nguyend_hieu
New Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội phân chia thành giai cấp và cùng với nó là sự xuất hiện của Nhà nước thì chính trị và con người chính trị cũng ra đời. Con người chính trị có vai trò rất to lớn, là nhân tố quyết định sự vận động và phát triển của chính trị nói riêng, của toàn xã hội nói chung. Nếu quyền lực chính trị được xác lập trên thực tế thông qua bộ máy nhà nước hay tổ chức chính quyền nhà nước – cái quan trọng nhất trong chính trị - thì Nhà nước đó hoạt động như thế nào, có thực hiện được các chức năng của nó hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào những chủ thể nắm quyền lực chính trị. Ở Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến dân tộc theo mô hình Nho giáo, vua – quan là chủ thể quyền lực chi phối toàn bộ sự hoạt động xã hội. Bộ máy quyền lực nhà nước đó do vua đứng đầu và bên dưới là đội ngũ quan lại các cấp mà ngày nay trong đời sống chính trị nước ta chính là đội ngũ cán bộ, công chức.
Lịch sử Việt Nam là quá trình đấu tranh lâu dài, gắn liền giữa dựng nước và giữ nước, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và giặc ngoại xâm. Bởi thế, việc tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh đoàn kết dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết thành công các nhiệm vụ đó, Nhà nước phong kiến Việt Nam nhất là trong các giai đoạn phục hưng và phát triển mạnh mẽ của dân tộc đều coi trọng việc đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại nhằm tăng cường sức mạnh của Nhà nước cũng như đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp.
Vào nửa cuối thế kỷ XV, vương triều Lê Thánh Tông (1460-1497) đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và phát triển đất nước, được xem là đỉnh cao sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Với thời gian 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ cả về mặt kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội. Nhà nước Đại Việt được củng cố vững chắc, thống nhất theo mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền và thực hiện việc cai trị đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Gắn liền với việc xây dựng, củng cố thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền tuyệt đối theo hệ tư tưởng Nho giáo, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm xây dựng con người chính trị, trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng quan lại. Vì vậy, đội ngũ quan chức triều đình cũng như quan lại địa phương đã được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng cả về trình độ, đạo đức và năng lực, đáp ứng kịp thời đòi hỏi sự phát triển của đất nước. Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông trở thành “khuôn phép”, hay “chế độ” như các sử gia phong kiến đã đánh giá để các triều đại sau đó noi theo, xem như mẫu mực cho việc tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. Dưới góc nhìn của chính trị học ngày nay, có thể nói triều đại Lê Thánh Tông đã có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người chính trị và thể chế chính trị, thấy được vai trò quyết định của đội ngũ quan lại cũng như của việc dùng người trong hoạt động chính trị vì đó là “cội gốc để tiến lên trị bình”, đồng thời cũng là “thềm bậc để đi đến hoạ loạn” như lời nhà Vua nói với thượng thư các bộ vào năm 1643 [48, tr.399].
Từ khi thành lập, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, coi đó là “nhân tố quyết định mọi thành bại của cách mạng” trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cũng như trong giai đoạn đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ càng trở nên quan trọng, là “khâu then chốt” của công tác xây dựng đảng. Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu chính sách dùng người trong chính trị dưới thời Lê Thánh Tông thể hiện sự kế thừa và phát huy những tiềm năng vốn có của dân tộc trong kho tàng tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh đảm bảo cho công cuộc đổi mới thành công. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước tới nay, nhiều công trình nghiên cứu về sử học, văn học, triết học, chính trị học, lịch sử tư tưởng, văn hoá, giáo dục Việt Nam của nhiều tác giả trong nước được công bố. Trong các công trình đó, dưới góc độ tiếp cận khác nhau của các khoa học cụ thể, một số tác giả đề cập đến vấn đề đào tạo và sử dụng đội ngũ quan lại cũng như việc dùng người trong chính trị của các nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây.
Bàn về con người chính trị Việt Nam, nổi bật là công trình nghiên cứu Con người chính trị Việt Nam - Truyền thống và hiện đại của một nhóm tác giả của Viện Chính trị học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh do GS.TS Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009. Tác phẩm đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về con người chính trị cũng như thực tiễn con người chính trị Việt Nam trong truyền thống và thời hiện đại, đồng thời xác định những yêu cầu mới đối với con người chính trị Việt Nam hiện nay.
Trong cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 - 1945 do Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1996, các tác giả đã phân tích cụ thể về nội dung, phương pháp và kết quả đạt được trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở nước ta từ thế kỷ X đến năm 1945, trong đó nhấn mạnh những đóng góp tích cực của nền giáo dục Nho học vào việc đào tạo đội ngũ quan lại cho các triều đại phong kiến dân tộc.
Về vấn đề sử dụng nhân tài, cuốn Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử của GS. Phan Hữu Dật (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1994 và cuốn Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam của Phạm Hồng Tung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2008 đã khái quát nhận thức của ông cha ta về vai trò của người tài cũng như những kinh nghiệm, biện pháp thu hút, sử dụng hiền tài trong lịch sử Việt Nam, chủ yếu dưới thời phong kiến.
Triều đại Lê Sơ, nhất là thời Lê Thánh Tông là giai đoạn phát triển tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam truyền thống. Lê Thánh Tông là một trong những vị vua anh minh trị vì lâu, có nhiều đóng góp về mặt tư tưởng chính trị cũng như trong thực tiễn cai trị đất nước. Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập I do PGS.TS Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1993, đã dành riêng một chương bàn về thế giới quan, tư tưởng chính trị - xã hội và đường lối trị nước của Lê Thánh Tông.
Năm 2002, trong cuốn Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh, PGS.TS. Nguyễn Hoài Văn đã đi sâu phân tích những đóng góp của Lê Thánh Tông trong việc vận dụng, phát triển Nho giáo thành hệ tư tưởng chính trị chính thống, sử dụng nó trong việc cai trị đất nước, đào tạo và xây dựng đội ngũ quan lại đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước nửa cuối thế kỷ XV.
Trước đó, tại Hội thảo kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức năm 1997, đã có nhiều tác giả bàn về đường lối trị nước và các chính sách thời Lê Thánh Tông trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội và an ninh - quốc phòng. Trong đó có một số chuyên đề đáng chú ý như: Về đường lối trị nước của Lê Thánh Tông của PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ; Suy nghĩ về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông của GS.TS Trương Hữu Quýnh; Vua Lê Thánh Tông và pháp luật của TS. Bùi Xuân Đính; Cải cách quan lại địa phương dưới thời Lê Thánh Tông của Nguyễn Hoàng Anh;… Cũng trong năm 1997, Nghiên cứu sinh Đặng Kim Ngọc đã bảo vệ thành công Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử với đề tài Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ (1428-1527), trong đó có một số kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này thời Lê Thánh Tông.
Trong những năm gần đây, trên các tạp chí nghiên cứu cũng đã công bố một số bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đào tạo, tuyển chọn và sử dụng quan lại như Tuyển chọn quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh: Di sản kế thừa và tham khảo của Bùi Huy Khiên trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 144 năm 2008 ; Tuyển chọn và sử dụng quan lại ở nước ta thời kỳ trung đại của TS. Đỗ Minh Cương trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9 năm 2006; Ông cha ta sử dụng hiền tài của Lê Văn Huân trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2+3 năm 2008; Tuyển chọn và sử dụng quan chức: Cách làm của ông cha ta của Bùi Xuân Đính trên Báo Tiền phong số 40 năm 2009 …
Các công trình, ấn phẩm nói trên đề cập đến con người chính trị Việt Nam hay vấn đề đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại trong lịch sử Việt Nam truyền thống nói chung, hay phân tích về tư tưởng chính trị hay một số khía cạnh có liên quan đến việc đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông nhưng chủ yếu tiếp cận dưới góc độ sử học, văn học, triết học, lịch sử tư tưởng và văn hoá, giáo dục. Việc sử dụng con người chính trị với tư cách là một hoạt động cơ bản và quan trọng trong thực thi quyền lực chính trị đã được các nhà khoa học quan tâm nhưng chưa nhiều. Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông dưới góc nhìn chính trị học vẫn còn là khoảng trống cần được nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Tuy nhiên, những công trình khoa học của các học giả, các nhà nghiên cứu kể trên là rất quý báu để tác giả luận văn có điều kiện kế thừa, đồng thời vừa có thể tự hệ thống và khám phá độc lập trong nghiên cứu riêng của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ chính sách đào tạo và sử dụng quan lại dưới thời Lê Thánh Tông. Từ đó rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử thông qua liên hệ với thực tiễn công tác cán bộ hiện nay.
Để thực hiện Chiến lược cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) và Kết luận Hội nghị Trung ương 9 (khoá X) trong đó vấn đề đào tạo và sử dụng cán bộ là những nội dung rất quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng đòi hòi của thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, tác giả luận văn xin nêu một số đề xuất và kiến nghị sau đây đối với Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ:
- Kiên trì quan điểm “cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng Việt Nam” và nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
- Tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ thành các văn bản pháp luật, các quy định, quy chế, hướng dẫn để công tác cán bộ được thực hiện theo quy trình hợp lý, đồng bộ, thống nhất, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ với vai trò là khâu then chốt quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức tiến cử, tự tiến cử và thi tuyển một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tiến hành chế độ thực tập lãnh đạo để tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có cơ hội, điều kiện rèn luyện, phấn đấu. Làm tốt công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ.
- Thực hiện phân cấp và nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác cán bộ; tăng cường trách nhiệm của cơ quan, đơn vị làm công tác tổ chức cán bộ.
- Xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng nhân tài.
- Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ.
Trước mắt, để hạn chế tình trạng “chạy chức, chạy quyền”, đảm bảo dân chủ, công khai trong công tác nhân sự khi bầu vào các chức vụ quan trọng, các cấp uỷ đảng cần tổ chức triển khai tốt chủ trương bầu cử có số dư, đưa ra nhiều ứng cử viên xứng đáng để Đại hội đại biểu Đảng các cấp bầu. Trên cơ sở đó, chọn ra được những cán bộ lãnh đạo xuất sắc nhất về phẩm chất và năng lực ở các cấp, các ngành, đảm bảo cho bộ máy nhà nước cũng như cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh để Việt Nam có thể chủ động, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới và sớm cất cánh, “cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội phân chia thành giai cấp và cùng với nó là sự xuất hiện của Nhà nước thì chính trị và con người chính trị cũng ra đời. Con người chính trị có vai trò rất to lớn, là nhân tố quyết định sự vận động và phát triển của chính trị nói riêng, của toàn xã hội nói chung. Nếu quyền lực chính trị được xác lập trên thực tế thông qua bộ máy nhà nước hay tổ chức chính quyền nhà nước – cái quan trọng nhất trong chính trị - thì Nhà nước đó hoạt động như thế nào, có thực hiện được các chức năng của nó hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào những chủ thể nắm quyền lực chính trị. Ở Việt Nam, dưới các triều đại phong kiến dân tộc theo mô hình Nho giáo, vua – quan là chủ thể quyền lực chi phối toàn bộ sự hoạt động xã hội. Bộ máy quyền lực nhà nước đó do vua đứng đầu và bên dưới là đội ngũ quan lại các cấp mà ngày nay trong đời sống chính trị nước ta chính là đội ngũ cán bộ, công chức.
Lịch sử Việt Nam là quá trình đấu tranh lâu dài, gắn liền giữa dựng nước và giữ nước, thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và giặc ngoại xâm. Bởi thế, việc tập hợp lực lượng, xây dựng sức mạnh đoàn kết dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Để giải quyết thành công các nhiệm vụ đó, Nhà nước phong kiến Việt Nam nhất là trong các giai đoạn phục hưng và phát triển mạnh mẽ của dân tộc đều coi trọng việc đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại nhằm tăng cường sức mạnh của Nhà nước cũng như đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của chính quyền các cấp.
Vào nửa cuối thế kỷ XV, vương triều Lê Thánh Tông (1460-1497) đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong xây dựng và phát triển đất nước, được xem là đỉnh cao sự phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Với thời gian 38 năm trị vì, Lê Thánh Tông đã đưa nước Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ cả về mặt kinh tế, chính trị và văn hoá – xã hội. Nhà nước Đại Việt được củng cố vững chắc, thống nhất theo mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền và thực hiện việc cai trị đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Gắn liền với việc xây dựng, củng cố thể chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền tuyệt đối theo hệ tư tưởng Nho giáo, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm xây dựng con người chính trị, trọng tâm là vấn đề đào tạo và sử dụng quan lại. Vì vậy, đội ngũ quan chức triều đình cũng như quan lại địa phương đã được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng cả về trình độ, đạo đức và năng lực, đáp ứng kịp thời đòi hỏi sự phát triển của đất nước. Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông trở thành “khuôn phép”, hay “chế độ” như các sử gia phong kiến đã đánh giá để các triều đại sau đó noi theo, xem như mẫu mực cho việc tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh. Dưới góc nhìn của chính trị học ngày nay, có thể nói triều đại Lê Thánh Tông đã có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa con người chính trị và thể chế chính trị, thấy được vai trò quyết định của đội ngũ quan lại cũng như của việc dùng người trong hoạt động chính trị vì đó là “cội gốc để tiến lên trị bình”, đồng thời cũng là “thềm bậc để đi đến hoạ loạn” như lời nhà Vua nói với thượng thư các bộ vào năm 1643 [48, tr.399].
Từ khi thành lập, Đảng ta luôn chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, coi đó là “nhân tố quyết định mọi thành bại của cách mạng” trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cũng như trong giai đoạn đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bước vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, công tác cán bộ càng trở nên quan trọng, là “khâu then chốt” của công tác xây dựng đảng. Bên cạnh những kết quả to lớn đã đạt được, đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu chính sách dùng người trong chính trị dưới thời Lê Thánh Tông thể hiện sự kế thừa và phát huy những tiềm năng vốn có của dân tộc trong kho tàng tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh đảm bảo cho công cuộc đổi mới thành công. Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ trước tới nay, nhiều công trình nghiên cứu về sử học, văn học, triết học, chính trị học, lịch sử tư tưởng, văn hoá, giáo dục Việt Nam của nhiều tác giả trong nước được công bố. Trong các công trình đó, dưới góc độ tiếp cận khác nhau của các khoa học cụ thể, một số tác giả đề cập đến vấn đề đào tạo và sử dụng đội ngũ quan lại cũng như việc dùng người trong chính trị của các nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Có thể dẫn ra một số công trình nghiên cứu của các tác giả sau đây.
Bàn về con người chính trị Việt Nam, nổi bật là công trình nghiên cứu Con người chính trị Việt Nam - Truyền thống và hiện đại của một nhóm tác giả của Viện Chính trị học thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh do GS.TS Nguyễn Văn Huyên (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009. Tác phẩm đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về con người chính trị cũng như thực tiễn con người chính trị Việt Nam trong truyền thống và thời hiện đại, đồng thời xác định những yêu cầu mới đối với con người chính trị Việt Nam hiện nay.
Trong cuốn Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 - 1945 do Nguyễn Đăng Tiến (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1996, các tác giả đã phân tích cụ thể về nội dung, phương pháp và kết quả đạt được trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo ở nước ta từ thế kỷ X đến năm 1945, trong đó nhấn mạnh những đóng góp tích cực của nền giáo dục Nho học vào việc đào tạo đội ngũ quan lại cho các triều đại phong kiến dân tộc.
Về vấn đề sử dụng nhân tài, cuốn Phương sách dùng người của ông cha ta trong lịch sử của GS. Phan Hữu Dật (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 1994 và cuốn Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam của Phạm Hồng Tung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2008 đã khái quát nhận thức của ông cha ta về vai trò của người tài cũng như những kinh nghiệm, biện pháp thu hút, sử dụng hiền tài trong lịch sử Việt Nam, chủ yếu dưới thời phong kiến.
Triều đại Lê Sơ, nhất là thời Lê Thánh Tông là giai đoạn phát triển tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam truyền thống. Lê Thánh Tông là một trong những vị vua anh minh trị vì lâu, có nhiều đóng góp về mặt tư tưởng chính trị cũng như trong thực tiễn cai trị đất nước. Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập I do PGS.TS Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1993, đã dành riêng một chương bàn về thế giới quan, tư tưởng chính trị - xã hội và đường lối trị nước của Lê Thánh Tông.
Năm 2002, trong cuốn Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh, PGS.TS. Nguyễn Hoài Văn đã đi sâu phân tích những đóng góp của Lê Thánh Tông trong việc vận dụng, phát triển Nho giáo thành hệ tư tưởng chính trị chính thống, sử dụng nó trong việc cai trị đất nước, đào tạo và xây dựng đội ngũ quan lại đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước nửa cuối thế kỷ XV.
Trước đó, tại Hội thảo kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông do Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức năm 1997, đã có nhiều tác giả bàn về đường lối trị nước và các chính sách thời Lê Thánh Tông trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội và an ninh - quốc phòng. Trong đó có một số chuyên đề đáng chú ý như: Về đường lối trị nước của Lê Thánh Tông của PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ; Suy nghĩ về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông của GS.TS Trương Hữu Quýnh; Vua Lê Thánh Tông và pháp luật của TS. Bùi Xuân Đính; Cải cách quan lại địa phương dưới thời Lê Thánh Tông của Nguyễn Hoàng Anh;… Cũng trong năm 1997, Nghiên cứu sinh Đặng Kim Ngọc đã bảo vệ thành công Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học Lịch sử với đề tài Chế độ đào tạo và tuyển dụng quan chức thời Lê Sơ (1428-1527), trong đó có một số kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này thời Lê Thánh Tông.
Trong những năm gần đây, trên các tạp chí nghiên cứu cũng đã công bố một số bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đào tạo, tuyển chọn và sử dụng quan lại như Tuyển chọn quan lại dưới triều vua Lê Thánh Tông và vua Minh Mệnh: Di sản kế thừa và tham khảo của Bùi Huy Khiên trên Tạp chí Quản lý nhà nước, số 144 năm 2008 ; Tuyển chọn và sử dụng quan lại ở nước ta thời kỳ trung đại của TS. Đỗ Minh Cương trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9 năm 2006; Ông cha ta sử dụng hiền tài của Lê Văn Huân trên Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2+3 năm 2008; Tuyển chọn và sử dụng quan chức: Cách làm của ông cha ta của Bùi Xuân Đính trên Báo Tiền phong số 40 năm 2009 …
Các công trình, ấn phẩm nói trên đề cập đến con người chính trị Việt Nam hay vấn đề đào tạo, sử dụng đội ngũ quan lại trong lịch sử Việt Nam truyền thống nói chung, hay phân tích về tư tưởng chính trị hay một số khía cạnh có liên quan đến việc đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông nhưng chủ yếu tiếp cận dưới góc độ sử học, văn học, triết học, lịch sử tư tưởng và văn hoá, giáo dục. Việc sử dụng con người chính trị với tư cách là một hoạt động cơ bản và quan trọng trong thực thi quyền lực chính trị đã được các nhà khoa học quan tâm nhưng chưa nhiều. Chính sách đào tạo và sử dụng quan lại thời Lê Thánh Tông dưới góc nhìn chính trị học vẫn còn là khoảng trống cần được nghiên cứu, tìm hiểu một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Tuy nhiên, những công trình khoa học của các học giả, các nhà nghiên cứu kể trên là rất quý báu để tác giả luận văn có điều kiện kế thừa, đồng thời vừa có thể tự hệ thống và khám phá độc lập trong nghiên cứu riêng của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ chính sách đào tạo và sử dụng quan lại dưới thời Lê Thánh Tông. Từ đó rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử thông qua liên hệ với thực tiễn công tác cán bộ hiện nay.
Để thực hiện Chiến lược cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) và Kết luận Hội nghị Trung ương 9 (khoá X) trong đó vấn đề đào tạo và sử dụng cán bộ là những nội dung rất quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng đòi hòi của thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, tác giả luận văn xin nêu một số đề xuất và kiến nghị sau đây đối với Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ:
- Kiên trì quan điểm “cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng Việt Nam” và nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
- Tiếp tục thể chế hoá, cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng về công tác cán bộ thành các văn bản pháp luật, các quy định, quy chế, hướng dẫn để công tác cán bộ được thực hiện theo quy trình hợp lý, đồng bộ, thống nhất, bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo cán bộ với vai trò là khâu then chốt quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ.
- Vận dụng linh hoạt các hình thức tiến cử, tự tiến cử và thi tuyển một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý. Tiến hành chế độ thực tập lãnh đạo để tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có cơ hội, điều kiện rèn luyện, phấn đấu. Làm tốt công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ.
- Thực hiện phân cấp và nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong thực hiện công tác cán bộ; tăng cường trách nhiệm của cơ quan, đơn vị làm công tác tổ chức cán bộ.
- Xây dựng và thực hiện Chiến lược quốc gia về phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng nhân tài.
- Có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ.
Trước mắt, để hạn chế tình trạng “chạy chức, chạy quyền”, đảm bảo dân chủ, công khai trong công tác nhân sự khi bầu vào các chức vụ quan trọng, các cấp uỷ đảng cần tổ chức triển khai tốt chủ trương bầu cử có số dư, đưa ra nhiều ứng cử viên xứng đáng để Đại hội đại biểu Đảng các cấp bầu. Trên cơ sở đó, chọn ra được những cán bộ lãnh đạo xuất sắc nhất về phẩm chất và năng lực ở các cấp, các ngành, đảm bảo cho bộ máy nhà nước cũng như cả hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh để Việt Nam có thể chủ động, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới và sớm cất cánh, “cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” vào năm 2020 như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã đề ra.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: triều vua Lê Thánh Tông vào công cuộc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt nam hiện nay., TUYỂN CHỌN QUAN LẠI VỚI VẤN ĐỀ TUYỂN CHỌN CÁN BỘ, điều kiện chính trị hình thành tư tưởng giáo dục của Lê Thánh Tông, đánh giá chính sách giáo dục lê thánh tông, chính sách giao dục cải cách lê thánh tông, nhung dong gop cua cac cuoc cai cach le thanh tong tren mot so linh vuc phap luat trong lich su dan toc viet nam năm 1838, nhung danh hiệuquan lại thời phong kiến ứng với hiện nay, tuyển dụng quan lại triều lê sơ
Last edited by a moderator: