Download Đề tài Bước đầu nghiên cứu phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não miễn phí​



4.6.Sự liên quan giữa tuổi đối với kết quả PHCN sinh hoạt hàng ngày:
Đánh giá ban đầu cho thấy, đa số bệnh nhân ở các nhóm tuổi đều có thiếu sót thần kinh khi mới vào viện. Sau 3 tháng, bệnh nhân ở nhóm tuổi 45 -> 59 ở cả hai nhóm I và II đều có kết quả phục hồi tốt về mức độ thiếu sót thần kinh so với các nhóm tuổi khác (80% và 36,4%). Đặc biệt là nhóm tuổi trên 75 thì khả năng phục hồi là rất kém, có tới 66,7% ở cả hai nhóm là không đạt kết quả.
Về sự liên quan giữa tuổi và kết quả PHCN có nhiều ý kiến khác nhau. Đa số các tác giả đều cho rằng tuổi có ảnh hưởng nhiều đến kết quả PHCN [4] [26] [35], nhưng một số tác giả lại cho rằng tuổi không có ảnh hưởng nhiều đến kết quả PHCN.
Theo nghiên cứu của Trần Văn Chương, khả năng phục hồi vận động của bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN phụ thuộc vào tuổi của người bệnh, các bệnh nhân dưới 50 tuổi phục hồi tốt hơn bệnh nhân trên 50 tuổi [4].
Theo Phạm Văn Phú, mức độ độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày ở nhóm trẻ tuổi cao hơn nhóm người cao tuổi và ngược lại mức độ phụ thuộc hoàn toàn ở nhóm cao tuổi lớn hơn nhóm trẻ tuổi [26].
Theo Bernspang.B và cộng sự thấy không có sự khác nhau quan trọng giữa các mức độ hồi phục khiếm khuyết vận động trong các lứa tuổi.[35]
Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tui tuổi có ảnh hưởng đến kết quả phục hồi về mức độ thiếu sót thần kinh. Bệnh nhân trẻ tuổi có kết quả phục hồi về mức độ thiếu sót thần kinh tốt hơn so với tuổi già.

4.7.Sự liên quan giữa thời gian và kết qủa PHCN các sinh hoạt hàng ngày
Nhìn vào bảng 3.13 và 3.14 đánh giá tại thời điểm ban đầu và sau 30 ngày, sau 60 ngày ở cả nhóm I và nhóm II thì kết quả về mức độ thiếu sót thần kinh theo chỉ số Barthel là không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nhưng sau 90 ngày thì kết quả về mức độ thiếu sót thần kinh lại có sự khác biệt rõ ở nhóm I (p<0,05) và không có sự khác biệt ở nhóm II (p>0,05).
Về sự liên quan giữa thời gian và kết quả PHCN có nhiều ý kiến khác nhau. Nghiên cứu của Dombovy M.L thấy rằng trong 3 tháng đầu hầu như không có sự phục hồi về thần kinh [26].
Newman theo dõi 39 bệnh nhân thấy rằng 80% chức năng được hồi phục trong vòng 6 tuần và hồi phục tiếp trong vòng 12 tuần sau tai biến [26].
Theo nghiên cứu của Vũ Bích Hạnh thấy rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa mức độ liệt và thời gian liệt với kết quả PHCN: Đối với bệnh nhân liệt không hoàn toàn sẽ phục hồi sớm, thời gian tập đi trung bình là 16 ngày. Nếu bị liệt hoàn toàn dưới 10 ngày thì thời gian tập đi trung bình là 40 ngày [12].
Trong nghiên cứu của chúng tui thời gian tập luyện có ảnh hưởng đến kết quả PHCN trong sinh hoạt hàng ngày, sau 90 ngày kết quả PHCN sinh hoạt hàng ngày mới thể hiện rõ.

4.8.Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phục hồi
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khả năng phục hồi của bệnh nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, các yếu tố này đều có sự liên quan với nhau. Ngoài những yếu tố như: Thời gian bắt đầu được phục hồi, tuổi thì còn có những yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bệnh nhân:
Kotila.M[26] thấy rằng rối loạn về tâm lí thần kinh và khiếm khuyết về tri giác, thị giác có ảnh hưởng lớn đến kết quả hồi phục. Nghiên cứu của ông cho thấy vào thời gian 3 tháng có 60% bệnh nhân bị khiếm khuyết về tri giác, thị giác; trong đó có 61% độc lập về sinh hoạt hàng ngày, trong khi đó nhóm không có khiếm khuyết về tri giác, thị giác sau 3 tháng có 92,3% bệnh nhân được độc lập trong sinh hoạt hàng ngày. Rối loạn về tâm lí thần kinh (sự thông minh, trí nhớ) có ảnh hưởng quan trọng lên khả năng hồi phục của TBMMN. Sự cải thiện về tâm lí thần kinh song song với sự cải thiện về khiếm khuyết thần kinh. Tác giả thấy rằng cao huyết áp không có ảnh hưởng đến kết quả hồi phục.
Trong nghiên cứu của Finnish [26] thì tăng huyết áp không có sự tương quan nào với hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tác giả nhận thấy rằng, mặc dù mức độ hôn mê là một yếu tố tiên lượng quan trọng cho sự sống còn của bệnh nhân nhưng không có ảnh hưởng nhiều lên khả năng hồi phục của những bệnh nhân còn sống sau 3 tháng.
Theo Wyller T.B [54], thì sự mất tự chủ về tiểu tiện (rối loạn cơ tròn) kéo dài 7 – 10 ngày sau TBMMN là một yếu tố tiên lượng quan trọng nhất cho sự sống còn và sự hồi phục của bệnh nhân. Đối với bệnh nhân mất tự chủ về tiểu tiện thì tất cả các chức năng khác trong sinh hoạt hàng ngày đều phải phụ thuộc hoàn toàn. Trong nghiên cứu của chúng tui vào thời điểm lúc vào viện chỉ có 1 bệnh nhân ở nhóm I và 5 bệnh nhân ở nhóm II là có rối loạn tiểu tiện, nhưng sau 1 tháng tất cả các bệnh nhân đều tiểu tiện bình thường.
Theo Paciaroni.M [15], thấy rằng tăng Lipid máu có liên quan rõ rệt với khả năng hồi phục. Ngoài ra môi trường sống của bệnh nhân và sự quan tâm của gia đình cũng có ảnh hưởng quan trọng đến sự phục hồi. Theo những bệnh nhân sống một mình, độc lập trong sinh hoạt cá nhân hơn so với những bệnh nhân sống cùng gia đình. Nhưng hầu hết các nghiên cứu khác đều cho rằng bệnh nhân sống cùng gia đình có kết quả hồi phục tốt hơn [33]


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não là một vấn đề lớn của Y học các nước trong nhiều thập kỷ qua. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể gây tử vong nhanh chóng hay để lại nhiều di chứng nặng nề, đặc biệt là các di chứng về vận động. Đó là gánh nặng không chỉ đối với người bệnh, gia đình mà còn ảnh hưởng đến cả cộng đồng và quốc gia của họ.
Theo công bố của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ ba sau ung thư và tim mạch.
Tai biến mạch máu não có nhiều triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó liệt nửa người là triệu chứng hay gặp và cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến chứng thứ phát nguy hiểm khác.
Trong điều trị TBMMN, vấn đề đặt ra, không phải chỉ thêm năm tháng cho cuộc sống (tức kéo dài tuổi thọ), mà phải thêm sức sống cho năm tháng (tức chất lượng cuộc sống). Muốn vậy, ngoài việc luyện tập thể chất, tinh thần, người bệnh còn phải lo bảo vệ sức khoẻ chống bệnh tật
Ngày nay với sự tiến bộ không ngừng của y học, nhiều phương tiện chẩn đoán và phương pháp điều trị hiện đại đã giúp cho việc dự phòng, điều trị và PHCN có hiệu quả cao hơn, cải thiện đáng kể tiên lượng của người bệnh.
Khả năng phục hồi của người bệnh TBMMN phụ thuộc rất nhiều vào việc chẩn đoán, điều trị, PHCN và dự phòng kịp thời.
Hiện nay ở Việt Nam, vấn đề phục hồi sau TBMMN ngày càng được quan tâm hơn. Những người bị liệt nửa người do TBMMN cũng được phục hồi vận động tốt hơn, giúp họ được tái hội nhập với xã hội.
Để đánh giá sự phục hồi đó, chúng tui tiến hành đề tài nghiên cứu:
" BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO" với mục đích: Tìm hiểu kết quả PHCN sinh hoạt hàng ngày của người bệnh liệt nửa người do TBMMN tại các thời điểm đánh giá khác nhau.



Để đánh giá sự phục hồi đó, chúng tui tiến hành đề tài nghiên cứu:

" BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CHO BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO" với mục đích: Tìm hiểu kết quả PHCN sinh hoạt hàng ngày của người bệnh liệt nửa người do TBMMN tại các thời điểm đánh giá khác nhau.

PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1- Đinh nghĩa TBMMN:

Theo WHO: "Tai biến mạch máu não là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh trung ương, thường là khu trú hơn là lan toả, tồn tại quá 24 giờ hay gây tử vong trong vòng 24 giờ, các khám nghiệm loại trừ nguyên nhân chấn thương" ( Công bố năm 1990 bản tổng hợp).[21]

1.2.- Tình hình tai biến mạch máu não trên thế giới và Việt Nam:

1.2.1- Trên thế giới:

Theo thống kê của WHO, tai biến mạch máu não là một trong mười nguyên nhân gây tử vong cao nhất. Tỉ lệ tử vong do tai biến mạch máu não đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư [18]

Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 500.000 người bị tai biến mạch máu não, trong số đó thì 1/3 bị tử vong và giảm khả năng, tỉ lệ tử vong trong 1 tháng đầu chiếm 30 - 40% và 2/3 số bệng nhân sống sót trở thành tàn tật, 50% bệnh nhân sống sót 7 năm sau tai biến mạch máu não và 35% sau 10 năm [41].

Theo số liệu thống kê của WHO năm 1990 ước tính có 2,1 triệu người bị tử vong vì tai biến mạch máu não tại châu Á bao gồm 1,3 triệu người ở Trung Quốc, 448.000 người ở Ấn Độ và 390.000 người ở các nơi khác trừ Nhật Bản.[18]

Bệnh nhân vào điều trị tai biến mạch máu não ở Trung Quốc là 40%, Ấn Độ là 11%, Philipin là 10%, Hàn Quốc là 16%, Indonesia là 8%, Việt Nam là 7%, Thái Lan là 6%, Malaysia là 2%[18].

1.2.2- Ở Việt Nam:

Theo Lê Văn Thành và cộng sự, tỉ lệ hiện mắc trung bình hàng năm của tai biến mạch máu não là 416/ 100.000 dân, tỉ lệ mắc là 152/100.000 dân[27].

Theo Nguyễn Văn Đăng và cộng sự, tỉ lệ hiện mắc là 99,44/100.000 dân, tỉ lệ mới mắc là 36/100.000 dân và tỉ lệ tử vong là 27/100.000 dân, tỉ lệ tai biến mạch máu não của nam và nữ là: nam/nữ = 1,48/1.[13]

Lê Văn Thành khi nghiên cứu 1036 bệnh nhân tai biến mạch máu não trong 10 năm (1981 - 1990) đã thấy tỉ lệ nhồi máu não là 76%[27].

Kể từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 6 năm 2000 tai khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận khoảng 1.220 bệnh nhân tai biến mạch máu não tuổi từ 11 - 89.[17]

Tỉ lệ di chứng nhẹ và vừa của tai biến mạch máu não là 68,42%, tỉ lệ di chứng nặng là 27,69%, trong đó di chứng về vận động chiếm 92,96% tổng số bệnh nhân liệt nửa người. Tỉ lệ tai biến mạch máu não đang sống tại cộng đồng có nhu cầu phục hồi chức năng là 94%.[18]

1.3- Tình hình di chứng và tàn tật do tai biến mạch máu não trên thế giới và Việt Nam:

1.3.1- Trên thế giới:

Theo WHO có từ 1/3 đến 2/3 người bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não trở thành tàn tật vĩnh viễn. Còn Hakett cho biết 61% người bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não để lại di chứng, 50% phải phụ thuộc người khác trong sinh hoạt hàng ngày. [21]

Tại Pháp, có 50% tàn phế do tai biến mạch máu não.[21]

Theo David [15] các di chứng thường gặp trong ...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp oxit nano MnAl2O4, CoAl2O4 và bước đầu thăm dò ứng dụng của chúng Luận văn Sư phạm 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
S Bước đầu nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Khoa học Tự nhiên 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
H Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
J Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm Công ty dệt Nam Định Luận văn Kinh tế 2
R Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top