Nana_InLove

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


I. Tình hình hoạt động SXKD năm 2006
*Đặc điểm tình hình chung :
- Năm 2006, Công ty cổ phần May Đức giang đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật: Doanh thu tăng 20%; giá trị SXCN tăng 12%; thu nhập của người lao động tăng 8%; đầu tư xây dựng, đổi mới thiết bị tăng 9% và lợi nhuận tăng 29% so với năm 2005.
Nhìn lại một năm Công ty hoạt động theo cơ chế cổ phần hoá, những mặt mạnh và yếu:
* Những mặt mạnh :
- Năng suất lao động và doanh thu tăng ở tất cả các đơn vị trong hệ thống của May Đức giang. Đặc biệt doanh thu tăng mạnh tại Nguyễn Đức Cảnh và Gia Bình. Trong khi đó thời gian làm việc giảm đáng kể.
- Cơ cấu mặt hàng ngày càng hoàn thiện;
- Khách hàng và thị trường ngày càng ổn định. Năm 2006 Công ty tập trung vào một số khách hàng lớn tại Đức Giang và Liên doanh như: Levy; Textyle; Itochu; Seidensticker; Ongood; Sumikin....
- Cổ phần hoá đã đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, nhanh, nhạy của lãnh đạo công ty. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư như: Mua máy ép keo tiêu, máy đính bọ, máy ép tại may 8. Quyết định nhanh trong đầu tư ngắn hạn và trung hạn.
- Ổn định vấn đề tài chính , vay Ngân hàng giảm tối thiểu.
- Đẩy mạnh kinh doanh nội địa, đầu tư Trung tâm Thương mại tại 150 Phố Huế-Hà Nội đúng lúc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo hệ thống phân phối quảng bá thương hiệu Công ty trong và ngoài nước.
- Công tác điều hành các Liên doanh có tiến bộ hơn, có hiệu quả hơn, sâu hơn và đã đưa hệ thống đánh gía khách hàng vào nền nếp.
* Những mặt yếu :
- Công tác thiết kế chưa đáp ứng khả năng phát triển của Công ty và nhu cầu thị trường.
- Kinh doanh nội địa tiếp tục được đẩy mạnh nhưng còn hạn chế về hiệu quả.
- Chưa triển khai chiến lược đầu tư phát triển chung của Công ty: Còn nhỏ, lẻ, đất tại Đức Giang chưa có qui hoạch tổng thể.
- Việc nắm bắt cơ hội kinh doanh chưa cao và chưa kịp thời.
- Bổ sung nguồn nhân lực cán bộ có trình độ cao còn hạn chế .
* Kết quả SXKD năm 2006 :
STT Chỉ tiêu ĐTV TH năm 2005 TH năm 2006 Tỷ lệ đạt (%)
1 Giá trị SXCN Tr. đồng 207.786 239.247 116
2 Doanh thu Tr.đồng 566.388 676.709 119
3 Nộp ngân sách Tr.đồng 2.801 1.471 53
4 Lợi nhuận Tr.đồng 6.266 8.100 129
5 Thu nhập bình quân 1.000 đ 1.680 1.710 108
6 Đầu tư XD, đổi mới thiết bị Tr.đồng 5.500 6.000 109
7 Giá trị tiết kiệm Tr.đồng 1.900 2.200 115

*Công tác tổ chức quản lý và kỹ thuật
1- Công tác sản xuất-kỹ thuật và xuất khẩu :
* Công tác sản xuất- kỹ thuật :
- Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh trong năm qua đều đạt và vượt trên 20% trở lên, thể hiện quyết tâm của lãnh đạo Công ty trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất toàn diện, đồng bộ trên các mặt công tác.
- Tập trung chỉ đạo khai thác chiều sâu đối với các xí nghiệp đặc biệt các liên doanh bằng việc giao quyền tự chủ cho các xí nghiệp.
- Tăng cường đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại tại Đức Giang, Việt Thành 2, Thái Bình 1 và tích cực ứng dụng các loại gá chuyên dùng từ đó năng xuất các xí nghiệp được nâng lên rõ rệt. Các XN có mức năng suất ổn định cao như may 2, may 4, may 6, các xí nghiệp có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc như May1 - Thái Bình 1 , Việt Thành 2 .
- Quan tâm chỉ đạo xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO- 9001. Đầu tư cơ sở vật chất thích đáng phục vụ cho việc xây dựng và ứng dụng thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trên phạm vi toàn công ty. Đồng thời coi việc đánh giá của khách hàng là một trách nhiệm, nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi cán bộ công nhân viên, từ đó chất lượng sản phẩm trong toàn công ty ổn định, uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao và có nhiều khách hàng đến đặt hàng sản xuất tại May Đức Giang.
- Lãnh đạo công ty tập trung củng cố Phòng kỹ thuật mang tính qui mô, hiện đại và tương lai trở thành 1 trung tâm thiết kế mẫu thời trang để đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh, hội nhập những năm tiếp theo.
- Các đơn vị sản xuất phụ trợ như Giặt mài, Thêu, Bao bì có rất nhiều cố gắng đáp ứng phục vụ kịp thời cho sản xuất, đạt được tiến độ tăng trưởng cao.
* Công tác Kế hoạch - XNK :
- Những mặt mạnh :
- Năm 2006, hệ thống khách hàng của công ty tương đối ổn định, không có biến động nhiều, số lượng khách hàng tập trung. Vì vậy các đơn hàng có số lượng lớn đã tạo điều kiện cho công ty giao hàng nhanh và thuận lợi.
- Các dịch vụ mà Đức Giang cung cấp cho khách hàng mang tính cạnh tranh cao, hệ thống quản lý nói chung rất tốt và đáp ứng may mẫu kịp thời cho khách hàng.
- Công tác kế hoạch sản xuất được lãnh đạo Công ty chú trọng quan tâm đặt lên hàng đầu. Việc tiếp nhận vật tư hàng hoá, việc bố trí đơn hàng, mã hàng đã mang tính chuyên môn hoá cao đến từng xí nghiệp, việc điều độ tiến độ sản xuất, giao hàng đã bám sát theo hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vì vậy đã duy trì sản xuất liên tục, không bị đứt chuyền, trống chuyền từ đó ổn định sản xuất, hạn chế tối đa lượng hàng phải giao bằng máy bay.
- Những khó khăn :
- Năm 2006, tình hình Quota diễn biến rất phức tạp, các chính sách phân bổ quota thay đổi rất nhanh làm cho Công ty bị động, lúng túng trong quá trình xử lý.
- Cuối năm Hải quan có triển khai hệ thống thương mại điện tử, đây là một hệ thống mới do đó cán bộ làm công tác xuất - nhập khẩu chưa theo kịp. Thanh khoản Hải quan nguyên phụ liệu mua trong nước yêu cầu phải có hoá đơn mua bán nên công tác định mức phải rất chính xác.
- Cán bộ làm công tác XNK có sự biến động nhiều nên chưa kịp đáp ứng các yêu cầu mới của Nhà nước đặt ra.
2- Tổ chức quản lý :
- Ngay từ đầu năm Công ty đã nhanh chóng hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý theo mô hình công ty cổ phần. Bổ nhiệm lại gần 200 chức danh từ Phó Tổng Giám đốc đến tổ trưởng, tổ phó sản xuất. Làm xong các thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, đổi con dấu mới, sắp xếp lại lao động sau khi cổ phần hoá, thông qua phương án hoạt động của Công ty Cổ phần May Đức Giang.
- Sắp xếp tổ chức và phân công cán bộ phụ trách ở các phòng, các đ/c Phó Tổng Giám đốc công ty được phân công kiêm nhiệm Trưởng các phòng chức năng như: Phòng Kế hoạch vật tư, phòng Đầu tư, phòng Kỹ thuật.
- Tổ chức đào tạo tại chỗ nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các tổ trưởng sản xuất tại May Đức giang, May Hưng Nhân - Thái Bình và mở lớp tập huấn cho công nhân vận hành nồi hơi tại Công ty.
- Lãnh đạo công ty đã có những quyết định và bước đi đúng trong việc thu hút lao động đã giải quyết tốt việc thiếu hụt lao động tại Công ty và các Công ty Liên doanh như : có chính sách bù lương cho công nhân mới và chế độ trả thù lao cho những người có công tìm kiếm lao động cho công ty.
- Năm 2006 là năm công ty rất thành công trong lĩnh vực đánh giá khách hàng, đây là cơ sở để khách hàng có những hợp đồng với Công ty. Việc đầu tư hệ thống chấm công trên máy tại Công ty cổ phần May Đức Giang và các liên doanh cùng với việc minh bạch chính sách đối với người lao động đã tạo lòng tin cho các công ty trung gian đánh gía trách nhiệm xã hội.
- Công tác an ninh, trật tự trong công ty ngày càng được củng cố và quan tâm. 100% CBCNV ra vào công ty đều đeo thẻ nhân sự, khách đến công tác phải trình báo theo đúng thủ tục. Vì vậy việc giám sát những người không có nhiệm vụ ra - vào công ty rất chặt chẽ. Các phương tiện ô tô đỗ, nhận, trả hàng được sắp xếp một cách khoa học và theo một chương trình trước. Năm 2006 công ty đã thành công việc đánh giá an ninh của khách hàng Mỹ.
*Những mặt tồn tại chưa làm được:
- Còn xảy ra nhiều hiện tượng vi phạm tài sản trong công ty bị bảo vệ bắt quả tang. Đã có 04 trường hợp CBCNV vi phạm phải sử lý ở mức độ cao nhất (sa thải) và 04 trường hợp cảnh cáo toàn công ty.
- Vẫn còn hiện tượng lãnh đạo phòng Đời sống gian lận trong việc phân phối tiền lương, tiền thêm giờ của CBCNV. Công tác quản lý tại phòng Đời sống còn buông lỏng, không có hệ thống sổ sách theo dõi lỗ, lãi trong việc tăng gia nuôi lợn của phòng, đây là kẽ hở để những người tham không làm chủ được mình dẫn đến sai phạm.
- Công tác chất lượng có chiều hướng tốt nhưng vẫn xảy ra tái chế cục bộ hàng ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, chưa tiết kiệm được trong SX; khâu thiết kế chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Công tác kinh doanh nội địa đã có nhiều tiến bộ nhưng kết quả chưa cao.
- Chưa có chính sách thoả đáng thu hút người tài đến với công ty, đặc biệt là cán bộ thiết kế và cán bộ kinh doanh giỏi.
3- Công tác đầu tư:
Đánh giá công tác đầu tư giai đoạn 2002 - 2006
a. Những mặt tích cực:
- Việc đầu tư đúng hướng đã tạo điều kiện cần thiết để hội nhập vào thị trường may mặc toàn cầu khi Việt Nam gia nhập WTO, thể hiện ở những khía cạnh như:
+ Thiết bị: hiện đại, tiên tiến đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng SX, về đa dạng sản phẩm, về môi trường, về tính phức tạp của các yêu cầu.
+ Cơ sở vật chất (hạ tầng) như đường xá, nhà cửa, các công trình phụ trợ, nhà kho...tất cả đảm bảo khang trang, sạch đẹp đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt nhất của việc đánh giá khách hàng.
- Về thủ tục tiến hành đầu tư: Công ty đã chấp hành nghiêm chỉnh tất cả các quy định của nhà nước về công tác đầu tư, xây dựng cơ bản cũng như các quy định về đấu thầu mua sắm, xây dựng. Từ đó đảm bảo suất đầu tư bao giờ cũng có giá rất hợp lý. Có thể nói là rẻ hơn các nơi khác do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có được sau đầu tư, đảm bảo Công ty không ngừng phát triển và lớn mạnh.
- Việc đầu tư từ Công ty mẹ cho đến các công ty con: Luôn được tiến hành thường xuyên, có sự tính toán, chọn lọc kỹ từ lĩnh vực đầu tư, mức độ đầu tư, hiệu quả của đầu tư. Từ những tính toán như vậy nên cơ sở vật chất của Công ty mẹ cũng như các Công ty con luôn được bổ sung đổi mới dẫn đến hiệu quả sản xuất ngày càng nâng lên, điển hình của vấn đề này là Việt Thành.
- Để kịp thời đầu tư những công nghệ mới thay thế cho công nghệ cũ hay công nghệ tốn nhiều chi phí vận hành một cách kịp thời từ đó đem lại hiệu quả rất cao cho sản xuất kinh doanh như đầu tư lò hơi đốt than thay thế cho lò hơi đốt dầu tại công ty mẹ cũng như tất cả các Công ty con từ đó dẫn đến tiết kiệm chi phí cho sản xuất đem lại hiệu quả mỗi năm nếu tính cả hệ thống đến trên 2 tỷ đồng.
b)- Những tồn tại của công tác đầu tư:
- Có những chỗ, những lúc công tác đầu tư còn khiếm khuyết như việc lựa chọn mua sắm thiết bị : Hệ thống cắt tự động tại May 2, Nguyễn Đức Cảnh và hệ thống máy MACP của dây chuyền quần Xí nghiệp May 1 phát huy hiệu quả còn hạn chế, chi phí bảo hành quá cao.
- Với việc lựa chọn sản phẩm đầu tư vẫn còn hạn chế chưa phải lúc nào cũng hiệu quả. Tuy nhiên nếu lựa chọn sản phẩm đầu tư đúng thì chi phí đầu tư sẽ thấp và hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ tốt hơn rất nhiều.
- Đầu tư thiết bị để sản xuất hàng dệt kim với giá trị 2,76 tỷ đồng nhưng chúng ta không tổ chức sản xuất được do không có đơn hàng cũng như không có kinh nghiệm. Số thiết bị này chúng ta đã chủ động bố trí vào sản xuất các mặt hàng khác của Công ty nhưng như vậy cũng là lãng phí.
- Việc triển khai công tác đầu tư đôi lúc còn vội vàng từ đó dẫn đến những khiếm khuyết về thủ tục đầu tư cũng như thủ tục đấu thầu.
- Đầu tư còn mang nặng tư tưởng thành tích : Tất nhiên đầu tư phải đón đầu, công nghệ đầu tư phải đồng bộ nhưng cũng nên có sự kết hợp giữa hiện đại và không phải hiện đại quá, đầu tư phải biết tận dụng mọi điều kiện sẵn có để giảm chi phí mà vẫn có hiệu quả.
4- Công tác tài chính:
a) Những mặt đã làm được:
Năm 2006 năm đầu tiên hoạt động theo hình thức là Công ty cổ phần, vì vậy công tác Tài chính - Kế toán cũng thay đổi theo, cụ thể là:
- Đã xác định GTDN giai đoạn hai của Công ty Cổ phần .
- Hoàn thành tốt quyết toán sản xuất kinh doanh năm 2005 với thời gian đúng qui định của công ty cũng như của Nhà nước.
- Chủ động đề nghị với lãnh đạo công ty cũng như các cấp có thẩm quyền xử lý những tồn tại còn vướng mắc trong việc xác định chính thức GTDN của Công ty cổ phần.
- Rà soát làm lành mạnh số liệu về tài chính tạo điều kiện thuận đề công ty Cổ phần hoạt động thuận lợi .
- Tận dụng tốt mọi nguồn vốn để quay vòng phục vụ sản xuất cũng như đầu tư để tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, giảm chi phí lãi vay ngân hàng.
- Hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán và đúng với chế độ chính sách mà Nhà nước ban hành thể hiện qua các đợt thanh tra, kiểm tra của cơ quan Nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh và Đầu tư xây dựng cơ bản không có sai sót gì.
II. Tình hình hoạt động SXKD năm 2007
1- Nhận xét đánh giá tình hình:
Việt Nam đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đây là cơ hội lớn nhưng thách thức cũng rất lớn, vì vậy :
- Phải xác định chiến lược phát triển kinh doanh (tổng thể) để quốc tế hoá hoạt động theo kịp trào lưu tiến hoá chung của nhân loại để từ đó xác định biện pháp bảo vệ công ty trong tình trạng tự do hoá thương mại.
- Quản lý và sử dụng thông tin: nhanh, nhạy hơn áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp thông qua công nghệ thông tin .
- Tình hình lao đông sau tết và năm 2007có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là lao động tại các liên doanh. Phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đánh giá
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top