Download miễn phí Đồ án Chương trình Ruby On Rails





MỤC LỤC
ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
LỜI CẢM ƠN 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RUBY ON RAILS FRAMEWORK 5
I. Ngôn ngữ Ruby 5
1. Lịch sử phát triển 5
2. Ruby là gì? 5
3. Ruby có thể làm được những gì? 5
4. So sánh một số ngôn ngữ lập trình khác 6
5. Ruby IDE và editor hỗ trợ 7
II. Rails Framework 10
1. Lịch sử phát triển 10
2. Ruby on Rails là gì? 10
3. Các tính năng chính của Ruby on Rails 11
4. Kiến trúc MVC 12
5. Các thành phần của Rails 13
6. Tạo mới một project Rails 14
CHƯƠNG II: CHƯƠNG TRÌNH DEMO 20
I. Phân Tích Cơ Sở Dữ Liệu 20
1.Mô Hình ERD 20
2.Cơ Sở Dữ Liệu Quan Hệ 21
3.Mô Hình Vật Lý 21
4. Diễn Giải Cơ Sở Dữ Liệu 22
II. Demo Ruby On Rails 24
CHƯƠNG III:KẾT LUẬN 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
Tp.HCM Ngày……tháng……năm………
GV. Phản Biện
(Ký Tên)
Nhận Xét Của Giáo Viên Phản Biện
Tp.HCM Ngày……tháng……năm………
GV. Phản Biện
(Ký Tên)
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, chúng em luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và đóng góp nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, khoa Công nghệ thông tin.
Trước hết, tui xin chân thành Thank đến quý thầy cô trường Đại học Công nghiệp Tp HCM, khoa CNTT đã tận tình dạy bảo tui trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tiếp đó, chúng em xin Thank đến Nguyễn Minh Nghị, project manger công ty LARION, đã không quản khó nhọc cũng như công sức, truyền đạt một số kinh nghiệm cần thiết.
Chúng xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Từ Thị Xuân Hiền đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Mặc dù chúng em đã có nhiều cố gắng và hoàn thiện đồ án với tất cả tâm huyết và đam mê, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ RUBY ON RAILS FRAMEWORK
I. Ngôn ngữ Ruby
1. Lịch sử phát triển
Ruby được tạo ra bởi Yukihiro Matsumoto (hay còn được gọi là Matz),người Nhật Bản, vào ngày 24 tháng 2, 1993 và đưa ra bản chính thức vào năm 1995.
Ruby chịu nhiều ảnh hưởng từ Perl, và khi hoàn tất ngôn ngữ này, Matz đã đùa với một người bạn rằng nên đặt tên thế nào nghe cho nó giống một thứ đá quý nào đó (Perl lúc đầu cũng được đặt tên là Pearl - ngọc trai). Và bạn của anh đã gợi ý cái tên Ruby. Sau này Matz cũng bất ngờ khi phát hiện ra Pearl là viên đá quý tượng trưng cho những người sinh tháng 6, còn Ruby thì tượng trưng cho những người sinh tháng 7. Anh cho rằng cái tên Ruby như thế là phù hợp vì Ruby kế thừa và phát triển nhiều đặc tính từ Perl
Hiện phiên bản mới nhất và ổn định của Ruby là 1.9.2.
2. Ruby là gì?
Hiện nay, có nhiều ngôn ngữ lập trình để các lập trình viên có thể chọn lựa. Đối với các lập trình viên mới vào nghề, việc chọn một ngôn ngữ có thể gặp khó khăn. Có nhiều ngôn ngữ đang phát triển, nhưng không phổ biến và khó để tự học một cách thông thường. Trong số đó, Ruby là một ngôn ngữ rất hay mà các lập trình viên mới có thể thử.
Ruby là một mã nguồn mở, một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng thuần túy, nghĩa là, mỗi giá trị bao gồm: số, giá trị true và false,... đều là một đối tượng .
Ruby được thiết kế tập trung vào tính đơn giản và hiệu suất.
Ruby lấy cảm hứng từ Lisp, Perl, Smalltalk. Mặc dù là ngôn ngữ hướng đối tượng nhưng Ruby cũng có thể được sử dụng các kiểu lập trình thủ tục(procedure) và chức năng(functional)
3. Ruby có thể làm được những gì?
Ruby đã tạo nên những nét đặc biệt nhất của những ngôn ngữ lập trình. Những nét chính đó là:
Sức mạnh: là sự kết hợp hoàn hảo giữa sức mạnh hướng đối tượng thuần túy của ngôn ngữ hướng đối tượng với sức diễn đạt và sự tiện lợi của ngôn ngữ kịch bản(Script) của Perl. Chương trình Ruby rất nhỏ gọn, dễ đọc.
Tính đơn giản : Cú pháp và nghĩa của nó rất trực quan và dễ đọc (clean). Và cũng không có “những trường hợp đặc biệt” nào mà ta cần ghi nhớ. Như các instance, số nguyên (integer), hay các lớp (classes), vừa đủ giống vối các ngôn ngữ khác. Mỗi khi ta học những cái cơ bản, nó rất dễ dàng để đoán trước được cách làm những cái mới hơn.
Tính vô hình:Ruby giải phóng người lập trình khỏi sự cực nhọc trong việc nhồi nhét của các trình biên dịch (complier). Ruby luôn nằm trong ‘vùng kiểm soát’ ,do đó ta có thể tập trung giải quyết các lỗi bằng tay.
Sẵn có: Ruby là nguồn mở nên có thể sử dụng một cách tự do đối với người dùng hay người phát triển. Không giống như nhiều ngôn ngữ mới khác, Ruby không giới hạn bạn về vấn đề HĐH và pháp lý . Ruby có thể chạy trên Unix hay Linux , Microsoft Windows,….
4. So sánh một số ngôn ngữ lập trình khác
4.1 Ruby với Java
Điểm giống nhau:
Giống như Java, Ruby cũng có:
Bộ nhớ được quản lý thông qua bộ thu dọn rác (garbage collector).
Đối tượng là chủ đạo.
Đều có những method public, private, protected
Điểm khác nhau:
Không giống như Java, trong Ruby:
Không cần biên dịch code, ta có thể chạy trực tiếp
Sử dụng từ khóa “end” sau khi định nghĩa một cái gì đó, ví dụ như class, thay vì đặt dấu ngoặc quanh khối lệnh.
Sử dụng “require” thay vì “import” ở Java.
Tất cả các biến thành viên là private. Từ bên ngoài, ta có thể truy xuất mọi thứ qua các method.
Mọi thứ đều là đối tượng, bao gồm cả số, ví dụ như 5 và 3.14.
Tên biến chỉ là một cái nhãn, không một kiểu đi kèm với nó.
Contructor luôn luôn có tên là “initialize” thay vì có tên của class
== và equals() xử lý khác nhau trong Ruby. Sử dụng == khi ta muốn kiểm tra sự tương đương trong Ruby (với Java là equal()). Sử dụng equal?() khi ta muốn biết hai đối tượng có như nhau hay hông (với Java là ==)
4.2 Ruby với C++
Điểm giống nhau:
Giống như C++, Ruby cũng:
Đều có những method public, private, protected
Cú pháp kế thừa (inheritance) chỉ có một ký tự (nhưng với Ruby là “<” và C++ là “:”)
Exception làm việc theo cách giống nhau
Điểm khác nhau:
Không giống như C++, trong Ruby:
Contructor luôn luôn có tên là “initialize” thay vì có tên của class.
Tất cả method luôn là ảo.
Biến của class bắt đầu với @@
Không truy xuất trực tiếp vào các biến thành viên, mà phải thông qua method.
Một số method kết thúc với dấu “?”, “!”. Nó thực sự là một phần tên method.
Chỉ có hai kiểu chứa là : “Array” và “Hash”
5. Ruby IDE và editor hỗ trợ
Khi bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình mới, thì lúc đó bạn sẽ nghĩ ngay tới việc tìm cho mình một công cụ IDE để hỗ trợ cho việc soạn thảo lập trình. Với Ruby cũng không là ngoại lệ, bạn cũng sẽ gặp phải vấn đề khó khăn này khi bắt đầu.Dưới đây là danh sách các công cụ IDE thông dụng:
5.1. SciTE Là một công cụ tuyệt với, rất đơn giản và gọn nhẹ. Ưu điểm nổi trổi là tốc độ khi nạp và chạy chương trình. Hơn thế nữa, khi cài Ruby mà sử dụng gói dành cho hệ điều hành Windows, bạn có thể chọn trực tiếp để bộ cài đặt cài kèm theo công cụ SciTE cho máy của bạn. Tuy nhiên, công cụ này lại có quá ít các chức năng hỗ trợ cho người lập trình và vì vậy, nếu bạn là người thích làm mọi việc khi ‘coding’ mà không cần sự hỗ trợ và giúp đỡ gì nhiều từ các công cụ IDE thì SciTE là quá đủ dành cho bạn. Ngoài ra, bạn có thể cấu hình SciTE bằng cách chỉnh sửa các tệp tin cấu hình nó.
Trang chủ:  Tình trạng: Miễn phí, mã nguồn mở Hệ điều hành: Windows, Linux
5.2. RDE Là một công cụ rất nhẹ và đơn giản. Nó không phải là bộ soạn thảo lập trình cho nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, mà chỉ đơn giản chỉ là bộ soạn thảo lập trình cho mỗi Ruby và các anh em họ hàng của nó, như Perl, Python… Hơn thế nữa, RDE mang lại nhiều chức năng sử dụng, nhiều tiện ích kèm theo như chạy các đoạn script trực tiếp mà không cần lưu trước, biên dịch và đưa kết quả ra trực t...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top