Kynan

New Member
Download miễn phí Ông nghệ sản xuất xi măng nhà máy xi măng tam điệp
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG NHÀ MÁY XI MĂNG TAM ĐIỆP 3
I.Giới thiệu tổng quan về nhà máy xi măng TAM ĐIỆP 3
II.Công nghệ sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng TAM ĐIỆP 3
II.1.Tổng quan Về công nghệ sản xuất xi măng lò quay 3
II.2.Mô tả Quá trình công nghệ 6
II.3.Các phân xưởng chính trong Sản xuất xi măng 16
II.3.2.Phân xưởng nung CLINKER 22
III.4.Hệ thống điều khiển 29
III.4.1.Các thiết bị điều khiển quá trình 29
III.4.2.Các vị trí vận hành 30
III.4.4.Giám sát và điều khiển FLF-ECS Expert 32
CHƯƠNG 2: HỆ SLC500 CỦA ALLEN - BRADLY 35
I.Tổng quan về PLC 35
I.1.Giới thiệu về PLC 35
I.2.Cấu trúc, hoạt động của PLC 36
I.3.Các bước thiết kế 1 hệ thống diều khiển dùng PLC 38
I.3.1.Xác định quy trình công nghệ 38
I.3.2.Xác định các ngõ vào, ngõ ra 38
I.3.3.Viết chương trình 38
I.3.4.Nạp chương trình vào bộ nhớ 38
I.3.5.Chạy chương trình 38
II.Hệ SLC 500 của ALLen – Bradly 40
II.1.Phần cứng của SLC 500 40
II.2.Tổ chức file 57
II.3.Hệ lệnh 67
IV.Giới thiệu phần mềm lập trình RSLogix 500 94
IV.1.Bắt đầu với RSLogix 500 94
4.2.Các bước bắt đầu một cách nhanh chóng với RSLogix 500 95
IV.2.Nhập một chương trình logic hình thang 103
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CẦU RẢI SÉT 106
I.Khái quát 106
II.Cấu tạo và nguyên lý làm việc 107
II.1.Cấu tạo 107
II.2.Nguyên lý làm việc 109
III.Các dạng sai hỏng thường gặp - nguyên nhân - cách khắc phục 113
IV.Quy trình vận hành cầu rải liệu 113
IV.1.Các thiết bị truyền động của cầu tải 113
IV.2.Hệ thống điều khiển cầu rải 113
IV.3.Các mạch liên động của cầu rải 114
IV.4.Các giới hạn di chuyển 115
IV.5.Vận hành cầu rải ở cách vận hành tại chỗ "Local test" 116
IV.6.Vận hành cầu rải ở cách liên động tại chỗ "Local control" 117
IV.7.Chạy cầu rải theo liên động từ trung tâm "Central control" 118
IV.9.Các thông số của cầu rải 118
CHƯƠNG 4: CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN ĐỐI TƯỢNG CẦU RẢI 122
I.Các chương trình điều khiển 122
I.1.Điều khiển động cơ băng cố định M11 122
I.2.Chương trình điều khiển xe đổ M13 122
I.3.Điều khiển động cơ băng di động M15 122
I.4.Điều khiển động cơ đưa băng dịch chuyển ngang M21 123
I.5.Điều khiển động cơ M31 cho di chuyển dọc cầu 124
II.Quy ước các đầu vào, ra trong SLC500 124
II.1.Các đầu vào (Input) 124
II.2.Các đầu ra (Out put) 125
III.Lưu đồ giải thuật các chương trình 126
III.1.Chương trình điều khiển băng cố định M11 126
III.2.Chương trình điều khiển xe đổ (Throw – off cariage) M13 127
III.3.Chương trình điều khiển băng di động M15 128
III.4.Chương trình điều khiển dịch chuyển ngang 130
III.5.Chương trình điều khiển di chuyển dọc M31 132
Chương 1.
Giới thiệu tổng quan và công nghệ sản xuất xi măng nhà máy xi măng tam điệp
I.Giới thiệu tổng quan về nhà máy xi măng Tam Điệp
Nhà máy xi măng Tam Điệp được xây dựng trên địa bàn x• Quang Sơn -Thị x• Tam Điệp-Tỉnh Ninh Bình. Công suất thiết kế là 4000tấn/1ngày đêm (tương đương 1,4 triệu tấn Clinker/1năm). Với số vốn đàu tư hàng trăm triệu USD, đây là dây chyền sản xuất xi măng hiện đại vào loại bậc nhất của nước ta. Nhà máy được khởi công xây dựng từ năm 1998 đến năm 2002 thì hoàn thành và sau 2 năm chạy thử để hiệu chỉnh thông số cơ, điện, công nghệ hoàn tất, thì đến cuối năm 2004, Nhà máy đ• chính thức bước vào sản xuất. Mặc dù mới đi vào sản xuất chính thức hơn 1 năm nhưng Nhà máy đ• và đang ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong ngành công nghiệp xi măng của đất nước.
Với công nghệ khô tiên tiến của h•ng F.L.Smith Đan Mạch. Toàn bộ Nhà máy là một hệ thống sản xuất theo dây chuyền khép kín với thiết bị của các h•ng các tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới. Quá trình sản xuất của Nhà máy từ khâu tiếp nhận nguyên, nhiên vật liệu đến khâu xuất sản phẩm cho khách hàng đều được điều khiển hoàn toàn tự động từ phòng điều khiển trung tâm CCR (Central Control Room) thông qua hệ thống máy tính và PLC của h•ng Allen-Bradly (Mỹ). Tại nhà máy có hệ thống phân tích nhanh bằng X quang, chương trình tối ưu hóa thành phần phối liệu và hệ thống điều khiển tự động với hàng nghìn điểm đo, đảm bảo việc điều khiển và giám sát liên tục.
Ngoài các chủng loại xi măng pooc-lăng truyền thống PC30, PC40, Nhà máy còn sản xuất các chủng loại xi măng đặc biệt như xi măng dùng cho các giếng khoan sâu và trung bình, xi măng dùng xây dựng các đường hầm…tùy thuộc vào yêu cầu đặt hàng của khách.
II.Công nghệ sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng tam điệp
II.1.Tổng quan Về công nghệ sản xuất xi măng lò quay
II.1.1.Nguyên liệu chính để sản xuất xi măng
Xi măng là chất kết dính thủy lực cứng trong nước và không khí, được tạo ra bởi việc nghiền chung Clinker với thạch cao và một số phụ gia khác. Clinker là thành phần quan trọng nhất của xi măng, quyết định tính chất của xi măng.
Clinker là sản phẩm nung kết phối hỗn hợp nguyên liệu đá vôi, đá sét và một số nguyên liệu khác như cát thạch anh, xỷ sắt…Hỗn hợp trên được nghiền thật mịn, đồng nhất và được nung ở nhiệt độ cao. ở 450OC caolonit bị đehydrat hóa, ở 750-950OC canxi được đecacbonat hóa. Phản ứng gữa các cấu tử CaO với silic và nhôm, sắt bắt đầu mạnh ở 800OC.
Khi đạt tới 1300OC xuất hiện một phần chất nóng chảy và bắt đầu kết khối, ở 1400-1450OC Clinker được hình thành, tức hoàn thành tạo các khoáng chính của Clinker.

II.1.2.Các phương pháp sản xuất xi măng
Thực tế có 2 phương pháp sản xuất xi măng là khô và ướt. ở phương pháp ướt nguyên liệu được nghiền mịn trong máy nghiền ướt để tạo mùn (pasti) với độ ẩm 30-50% rồi cho thẳng vào lò nung. Ngược lại của phương pháp khô, nguyên liệu vào lò ở dạng bột ẩm 1% hay dạng viên độ ẩm 12-14%.
Những yếu tố cơ bản để chọn phương pháp sản xuất xi măng là các tính chất hóa lý của nguyên vật liệu, nguồn nhiên liệu và nước. Nếu nguyên liệu có độ ẩm tự nhiên lớn hơn 10% trong thành phần hóa học của nó, khả năng phân tán tốt, có đủ nước và nhiên liệu thì sản xuất theo phương pháp ướt tốt hơn.
Phương pháp khô sẽ hợp lý và kinh tế hơn khi nguyên vật liệu có độ ẩm tự nhiên thấp, thành phần hóa học đồng nhất và nguồn nhiên liệu, nước có hạn.
Phương pháp ướt có sơ đồ đơn giản hơn, tiêu tốn điện năng ít hơn, khối lượng chung của thiết bị lớn hơn. Khuyết điểm của phương pháp khô là tiêu tốn điện để nghiền gấp 3 lần so với phương pháp ướt.
Vì vậy, khối lượng xi măng sản xuất bàng phương ướt trước năm 1965 chiếm khoảng 2/3 tổng sản lượng của thế giới và tỷ lệ phương pháp ướt ở các nước như sau: Liên Xô (cũ) 90%; Bỉ 100%; Anh 98%; Canada 97-98%; Ba Lan 85%; Pháp 75-85%; Mỹ 60%; CHLB Đức và Nhật 30%; Italia 10-15%. Ngày nay, ở hầu hết ở tất cả các nước thì tỷ lệ của phương pháp khô tăng lên rất nhiều và là phương pháp sản xuất chủ yếu.
II.1.3.Thành phần hóa học chính của Clinker
Nguyên liệu chính để sản xuất Clinker là đá vôi (CaO) và đá sét (SiO , Fe O , Al O ). Chất lượng của Clinker phụ thuộc vào thành phần hóa học và thành phần khoáng của nó.
Thành phần hóa học của Clinker được biểu diễn bằng tỉ lệ các ôxyt thành phần trong phối liệu và là chỉ têu quan trọng nhất để kiểm tra chất lượng của Clinker. Tổng hàm lượn 4 oxyt cơ bản: CaO, SiO , Fe O , Al O trong Clike chiếm 95-98%. Tính chất của Clinker và xi măng phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ các ôxyt cơ bản này. Tỷ lệ hàm lượng các ôxyt trong Clinker thông thường như sau:
 CaO : 63-67%
 SiO : 21-24%
 Fe O : 2-4%
 Al O : 4-7%
Bằng việc thay đổi tỷ lệ hàm lượng các oxyt này khi cấp liệu vào máy nghiền, ta có thể thay đổi dược tính chất của xi măng. Ngoài các Oxy cơ bản đó, trong Clinker còn có các Oxyt khác như: MgO, NaO, PO, MnO…Các Oxyt này ở mức độ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chất lượng xi măng.
Trong quá trình nung luyện, 4 Oxyt cơ bản CaO, SiO , Fe O , Al O sẽ tác dụng với nhau để tạo thành các khoáng xác định tính chất của xi măng. Trong xi măng có các khoáng chính như sau:
 Silicat 3 Can xi (Alít) 3CaO.SiO
 Silicat 2 Can xi (Bezit) 2CaO.SiO
 Aluminat 3 Can xi 3CaO.Al O
 Alumoferit 4 Can xi 4CaO.Al O .Fe O
Hàm lượng các khoáng cơ bản trong Clinker nằm trong các khoảng sau:
 Silicat 3 Can xi (Alít) : 42-60%
 Aluminat 3 Can xi : 2-15%
 Silicat 2 Can xi (Bezit) : 15-50%
 Alumoferit 4 Can xi : 10-25%
Ngoài các phối liệu cơ bản trên còn có các phụ gia được đưa vào phối liệu nung hay nghiền cùng Clinker nhằm tăng cường hay hạn chế một số tính chất nào đó của xi măng:
 Phụ gia khoáng làm xúc tác cho những phản ứng hóa học, sau khi hoàn thành sẽ nằm lại luôn trong sản phẩm.
 Phụ gia điều chỉnh dùng điều chỉnh sự kết dính và độ đóng rắn của xi măng, thường dùng thạch cao.
 Phụ gia thủy làm tăng tính bền nước của xi măng.
 Phụ gia điền đầy nhằm hạ giá thành của sản phẩm (độn thêm).
II.1.4.Hệ thống lò nung ống quay – nơi quyết định tính chất của xi măng
Hệ thống lò quay thường bao gồm bộ phận chuẩn bị và cung cấp nhiên liệu, thiét bị trao đổi nhiệt bên trong và bên ngoài lò, thiết bị làm nguội Clinker, thiết bị thông gió và lắng bụi.
Căn cứ vào kích thước người ta phân ra lò ngắn và lò dài. Lò ngắn là lò có tỉ lệ giữa chiều dài L và đường kính D là: L/D > 32. Trong công nghiệp xi măng lò ngắn dùng phương pháp khô, lò dài cho phương pháp ướt.
Theo cấu trúc người ta chia ra lò có thiết bị trao đổi nhiệt bên trong và bên ngoài.
Theo lượng nhiệt tiêu tốn cho 1kg Clinker của các lò quay hiện đại đang dùng được sắp xếp như sau:
 Lò ngắn (60-80m) có xích (trao đổi nhiệt) 1800-2100 kcal/kg
 Lò ngắn (60-80m) có xích và thiết bị trao đổi nhiệt trước xích 1700-1800 kcal/kg
 Lò dài (100-150m) 1350-1600 kcal/kg
 Lò ngắn (60-100) có thiết bị cô đặc bùn 1300-1450 kcal/kg
 Lò ngắn (40-60m) có xích Kalxinato, liệu vào lò có độ ẩm W = 12-14% (không kể nhiệt để sấy) 850-1100 kcal/kg
 Lò ngắn (40-60m) có cyclone trao đổi nhiệt, liệu vào lò là bột khô (không kể nhiệt để sấy) 900-1100 kcal/kg
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



quy trình và công nghệ sản xuất xi măng
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top