vay, công ty sẽ không sửa đổi điều lệ trong suốt thời gian còn nợ ngân hàng (giống như thỏa thuận (a) tại Tình huống thứ ba) thì thỏa thuận cổ đông này được thừa nhận là có hiệu lực nhưng lại không thể thi hành. Có nghĩa là nếu các bên vẫn thi hành thỏa thuận này thì thỏa thuận vẫn được thừa nhận là có hiệu lực, nhưng nếu các cổ đông khác yêu cầu sửa đổi điều lệ, ngân hàng không đồng ý và khởi kiện, yêu cầu tòa án buộc các bên thực hiện cam kết theo thỏa thuận cổ đông, thì tòa án sẽ không tuyên thỏa thuận này là vô hiệu mà tuyên thỏa thuận không thể thi hành (13). Tức là ngân hàng không thể yêu cầu tòa án buộc các cổ đông phải thi hành đúng cam kết không sửa đổi điều lệ (như là hậu quả của một thỏa thuận có hiệu lực) nhưng ngân hàng có quyền yêu cầu các cổ đông và công ty bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm cam kết của mình (14). Ngoài ra, cũng tại Anh quốc, với thỏa thuận cổ đông về biểu quyết theo quyết định của một cổ đông, ví dụ, thỏa thuận rằng cổ đông A và B sẽ từ bỏ quyền quyết định khi biểu quyết của mình mà biểu quyết đúng như những gì cổ đông C sẽ quyết định trong một số vấn đề được thỏa thuận, thì lại được tòa án Anh chấp nhận là có hiệu lực và có thể thi hành (15) .
Như vậy, chúng ta có thể thấy tính phức tạp của vấn đề thông qua cách tiếp cận khác nhau của các quốc gia và cách tiếp cận của một quốc gia trong từng vấn đề của thỏa thuận cổ đông. Vậy, giải pháp nào dành cho Việt Nam?
Theo chúng tôi, các nhà làm luật cần chú ý mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, việc đưa ra phán quyết rằng một thỏa thuận cổ đông là hợp pháp hay không hợp pháp phải xét đến ít nhất 02 yếu tố: (i) bản chất của quy định pháp luật bị thỏa thuận cổ đông vi phạm: quy định này được xây dựng nhằm mục đích gì và bảo vệ ai, có bảo vệ lợi ích công cộng hay không;(16) (ii) tranh chấp về thỏa thuận cổ đông chỉ xảy ra trong phạm vi nội bộ cổ đông hay đã liên quan đến cả bên thứ ba ngay tình. Về cơ bản, nguyên tắc giải quyết của tòa án là thừa nhận thỏa thuận cổ đông trừ trường hợp thỏa thuận cổ đông trái với trật tự công cộng hay gây thiệt hại cho bên thứ ba ngay tình. Trong từng vụ việc, tòa án sẽ quyết định thế nào là lợi ích hay trật tự công cộng và thế nào là bên thứ ba ngay tình. Ví dụ như thỏa thuận rằng chỉ có một hay một số cổ đông sẽ chịu trách nhiệm cho các hành vi của công ty (và vì vậy các cổ đông khác sẽ không chịu trách nhiệm) là vi phạm trật tự công cộng. Bởi vì để bảo vệ lợi ích công cộng, bản chất của công ty trách nhiệm hữu hạn /công ty cổ phần là toàn bộ các cổ đông /thành viên chịu trách nhiệm (hữu hạn trong phạm vi phần
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Thỏa thuận cổ đông là gì?
Tình huống thứ nhất: Vì giá cổ phiếu của doanh nghiệp liên tục đi xuống nên các thành viên hội đồng quản trị (HĐQT) của một công ty niêm yết (Công ty A) thỏa thuận với nhau rằng, để hạn chế tình trạng xả hàng khiến giá cổ phiếu càng xuống thấp, họ sẽ cùng nhau không bán số cổ phiếu mà mình nắm giữ trong thời hạn, ví dụ, 06 tháng.
Tình huống thứ hai: Một nhà đầu tư X (có thể là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài) dự định đầu tư vào một công ty cổ phần (Công ty B) dưới hình thức mua cổ phần của Công ty B (và có thể của cả một số cổ đông hiện hữu của Công ty B). Để tránh tình trạng các cổ đông khác tháo chạy khỏi doanh nghiệp, một trong những điều kiện mà nhà đầu tư X đặt ra với Công ty B là nhà đầu tư và toàn bộ cổ đông hiện hữu của Công ty B sẽ giao kết một thỏa thuận trong đó quy định rằng, nếu một cổ đông muốn bán toàn bộ hay một phần số cổ phần mà cổ đông này sở hữu trong Công ty B cho một bên thứ ba nào khác thì cổ đông này phải chào bán số cổ phần dự định bán cho nhà đầu tư X trước.
Tình huống thứ ba: Một nhà đầu tư Y (thường là nhà đầu tư nước ngoài) dự định đầu tư vào một doanh nghiệp (Công ty C) dưới hình thức mua cổ phần của doanh nghiệp này (nếu Công ty C là công ty cổ phần) hay phần vốn góp của một thành viên của doanh nghiệp (nếu Công ty C là công ty trách nhiệm hữu hạn). Để tránh tình trạng tiền vốn của mình bỏ vào doanh nghiệp có thể thất thoát dưới hình thức này hay hình thức khác, nhà đầu tư đặt điều kiện cho việc mua cổ phần (hay phần vốn góp) của mình là nhà đầu tư và toàn bộ các cổ đông (thành viên) khác cùng Công ty C giao kết một thỏa thuận trong đó quy định rằng, một số vấn đề nhất định (như ví dụ dưới đây) trước khi được đem ra thảo luận và biểu quyết tại HĐQT hay đại hội đồng cổ đông (hay hội đồng thành viên) của công ty thì phải có sự chấp thuận trước của nhà đầu tư Y. Nói cách khác chỉ khi nhà đầu tư cho phép thì những vấn đề đó mới được đem ra thảo luận và biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông hay HĐQT. Những vấn đề này có thể bao gồm:
(a) Việc sửa đổi điều lệ hay tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp;
(b) Việc sử dụng vốn huy động từ khoản tiền đầu tư của nhà đầu tư Y;
(c) Việc bán hay các hoạt động liên quan đến việc bán tài sản hay nhóm tài sản của doanh nghiệp có giá giao dịch bằng hay cao hơn, ví dụ 20% giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp tính theo báo cáo tài chính năm trước, hay doanh nghiệp giao kết hợp đồng mà có giá trị bằng hay lớn hơn 20% giá trị tổng tài sản của mình;
(d) Việc doanh nghiệp mua cổ phần hay chứng khoán của doanh nghiệp khác;
(e) Việc thay đổi số lượng cổ phần phát hành, hay phát hành thêm cổ phần, hay phát hành loại cổ phần mới, hay thay đổi các quyền của bất kỳ loại cổ phần nào của doanh nghiệp (nếu Công ty C là công ty cổ phần);
(f) Việc thanh toán cổ tức (phân chia lợi nhuận);
(g) Việc thưởng cho nhân viên hay người quản lý của doanh nghiệp bằng tiền mặt hay cổ phiếu mà lớn hơn, ví dụ, 10% tổng mức lương cơ bản hàng năm cho nhân viên;
(h) Doanh nghiệp thực hiện giao dịch ngoài công việc kinh doanh thông thường;
(i) Thay đổi công ty kiểm toán của doanh nghiệp.
Về cơ bản, quan hệ giữa các cổ đông (thành viên) với nhau và giữa cổ đông với công ty được điều chỉnh bởi các văn kiện hay tài liệu công ty như điều lệ, hợp đồng liên doanh v.v... Tuy nhiên, trong trường hợp một công ty có số cổ đông (thành viên) tương đối nhỏ (1) thì ngoài các văn kiện công ty kể trên, các cổ đông hay thành viên công ty có thể tự xây dựng cho mình những thỏa thuận riêng với nhau và tồn tại song song với các văn kiện công ty. Các thỏa thuận này có thể bổ sung vào các điều khoản của văn kiện công ty hay thậm chí quy định khác đi (trái với) văn kiện công ty và khác (trái) với các quy định của pháp luật doanh nghiệp. Ba tình huống liệt kê trên đây là các thỏa thuận loại này và được gọi chung là thỏa thuận cổ đông - đối với công ty cổ phần - hay thỏa thuận thành viên - đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây được gọi chung là thỏa thuận cổ đông). Trên thực tế thì nội dung của các thỏa thuận cổ đông không chỉ bao gồm 03 thỏa thuận trên mà nó đa dạng hơn nhiều (2).
Việc các bên xây dựng thỏa thuận cổ đông vì nó có những ích lợi cơ bản sau (3):
a) Văn kiện công ty thông thường phải công khai, công chúng có quyền tham khảo văn kiện như điều lệ của một công ty. Trong khi đó, thỏa thuận cổ đông mang tính chất là thỏa thuận riêng nên được giữ kín, không phải công khai.
b) Văn kiện công ty thường không bảo vệ tối đa quyền lợi của cổ đông thiểu số nên thỏa thuận cổ đông được lựa chọn làm giải pháp cho vấn đề này (4).
c) Thỏa thuận cổ đông có tính thay đổi thường xuyên hơn văn kiện công ty nên để tránh việc xáo trộn trong văn kiện công ty, cổ đông thường xây dựng cho mình thỏa thuận cổ đông chứ không quy định hẳn vào điều lệ (5).
2. Thỏa thuận cổ đông nhìn từ pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam
Trở lại với 03 tình huống nêu trên, giả sử rằng:
Với tình huống thứ nhất: sau 03 tháng, vì cần tiền cho tiêu dùng gia đình, một thành viên HĐQT dự định sẽ bán cổ phiếu và cho rằng, thỏa thuận không bán trong thời hạn 06 tháng giữa các thành viên HĐQT là trái pháp luật vì theo điểm d, khoản 1 Điều 77 và khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2005 cho phép cổ đông được quyền tự do bán cổ phần của mình (6). Sau khi yêu cầu thành viên đó thực hiện cam kết không bán nhưng không được, một thành viên HĐQT khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền của Việt Nam, yêu cầu tòa án buộc thành viên muốn bán cổ phần phải thực hiện cam kết.
Với tình huống thứ hai: một cổ đông muốn bán trực tiếp cổ phần của mình cho bên thứ ba và không muốn phải chào bán cho nhà đầu tư X. Cổ đông này cho rằng thỏa thuận phải chào bán cho nhà đầu tư X trước là trái với quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 77 và khoản 5 Điều 87 Luật Doanh nghiệp năm 2005 bởi vì các quy định này cho phép các cổ đông được tự do bán cổ phần của mình cho bên thứ ba mà không cần chào bán cho bất kỳ người nào trước. Việc chào bán trước cho nhà đầu tư chỉ áp dụng trong trường hợp Công ty B là công ty trách nhiệm hữu hạn mà thôi (7). Nhà đầu tư X khởi kiện ra tòa án, yêu cầu tòa án buộc cổ đông bán cổ phần thực hiện cam kết của mình (chào bán cho nhà đầu tư trước).
Với tình huống thứ ba: sau một thời hạn thực hiện thỏa thuận, Công ty C và các cổ đông nhận thấy việc thực hiện thỏa thuận thật bất tiện và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thông thường của công ty nên yêu cầu nhà đầu tư Y chấm dứt thỏa thuận vì thỏa thuận đã vi phạm một số điều khoản của Luật Doanh nghiệp năm 2005 (8). Nhà đầu tư Y không đồng ý và khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền, yêu cầu các cổ đông và công ty thực hiện đúng cam kết của mình tại thỏa thuận cổ đông.
Với 03 giả định có thể xảy ra như trên, phán quyết của Tòa án Việt Nam sẽ như thế nào? Tòa án có vô hiệu thỏa thuận cổ đông hay không (do trái với một số quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005) hay sẽ thừa nhận nó có hiệu lực?
3. Giải pháp
Rõ ràng, pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam chưa sẵn sàng cho những tình huống thế này. Không có điều luật nào của Luật Doanh nghiệp và các văn bản dưới luật điều chỉnh vấn đề khi có sự khác biệt giữa thỏa thuận cổ đông và điều lệ /Luật Doanh nghiệp thì cái nào sẽ chi phối. Trên thực tế, cũng chưa thấy có phán quyết nào của tòa án đối với các vụ việc loại này. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi về tính hợp pháp và có thể thi hành của thỏa thuận cổ đông tại Việt Nam là chưa có. Nói cách khác, nếu một trong các loại tranh chấp nêu trên được đem ra phân xử trước tòa án, không ai có thể biết phán quyết của tòa sẽ bảo vệ thỏa thuận cổ đông hay điều lệ /quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam (9).
Trên thế giới, một điều chắc chắn là, không có đáp án chung cho câu hỏi về tính hiệu lực và có thể thi hành của thỏa thuận cổ đông khi nó trái với điều lệ hay pháp luật về doanh nghiệp. Nói cách khác, đây là vấn đề khó khăn khi các nhà lập pháp và tòa án mỗi nước phải quyết định xem pháp luật hợp đồng /luật dân sự (điều chỉnh thỏa thuận cổ đông) và pháp luật công ty (quy định về quyền hạn của công ty, các cổ đông, cơ quan quyền lực khác của công ty), cái nào sẽ chi phối /phủ quyết cái nào. Thỏa thuận cổ đông vốn được điều chỉnh bởi luật hợp đồng có thể có hiệu lực cao hơn các quy định của pháp luật công ty hay không?
Tại Nga, tòa án nước này đã từng ra phán quyết rằng, thỏa thuận cổ đông về hạn chế chuyển nhượng cổ phần hay cấm cạnh tranh phải tuân thủ luật doanh nghiệp và điều lệ công ty (và vì vậy thỏa thuận cổ đông bị vô hiệu)(10). Tuy nhiên, bằng việc ban hành Luật số 312-FZ về Sửa đổi, bổ sung Phần một Bộ luật Dân sự và một số đạo luật khác của Liên bang Nga có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2009, thì dường như các nhà làm luật đã thừa nhận /chấp nhận các thỏa thuận này bằng quy định cho phép các cổ đông /thành viên được thỏa thuận với nhau về việc thực thi các quyền cổ đông của mình mà trong đó có quyền thỏa thuận hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần (11). Tại ấn Độ, thỏa thuận về hạn chế chuyển nhượng cổ phần như tại Tình huống thứ hai sẽ không được thừa nhận (bị vô hiệu) tại nước này nếu công ty có cổ phần chào bán (Công ty B) là công ty đại chúng hay là công ty con của công ty đại chúng (12). Đối với công ty không phải đại chúng (hay công ty con của công ty này) thì thỏa thuận cổ đông có hiệu lực. hay như tại Anh quốc, nếu cổ đông và công ty thỏa thuận với một cổ đông khác (ví dụ là ngân hàng) trong thỏa thuận cổ đông rằng để phòng ngừa khả năng thất thoát của khoản vay, công ty sẽ không sửa đổi điều lệ trong suốt thời gian còn nợ ngân hàng (giống như thỏa thuận (a) tại Tình huống thứ ba) thì thỏa thuận cổ đông này được thừa nhận là có hiệu lực nhưng lại không thể thi hành. Có nghĩa là nếu các bên vẫn thi hành thỏa thuận này thì thỏa thuận vẫn được thừa nhận là có hiệu lực, nhưng nếu các cổ đông khác yêu cầu sửa đổi điều lệ, ngân hàng không đồng ý và khởi kiện, yêu cầu tòa án buộc các bên thực hiện cam kết theo thỏa thuận cổ đông, thì tòa án sẽ không tuyên thỏa thuận này là vô hiệu mà tuyên thỏa thuận không thể thi hành (13). Tức là ngân hàng không thể yêu cầu tòa án buộc các cổ đông phải thi hành đúng cam kết không sửa đổi điều lệ (như là hậu quả của một thỏa thuận có hiệu lực) nhưng ngân hàng có quyền yêu cầu các cổ đông và công ty bồi thường thiệt hại cho hành vi vi phạm cam kết của mình (14). Ngoài ra, cũng tại Anh quốc, với thỏa thuận cổ đông về biểu quyết theo quyết định của một cổ đông, ví dụ, thỏa thuận rằng cổ đông A và B sẽ từ bỏ quyền quyết định khi biểu quyết của mình mà biểu quyết đúng như những gì cổ đông C sẽ quyết định trong một số vấn đề được thỏa thuận, thì lại được tòa án Anh chấp nhận là có hiệu lực và có thể thi hành (15) .
Như vậy, chúng ta có thể thấy tính phức tạp của vấn đề thông qua cách tiếp cận khác nhau của các quốc gia và cách tiếp cận của một quốc gia trong từng vấn đề của thỏa thuận cổ đông. Vậy, giải pháp nào dành cho Việt Nam?
Theo chúng tôi, các nhà làm luật cần chú ý mấy vấn đề sau:
Thứ nhất, việc đưa ra phán quyết rằng một thỏa thuận cổ đông là hợp pháp hay không hợp pháp phải xét đến ít nhất 02 yếu tố: (i) bản chất của quy định pháp luật bị thỏa thuận cổ đông vi phạm: quy định này được xây dựng nhằm mục đích gì và bảo vệ ai, có bảo vệ lợi ích công cộng hay không;(16) (ii) tranh chấp về thỏa thuận cổ đông chỉ xảy ra trong phạm vi nội bộ cổ đông hay đã liên quan đến cả bên thứ ba ngay tình. Về cơ bản, nguyên tắc giải quyết của tòa án là thừa nhận thỏa thuận cổ đông trừ trường hợp thỏa thuận cổ đông trái với trật tự công cộng hay gây thiệt hại cho bên thứ ba ngay tình. Trong từng vụ việc, tòa án sẽ quyết định thế nào là lợi ích hay trật tự công cộng và thế nào là bên thứ ba ngay tình. Ví dụ như thỏa thuận rằng chỉ có một hay một số cổ đông sẽ chịu trách nhiệm cho các hành vi của công ty (và vì vậy các cổ đông khác sẽ không chịu trách nhiệm) là vi phạm trật tự công cộng. Bởi vì để bảo vệ lợi ích công cộng, bản chất của công ty trách nhiệm hữu hạn /công ty cổ phần là toàn bộ các cổ đông /thành viên chịu trách nhiệm (hữu hạn trong phạm vi phần
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: