namthanhhnt
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa và NXB Tư pháp thì địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối liên hệ với những chủ thể khác trên cơ sở quy định của pháp luật, thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể đối với các hoạt động pháp lý của mình trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ đó.
Khái niệm địa vị pháp lý của bị can và bị cáo được quy định trong hệ thống pháp luật có thể được hiểu như sau:
Địa vị pháp lý của bị can là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đã bị khởi tố về hình sự trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Theo khoản 1 Điều 49 BLTTHS 2003 có thể xác định bị can là người đã bị khởi tố về hình sự và có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tư cách tham gia tố tụng của mình.
Tại Điều 50 BLTTHS 2003 thì “bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Nhìn chung địa vị pháp lý của bị cáo là tổng thể quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người đã bị Tòa án đưa ra xét xử.
Việc xác định rõ địa vị pháp lý của bị can, bị cáo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiến hành các hoạt động TTHS, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của bị can, bị cáo cũng như giúp cho các hoạt động của CQTHTT, NTHTT được nghiêm minh, công bằng, bảo giúp cho pháp luật được thực thi nghiêm minh trên thực tế.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TTHS VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TTHS
1. Những quy định của pháp luật TTHS về địa vị pháp lý của bị can.
1.1. Những quy định về quyền của bị can.
Quyền của bị can được quy định tại Điều 49 BLTTHS 2003, gồm các quyền:
(1). Được biết mình bị khởi tố về tội gì;
Đây là quyền quan trọng đầu tiên và quyền ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền khác của bị can, vì vậy các nhà làm luật đã đặt quyền này lên đầu tiên khi xây dựng các quy định của pháp luật về quyền của bị can. Bị can cần biết mình bị khởi tố về tội gì, theo điều nào của Bộ luật hình sự để từ đó có thể chủ động tiến hành việc tự bào chữa hay nhờ NBC cho mình. Quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền phải có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 126 BLTTHS 2003 và phải được tống đạt đến bị can. CQĐT có trách nhiệm phải giao ngay quyết định khởi tố bị can và giải thích các quyền và nghĩa vụ của bị can.
Quy định này thể hiện sự công bằng, bình đẳng và tiến bộ của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khi nhà nước trao cho các cơ quan có thẩm quyền quyền lực trong tay để tiến hành các hoạt động tố tụng với bị can, thì bị can cần được biết mình bị khởi tố về tội gì một cách công khai, minh bạch để có thể thực hiện tốt nhất việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình.
BLTTHS 1988 quy định: “bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì”, thì đến BLTTHS 2003 có sửa đổi, bổ sung thêm: “bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì”.
Việc thêm từ “được” đã làm thay đổi hoàn toàn trách nhiệm của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật này: ở BLTTHS 1988 bị can ở vào thế chủ động, bị can có thể phải tự mình tìm hiểu xem mình bị khởi tố về tội gì và các CQTHTT phải tạo điều kiện để họ biết. Tuy nhiên BLTTHS 2003 thêm từ “được” đã đưa bị can vào thế bị động,nhưng thế bị động này có lợi cho bị can vì cùng với đó là trách nhiệm của CQTHTT cũng theo đó mà tăng lên, CQTHTT bắt buộc phải cho bị can biết mình bị khởi tố về tội gì chứ không phải là bị can tự tìm hiểu. Sự thay đổi này là một sự tiến bộ hơn, có ý nghĩa quan trọng trong các quy định về quyền của bị can.
(2). Được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can cũng chính là CQTHTT, NTHTT đã chỉ ra cho bị can hiểu rõ địa vị pháp lý của mình. Từ đó họ có thể biết mình đang trong tình trạng pháp lý nào, đang có quyền và phải có nghĩa vụ gì.
Theo quy định tại khoản 6, Điều 126 BLTTHS 2003 thì CQĐT phải đảm bảo việc giao quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can được thực hiện. Bị can có quyền yêu cầu giải thích về các quyền và nghĩa vụ mà mình chưa nắm rõ cũng như hỏi về cách thức thực hiện các quyền mà pháp luật đã quy định cho họ để từ đó khi tham gia tố tụng họ có thể bảo vệ được quyền lợi của mình một cách hợp pháp.
Trong thực tế có nhiều trường hợp bị can không hề được giải thích về nghĩa vụ của mình mà chủ yếu là nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp bị can vi phạm nghĩa vụ này nên đã bị áp giải, bị truy nã trong khi bị can không hề có ý định bỏ trốn.
Đây là một quyền quan trong của bị can nhưng trước đây, BLTTHS 1988 không ghi nhận cho bị can có quyền này. Trước nhu cầu của tình hình, thực trạng nêu trên nên BLTTHS 2003 đã bổ sung, đấy là một sự thay đổi tiến bộ hợp lý, tăng cường cho bị can những quyền cần thiết để bảo vệ mình trước sự buộc tội của CQTHTT.
(3). Trình bày lời khai.
Là đối tượng bị buộc tội bị can có quyền bào chữa, gỡ tội. Việc trình bày lời khai là một trong các cách thức để bào chữa cho mình của bị can. Bị can có quyền trình bày các tình tiết, sự việc có liên quan đến vụ án để đưa ra bằng chứng chứng minh cho mình trước sự buộc tội của CQTHTT. Việc khai báo, trình bày lời khai là một quyền chứ không phải là một nghĩa vụ của bị can. Do đó bị can có thể khai báo hay không khai báo. Pháp luật không đặt ra trách nhiệm cho bị can trong trường hợp không khai báo hay khai báo không đúng sự thật, nhưng pháp luật khuyến khích bị can khai báo thành khẩn, đúng sự thật để có căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can.
Khi bị can trình bày lời khai của mình thì NTHTT phải tôn trọng và có nhiệm vụ ghi chép thu thập những thông tin từ lời khai đó để làm chứng cứ cho vụ án. Lời khai của bị can có thể được ghi lại dưới dạng văn bản hay hình ảnh, âm thanh, sau đó điều tra viên đều cho bị can đọc lại, hay nghe lại rồi ký tên vào biên bản. Việc trình bày lời khai chính là việc bị can đang thực hiện quyền bào chữa của mình.
Theo luật định thì trình bày lời khai là quyền của bị can nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp điều tra viên vi phạm quy định này như đã dùng hình thức hỏi cung, trái pháp luật (bức cung, ép cung bị can…). Cá biệt có nhiều trường hợp bị can không khai báo, điều tra viên còn tra tấn, bức cung dùng nhục hình để lấy được lời khai của bị can theo ý muốn của mình. Đây là một sự vi phạm quyền nghiêm trọng cần được xem xét và xử lý.
Quyền trình bày lời khai là một quyền mới của bị can được quy định trong BLTTHS 2003, làm tăng thêm cách thức thực hiện các quyền bào chữa của bị can.
(4). Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
Bị can có quyền đưa ra các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án để chứng minh cho sự vô tội của mình. Những đồ vật này có thể là vật dụng của bị can, người bị hại, vũ khí hay vật dụng khác hay những tài liệu liên quan. Trong BLTTHS 1988 quy định: “bị can có quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu”, đến BLTTHS 2003 thì: “bị can có quyền đưa ra đồ vật, tài liệu yêu cầu”. Đây là một sự thay đổi hợp lý vì những đồ vật, tài liệu mà bị can đưa ra sẽ được coi là chứng cứ nếu được NTHTT thu thập theo trình tự, thủ tục luật định.
Bị can cũng có quyền đưa ra các yêu cầu: yêu cầu có luật sư bào chữa, thay đổi người tiến hành tố tụng… hay đưa ra các yêu cầu khác như trưng cầu giám định, giám định lại hay điều tra lại nếu thỏa mãn các yêu cầu về thủ tục mà pháp luật quy định.
(5). Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
Pháp luật ghi nhận quyền yêu cầu thay đổi NTHTT của bị can tại khoản 2 Điều 43 BLTTHS 2003. Bị can có quyền này vì họ là đối tượng bị buộc tội trong vụ án, do vậy hơn ai hết họ là người trước tiên có quyền yêu cầu thay đổi NTHTT. Tùy theo yêu cầu thay đổi từng NTHTT và chức vụ khác nhau mà căn cứ vào từng điều luật theo quy định từ Điều 44 đến Điều 47 BLTTHS 2003 mà người có thẩm quyền quyết định thay đổi hay không thay đổi NTHTT theo yêu cầu của bị can.
Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định theo quy định của pháp luật. Kết quả giám định chứng minh cho hành vi của bị can có cấu thành tội phạm hay không, do đó bị can có quyền yêu cầu thay đổi người giám định.
Trong trường hợp có người phiên dịch, nếu người này phiên dịch không trung thực hay không có khả năng phiên dịch chính xác thì cũng có thể làm sai lệch vụ án, có thể sẽ ảnh hưởng đến bị can, do đó bị can có quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch phải từ chối hay thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2003.
(6). Tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa
Quyền bào chữa của bị can là một nguyên tắc được Hiến định (Điều 132 hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001), và luật định. Điều 12 BLTTHS 2003 ghi nhận: “bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa, CQĐT, VKS và TA có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”.
Quyền bào chữa của bị can được thể hiện dưới 2 hình thức: tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa.
Đối với quyền tự bào chữa của bị can được thực hiện trong tất cả các giai đoạn mà bị can tham gia. Bị can có thể dùng lời khai, đưa ra những đồ vật, tài liệu để chứng minh cho sự vô tội của mình.
Bên cạnh quyền tự bào chữa, pháp luật cũng quy định cho bị can quyền nhờ người bào chữa cho mình. NBC có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hay người thay mặt hợp pháp của bị can. NBC sử dụng quyền năng mà pháp luật cho phép để bảo vệ tốt nhất cho thân chủ của mình.
Thông thường, NBC do bị can hay người thay mặt hợp pháp của họ lựa chọn. Nhưng trong trường hợp bị can bị truy tố về tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình theo BLHS hay bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần, mà bị can hay người thay mặt hợp pháp của bị can không mời NBC thì pháp luật bắt buộc CQTHTT phải cử NBC cho bị can vì trong trường hợp này bị can bất lợi hơn và khả năng thực hiện được quyền tự bào chữa của bị can là không cao.
(7). Được nhận các quyết định, văn bản tố tụng.
Để đảm bảo và mở rộng quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo thì cũng cần sửa đổi bổ sung Điều 56 và Điều 57 BLTTHS về vấn đề này. Cụ thể, tại Điều 56 về người bào chữa nên quy định NBC là người có kiến thức pháp luật được bị can, bị cáo mời và CQTHTT cấp giấy chứng nhận bào chữa thì được tham gia bào chữa; tại Điều 57 về lựa chọn người bào chữa, nên quy định: NBC cho bị can, bị cáo hay thay mặt hợp pháp của họ hay gia đình họ lựa chọn.
Vì NBC là người có quyền lợi, nghĩa vụ trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bị can, bị cáo. Nên tăng cường quyền của NBC cũng chính là tăng cường quyền của bị can, bị cáo.
Theo điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì NBC phải đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm “hỏi cung” bị can, vì vậy CQĐT không có trách nhiệm thông báo cho NBC nếu như không có yêu cầu và nếu chỉ thông báo mà không phải là thông báo hợp lệ qua nhắn tin, qua đường bưu điện, fax hay email thì nhiều khả năng không nhận được thông báo. Bên cạnh đó, quy định này chỉ yêu cầu thông báo về lịch “hỏi cung” còn các hoạt động tố tụng khác thì CQĐT không phải thông báo. Như vậy cần sửa đổi, bổ sung các quy định này nhằm nâng cao hơn nữa các quyền của NBC.
Luật không quy định cụ thể CQTHTT phải chịu chế tài thế nào nếu không tạo điều kiện cho luật sư hành nghề nên nhiều quyền của NBC không được thực hiện và hầu như bị vi phạm. Do vậy cần quy định các chế tài cụ thể đối với các hành vi cản trở của điều tra viên cũng như cơ quan điều tra đối với sự tham gia của luật sư.
Với xu thế dân chủ hóa và hội nhập quốc tế nên cũng như hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về bị can, bị cáo trong BLTTHS cần được hoàn thiện theo hướng đảm bảo cho nền tư pháp dân chủ hơn, hoàn thiện hơn.
C. KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu các quy định của luật TTHS về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự có thể thấy tổng thể các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo theo quy định của luật TTHS đã tạo nên địa vị pháp lý riêng biệt cho bị can, bị cáo. Nhờ đó ta có thể dễ dàng phân biệt được địa vị pháp lý của bị can, bị cáo với các chủ thể khác trong TTHS. Bị can, bị cáo được pháp luật quy định cho nhiều quyền khác nhau tạo điều kiện cho việc thực hiện một quyền chủ đạo của họ là quyền bào chữa, quyền đặc thù của đối tượng bị buộc tội trong vụ án hình sự. Và qua các đề xuất hướng hoàn thiện các quy định này góp phần đưa những quy định của pháp luật áp dụng vào thực tế đạt được hiệu quả cao nhất, đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo được trong TTHS.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Tố tụng hình sự Việt Nam . - : Công an nhân dân, 2003
Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt nam / Trường Đại học Luật Hà Nội . - H.: Công an nhân dân, 2000.
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TTHS VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TTHS 2
1. Những quy định của pháp luật TTHS về địa vị pháp lý của bị can. 2
1.1. Những quy định về quyền của bị can. 2
(1). Được biết mình bị khởi tố về tội gì; 2
(2). Được giải thích về quyền và nghĩa vụ. 3
(3). Trình bày lời khai. 4
(4). Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu 5
(5). Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. 5
(6). Tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa 6
(7). Được nhận các quyết định, văn bản tố tụng. 7
(8). Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 7
1.2. Nghĩa vụ của bị can 7
2. Những quy định của pháp luật TTHS về địa vị pháp lý của bị cáo. 9
2.1. Quyền của bị cáo 9
(1). Được nhận các quyết định, văn bản tố tụng; 9
(2). Được tham gia phiên tòa; 9
(3). Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; 10
(4). Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của pháp luật; 10
(5). Đưa ra đồ vật, tài liệu yêu cầu 10
(6). Tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa; 11
(7). Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; 11
(8). Nói lời sau cùng trước khi nghị án; 12
(9). Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; 12
(10). Khiếu nại hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; 14
2.2. Nghĩa vụ của bị cáo. 15
II. ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 16
C. KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa và NXB Tư pháp thì địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối liên hệ với những chủ thể khác trên cơ sở quy định của pháp luật, thể hiện thành một tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, qua đó xác lập cũng như giới hạn khả năng của chủ thể đối với các hoạt động pháp lý của mình trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ đó.
Khái niệm địa vị pháp lý của bị can và bị cáo được quy định trong hệ thống pháp luật có thể được hiểu như sau:
Địa vị pháp lý của bị can là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người đã bị khởi tố về hình sự trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Theo khoản 1 Điều 49 BLTTHS 2003 có thể xác định bị can là người đã bị khởi tố về hình sự và có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tư cách tham gia tố tụng của mình.
Tại Điều 50 BLTTHS 2003 thì “bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Nhìn chung địa vị pháp lý của bị cáo là tổng thể quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho người đã bị Tòa án đưa ra xét xử.
Việc xác định rõ địa vị pháp lý của bị can, bị cáo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tiến hành các hoạt động TTHS, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của bị can, bị cáo cũng như giúp cho các hoạt động của CQTHTT, NTHTT được nghiêm minh, công bằng, bảo giúp cho pháp luật được thực thi nghiêm minh trên thực tế.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TTHS VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TTHS
1. Những quy định của pháp luật TTHS về địa vị pháp lý của bị can.
1.1. Những quy định về quyền của bị can.
Quyền của bị can được quy định tại Điều 49 BLTTHS 2003, gồm các quyền:
(1). Được biết mình bị khởi tố về tội gì;
Đây là quyền quan trọng đầu tiên và quyền ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền khác của bị can, vì vậy các nhà làm luật đã đặt quyền này lên đầu tiên khi xây dựng các quy định của pháp luật về quyền của bị can. Bị can cần biết mình bị khởi tố về tội gì, theo điều nào của Bộ luật hình sự để từ đó có thể chủ động tiến hành việc tự bào chữa hay nhờ NBC cho mình. Quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền phải có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 126 BLTTHS 2003 và phải được tống đạt đến bị can. CQĐT có trách nhiệm phải giao ngay quyết định khởi tố bị can và giải thích các quyền và nghĩa vụ của bị can.
Quy định này thể hiện sự công bằng, bình đẳng và tiến bộ của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Khi nhà nước trao cho các cơ quan có thẩm quyền quyền lực trong tay để tiến hành các hoạt động tố tụng với bị can, thì bị can cần được biết mình bị khởi tố về tội gì một cách công khai, minh bạch để có thể thực hiện tốt nhất việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình.
BLTTHS 1988 quy định: “bị can có quyền biết mình bị khởi tố về tội gì”, thì đến BLTTHS 2003 có sửa đổi, bổ sung thêm: “bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì”.
Việc thêm từ “được” đã làm thay đổi hoàn toàn trách nhiệm của các bên chủ thể trong quan hệ pháp luật này: ở BLTTHS 1988 bị can ở vào thế chủ động, bị can có thể phải tự mình tìm hiểu xem mình bị khởi tố về tội gì và các CQTHTT phải tạo điều kiện để họ biết. Tuy nhiên BLTTHS 2003 thêm từ “được” đã đưa bị can vào thế bị động,nhưng thế bị động này có lợi cho bị can vì cùng với đó là trách nhiệm của CQTHTT cũng theo đó mà tăng lên, CQTHTT bắt buộc phải cho bị can biết mình bị khởi tố về tội gì chứ không phải là bị can tự tìm hiểu. Sự thay đổi này là một sự tiến bộ hơn, có ý nghĩa quan trọng trong các quy định về quyền của bị can.
(2). Được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Việc giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can cũng chính là CQTHTT, NTHTT đã chỉ ra cho bị can hiểu rõ địa vị pháp lý của mình. Từ đó họ có thể biết mình đang trong tình trạng pháp lý nào, đang có quyền và phải có nghĩa vụ gì.
Theo quy định tại khoản 6, Điều 126 BLTTHS 2003 thì CQĐT phải đảm bảo việc giao quyết định khởi tố bị can và giải thích quyền, nghĩa vụ cho bị can được thực hiện. Bị can có quyền yêu cầu giải thích về các quyền và nghĩa vụ mà mình chưa nắm rõ cũng như hỏi về cách thức thực hiện các quyền mà pháp luật đã quy định cho họ để từ đó khi tham gia tố tụng họ có thể bảo vệ được quyền lợi của mình một cách hợp pháp.
Trong thực tế có nhiều trường hợp bị can không hề được giải thích về nghĩa vụ của mình mà chủ yếu là nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền, dẫn đến tình trạng nhiều trường hợp bị can vi phạm nghĩa vụ này nên đã bị áp giải, bị truy nã trong khi bị can không hề có ý định bỏ trốn.
Đây là một quyền quan trong của bị can nhưng trước đây, BLTTHS 1988 không ghi nhận cho bị can có quyền này. Trước nhu cầu của tình hình, thực trạng nêu trên nên BLTTHS 2003 đã bổ sung, đấy là một sự thay đổi tiến bộ hợp lý, tăng cường cho bị can những quyền cần thiết để bảo vệ mình trước sự buộc tội của CQTHTT.
(3). Trình bày lời khai.
Là đối tượng bị buộc tội bị can có quyền bào chữa, gỡ tội. Việc trình bày lời khai là một trong các cách thức để bào chữa cho mình của bị can. Bị can có quyền trình bày các tình tiết, sự việc có liên quan đến vụ án để đưa ra bằng chứng chứng minh cho mình trước sự buộc tội của CQTHTT. Việc khai báo, trình bày lời khai là một quyền chứ không phải là một nghĩa vụ của bị can. Do đó bị can có thể khai báo hay không khai báo. Pháp luật không đặt ra trách nhiệm cho bị can trong trường hợp không khai báo hay khai báo không đúng sự thật, nhưng pháp luật khuyến khích bị can khai báo thành khẩn, đúng sự thật để có căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can.
Khi bị can trình bày lời khai của mình thì NTHTT phải tôn trọng và có nhiệm vụ ghi chép thu thập những thông tin từ lời khai đó để làm chứng cứ cho vụ án. Lời khai của bị can có thể được ghi lại dưới dạng văn bản hay hình ảnh, âm thanh, sau đó điều tra viên đều cho bị can đọc lại, hay nghe lại rồi ký tên vào biên bản. Việc trình bày lời khai chính là việc bị can đang thực hiện quyền bào chữa của mình.
Theo luật định thì trình bày lời khai là quyền của bị can nhưng trên thực tế có nhiều trường hợp điều tra viên vi phạm quy định này như đã dùng hình thức hỏi cung, trái pháp luật (bức cung, ép cung bị can…). Cá biệt có nhiều trường hợp bị can không khai báo, điều tra viên còn tra tấn, bức cung dùng nhục hình để lấy được lời khai của bị can theo ý muốn của mình. Đây là một sự vi phạm quyền nghiêm trọng cần được xem xét và xử lý.
Quyền trình bày lời khai là một quyền mới của bị can được quy định trong BLTTHS 2003, làm tăng thêm cách thức thực hiện các quyền bào chữa của bị can.
(4). Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu
Bị can có quyền đưa ra các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án để chứng minh cho sự vô tội của mình. Những đồ vật này có thể là vật dụng của bị can, người bị hại, vũ khí hay vật dụng khác hay những tài liệu liên quan. Trong BLTTHS 1988 quy định: “bị can có quyền đưa ra chứng cứ và những yêu cầu”, đến BLTTHS 2003 thì: “bị can có quyền đưa ra đồ vật, tài liệu yêu cầu”. Đây là một sự thay đổi hợp lý vì những đồ vật, tài liệu mà bị can đưa ra sẽ được coi là chứng cứ nếu được NTHTT thu thập theo trình tự, thủ tục luật định.
Bị can cũng có quyền đưa ra các yêu cầu: yêu cầu có luật sư bào chữa, thay đổi người tiến hành tố tụng… hay đưa ra các yêu cầu khác như trưng cầu giám định, giám định lại hay điều tra lại nếu thỏa mãn các yêu cầu về thủ tục mà pháp luật quy định.
(5). Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch.
Pháp luật ghi nhận quyền yêu cầu thay đổi NTHTT của bị can tại khoản 2 Điều 43 BLTTHS 2003. Bị can có quyền này vì họ là đối tượng bị buộc tội trong vụ án, do vậy hơn ai hết họ là người trước tiên có quyền yêu cầu thay đổi NTHTT. Tùy theo yêu cầu thay đổi từng NTHTT và chức vụ khác nhau mà căn cứ vào từng điều luật theo quy định từ Điều 44 đến Điều 47 BLTTHS 2003 mà người có thẩm quyền quyết định thay đổi hay không thay đổi NTHTT theo yêu cầu của bị can.
Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định theo quy định của pháp luật. Kết quả giám định chứng minh cho hành vi của bị can có cấu thành tội phạm hay không, do đó bị can có quyền yêu cầu thay đổi người giám định.
Trong trường hợp có người phiên dịch, nếu người này phiên dịch không trung thực hay không có khả năng phiên dịch chính xác thì cũng có thể làm sai lệch vụ án, có thể sẽ ảnh hưởng đến bị can, do đó bị can có quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch phải từ chối hay thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 62 BLTTHS 2003.
(6). Tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa
Quyền bào chữa của bị can là một nguyên tắc được Hiến định (Điều 132 hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001), và luật định. Điều 12 BLTTHS 2003 ghi nhận: “bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa, CQĐT, VKS và TA có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ”.
Quyền bào chữa của bị can được thể hiện dưới 2 hình thức: tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa.
Đối với quyền tự bào chữa của bị can được thực hiện trong tất cả các giai đoạn mà bị can tham gia. Bị can có thể dùng lời khai, đưa ra những đồ vật, tài liệu để chứng minh cho sự vô tội của mình.
Bên cạnh quyền tự bào chữa, pháp luật cũng quy định cho bị can quyền nhờ người bào chữa cho mình. NBC có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân hay người thay mặt hợp pháp của bị can. NBC sử dụng quyền năng mà pháp luật cho phép để bảo vệ tốt nhất cho thân chủ của mình.
Thông thường, NBC do bị can hay người thay mặt hợp pháp của họ lựa chọn. Nhưng trong trường hợp bị can bị truy tố về tội có mức hình phạt cao nhất là tử hình theo BLHS hay bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần, mà bị can hay người thay mặt hợp pháp của bị can không mời NBC thì pháp luật bắt buộc CQTHTT phải cử NBC cho bị can vì trong trường hợp này bị can bất lợi hơn và khả năng thực hiện được quyền tự bào chữa của bị can là không cao.
(7). Được nhận các quyết định, văn bản tố tụng.
Để đảm bảo và mở rộng quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo thì cũng cần sửa đổi bổ sung Điều 56 và Điều 57 BLTTHS về vấn đề này. Cụ thể, tại Điều 56 về người bào chữa nên quy định NBC là người có kiến thức pháp luật được bị can, bị cáo mời và CQTHTT cấp giấy chứng nhận bào chữa thì được tham gia bào chữa; tại Điều 57 về lựa chọn người bào chữa, nên quy định: NBC cho bị can, bị cáo hay thay mặt hợp pháp của họ hay gia đình họ lựa chọn.
Vì NBC là người có quyền lợi, nghĩa vụ trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của bị can, bị cáo. Nên tăng cường quyền của NBC cũng chính là tăng cường quyền của bị can, bị cáo.
Theo điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì NBC phải đề nghị CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm “hỏi cung” bị can, vì vậy CQĐT không có trách nhiệm thông báo cho NBC nếu như không có yêu cầu và nếu chỉ thông báo mà không phải là thông báo hợp lệ qua nhắn tin, qua đường bưu điện, fax hay email thì nhiều khả năng không nhận được thông báo. Bên cạnh đó, quy định này chỉ yêu cầu thông báo về lịch “hỏi cung” còn các hoạt động tố tụng khác thì CQĐT không phải thông báo. Như vậy cần sửa đổi, bổ sung các quy định này nhằm nâng cao hơn nữa các quyền của NBC.
Luật không quy định cụ thể CQTHTT phải chịu chế tài thế nào nếu không tạo điều kiện cho luật sư hành nghề nên nhiều quyền của NBC không được thực hiện và hầu như bị vi phạm. Do vậy cần quy định các chế tài cụ thể đối với các hành vi cản trở của điều tra viên cũng như cơ quan điều tra đối với sự tham gia của luật sư.
Với xu thế dân chủ hóa và hội nhập quốc tế nên cũng như hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về bị can, bị cáo trong BLTTHS cần được hoàn thiện theo hướng đảm bảo cho nền tư pháp dân chủ hơn, hoàn thiện hơn.
C. KẾT LUẬN
Thông qua việc tìm hiểu các quy định của luật TTHS về địa vị pháp lý của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự có thể thấy tổng thể các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo theo quy định của luật TTHS đã tạo nên địa vị pháp lý riêng biệt cho bị can, bị cáo. Nhờ đó ta có thể dễ dàng phân biệt được địa vị pháp lý của bị can, bị cáo với các chủ thể khác trong TTHS. Bị can, bị cáo được pháp luật quy định cho nhiều quyền khác nhau tạo điều kiện cho việc thực hiện một quyền chủ đạo của họ là quyền bào chữa, quyền đặc thù của đối tượng bị buộc tội trong vụ án hình sự. Và qua các đề xuất hướng hoàn thiện các quy định này góp phần đưa những quy định của pháp luật áp dụng vào thực tế đạt được hiệu quả cao nhất, đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo được trong TTHS.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luật Tố tụng hình sự Việt Nam . - : Công an nhân dân, 2003
Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt nam / Trường Đại học Luật Hà Nội . - H.: Công an nhân dân, 2000.
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TTHS VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TTHS 2
1. Những quy định của pháp luật TTHS về địa vị pháp lý của bị can. 2
1.1. Những quy định về quyền của bị can. 2
(1). Được biết mình bị khởi tố về tội gì; 2
(2). Được giải thích về quyền và nghĩa vụ. 3
(3). Trình bày lời khai. 4
(4). Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu 5
(5). Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch. 5
(6). Tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa 6
(7). Được nhận các quyết định, văn bản tố tụng. 7
(8). Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Cơ quan tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. 7
1.2. Nghĩa vụ của bị can 7
2. Những quy định của pháp luật TTHS về địa vị pháp lý của bị cáo. 9
2.1. Quyền của bị cáo 9
(1). Được nhận các quyết định, văn bản tố tụng; 9
(2). Được tham gia phiên tòa; 9
(3). Được giải thích về quyền và nghĩa vụ; 10
(4). Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của pháp luật; 10
(5). Đưa ra đồ vật, tài liệu yêu cầu 10
(6). Tự bào chữa hay nhờ người khác bào chữa; 11
(7). Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa; 11
(8). Nói lời sau cùng trước khi nghị án; 12
(9). Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; 12
(10). Khiếu nại hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; 14
2.2. Nghĩa vụ của bị cáo. 15
II. ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 16
C. KẾT LUẬN 19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: