kyniem_12a8

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đáp ứng sự đòi hỏi tất yếu của công cuộc đổi mới cải cách hành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong điều kiện đó, hoạt động kiểm toán là hoạt động hết sức mới mẻ. Tuy nhiên, với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến của mình, kiểm toán đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các bảng khai tài chính, từ đó đem lại sự thành công cho một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh doanh. Đồng thời, kết quả kiểm toán đã góp phần đáng kể vào việc lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý các hoạt động kinh tế tài chính.
Trong nền kinh tế thị trường, số lượng dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng lên kéo theo là số lượng người sử dụng các thông tin tài chính sau khi được kiểm toán ngày càng tăng đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Việc kiểm toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề kiểm toán trong xã hội, bảo đảm về chất lượng cao của các dịch vụ cung ứng cho khách hàng và cho xã hội. Nếu kiểm toán viên không tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp thì lòng tin của công chúng vào dịch vụ kiểm toán sẽ giảm xuống.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên em đã quyết định chọn đề tài :
“Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên” cho đề án môn học của mình . Nội dung đề án được trình bày theo ba phần :
Phần I: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Phần II: Thực trạng đạo tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên ở Việt Nam.
Phần III: Giải pháp và kiến nghị.
Do thời gian ngắn, khả năng nghiên cứu lại hạn chế, những vấn đề em tìm hiểu được và trình bày trong đề án môn học này có thể còn nhiều thiếu sót . Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn và góp ý của các thầy cô để bài viết của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.

PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA
KIỂM TOÁN VIÊN.
1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho kiểm toán viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Nói cách khác, đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì thái độ nghề nghiệp đúng đắn.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên có vai trò rất quan trọng. Nó là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm toán. Một kiểm toán viên cần có đạo đức và một công ty kiểm toán cần là một cộng đồng các kiểm toán viên có đạo đức. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu đối với nghề kiểm toán đáng tin cậy và được công nhận trở nên lớn hơn bao giờ hết. Hơn nữa, những người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nếu không có đạo đức thì dễ có thể làm cho thông tin báo cáo kiểm toán tài chính không tin tưởng dẫn đến hậu quả là sự mất lòng tin trong công chúng. Trong bối cảnh đó, nếu không có hoạt động kiểm toán để xác định tính tin cậy của các hệ thống thông tin tài chính thì sẽ gây cản trở lớn. Do vậy, những đòi hỏi về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên phải được xác định rõ ràng và được công bố để cho công chúng nói chung biết, qua đó họ có thể đòi hỏi các hành vi đạo đức của kiểm toán viên cũng như đánh giá các cam kết của ngành này.
Thông qua các chuẩn mực đã phát triển một cách thích hợp, có thể đánh giá trình độ và chất lượng của hoạt động kiểm toán. Đồng thời các chuẩn mực cũng là cơ sở cho việc giáo dục và đào tạo nhằm đạt được chuyên môn hoàn hảo. Đối với những người không thuộc lĩnh vực kiểm toán như các nhà quản lý, hội đồng quản trị, các cổ dông, nhà đầu tư, các tổ chức điều khiển và tất cả những ai quan tâm, các chuẩn mực được sử dụng như là biện pháp hữu ích của dịch vụ kiểm toán mà mọi người mong muốn có được.
Như vậy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong các cuộc kiểm toán nên nó phải được xây dựng một cách chặt chẽ, hợp lý để làm sao cho kiểm toán viên áp dụng một cách thuận lợi mà không phạm sai lầm hay bị chồng chéo bởi các điều lệ khác.

2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP.
Yêu cầu về nhân cách đạo đức của bất cứ tổ chức kiểm toán nào cũng phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản. Các nguyên tắc này chỉ đạo kiểm toán viên trong quá trình hành nghề và quan hệ với người khác.
2.1 Tính độc lập
Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Không có tính độc lập thì kiểm toán không có giá trị trong xã hội.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định rằng trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hay tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hay tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình.
Theo nguyên tắc 101 – Tính độc lập: Một hội viên hay một công ty mà ở đó anh ta là người chung vốn hay là cổ đông, sẽ không được diễn đạt ý kiến về các báo cáo tài chính của một doanh nghiệp trừ phi anh ta và công ty của anh ta độc lập với doanh nghiệp đó.
Tính độc lập trong kiểm toán có nghĩa là việc có một quan điểm vô tư khi thực hiện các cuộc kiểm toán, đánh giá các kết quả và công bố báo cáo kiểm toán. Nếu kiểm toán viên là một luật sư của khách hàng, một chủ ngân hàng cá biệt hay bất kỳ ai khác có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp về mặt tài chính, có quan hệ họ hàng thân thuộc với những người trong bộ máy quản lý của đơn vị được kiểm toán thì anh ta sẽ không thể được xem là độc lập. Ví dụ trước đây đã có lần chấp nhận cho kiểm toán viên sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn trong công ty khách hàng. Nhưng ngày nay điều đó được xem như khả năng tiềm ẩn tác động xấu đến tích độc lập của công ty kiểm toán và chắc chắn có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của người sử dụng về tính độc lập của kiểm toán viên. Việc trực tiếp hay gián tiếp sở hữu cổ phần của một công ty thì theo nguyên tắc 101 công ty kiểm toán đó sẽ bị cấm trình bày quan điểm về các báo cáo tài chính của công ty này. hay nếu kiểm toán viên là một thành viên của Hội đồng quản trị hay một viên chức của công ty khách hàng, khả năng để thực hiện những đánh giá độc lập của anh ta về sự trình bày trung thực ở các báo cáo tài chính sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng. Ngay cả khi việc các chức vụ này không thực tế làm ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên thì sự dính líu thường xuyên với ban quản trị và các quyết định mà ban quản trị lập sẽ có khả năng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận tính độc lập của kiểm toán viên từ những người sử dụng báo cáo. Để loại trừ khả năng này, nguyên tắc 101 nghiêm cấm kiểm toán viên có tư cách là giám đốc hay viên chức của công ty khách hàng.
Khi có một vụ kiện tụng hay có khả năng sinh ra một vụ kiện tụng giữa công ty kiểm toán và khách hàng của họ, khả năng mà công ty kiểm toán và khách hàng còn giữ vững tính khách quan rất đáng nghi vấn. Những vụ tranh chấp này được xem như một sự vi phạm nguyên tắc 101 đối với cuộc kiểm toán hiện hành. Thí dụ, nếu Ban quản trị kiện một công ty kiểm toán, khiếu nại một khuyết điểm trong lần kiểm toán trước, công ty kiểm toán không được xem là độc lập đối với lần kiểm toán trong năm hiện hành. Tương tự, nếu công ty kiểm toán kiện Ban quản trị vì sự quản lý lừa đảo hay dối trá, tính độc lập cũng bị mất.
Một kiểm toán viên có thể thực hiện cả công tác kế toán và kiểm toán cho cùng một công ty khách hàng. Tuy nhiên, có 3 quy định quan trọng mà kiểm toán viên phải thỏa mãn trước khi anh ta được chấp thuận thực hiện đồng thời việc ghi sổ sách và kiểm toán cho khách hàng. Thứ nhất, khách hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các báo cáo tài chính. Thứ hai, kiểm toán viên không được đảm đương vai trò của một nhân viên hay của Ban quản trị điều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba, kiểm toán viên, khi thực hiện quá trình kiểm tra các báo cáo tài chính lập từ sổ sách mà kiểm toán viên nắm giữ hoàn toàn hay một phần, phải dựa vào các chuẩn mực kiểm toán đã được thừa nhận. Hai quy định đầu thường khó thỏa mãn đối với các công ty khách hàng có quy mô nhỏ mà chủ nhân thường có rất ít kiến thức hay ít quan tâm đến kế toán hay xử lý các nghiệp vụ kinh tế. Đối với khách hàng của ủy ban giao dịch chứng khoán ( SEC ), SEC nghiêm cấm việc thực hiện các dịch vụ ghi sổ sách kế toán và kiểm toán bởi cùng một công ty kiểm toán. Phần lớn khách hàng của SEC có quy mô lớn và có nhiều khả năng có một đội ngũ nhân viên kế toán. Do đó, sự cấm đoán này không gây ra nhiều khó khăn.
Khi bàn về tính độc lập, điều cơ bản không chỉ là kiểm toán viên phải giữ thái độ độc lập khi thực thi trách nhiệm của mình ( độc lập thực sự ) mà còn cả những người sử dụng các báo cáo tài chính phải có niềm tin vào tính độc lập đó (độc lập bề ngoài ). Tính độc lập có khi kiểm toán viên thực tế có khả năng duy trì thái độ vô tư trong suốt quá trình kiểm toán, trong khi tính độc lập bề ngoài là kết quả của những lời giải thích của những người khác về tính độc lập đó. Nếu kiểm toán viên thực sự độc lập, nhưng những người sử dụng lại tin rằng họ là những người biện hộ cho khách hàng thì phần lớn giá trị của cuộc kiểm toán sẽ bị mất.
Tính độc lập có thể coi là cơ sở quan trọng để hoạt động kiểm toán có hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn nhận thức được rằng tính độc lập không bao giờ là đủ vì luôn có những điều kiện hạn chế ít nhiều tính độc lập. Ví dụ Hội đồng quản trị bắt buộc phải giải trình với chính quyền và xã hội, giám đốc điều hành cũng chịu sự bắt buộc như vậy cộng thêm sự bắt buộc của Hội đồng quản trị. Kiểm toán viên bên ngoài hoàn toàn không bao giờ quên rằng khách hàng trả tiền cho họ và tiền công đó là cần thiết để duy trì một hãng kiểm toán tồn tại và phát triển. Kiểm toán viên nội bộ báo cáo với một cá nhân trong tổ chức phụ thuộc vào tổ chức đó vì cuộc sống của họ. Việc chống lại sức ép của đồng sự trong tổ chức mà kiểm toán viên nội bộ muốn giữ quan hệ làm việc tốt luôn là vấn đề đáng quan ngại. Tất cả những điều đó có nghĩa là không người nào tự cho mình là một ốc đảo cô lập và tính độc lập bao giờ cũng là một thuật ngữ tương đối - độc lập nhiều hay độc lập ít - chứ không bao giờ tuyệt đối. Điều này không làm giảm giá trị của tính độc lập hay coi thường những cố gắng mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cuả tính độc lập mong muốn. Đối với kiểm toán viên, sự cố gắng không ngừng của chúng ta là củng cố tính độc lập cần thiết mặc dù có và luôn luôn có những giới hạn thực sự đối với tính độc lập đó. Giá trị của sự cố gắng này là góp phần làm cho tính độc lập cao hơn để hoạt động kiểm toán có hiệu quả, góp phần vào sự phồn vinh tối đa của tổ chức.
2.2 Tính liêm chính và tính khách quan.
Nguyên tắc 102 – Tính liêm chính và tính khách quan: Một hội viên không đựoc chủ tâm phản ánh sai sự việc, và khi hợp đồng thực hiện kiểm toán độc lập ( kể cả cung cấp dịch vụ khai thuế và dịch vụ tư vấn cho Ban quản trị ) anh ta không được để cho sự phán xét của mình bị phụ thuộc vào người khác. Khi thực hiện dịch vụ thuế, hội viên có thể giải quyết điều nghi ngờ theo hướng có lợi cho khách hàng khi có sự chứng minh hợp lý đối với quan điểm của anh ta.
Kiểm toán viên có nghĩa vụ phải đạt đến một chuẩn mực cao về hành vi như: phải trung thực và thẳng thắn trong quá trình làm việc và trong quan hệ của họ với các nhân viên của đơn vị được kiểm toán. Để có sự tin cậy từ phía công chúng, các kiểm toán viên không được để bị nghi ngờ và không được để bị chỉ trích, phẩm chất liêm chính được đánh giá theo nghĩa đúng đắn và công bằng. Phẩm chất này đòi hỏi kiểm toán viên phải tuân thủ cả về hình thức và tinh thần các chuẩn mực về đạo đức và các chuẩn mực về kiểm toán. Phẩm chất trung thực cũng đòi hỏi kiểm toán viên tuân thủ các nguyên tắc khách quan và độc lập, duy trì các chuẩn mực cao nhất về nhân cách và các hành vi nghề nghiệp, đưa ra các quyết định vì lợi ích của công chúng và áp dụng các tiêu chuẩn cao về phẩm chất trung thực trong khi xử lý công việc và các nguồn lực của cơ quan kiểm toán.
Kiểm toán viên phải là người có tính khách quan và công bằng trong tất cả các công việc bao gồm việc lập các báo cáo trung thực và chính xác. Do đó các kết luận trong báo cáo và ý kiến chỉ nên bị ảnh hưởng bởi các bằng chứng được thu thập theo các chuẩn mực kiểm toán của cơ quan kiểm toán tối cao. Các kiểm toán viên nên sử dụng các thông tin cũng như các ý kiến do đối tượng kiểm toán hay các đơn vị khác cung cấp. Tuy vậy, theo nguyên tắc 102thì các kết luận của kiểm toán không nên bị tác động bởi các ý kiến đó.
2.3 Các chuẩn mực về nghiệp vụ và năng lực.
Kiểm toán viên phải tuân thủ theo các chuẩn mực về nghiệp vụ, phấn đấu không ngừng để nâng cao năng lực và chất lượng công việc.
Nguyên tắc 201 – Các chuẩn mực chung: Một hội viên phải tuân thủ các tiêu chuẩn chung đã được ban hành dưới đây bởi các cơ quan do Quốc hội chỉ định và phải biện minh cho mọi chiều hướng khác với chúng.
- Năng lực nghề nghiệp: Hội viên chỉ được nhận thực hiện những hợp đồng mà anh ta hay công ty của anh ta dự kiến có đủ năng lực nghiệp vụ để hoàn thành.

KẾT LUẬN

Để thích ứng với yêu cẩu của nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường và hội nhập với Quốc tế, hoạt động kiểm toán Việt Nam đã hình thành và phát triển. Tuy vẫn còn là một ngành, nghề mới nhưng nó đã phần nào khẳng định được vị trí trên toàn đất nước. Để khẳng định được vị trí đó là do đặc trưng ngành nghề tuy nhiên phải kể đến cả sự đóng góp không nhỏ của con người trong lĩnh vực kiểm toán. Những người này được trang bị chuẩn mực kiểm toán đạo đức nghề nghiệp làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là những đường lối chung để giúp kiểm toán viên hoàn thành trách nhiệm nghề nghiệp của mình.
Một lần nữa khẳng định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng đối với kiểm toán viên vì vậy cần khắc phục các khó khăn và sử dụng các thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động của các kiểm toán viên.
Trong khi nghiên cứu đề án, do trình độ và thực tế chưa cao cộng với việc hạn chế về mặt tài liệu nên đề án này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sự đóng góp và bổ sung ý kiến từ phía các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank cô giáo Bùi Thị Minh Hải đã hướng dẫn tận tình để em hoàn thành đề án này./.

Sinh viên
VÕ THỊ THANH HUYỀN




Tài liệu tham khảo

1. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Quyển I – Bộ tài chính.
2. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Quyển II – Bộ tài chính.
3.Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – Quyển III– Bộ tài chính.
4. Kiểm toán của tác giả Alvin A.aren – Nhà xuất bản thống kê.
5. Tạp chí kiểm toán số 3 – năm 2000
6. Tạp chí kiểm toán số 3 – năm 2003










MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 2
1. Khái niệm và vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên 2
2. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp 3
2.1. Tính độc lập 3
2.2. Tính liêm chính và tính khách quan 6
2.3. Các chuẩn mực về nghiệp vụ và năng lực 7
2.4. Trách nhiệm đối với khách hàng - tính bảo mật 9
2.5. Trách nhiệm đối với khách hàng - thù lao phụ thuộc 10
2.6. Trách nhiệm đối với đồng nghiệp 11
2.7. Trách nhiệm và thông lệ khác - hành vi làm mất tín nhiệm 11
2.8. Trách nhiệm và thông lệ khác - quảng cáo và các hình thức lôi kéo khách 10
2.9. Trách nhiệm và thông lệ khác - hoa hồng 12
2.10 Trách nhiệm và thông lệ khác - các công việc không phù hợp 13
2.11. Trách nhiệm và thông lệ khác - hình thức hành nghề và tên gọi 14
2.12. Sự bắt buộc 14
PHẦN II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN Ở VIỆT NAM 16
1. Nhận xét, đánh giá chung thực trạng của chuẩn mực đạo đức của kiểm toán viên hiện nay 16
1.1. Ưu điểm 16
1.2. Nhược điểm 17
2. Số lượng kiểm toán viên còn ít so với nhu cầu ở Việt Nam 18
3. Chất lượng đào tạo kiểm toán viên 20
4. Chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm toán 21
5.So sánh thực trạng kiểm toán ở Việt Nam với thế giới 23
PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 25
1. Giải pháp 25
2. Kiến nghị 26
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
R XÃ HỘI HỌC PHÁP LUẬT MỐI QUAN HỆ CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC Văn hóa, Xã hội 0
R Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức thông qua một vài ví dụ cụ thể Văn hóa, Xã hội 0
J Xây dựng chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay Kinh tế chính trị 0
M Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng vào xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên Tài liệu chưa phân loại 2
B Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức Cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó vào xây dựng tư tưởng đạo đức của học sinh, sinh viên Tài liệu chưa phân loại 3
H Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người Việt Nam mới Tài liệu chưa phân loại 2
T Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên Tài liệu chưa phân loại 2
L Tư tưởng hồ chí minh về những chuẩn mực đạo đức con người việt nam và vân dụng tư tưởng đó xây dựng đạo đức con người việt nam Tài liệu chưa phân loại 2
R Hoàn Thiện Thủ Tục Hải Quan Điện Tử Việt Nam Theo Hướng Áp Dụng Các Chuẩn Mực Hải Quan Hiện Đại Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top