Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu.
1. Lý do lựa chọn đề tài.
Ngành Dệt May là một trong những chủ lực quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI, thực hiện sự nghiệp xây dựng CNH – HĐH đất nước.
Xu thế tự do hoá thương mại đối với ngành dệt may theo lịch trình của Hiệp định ATC ( Agreement on Textile and Clothing) sắp đến điểm kết thúc vào ngày 31/12/2004 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho Ngành Dệt May Việt Nam. Nhưng Ngành sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn đó là Cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt “một mất một còn” giữa các đối thủ tham gia, không bảo hộ, không rào cản thương mại...
Cơ hội mới cùng những thách thức mới đòi hỏi Ngành Dệt May, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải có một nhận thức mới đối với tương lai phát triển của Ngành. Câu hỏi đặt ra đối với Ngành Dệt May và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Việt Nam là phải tìm ra con đường để phát triển và xây dựng lợi thế hơn là chỉ tìm cách xoá bỏ các bất lợi thế.
Đứng trước thực tế trên đối với Ngành Dệt May, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài: “ Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Dệt May Việt Nam trong giai đoạn 2002 – 2020.”
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Đề tài sẽ khai thác một hướng nghiên cứu hoàn toàn mới về lý luận phát triển Ngành Dệt May Việt Nam trong giai đoạn mới để đưa ra tư duy kinh doanh xây dựng lợi thế cạnh tranh chứ không phải tư duy kinh doanh theo kiểu chiến lược “ăn theo” ( me – too strategy) như trước đây. Tư duy kinh doanh mới này sẽ là nền tảng để đề tài xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho Ngành Dệt May Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài sẽ nghiên cứu lý luận Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh do giáo sư Michael E. Porter thuộc trường kinh doanh Harvard đưa ra.
Đề tài áp dụng lý luận này để nghiên cứu thực trạng vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam trong giai đoạn 1997 –2001.
Trước thực trạng đó, đề tài kiến nghị chiến lược cụ thể để phát triển nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 – 2020.
4. Các phương pháp nghiên cứu.
Đề tài tiếp cận lý luận về Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh của giáo sư hàng đầu về chiến lược Michael E. Porter, dựa trên những quan điểm và tư duy đổi mới của Đảng và Nhà Nước, và sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn thông qua các tài liệu, sách báo, các phương tiện chứa đựng và truyền tin về hàng dệt, may mặc của thế giới và của Việt Nam.
5. Bố cục của đề tài.
Bố cục của đề tài gồm 3 phần:
Chương I: Mô hình chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh theo quan điểm của Marketing Quốc tế.
Chương II: Vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1997 – 2001.
Chương III: Chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2002 – 2020.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tích luỹ những kết quả tốt cho đề tài, nhưng với năng lực hạn chế của một sinh viên, nên bài viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình quý báu để đề tài tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tui xin trân thành Thank Cô giáo, THS. Nguyễn Thanh Bình- Bộ môn Marketing quốc tế; các bác, các cô, các chú đang làm việc, công tác tại Vụ Xuất Nhập Khẩu, Vụ Kế hoạch và Thống kê - Bộ Thương mại, Phòng Kế hoạch và thị trường thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam VINATEX đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tui hoàn thành đề tài này!

Chương I

Mô hình chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh theo quan điểm của Marketing quốc tế.
I. Nền tảng xây dựng chiến lược :
1.Các khái niệm
1.1. Chiến lược là gì?
Thuật ngữ “ Chiến lược” vốn xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa “khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự”. Sau đó, thuật ngữ này dần dần được sử dụng trong ngôn ngữ kinh doanh với ý nghĩa sơ khai “ là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hay phương hướng hành động và phân bổ tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó.” Định nghĩa này, do Giáo sư Alfred Chandler (thuộc trường Đại học Harvard) đưa ra vào đầu thập niên 60 trong cuốn sách mang tên “ Chiến lược và cơ cấu của Alfred Chandler.”, đã được coi là một tiền đề tạo ra một bước phát triển mới cho giai đoạn kinh doanh mang tính hiện đại của các thập kỷ sau đó. [5]
Đầu thập kỷ 80, toàn thế giới ngỡ ngàng với cuốn sách mang tựa đề “ Chiến lược là gì?” của tác giả Michael E. Porter – giáo sư hàng đầu về chiến lược kinh doanh của trường kinh doanh Harvard. Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra 3 luận điểm quan trọng về “ Chiến lược”: [4]
Thứ nhất, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. Cốt lõi của thiết lập vị thế chiến lược là việc lựa chọn các hoạt động khác với các nhà cạnh tranh (sự khác biệt này có thể là những hoạt động khác biệt so với các nhà cạnh tranh hay các hoạt động tương tự nhưng với những cách thức thực hiện khác biệt.)
Thứ hai, chiến lược là sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh. Điểm cốt lõi là chọn những gì cần thực hiện và những gì không thực hiện.
Thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Sự thành công của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động và sự hội nhập, hợp nhất của chúng.
3 luận điểm này của Michael E. Porter không phải để phủ nhận các quan điểm truyền thống mà là một sự mở rộng và phát triển nâng vị trí “Chiến lược” lên một tầm cao hoàn toàn mới. Đây thực sự là một đại cách mạng trong lý luận về Quản trị chiến lược bởi giờ đây giới doanh nhân phải hiểu thấu đáo rằng: “Phát triển chiến lược kinh doanh là phát triển vị thế cạnh tranh thông qua phát triển các lợi thế cạnh tranh.”
1.2.Vị thế cạnh tranh.[4]
Vị thế cạnh tranh là chỗ đứng mà doanh nghiệp giành được trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh phát triển nhất trên thị trường. Một doanh nghiệp tồn tại được hay không, phát triển và thăng hoa ra sao phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh bằng mọi giá phải duy trì và củng cố vị thế cạnh tranh có được đó.
Trên tinh thần của Michael E. Porter, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chỉ có được khi nó tạo ra được những lợi thế của riêng mình và sử dụng những lợi thế đó một cách có hiệu quả nhất. Những lợi thế này là chìa khoá để doanh nghiệp xây dựng thị phần và tạo ra khả năng vượt trội cho mình – nền tảng của một vị thế cạnh tranh vững mạnh.
Thị phần là phần mà sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh trên thị trường. Khả năng vượt trội của một doanh nghiệp là sự khác biệt hoá trong sản phẩm của doanh nghiệp thoả mãn tối đa nhu cầu khách hàng. Hai đặc tính thị phần và khả năng vượt trội này củng cố cho nhau và giải thích lý do tại sao một số doanh nghiệp ngày càng trở nên mạnh hơn theo thời gian: khả năng vượt trội làm cho sản phẩm tăng thêm tính độc đáo, thúc đẩy nhu cầu về sản phẩm gia tăng, sau đó, khi đạt được thị phần rộng lớn hơn thì doanh nghiệp có nhiều sức mạnh hơn để đầu tư nhiều hơn vào việc hoàn thiện và phát triển các khả năng nổi bật, đồng nghĩa với xu thế nâng cao vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thương trường.
1.3.Hành vi cạnh tranh.
Các doanh nghiệp Mỹ nổi tiếng là luôn kêu gọi sự can thiệp của Chính phủ Mỹ khi họ không thể cải thiện vị thế cạnh tranh của mình thêm một bước nữa. Câu chuyện cuộc chiến thương mại thép giữa Hoa Kỳ và Châu Âu đầu năm 2002 là một ví dụ điển hình. Tổng thống Bush đã ký sắc lệnh đánh thuế 30% đối với lượng thép nhập khẩu từ Châu Âu ngay khi các doanh nghiệp Mỹ kêu rằng nền công nghiệp sản xuất thép của Mỹ đang bị đe doạ bởi lượng thép nhập khẩu tràn ngập từ Châu Âu. Ngay lập tức, Châu Âu lên tiếng phản đối chính sách này của Mỹ và cho rằng “đây là một chính sách sai trái và không thể chấp nhận được”. Để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp mình, Châu Âu tuyên bố, một khi chính sách này của Mỹ được thi hành thì, ô tô của Mỹ xuất sang Châu Âu sẽ chịu mức thuế tăng gấp đôi.[3] Ai được lợi và ai không được lợi trong cuộc chiến này? Từ vị trí quan sát, ta thấy rõ, việc các doanh nghiệp kêu gọi chính phủ can thiệp chính là hành vi cạnh tranh nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong cuộc chiến cạnh tranh không khoan nhượng này.
Hiểu rộng ra, hành vi cạnh tranh là phản ứng của doanh nghiệp trước một động thái cạnh tranh tiềm ẩn hay mới xuất hiện của đối thủ nhằm bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường.[5]
Hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp có thể là một trong bốn loại sau:
Đ Cuộc chiến cạnh tranh
Đ Hạn chế cạnh tranh
Đ Né tránh cạnh tranh
Đ Bỏ qua cạnh tranh
Cuộc chiến cạnh tranh tức là đối đầu trực tiếp với đối phương nhằm vươn tới hay duy trì vị thế cạnh tranh của mình.
Hạn chế cạnh tranh tức là hạn chế tối đa việc sử dụng những đấu pháp cạnh tranh có thể sẽ gây thiệt hại cho doanh lợi cũng như danh tiếng của mình.
kết luận.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ làm được 3 điều: Thứ nhất, nó chắc chắn sẽ làm tăng quy mô thị trường cho các doanh nghiệp. Thứ hai, nó tạo ra các đối thủ cạnh tranh mới trên thương trường. Trung Quốc, ấn Độ và Indonesia sẽ là những đối thủ cạnh tranh mới trên thế giới trong những năm tới, vì họ nằm ở thị trường lớn nhất và mới nhất của thế giới. Thứ ba, sự đổi mới sẽ diễn ra trên khắp thế giới, lan rộng từ Bắc Mỹ tới Châu Âu và Châu á. Như vậy, cục diện thế giới đã hoàn toàn thay đổi.
Nền kinh tế toàn cầu gửi đến cho chúng ta một bức thông điệp rằng, khả năng duy trì lợi thế nhờ lao động rẻ như các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang áp dụng hiện nay là một mô hình cũ. Do đó, tư duy kinh doanh mới của thế kỷ XXI là Bạn không thể tạo ra tương lai bằng cách sử dụng những công cụ chiến lược cũ. Và nếu bạn chỉ nghĩ rằng việc bắt kịp cái mà người khác đã làm là điều cần thiết thì bạn hãy nghĩ lại, bởi vì cuối cùng thì kẻ chiến thắng sẽ là những người có khả năng sáng tạo ra một cuộc chơi hoàn toàn mới.
Và cách duy nhất để có thể tồn tại trong cuộc chiến cạnh tranh sắp tới là phải xây dựng và nâng cao vị thế cạnh tranh thông qua chiến lược đổi mới và nâng cấp hoàn toàn mới. Đây là những suy nghĩ mới được thể hiện trong nội dung của đề tài, và tui hy vọng đề tài sẽ giải toả được phần nào những bức xúc mà các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam hiện nay đang gặp phải.
Ngành Dệt May Việt Nam có thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược tăng tốc hay không phụ thuộc rất nhiều vào đường lối chính sách đúng đắn của Đảng nhưng trên hết, điều đó phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, năng động và đột phá trong các chiến lược của chính các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top