nhung48hb

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN 4
1.1. Khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị can 4
1.2. Nội dung cơ bản của chuẩn bị hỏi cung bị can 5
1.2.1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và các tài liệu khác có liên quan 6
1.2.2. Nghiên cứu nhân thân bị can 9
1.2.3. Chuẩn bị tác động về tâm lí 16
1.2.4. Lập kế hoạch hỏi cung bị can 22
1.3. Ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 35
2.1. Thực trạng chuẩn bị hỏi cung bị can 35
2.1.1. Những kết quả đạt được trong chuẩn bị hỏi cung bị can 35
2.1.2. Những hạn chế tồn tại trong chuẩn bị hỏi cung bị can 43
2.1.3. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong chuẩn bị hỏi cung bị can 46
2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuẩn bị hỏi cung bị can 48
KẾT LUẬN 55


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật là tiền đề và là công cụ quan trọng hàng đầu để duy trì quyền lực và đảm bảo sự thống nhất của một Nhà nước. Bước vào nền kinh tế thị trường với biết bao sự thay đổi, chuyển biến của cơ chế, của chính sách cùng với đó là sự khủng hoảng về tài chính và tệ hơn nữa là sự xuống cấp trầm trọng của ý thức và nhân cách con người. Bên cạnh những kết quả đạt được thì mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng không ngừng bộc lộ rõ nét. Tội phạm gia tăng với những hành vi vi phạm ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Kẻ phạm tội nhất là bọn phản động, lưu manh chuyên nghiệp, những phần tử chuyên sống bằng đầu cơ, buôn lậu, cướp giật, làm ăn phi pháp… thì thủ đoạn thường rất gian ngoan, xảo quyệt. Nguy hiểm hơn nữa là loại tội phạm công nghệ cao đã và đang làm cho các cơ quan chức năng phải đau đầu, người dân không khỏi bàng hoàng và e sợ trước những thủ đoạn phạm tội mà chúng đã thực hiện.
Trước thực tế ấy, CQĐT cùng với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân đã nhận thức được rất rõ về yêu cầu và nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, hơn nữa CQĐT còn luôn coi đây là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra hết sức quan trọng nhằm phát hiện, giải quyết nhanh chóng vụ án. Hoạt động điều tra vụ án hình sự nhiều năm qua đã chứng minh, chuẩn bị hỏi cung bị can có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động hỏi cung bị can, là cơ sở để ĐTV chủ động, linh hoạt trong việc lựa chọn các chiến thuật, các phương pháp tác động tới bị can nhằm khai thác, làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Mặt khác, chuẩn bị hỏi cung bị can còn là một khâu đặc biệt quan trọng quyết định sự thành bại của một cuộc hỏi cung.
Trong nhiều năm qua, những vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can đã được để ý và quan tâm đáng kể. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu độc lập về vấn đề này, nên chuẩn bị hỏi cung bị can mới dừng lại ở việc nghiên cứu một cách khái quát mà chưa nhận được sự ưu tiên hay sự tập trung nghiên cứu một cách thỏa đáng. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can” có ý nghĩa to lớn về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn, là nhiệm vụ quan trọng không chỉ được đặt ra đối với khoa học điều tra hình sự mà còn là yêu cầu cần thiết đối với thực tiễn điều tra tội phạm. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài này làm khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của khoá luận là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn công tác chuẩn bị hỏi cung bị can để nâng cao nhận thức lý luận về chuẩn bị hỏi cung bị can; đánh giá đúng thực trạng áp dụng của hoạt động chuẩn bị hỏi cung, thấy được những hạn chế, thiếu sót của hoạt động đó và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hỏi cung bị can.
Với mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận là:
- Thứ nhất, làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can trong khoa học điều tra tội phạm.
- Thứ hai, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn của công tác chuẩn bị hỏi cung bị can nhằm làm rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của công tác chuẩn bị hỏi cung bị can.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị can, nội dung cơ bản, ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can đối với hỏi cung bị can và hoạt động điều tra tội phạm; thực tiễn chuẩn bị hỏi cung bị can trong khoa học điều tra tội phạm.
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là: Với phương diện là một biện pháp điều tra, hỏi cung bị can bao giờ cũng trải qua ba giai đoạn là chuẩn bị hỏi cung bị can, tiến hành hỏi cung và kết thúc hỏi cung trong đó chuẩn bị hỏi cung bị can là phạm vi mà khoá luận đề cập tới. Khoá luận cũng đánh giá thực tiễn chuẩn bị hỏi cung bị can của cơ quan Cảnh sát điều tra trong thời gian qua.

4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Khoá luận sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu…
5. Kết cấu đề tài
Khoá luận gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo. Phần nội dung của khoá luận gồm 2 chương sau:
Chương 1: Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của chuẩn bị hỏi cung bị can
Chương 2: Thực trạng chuẩn bị hỏi cung bị can và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

















CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CHUẨN BỊ HỎI CUNG BỊ CAN
1.1. Khái niệm chuẩn bị hỏi cung bị can
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, một người sẽ trở thành bị can khi bị CQĐT có đủ căn cứ xác định họ đã thực hiện tội phạm và ra quyết định khởi tố bị can. Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự”. Đó là những người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, xâm hại đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ, bị CQĐT hay Viện kiểm sát khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết để tiến hành điều tra.
Hoạt động điều tra được tiến hành đầu tiên bằng biện pháp hỏi cung bị can - đó là biện pháp điều tra công khai trực diện với bị can nhằm làm rõ sự thật của toàn bộ vụ án và được khoa học điều tra tội phạm đánh giá là biện pháp tố tụng quan trọng nhất của hoạt động điều tra. Đồng thời, xuất phát từ bản chất cũng như mục đích của hoạt động hỏi cung bị can mà hỏi cung bị can được hiểu là “biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó” .
Hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra phức tạp, gặp nhiều khó khăn, hiệu quả của nó phụ thuộc nhiều vào công tác chuẩn bị của các ĐTV. Quá trình chuẩn bị được tiến hành khoa học, chu đáo sẽ tạo điều kiện cho ĐTV chủ động, linh hoạt, sáng tạo lựa chọn và áp dụng những thủ thuật hỏi cung phù hợp trong từng tình huống cụ thể để thu thập lời khai của bị can một cách đầy đủ, chính xác và thuận lợi, không bị rơi vào tình thế bị động, lúng túng trước những diễn biến phức tạp của cuộc hỏi cung. Đặc bịêt, trong những vụ án phức tạp, có nhiều bị can hay bị can có thái độ ngoan cố, khai báo gian dối hay từ chối khai báo thì việc chuẩn bị chu đáo cho một cuộc hỏi cung là yêu cầu cần thiết và không thể thiếu.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qmvu

New Member
Re: [Free] Một số vấn đề lý luận cơ bản về chuẩn bị hỏi cung bị can

link này bị hư roi admin ơi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top