Treowe

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề tài " Đầu tư phát triển nguồn nhân lực "
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Một số hiểu biết chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực 2
I. Nguồn nhân lực 2
1. Khái niệm nguồn nhân lực 2
2. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực. 2
II. Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 5
1. Vĩ mô. 5
2. Vi mô 13
3 Vai trò của đầu tư phát triển nguồn nhân lực 18
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển nguồn nhân lực Việt Nam từ năm 2000 đến nay 23
I. Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam từ năm 2000 đến nay. 23
1. Tình hình đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đào tạo 23
2. Đầu tư cho y tế 32
3. Đầu tư cho tiền lương 35
4. Đầu tư cải thiện môi trường lao động. 40
II. Thành tựu và thách thức đặt ra cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam hiện nay 49
1.Thành tựu 49
2. Hạn chế 52
Chương 3: Một số giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 56
1 Giải pháp cho việc đầu tư phát triển giáo dục đào tạo 56
1.1 Vĩ mô: 56
1.2. Vi mô: 58
2.Một số giải pháp đối với ngành y tế 60
2.1. Đối với vấn đề thiếu vốn. 60
2.2. Đối với vấn đề quản lý vốn trong ngành y tế. 61
2.3. Cải cách chế độ viện phí và chính sách đãi ngộ đối với y bác sỹ. 61
3. Một số giải pháp cho vấn đề tiền lương 62
4. Giải pháp cho vấn đề môi trường lao động. 62
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66



LỜI NÓI ĐẦU


N
guồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng của quá trình đầu tư phát triển của xã hội. Tuy nhiên nguồn lực này lại đặc biệt hơn các nguồn lực khác ở chỗ, đây là nguồn lực tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội nhưng cũng lại chính là đối tượng tiêu dùng những sản phẩm đó. Hơn nữa, tài nguyên con người là nhân tố cần có cách quản lý và khai thác khác hẳn so với những tài nguyên khác. Vì vậy, vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng mang nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động đầu tư phát triển nói chung. Việc nghiên cứu về đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong những vấn đề cần thiết cấp bách, vì vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với xã hội (vĩ mô) nói chung, và sự sống còn của các doanh nghiệp (vi mô) nói riêng.
Hơn nữa, Việt Nam vừa mới tham gia WTO trong điều kiện vẫn chưa hoàn thiện nền kinh tế thị trường, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng đang được đặt ra cấp bách để đáp ứng được những yêu cầu của thế giới, của quốc gia về một đội ngũ lao động chất lượng cao, tay nghề giỏi để có thể xây dựng nền kinh tế nước ta thêm mạnh mẽ vững chắc. Vì vậy, đầu tư phát triển nguồn nhân lực cần có những đổi mới theo chiều hướng đúng đắn. Trong quá trình này, con người luôn chiếm vị trí trung tâm, là đối tượng và mục tiêu phát triển.
Vậy, đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm những nội dung gì, hoạt động này ở Việt Nam trong thời gian qua có những gì nổi bật, và nước ta cần có những cải cách gì đối với hoạt động này để có thêm sức mạnh khi tham gia hội nhập với thế giới. Sau đây chúng tui xin được đưa ra một số hiểu biết của mình về vấn đề này.


Chương I: Một số hiểu biết chung về đầu tư phát triển nguồn nhân lực

I. Nguồn nhân lực
1. Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
- Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động.
- Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế- xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội.
- Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố thể lực và trí lực của những người từ 15 tuổi trở lên.
Định nghĩa trên mới phản ánh về mặt số lượng chưa nói lên mặt chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khía cạnh: sức khỏe, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được, ý thức tác phong của người lao động.
Như vậy, mặc dù có các biểu hiện khác nhau về định nghĩa, khái niệm về nguồn nhân lực của một quốc gia nhưng có thể hiểu 1 cách nôm na nguồn nhân lực chính là nguồn lao động. Theo người Việt Nam, khái niệm ít tranh cãi thì nguồn lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động.

2. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực ở đây được biểu hiện qua hai khía cạnh là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, vì vậy để đánh giá nguồn nhân lực thì chúng ta có hai nhóm chỉ tiêu sau.
2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá số lượng nguồn nhân lực.
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá số lượng nguồn nhân lực nhưng tiêu biểu thì người ta hay dùng các chỉ tiêu sau :
-Tỷ lệ nguồn nhân lực trong dân số.
-Tỷ lệ lực lượng lao động trong dân số
-Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người trong độ tuổi lao động.
-Tỷ lệ lao động có việc làm trong lực lượng lao động.

2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
2.2.1. Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực.
Một người có sức khoẻ không đơn thuần là người đó không có bệnh tật. Sức khoẻ theo định nghĩa chung nhất chính là trạng thái thoải mái về vật chất, tinh thần, là tổng hoà nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần.
Chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khoẻ qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tuổi thọ bình quân.
- Chiều cao và cân nặng trung bình của người lao động.
- Chỉ tiêu phân loại sức khoẻ.
- Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động và suy giảm sức khoẻ.
- Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật: tỉ suất chết, tỉ suất dân số trong độ tuổi bị mắc HIV/AIDS…
2.2.2. Chỉ tiêu trình độ văn hoá của nguồn nhân lực.
Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn. Những chỉ tiêu đó là:
- Tỉ lệ người lớn biết chữ.
- Tỉ lệ đi học chung.
- Tỉ lệ đi học ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kĩ thuật của nguồn nhân lực.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó( nó biểu hiện trình độ đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc chuyên môn nhất định. Do đó, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng:
- Tỉ lệ cán bộ tổ chức.
- Tỉ lệ cán bộ cao đẳng, đại học
việc,phòng làm việc các thức tổ chức…Điều kiện lao động là vấn đề mà người lao động luôn quan tâm hàng đầu khi chấp nhận công việc cho Doanh nghiệp.
Thực hiện các chính sách nhằm hỗ trợ chỗ ở,cuộc sống cho đội ngũ các nhà khoa học như:chính sách cấp nhà đât,hỗ trợ tài chính cho họ ổn định cuộc sống
Chú trọng các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, thực hiện tốt quy định về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi, chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo các chế độ phúc lợi xã hội… đối với lao động .
Quan tâm tổ chức nâng cao đời sống tinh thần cho chị em; tạo điều kiện cho lao động nữ hoàn thành tốt các công việc của gia đình và ở nơi làm việc, trở thành người phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà, đáp ứng được các yêu cầu mới trong giai đoạn phát triển hiện nay
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, huấn luyện, nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ; tăng cường phổ biến các biện pháp cải thiện điều kiện lao động đến các phân xưởng ,xí nghiệp
Tổ chức vệ sinh cơ quan, xí nghiệp, trường học, trồng và chăm sóc caay xanh, thực hiện tốt nôi quy an toàn, vệ sinh lao động nơi sản xuất... sẽ hạn chế được nhiều sự cố mất an toàn, gây tai nạn cho người lao động. Bên cạnh đó, nên phát huy sáng kiến, nghiên cứu đề tài khoa học về BHLĐ nhằm đảm bảo an toàn lao động cho công nhân.
Khi tổ chức thực hiện, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm về AT - VSLĐ mà luật pháp đã qui định tại Điều 13 của Nghị định 06/CP ngày 20/1/1995 như: Khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp AT - VSLĐ và cải thiện điều kiện lao động; trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, thực hiện tốt các chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ đối với lao động nữ, chế độ bồi thường TNLĐ, BNN, các qui định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trang bị các phương tiện cấp cứu, kiểm tra đo đạc các yếu tố độc hại, khi phát hiện có bất thường phải kịp thời kiểm tra, xử lý; xây dựng nội qui, qui trình AT - VSLĐ phù hợp với từng loại máy, thiết bị, công nghệ đúng theo tiêu chuẩn của Nhà nước; tổ chức khám sức khoẻ, huấn luyện AT - VSLĐ cho NLĐ; thực hiện nghiêm chỉnh các qui định về đăng ký, kiểm định khi sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT - VSLĐ; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện...






KẾT LUẬN

Nguồn nhân lực nước ta hiện nay có thể nói là "thiếu về số lượng và yếu về chất lượng", chưa đảm bảo để có thể tận dụng hết mọi cơ hội phát triển của đất nước. Nếu không khắc phục được những khó khăn này thì việc Việt Nam đuổi kịp những nước châu Á mới phát triển ở châu Á như Hàn Quốc, Singapo sẽ trở thành những mục tiêu khó đạt được.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong thời gian qua đã có một thành tựu đáng kể đến, tuy nhiên hạn chế cũng không phải là ít, vì vậy, cần thực hiện hoạt động này một cách quy củ và hợp lý hơn nữa, đảm bảo cung cấp cho đất nước lực lượng lao động tiên tiến trong quá trình hội nhập quốc tế.
Con người lúc nào cũng là động lực, mục tiêu phát triển của xã hội, là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế. Đầu tư cho con người là đầu tư một cách vững chắc cho tương lai. Để tương lai Việt Nam sáng sủa hơn nữa thì chúng ta cần đầu tư lĩnh vực này nhiều hơn và hiệu quả hơn nữa.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kỷ yếu hội thảo văn hoá, con người và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI (Hội đồng lý luận TW và Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội 2004)
2. Kỷ yếu Đại hội lần thứ nhất Hội Khoa học và phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, Hà Nội 2005
3. Tạp chí Nghiên cứu con người, các số năm 2006,2007
4. Website tổng cục thống kê Việt Nam.
5. Website Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Website Bộ Y tế.
7. Website Bộ Lao động và thương binh xã hội.
8. vietbao.com
9. nhandan.com
10. bài “Chất lượng nguồn nhân lực quá yếu”, của Nguyễn Xuân Hãn, báo Lao Động ngày 06-10-2007
Và một số bài báo điện tử khác.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bài giảng Chương 7: Nhóm pít tông Khoa học kỹ thuật 1
D bài tập nhóm luật thương mại 1 Luận văn Luật 0
T Xây dựng hệ thống bài tập bảo vệ nhóm chức trong tổng hợp hữu cơ dùng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
C Nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm thông qua dạng bài luyện tập và ôn tập môn hóa học THPT góp phần đổi mới phương pháp dạy học Luận văn Sư phạm 0
X Thiết kế phương án dạy học bài Dòng điện trong chất điện phân - định luật Farađây - Vật lý 11 theo hướng tổ chức hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực tự Luận văn Sư phạm 2
D Sử dụng CAP (quá trình áp dụng cụm từ kết hợp) để phát triển việc sử dụng cụm từ kết hợp trong các bài viết của 1 nhóm sinh viên năm thứ 2 hệ đào tạo chuẩn Ngoại ngữ 0
D Báo cáo Thí nghiệm Hoá đại cương - Bài tập lớn theo nhóm - Thí nghiệm của SV Đại học Bách khoa TPHCM Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
S Bài nhóm: NGHIÊN CỨU VỀ FDI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2010 Tài liệu chưa phân loại 0
A Bài nhóm: TẠO LUẬT KẾT HỢP TRONG CƠ SƠ DỮ LIỆU BANK-DATA.CSV VỚI PHẦN MỀM WEKA Tài liệu chưa phân loại 2
C Bài giảng Hành vi tổ chức - Lãnh đạo trong một nhóm Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top