Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Chương 1. Vùng biên giới phía Bắc trong bối cảnh Việt Nam thời Nguyễn: Trong chương này tác giả tập trung giới thiệu những biến đổi của tình hình thế giới và khu vực ở cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và những tác động đến Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên vị trí quan trọng của vùng biên giới phía Bắc trong lịch sử cũng như dưới thời Nguyễn. Chương 2. Củng cố bộ máy hành chính, dẹp phản loạn: Chương 2 của Luận văn chủ yếu trình bày những quan điểm, chủ trương biện pháp bảo vệ an ninh của nhà nước đối với vùng biên giới phía Bắc, đó là việc tăng cường bộ máy quản lí hành chính đến tận cấp châu, huyện miền núi - đỉnh cao là cuộc cải cách hành chính thực thi dưới triều Minh Mệnh. Chương 3: Tăng cường củng cố quốc phòng, bảo vệ biên cương: Nội dung chính của chương 3 là các chủ trương và biện pháp của nhà nước nhằm xây dựng nền quốc phòng vững mạnh với các nội dung quan trọng là Xây dựng lực lượng quân đội, hệ thống thành trì và trang bị vũ khí, sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với hoạt động xuất nhập cảnh qua biên giới. Đồng thời, sự giải quyết vấn đề biên giới thông qua quan hệ ngoại giao cũng là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong chương này
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vấn đề an ninh, quốc phòng,
bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Tùy vào điều kiện lịch sử, chế độ xã hội và thể chế chính trị của mỗi nước mà
khái niệm, nội dung, tính chất và mục tiêu của chính sách an ninh quốc phòng
ở mỗi nước có khác nhau. Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam thì khái
niệm an ninh được hiểu là trạng thái an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe
dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức của từng lĩnh
vực hoạt động, xã hội hay của toàn xã hội. Liên quan đến phạm trù này còn
có các khái niệm an ninh biên giới quốc gia, an ninh chính trị, an ninh quốc
gia, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng….. Trong số các khái niệm
trên, đề tài đặc biệt chú ý đến khái niệm an ninh biên giới quốc gia, được định
nghĩa như sau: An ninh biên giới quốc gia là trạng thái yên ổn và vững chắc
của biên giới quốc gia, được thể hiện trên các mặt: biên giới quốc gia không
bị xâm phạm, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới được giữ vững, hoạt
động xã hội và đời sống cư dân biên giới ổn định. Nội dung của nhiệm vụ giữ
gìn an ninh biên giới là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc
gia (mọi hoạt động làm thay đổi, xê dịch đường biên giới quốc gia và mốc
giới quốc gia đều phải do cơ quan cao nhất của nhà nước quyết định; không
một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong nước có quyền này); đảm bảo sự tuân
thủ và tôn trọng pháp luật và quy chế về biên giới, quy chế biên phòng (chống
xâm nhập, vượt biên trái phép, phá hoại đường biên giới, lấn chiếm lãnh thổ,
xâm canh, xâm cư, cách thức đi đến, cư trú, qua lại biên giới, các hoạt động
trong khu biên phòng…); đảm bảo việc tuân thủ các điều ước quốc tế về biên
giới. Giữ vững an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm chủ yếu của lực lượng vũ trang nhân dân (lực lượng an ninh, bộ đội biên phòng, bộ đội phòng
không, không quân, hải quân…), các cơ quan quản lý nhà nước và của mọi
công dân, trực tiếp là chính quyền và công dân khu vực biên giới [101, tr. 25].
Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các
hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa
học… của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh
toàn diện, cân đối, trong đó có sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững
hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng
đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Quốc phòng
trở thành hoạt động của các nước trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
Quốc phòng phải kết hợp với kinh tế để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tổ
chức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị - xã
hội, truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước [101, tr. 848].
Đối với một quốc gia như Việt Nam, luôn phải đương đầu với các thế
lực ngoại xâm hiếu chiến và nguy cơ chia cắt đất nước thì vấn đề an ninh
quốc phòng luôn được các triều đại phong kiến và các thể chế chính trị đặc
biệt coi trọng. Tùy từng giai đoạn lịch sử, căn cứ vào đặc trưng của thể chế
nhà nước mà nhiệm vụ và tính chất của an ninh quốc phòng được hiểu khác
nhau, nhưng về cơ bản an ninh được hiểu là yên ổn, không có rối loạn. Còn
quốc phòng là việc giữ gìn đất nước chống mọi âm mưu xâm lược từ bên
ngoài. Hai phạm trù an ninh và quốc phòng thường được đi kèm với nhau, bổ
sung ý nghĩa cho nhau, thể hiện quan điểm chính trị hay cách thức trị quốc
của mỗi ông vua, mỗi triều đại, hay mỗi nhà nước. Lẽ dĩ nhiên, một đất nước
không thể có nền an ninh tốt nếu không có quốc phòng vững mạnh và ngược
lại.
Triều Nguyễn ra đời trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, mà đặc
điểm bao trùm nhất là sự bành trướng của Chủ nghĩa thực dân phương Tây khiến phần lớn các dân tộc phương Đông rơi vào cảnh nô lệ, phụ thuộc. Hơn
nữa, trong lịch sử phát triển của Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử, triều
Nguyễn sở hữu một lãnh thổ rộng lớn từ Bắc vào Nam. Do đó, nhiệm vụ đặt
ra cho nhà Nguyễn ngay từ khi thành lập là phải duy trì ổn định an ninh trong
nước, tránh tình trạng chia cắt có thể xảy ra, đồng thời xây dựng tiềm lực
quân sự củng cố quốc phòng chống lại nguy cơ xâm lược từ bên ngoài.
Mặc dù cuối cùng nhà Nguyễn đã không giữ vững được nền độc lập,
từng bước để đất nước phụ thuộc vào tay thực dân Pháp nhưng không thể nói
các vua Nguyễn không chú trọng đến sự an nguy của quốc gia, lơ là vấn đề an
ninh quốc phòng. Song song với việc mở rộng và ổn định vùng đất phía Nam,
các vua đầu triều Nguyễn cũng tăng cường thiết lập nền cai trị của vương
triều ở vùng biên giới phía Bắc. Huế - Phú Xuân được chọn là kinh đô của
quốc gia, nhưng nhà Nguyễn vẫn luôn coi Bắc Hà là “trọng trấn”. Đây cũng là
nơi tồn tại nhiều thế lực của nhà Lê - Trịnh luôn có tham vọng khôi phục
vương triều. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng chứng minh vùng
biên giới phía Bắc là là phên dậu quan trọng bậc nhất của quốc gia và cũng là
nơi thường xuyên phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc.
Với vị thế địa chính trị quan trọng như vậy, vùng biên giới phía Bắc
luôn được các vua đầu triều Nguyễn đặc biệt quan tâm. Chính sách an ninh
quốc phòng của nhà Nguyễn đối với vùng đất này được thể hiện qua nhiều
mặt, từ việc củng cố bộ máy hành chính địa phương, dẹp trừ các cuộc bạo
loạn nổi dậy, tăng cường xây dựng sức mạnh quân đội để đối phó với những
hành động xâm phạm lãnh thổ quốc gia, đe dọa an ninh khu vục biên giới.
Các chính sách về kinh tế, văn hóa, đối ngoại liên quan đến vùng biên giới
phía Bắc cũng đều có ý nghĩa nhất định về an ninh và quốc phòng. Việc lựa
chọn chủ đề “Chính sách an ninh, quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng
biên giới phía Bắc 1802 - 1858” làm nội dung nghiên cứu là nhằm chứng minh thái độ quan tâm của triều Nguyễn đối với vùng được coi là “phên dậu”
này. Chúng tui cũng muốn thông qua việc tìm hiểu vấn đề này để thấy rõ hơn
chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam thời Nguyễn từ lâu đã thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là giới sử học trong và
ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về nhà Nguyễn bắt đầu từ những năm
cuối thế kỷ XIX, đề cập đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó vấn
đề bảo đảm an ninh, củng cố quốc phòng được đề cập ở các mức độ khác
nhau. Nhiều bộ giáo trình đại học và các bộ thông sử về thời kỳ quân chủ Việt
Nam đã ra mắt độc giả, trong đó tiêu biểu là bộ sách Lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam tập 3, xuất bản năm 1963, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 do
Trương Hữu Quýnh chủ biên (Nxb Giáo dục, 2002)…Về cơ bản, nội dung các
bộ sách kể trên đã phản ánh sự phát triển của lịch sử Việt Nam qua từng giai
đoạn và những chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam trong đó có
phần triều Nguyễn.
Năm 1921, bộ giản sử Việt Nam bằng tiếng Việt đã được xuất bản là
bộ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Đây là bộ sách nghiên cứu về lịch
sử Việt Nam từ khởi thủy đến khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Phần
nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời Nguyễn đã nhắc đến việc xây dựng tiềm
lực kinh tế, quân sự và củng cố ngoại giao của quốc gia thống nhất. Cũng
trong phần này có đề cập đến việc tổ chức đối phó với các cuộc bạo loạn
trong nước, đặc biệt là vùng biên giới phía Bắc.
Năm 1952, cuốn sách Sử Việt Nam thời cận kim của Lê Hữu Thu được
xuất bản, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ khi Minh Mệnh lên ngôi đến khi
Bảo Đại chính thức kí Hiệp định Hạ Long (1948). Trong chương 1 tác giả đã
nhắc đến các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội và tình trạng loạn lạc xảy
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Lịch sử Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Chương 1. Vùng biên giới phía Bắc trong bối cảnh Việt Nam thời Nguyễn: Trong chương này tác giả tập trung giới thiệu những biến đổi của tình hình thế giới và khu vực ở cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và những tác động đến Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên vị trí quan trọng của vùng biên giới phía Bắc trong lịch sử cũng như dưới thời Nguyễn. Chương 2. Củng cố bộ máy hành chính, dẹp phản loạn: Chương 2 của Luận văn chủ yếu trình bày những quan điểm, chủ trương biện pháp bảo vệ an ninh của nhà nước đối với vùng biên giới phía Bắc, đó là việc tăng cường bộ máy quản lí hành chính đến tận cấp châu, huyện miền núi - đỉnh cao là cuộc cải cách hành chính thực thi dưới triều Minh Mệnh. Chương 3: Tăng cường củng cố quốc phòng, bảo vệ biên cương: Nội dung chính của chương 3 là các chủ trương và biện pháp của nhà nước nhằm xây dựng nền quốc phòng vững mạnh với các nội dung quan trọng là Xây dựng lực lượng quân đội, hệ thống thành trì và trang bị vũ khí, sự kiểm soát nghiêm ngặt đối với hoạt động xuất nhập cảnh qua biên giới. Đồng thời, sự giải quyết vấn đề biên giới thông qua quan hệ ngoại giao cũng là một nội dung quan trọng được đề cập đến trong chương này
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vấn đề an ninh, quốc phòng,
bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Tùy vào điều kiện lịch sử, chế độ xã hội và thể chế chính trị của mỗi nước mà
khái niệm, nội dung, tính chất và mục tiêu của chính sách an ninh quốc phòng
ở mỗi nước có khác nhau. Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam thì khái
niệm an ninh được hiểu là trạng thái an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe
dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của tổ chức của từng lĩnh
vực hoạt động, xã hội hay của toàn xã hội. Liên quan đến phạm trù này còn
có các khái niệm an ninh biên giới quốc gia, an ninh chính trị, an ninh quốc
gia, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa tư tưởng….. Trong số các khái niệm
trên, đề tài đặc biệt chú ý đến khái niệm an ninh biên giới quốc gia, được định
nghĩa như sau: An ninh biên giới quốc gia là trạng thái yên ổn và vững chắc
của biên giới quốc gia, được thể hiện trên các mặt: biên giới quốc gia không
bị xâm phạm, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới được giữ vững, hoạt
động xã hội và đời sống cư dân biên giới ổn định. Nội dung của nhiệm vụ giữ
gìn an ninh biên giới là đảm bảo tính bất khả xâm phạm của biên giới quốc
gia (mọi hoạt động làm thay đổi, xê dịch đường biên giới quốc gia và mốc
giới quốc gia đều phải do cơ quan cao nhất của nhà nước quyết định; không
một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong nước có quyền này); đảm bảo sự tuân
thủ và tôn trọng pháp luật và quy chế về biên giới, quy chế biên phòng (chống
xâm nhập, vượt biên trái phép, phá hoại đường biên giới, lấn chiếm lãnh thổ,
xâm canh, xâm cư, cách thức đi đến, cư trú, qua lại biên giới, các hoạt động
trong khu biên phòng…); đảm bảo việc tuân thủ các điều ước quốc tế về biên
giới. Giữ vững an ninh biên giới quốc gia là trách nhiệm chủ yếu của lực lượng vũ trang nhân dân (lực lượng an ninh, bộ đội biên phòng, bộ đội phòng
không, không quân, hải quân…), các cơ quan quản lý nhà nước và của mọi
công dân, trực tiếp là chính quyền và công dân khu vực biên giới [101, tr. 25].
Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể các
hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa
học… của nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh
toàn diện, cân đối, trong đó có sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ vững
hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng
đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô. Quốc phòng
trở thành hoạt động của các nước trong đó lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
Quốc phòng phải kết hợp với kinh tế để bảo vệ và xây dựng đất nước. Tổ
chức quốc phòng của mỗi nước phụ thuộc trực tiếp vào chế độ chính trị - xã
hội, truyền thống dân tộc và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước [101, tr. 848].
Đối với một quốc gia như Việt Nam, luôn phải đương đầu với các thế
lực ngoại xâm hiếu chiến và nguy cơ chia cắt đất nước thì vấn đề an ninh
quốc phòng luôn được các triều đại phong kiến và các thể chế chính trị đặc
biệt coi trọng. Tùy từng giai đoạn lịch sử, căn cứ vào đặc trưng của thể chế
nhà nước mà nhiệm vụ và tính chất của an ninh quốc phòng được hiểu khác
nhau, nhưng về cơ bản an ninh được hiểu là yên ổn, không có rối loạn. Còn
quốc phòng là việc giữ gìn đất nước chống mọi âm mưu xâm lược từ bên
ngoài. Hai phạm trù an ninh và quốc phòng thường được đi kèm với nhau, bổ
sung ý nghĩa cho nhau, thể hiện quan điểm chính trị hay cách thức trị quốc
của mỗi ông vua, mỗi triều đại, hay mỗi nhà nước. Lẽ dĩ nhiên, một đất nước
không thể có nền an ninh tốt nếu không có quốc phòng vững mạnh và ngược
lại.
Triều Nguyễn ra đời trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, mà đặc
điểm bao trùm nhất là sự bành trướng của Chủ nghĩa thực dân phương Tây khiến phần lớn các dân tộc phương Đông rơi vào cảnh nô lệ, phụ thuộc. Hơn
nữa, trong lịch sử phát triển của Việt Nam, lần đầu tiên trong lịch sử, triều
Nguyễn sở hữu một lãnh thổ rộng lớn từ Bắc vào Nam. Do đó, nhiệm vụ đặt
ra cho nhà Nguyễn ngay từ khi thành lập là phải duy trì ổn định an ninh trong
nước, tránh tình trạng chia cắt có thể xảy ra, đồng thời xây dựng tiềm lực
quân sự củng cố quốc phòng chống lại nguy cơ xâm lược từ bên ngoài.
Mặc dù cuối cùng nhà Nguyễn đã không giữ vững được nền độc lập,
từng bước để đất nước phụ thuộc vào tay thực dân Pháp nhưng không thể nói
các vua Nguyễn không chú trọng đến sự an nguy của quốc gia, lơ là vấn đề an
ninh quốc phòng. Song song với việc mở rộng và ổn định vùng đất phía Nam,
các vua đầu triều Nguyễn cũng tăng cường thiết lập nền cai trị của vương
triều ở vùng biên giới phía Bắc. Huế - Phú Xuân được chọn là kinh đô của
quốc gia, nhưng nhà Nguyễn vẫn luôn coi Bắc Hà là “trọng trấn”. Đây cũng là
nơi tồn tại nhiều thế lực của nhà Lê - Trịnh luôn có tham vọng khôi phục
vương triều. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cũng chứng minh vùng
biên giới phía Bắc là là phên dậu quan trọng bậc nhất của quốc gia và cũng là
nơi thường xuyên phải đối đầu với các thế lực xâm lược phương Bắc.
Với vị thế địa chính trị quan trọng như vậy, vùng biên giới phía Bắc
luôn được các vua đầu triều Nguyễn đặc biệt quan tâm. Chính sách an ninh
quốc phòng của nhà Nguyễn đối với vùng đất này được thể hiện qua nhiều
mặt, từ việc củng cố bộ máy hành chính địa phương, dẹp trừ các cuộc bạo
loạn nổi dậy, tăng cường xây dựng sức mạnh quân đội để đối phó với những
hành động xâm phạm lãnh thổ quốc gia, đe dọa an ninh khu vục biên giới.
Các chính sách về kinh tế, văn hóa, đối ngoại liên quan đến vùng biên giới
phía Bắc cũng đều có ý nghĩa nhất định về an ninh và quốc phòng. Việc lựa
chọn chủ đề “Chính sách an ninh, quốc phòng của triều Nguyễn đối với vùng
biên giới phía Bắc 1802 - 1858” làm nội dung nghiên cứu là nhằm chứng minh thái độ quan tâm của triều Nguyễn đối với vùng được coi là “phên dậu”
này. Chúng tui cũng muốn thông qua việc tìm hiểu vấn đề này để thấy rõ hơn
chính sách an ninh quốc phòng của triều Nguyễn nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Triều Nguyễn và lịch sử Việt Nam thời Nguyễn từ lâu đã thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, đặc biệt là giới sử học trong và
ngoài nước. Các công trình nghiên cứu về nhà Nguyễn bắt đầu từ những năm
cuối thế kỷ XIX, đề cập đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó vấn
đề bảo đảm an ninh, củng cố quốc phòng được đề cập ở các mức độ khác
nhau. Nhiều bộ giáo trình đại học và các bộ thông sử về thời kỳ quân chủ Việt
Nam đã ra mắt độc giả, trong đó tiêu biểu là bộ sách Lịch sử chế độ phong
kiến Việt Nam tập 3, xuất bản năm 1963, Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 do
Trương Hữu Quýnh chủ biên (Nxb Giáo dục, 2002)…Về cơ bản, nội dung các
bộ sách kể trên đã phản ánh sự phát triển của lịch sử Việt Nam qua từng giai
đoạn và những chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam trong đó có
phần triều Nguyễn.
Năm 1921, bộ giản sử Việt Nam bằng tiếng Việt đã được xuất bản là
bộ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Đây là bộ sách nghiên cứu về lịch
sử Việt Nam từ khởi thủy đến khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Phần
nghiên cứu về lịch sử Việt Nam thời Nguyễn đã nhắc đến việc xây dựng tiềm
lực kinh tế, quân sự và củng cố ngoại giao của quốc gia thống nhất. Cũng
trong phần này có đề cập đến việc tổ chức đối phó với các cuộc bạo loạn
trong nước, đặc biệt là vùng biên giới phía Bắc.
Năm 1952, cuốn sách Sử Việt Nam thời cận kim của Lê Hữu Thu được
xuất bản, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam từ khi Minh Mệnh lên ngôi đến khi
Bảo Đại chính thức kí Hiệp định Hạ Long (1948). Trong chương 1 tác giả đã
nhắc đến các chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội và tình trạng loạn lạc xảy
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: