Link tải luận văn miễn phí cho ae Ket-noi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam chúng ta luôn có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước trong suốt mấy nghìn năm nay. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc ta đã tạo nên một nền mĩ thuật phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em trong đó mỗi dân tộc đều có những truyền thống văn hóa riêng. Kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam thể hiện sự đa dạng muôn hình muôn vẻ của các dân tộc cùng sống trên dải đất này. Trong kho tàng văn hoá đó phải kể đến sự đóng góp của các tác phẩm mĩ thuật đã và đang có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Vì vậy lịch sử nền mĩ thuật của nước ta rất đa dạng, phong phú qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn với những đặc trưng riêng, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng nền văn hoá, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc.
Mĩ thuật Việt Nam đã phát triển qua bao thời kỳ. Mỗi thời kỳ là một mốc đánh dấu sự phát triển của lịch sử mĩ thuật và được thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa… tiêu biểu của thời kì đó. Do đó mỗi một thời kỳ phát triển của mĩ thuật Việt Nam đều có những nét đặc trưng riêng, những bước phát triển mạnh mẽ trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của các thời kỳ trước để lại, đồng thời sáng tạo nó phù hợp với chặng đường phát triển của mình. Trong đó mĩ thuật thời Trần được đánh giá là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mĩ thuật Việt Nam với những biến đổi lớn lao với nhiều thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội họa và nghệ thuật trang trí đồ gốm. Mĩ thuật thời kỳ này đã chứa đựng trong mình một bề dày văn hóa sâu sắc, có nhiều đóng góp quan trọng trong kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam.
Tìm hiểu “Đặc điểm mĩ thuật thời Trần” là một đề tài luôn thôi thúc tui tìm hiểu bởi việc tìm hiểu những đặc điểm cũng như thành tựu nổi bật của mĩ thuật thời kỳ này sẽ cho chúng ta thấy được giá trị cũng như phong cách nghệ thuật của ông cha ta bấy giờ. Qua đó còn nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu cũng như giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa đó. Đó là lý do tui chọn đề tài này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu “đặc điểm mĩ thuật thời Trần”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài này tui tập trung nghiên cứu về các đặc điểm mĩ thuật thời Trần như: tìm hiểu về sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý, những đổi thay và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa… của các tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tui đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống cấu trúc là chủ yếu. Ngoài ra tui còn sử dụng thêm các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp; phương pháp so sánh đối chiếu; phương pháp thống kê lựa chọn… để làm nổi bật những đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mĩ thuật thời Trần là đề tài luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở tất cả các khía cạnh: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí với nhiều công trình có quy mô lớn như:
Trong cuốn “Lịch sử mĩ thuật Việt Nam" của tác giả Phạm Thị Chỉnh có viết về các đặc điểm của mĩ thuật thời Trần. Cuốn sách đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan, khái quát về lịch sử mĩ thuật Việt Nam nói chung và lịch sử mĩ thuật thời Trần nói riêng.
Cuốn sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Trương Hữu Quýnh chủ biên cùng các tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đã nghiên cứu một cách tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Việt Nam. Trong cuốn sách, thời Trần được các tác giả chú ý tìm hiểu nhưng mang tính tổng quát, không đi sâu vào tìm hiểu mĩ thuật của thời kỳ này.
Viện mĩ thuật Việt Nam cũng cho ra đời cuốn sách “Văn hóa Việt Nam nhìn từ mĩ thuật”. Tuy nhiên cuốn sách phân tích văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ mĩ thuật nên mang ý dàn trải, chung chung, không đi sâu phân tích thời kỳ nào, do đó còn nhiều hạn chế khi đi sâu tìm hiểu đặc điểm mĩ thuật thời Trần.
Và còn nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của mĩ thuật thời kì này.
Những tác phẩm nghiên cứu trên phần nào đã tìm về cội nguồn của mĩ thuật dân tộc, đã phản ánh phần nào mĩ thuật Việt Nam nói chung và mĩ thuật thời Trần nói riêng trên những chặng đường lịch sử dân tộc. Tuy nhiên phần lớn các công trình chỉ đi sâu vào một khía cạnh nào đó của mĩ thuật thời Trần mà chưa có sự nghiên cứu toàn diện về các đặc điểm của mĩ thuật thời kỳ này.
Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích của các nhà nghiên cứu tui đã phát triển để hoàn thiện đề tài của mình.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, đề tài còn có phần mục lục và thư mục tài liệu tham khảo.
Phần nội dung gồm hai chương chính:
Chương I: Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần
Chương II: Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần
NỘI DUNG
Chương I. Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần
1.1. Khái quát về thời Trần
1.1.1. Sự thành lập triều Trần
Nhà Lý phát triển thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127), sau đó bắt đầu đi vào con đường suy yếu. Lúc này quyền hành rơi vào tay những kẻ hại dân. Trước tình hình ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, góp phần làm lung lay ngai vàng nhà Lý. Khi nhà Lý suy yếu, nạn cát cứ lại xảy ra. Năm 1211, ba dòng họ phong kiến lớn đã nổi dậy. Đó là họ Đoàn ở Hải Dương, Hải Phòng; họ Trần ở Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên; họ Nguyễn ở Hà Tây. Triều đình nhà Lý chỉ còn kiểm soát được Thăng Long và các vùng lân cận. Trong khi đó vua Lý Huệ Tông không có con trai. Năm 1225, ông đã nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh, còn mình là Thái Thượng Hoàng. Lúc này Lý Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi. Vì vậy, mọi quyền hành của triều đình đều nằm trong tay viên quan Trần Thủ Độ. Dòng họ nhà Trần lúc này đã chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong triều đình. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thánh Tông thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225. Triều Trần chính thức được thành lập, thực sự thay thế nhà Lý trên vũ đài chính trị, nắm quyền điều hành đất nước từ năm 1226 đến năm 1400. Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian. Vì vậy có thể thấy rằng, nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hoá của nhà Lý. Mặc dù vậy, với 174 năm tồn tại xã hội thời Trần cũng có nhiều sự thay đổi. Hơn nữa về mặt nghệ thuật, giữa thời Lý và thời Trần lại có khoảng cách về thời gian, đó là vừa có sự kế thừa những tinh hoa văn hóa của thời Lý, vừa có sự giao lưu văn hóa rộng rãi và tinh thần thượng võ thời Trần phát triển mạnh qua ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông nên đã làm cho nghệ thuật thời Trần có sự thay đổi và sáng tạo nhất là trong mĩ thuật.
1.1.2. Khái quát về xã hội thời Trần
Năm 1225, triều Trần thay thế triều Lý. Nhà Trần tiếp tục công cuộc xây dựng mở mang nước Đại Việt về mọi mặt. Ý thức dân tộc ngày càng được khẳng định dưới triều Trần. Dưới thời Trần, bộ máy cai trị được củng cố, kiện toàn, quân đội được quan tâm xây dựng. Trong thời kì này, nông nghiệp, công thương nghiệp đạt nhiều tiến bộ; các cơ sở giáo dục như: Quốc học viện, Giảng võ đường được thành lập; văn hóa; khoa học; nghệ thuật phát triển mạnh: nhiều tác phẩm văn thơ, nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng ra đời. Đặc biệt chữ Nôm bắt đầu được sử dụng trong văn học.
Hình tượng chim phượng được thể hiện rất to. khoẻ và đơn giản. Hình mây nấm linh chi xen kẽ làm nền cho các nhân vật tạo sự bay bổng cho các hình tượng. Sự thay đổi về mảng to, nhỏ rất phong phú. Các nghệ nhân đã rất chú ý đến tương quan giữa mảng và khoảng trống trên nền một cách cân đối. Đường nét phóng khoáng, thoáng hơn so với chạm nổi thời Lý. Độ nổi của hình tượng không cao, song các nghệ nhân đã tạo nhiều mảng vênh. Khi ánh sáng chiếu các hình tượng sẽ động hơn và nổi khối hơn. Tất cả toát lên vẻ đẹp cân đối, hài hoà của mảng, nét và khối hình. Bố cục hiện hình tượng con người thường không chú ý đến tạo dáng sống động cho hình tượng.
Bia chùa Hàn (xã Nhật Tân – Tứ Lộc – Hải Dương)
Bia được làm bằng đá và có chiều cao là 1,50m, rộng 0,80m, được đặt trên lưng một tường rùa đá. Một mặt bia được khắc một bài văn dài, mặt kia có khắc chữ Phật lớn. Đây chính là một tác phẩm nghệ thuật. Chữ được quy trong khung chữ nhật, xung quanh là diềm bia được trang trí hình rồng. Mỗi con rồng bố cục trong hình nửa lá đề được sắp xếp nối tiếp nhau. Chính giữa trán bia chạm một hình mặt trời tỏa sáng, xung quanh là những bông hoa xen kẽ môtíp cỏ linh chi. Dưới chân là một hàng sóng nước cách điệu cao và gần với phong cách hoa văn sóng nước của thời Lý. Dưới chữ Phật là một nét ngang đậm như làm bệ cho chữ, tôn sự vững chắc, bề thế cho chữ. Đặc biệt ở hai góc dưới các nghệ nhân đã khắc một bên là lá phướn đang bay trên đầu một chú cò. Bên kia là hình quỷ đội đỉnh đang cháy, bước đi trên con đường gồ ghề. Toàn bộ tác phẩm "chữ" này được bố cục một cách chặt chẽ, song vẫn thoáng và nêu được quan niệm của nhà Phật về thế giới, vũ trụ và cách sống của con người, quan hệ nhân quả ở hiền gặp lành (hay ngược lại)…
Hình chạm trên ngai gỗ chùa Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây )
Mảnh gỗ lưng ngai ở chùa Thầy được chạm một đề tài rất đặc biệt đó là sự kết hợp nhiều hình tượng. Hình chạm nằm trong bố cục gần lá đề hay vòng sáng. Dưới cùng chạm sóng nước nhiều lớp ẩn hiện nhấp nhô sống động. Nhô lên từ mặt nước là hai đầu rồng với bờm mềm mại bốc lên cao. Đó chính là hai chiếc rìu thổ, đầu rìu hình rồng. Chính giữa ngay hai sừng bắt chéo nhau ôm trọn những quả tròn xếp thành môtíp hoa văn chặt chẽ. Ngoài cùng là hai nhánh lá đối xứng ôm trọn lấy lưng ngai.
Toàn bộ các hình tượng trên được chạm trên nền những tia sáng đều đặn. Tác phẩm chạm khắc trên lưng ngai chùa Thầy đã bộc lộ vẻ đẹp cân xứng, hài hoà. Một mặt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình tượng nghệ thuật, giữa sự mềm mại nhẹ nhàng với đường nét khối dứt khoát, khoẻ khoắn đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp độc đáo. Mặt khác sự kết hợp giữa các hình ảnh tượng trưng đó còn biểu hiện một quan niệm, một biểu tượng cho vũ trụ, cho những quả, cây, vật thiêng, những thứ quý báu trong cả trời đất bao la.
Những tác phẩm mĩ thuật của thời Trần còn nhiều. Qua các tác phẩm đó, phần nào cho thấy những đặc điểm riêng biệt của mĩ thuật thời Trần về kiến trúc, điêu khắc cũng như hội họa hay nghệ thuật trang trí đồ gốm.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm mĩ thuật thời Trần, chúng ta đã phần nào hiểu rõ được những thành tựu về các mặt kiến trúc, điêu khắc, hội họa của thời kì này. Trải qua gần 200 năm tồn tại, thời Trần đã đóng góp cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa Việt Nam Nam nhiều công trình, tác phẩm có giá trị còn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý, nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn. Bên cạnh đó mĩ thuật thời Trần còn tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làm giàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc. Mĩ thuật thời Trần mang đậm tinh thần dân tộc và là cơ sở, là nền móng tạo đà cho sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam các giai đoạn sau.
Mĩ thuật thời Trần ra đời và phát triển dựa trên cơ sở, trên nền tảng của những tinh hoa văn hóa mĩ thuật thời Lý. Tuy nhiên, trên bước đường phát triển của mình, mĩ thuật thời Trần đã có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện cũng như hoàn cảnh lịch sử của xã hội đương thời. Kết hợp những thành tựu cũ cùng với sự sáng tạo, đổi mới mĩ thuật thời Trần đã tạo được những dấu ấn, những đặc trưng riêng, không thể lẫn với các thời kỳ khác và giành được một vị trí, một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài của mĩ thuật Việt Nam. Qua đây chúng ta có thể cảm nhận được những giá trị và phong cách nghệ thuật của ông cha qua các thời kỳ lịch sử, nhất là ở thời kì nhà Trần. Thời kỳ sau tiếp thu, kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước, đồng thời trên cơ sở đó phát triển phù hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam chúng ta luôn có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước trong suốt mấy nghìn năm nay. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, dân tộc ta đã tạo nên một nền mĩ thuật phong phú, đa dạng và mang đậm bản sắc dân tộc. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em trong đó mỗi dân tộc đều có những truyền thống văn hóa riêng. Kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam thể hiện sự đa dạng muôn hình muôn vẻ của các dân tộc cùng sống trên dải đất này. Trong kho tàng văn hoá đó phải kể đến sự đóng góp của các tác phẩm mĩ thuật đã và đang có mặt ở khắp mọi miền đất nước. Vì vậy lịch sử nền mĩ thuật của nước ta rất đa dạng, phong phú qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn với những đặc trưng riêng, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng nền văn hoá, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc.
Mĩ thuật Việt Nam đã phát triển qua bao thời kỳ. Mỗi thời kỳ là một mốc đánh dấu sự phát triển của lịch sử mĩ thuật và được thể hiện qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa… tiêu biểu của thời kì đó. Do đó mỗi một thời kỳ phát triển của mĩ thuật Việt Nam đều có những nét đặc trưng riêng, những bước phát triển mạnh mẽ trên cơ sở kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của các thời kỳ trước để lại, đồng thời sáng tạo nó phù hợp với chặng đường phát triển của mình. Trong đó mĩ thuật thời Trần được đánh giá là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của mĩ thuật Việt Nam với những biến đổi lớn lao với nhiều thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hội họa và nghệ thuật trang trí đồ gốm. Mĩ thuật thời kỳ này đã chứa đựng trong mình một bề dày văn hóa sâu sắc, có nhiều đóng góp quan trọng trong kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam.
Tìm hiểu “Đặc điểm mĩ thuật thời Trần” là một đề tài luôn thôi thúc tui tìm hiểu bởi việc tìm hiểu những đặc điểm cũng như thành tựu nổi bật của mĩ thuật thời kỳ này sẽ cho chúng ta thấy được giá trị cũng như phong cách nghệ thuật của ông cha ta bấy giờ. Qua đó còn nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm hiểu cũng như giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa đó. Đó là lý do tui chọn đề tài này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu “đặc điểm mĩ thuật thời Trần”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trong đề tài này tui tập trung nghiên cứu về các đặc điểm mĩ thuật thời Trần như: tìm hiểu về sự kế thừa những tinh hoa văn hóa thời Lý, những đổi thay và sáng tạo trong mĩ thuật thời Trần qua nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa… của các tác phẩm mĩ thuật tiêu biểu.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này tui đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống cấu trúc là chủ yếu. Ngoài ra tui còn sử dụng thêm các phương pháp khác như: phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp; phương pháp so sánh đối chiếu; phương pháp thống kê lựa chọn… để làm nổi bật những đặc điểm của mĩ thuật thời Trần.
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Mĩ thuật thời Trần là đề tài luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu ở tất cả các khía cạnh: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí với nhiều công trình có quy mô lớn như:
Trong cuốn “Lịch sử mĩ thuật Việt Nam" của tác giả Phạm Thị Chỉnh có viết về các đặc điểm của mĩ thuật thời Trần. Cuốn sách đã cho chúng ta một cái nhìn tổng quan, khái quát về lịch sử mĩ thuật Việt Nam nói chung và lịch sử mĩ thuật thời Trần nói riêng.
Cuốn sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Trương Hữu Quýnh chủ biên cùng các tác giả Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh đã nghiên cứu một cách tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Việt Nam. Trong cuốn sách, thời Trần được các tác giả chú ý tìm hiểu nhưng mang tính tổng quát, không đi sâu vào tìm hiểu mĩ thuật của thời kỳ này.
Viện mĩ thuật Việt Nam cũng cho ra đời cuốn sách “Văn hóa Việt Nam nhìn từ mĩ thuật”. Tuy nhiên cuốn sách phân tích văn hóa Việt Nam nhìn từ góc độ mĩ thuật nên mang ý dàn trải, chung chung, không đi sâu phân tích thời kỳ nào, do đó còn nhiều hạn chế khi đi sâu tìm hiểu đặc điểm mĩ thuật thời Trần.
Và còn nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm của mĩ thuật thời kì này.
Những tác phẩm nghiên cứu trên phần nào đã tìm về cội nguồn của mĩ thuật dân tộc, đã phản ánh phần nào mĩ thuật Việt Nam nói chung và mĩ thuật thời Trần nói riêng trên những chặng đường lịch sử dân tộc. Tuy nhiên phần lớn các công trình chỉ đi sâu vào một khía cạnh nào đó của mĩ thuật thời Trần mà chưa có sự nghiên cứu toàn diện về các đặc điểm của mĩ thuật thời kỳ này.
Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, phân tích của các nhà nghiên cứu tui đã phát triển để hoàn thiện đề tài của mình.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, nội dung, kết luận, đề tài còn có phần mục lục và thư mục tài liệu tham khảo.
Phần nội dung gồm hai chương chính:
Chương I: Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần
Chương II: Những đặc điểm mĩ thuật thời Trần
NỘI DUNG
Chương I. Khái quát về thời Trần và mĩ thuật thời Trần
1.1. Khái quát về thời Trần
1.1.1. Sự thành lập triều Trần
Nhà Lý phát triển thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127), sau đó bắt đầu đi vào con đường suy yếu. Lúc này quyền hành rơi vào tay những kẻ hại dân. Trước tình hình ấy, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, góp phần làm lung lay ngai vàng nhà Lý. Khi nhà Lý suy yếu, nạn cát cứ lại xảy ra. Năm 1211, ba dòng họ phong kiến lớn đã nổi dậy. Đó là họ Đoàn ở Hải Dương, Hải Phòng; họ Trần ở Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên; họ Nguyễn ở Hà Tây. Triều đình nhà Lý chỉ còn kiểm soát được Thăng Long và các vùng lân cận. Trong khi đó vua Lý Huệ Tông không có con trai. Năm 1225, ông đã nhường ngôi cho con gái thứ là Chiêu Thánh, còn mình là Thái Thượng Hoàng. Lúc này Lý Chiêu Hoàng mới có 7 tuổi. Vì vậy, mọi quyền hành của triều đình đều nằm trong tay viên quan Trần Thủ Độ. Dòng họ nhà Trần lúc này đã chiếm giữ một vị trí trọng yếu trong triều đình. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thánh Tông thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225. Triều Trần chính thức được thành lập, thực sự thay thế nhà Lý trên vũ đài chính trị, nắm quyền điều hành đất nước từ năm 1226 đến năm 1400. Nhà Trần đã thay thế nhà Lý và giữa hai triều đại này không có khoảng cách về thời gian. Vì vậy có thể thấy rằng, nhà Trần đã tiếp thu mọi thành tựu văn hoá của nhà Lý. Mặc dù vậy, với 174 năm tồn tại xã hội thời Trần cũng có nhiều sự thay đổi. Hơn nữa về mặt nghệ thuật, giữa thời Lý và thời Trần lại có khoảng cách về thời gian, đó là vừa có sự kế thừa những tinh hoa văn hóa của thời Lý, vừa có sự giao lưu văn hóa rộng rãi và tinh thần thượng võ thời Trần phát triển mạnh qua ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông nên đã làm cho nghệ thuật thời Trần có sự thay đổi và sáng tạo nhất là trong mĩ thuật.
1.1.2. Khái quát về xã hội thời Trần
Năm 1225, triều Trần thay thế triều Lý. Nhà Trần tiếp tục công cuộc xây dựng mở mang nước Đại Việt về mọi mặt. Ý thức dân tộc ngày càng được khẳng định dưới triều Trần. Dưới thời Trần, bộ máy cai trị được củng cố, kiện toàn, quân đội được quan tâm xây dựng. Trong thời kì này, nông nghiệp, công thương nghiệp đạt nhiều tiến bộ; các cơ sở giáo dục như: Quốc học viện, Giảng võ đường được thành lập; văn hóa; khoa học; nghệ thuật phát triển mạnh: nhiều tác phẩm văn thơ, nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng ra đời. Đặc biệt chữ Nôm bắt đầu được sử dụng trong văn học.
Hình tượng chim phượng được thể hiện rất to. khoẻ và đơn giản. Hình mây nấm linh chi xen kẽ làm nền cho các nhân vật tạo sự bay bổng cho các hình tượng. Sự thay đổi về mảng to, nhỏ rất phong phú. Các nghệ nhân đã rất chú ý đến tương quan giữa mảng và khoảng trống trên nền một cách cân đối. Đường nét phóng khoáng, thoáng hơn so với chạm nổi thời Lý. Độ nổi của hình tượng không cao, song các nghệ nhân đã tạo nhiều mảng vênh. Khi ánh sáng chiếu các hình tượng sẽ động hơn và nổi khối hơn. Tất cả toát lên vẻ đẹp cân đối, hài hoà của mảng, nét và khối hình. Bố cục hiện hình tượng con người thường không chú ý đến tạo dáng sống động cho hình tượng.
Bia chùa Hàn (xã Nhật Tân – Tứ Lộc – Hải Dương)
Bia được làm bằng đá và có chiều cao là 1,50m, rộng 0,80m, được đặt trên lưng một tường rùa đá. Một mặt bia được khắc một bài văn dài, mặt kia có khắc chữ Phật lớn. Đây chính là một tác phẩm nghệ thuật. Chữ được quy trong khung chữ nhật, xung quanh là diềm bia được trang trí hình rồng. Mỗi con rồng bố cục trong hình nửa lá đề được sắp xếp nối tiếp nhau. Chính giữa trán bia chạm một hình mặt trời tỏa sáng, xung quanh là những bông hoa xen kẽ môtíp cỏ linh chi. Dưới chân là một hàng sóng nước cách điệu cao và gần với phong cách hoa văn sóng nước của thời Lý. Dưới chữ Phật là một nét ngang đậm như làm bệ cho chữ, tôn sự vững chắc, bề thế cho chữ. Đặc biệt ở hai góc dưới các nghệ nhân đã khắc một bên là lá phướn đang bay trên đầu một chú cò. Bên kia là hình quỷ đội đỉnh đang cháy, bước đi trên con đường gồ ghề. Toàn bộ tác phẩm "chữ" này được bố cục một cách chặt chẽ, song vẫn thoáng và nêu được quan niệm của nhà Phật về thế giới, vũ trụ và cách sống của con người, quan hệ nhân quả ở hiền gặp lành (hay ngược lại)…
Hình chạm trên ngai gỗ chùa Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây )
Mảnh gỗ lưng ngai ở chùa Thầy được chạm một đề tài rất đặc biệt đó là sự kết hợp nhiều hình tượng. Hình chạm nằm trong bố cục gần lá đề hay vòng sáng. Dưới cùng chạm sóng nước nhiều lớp ẩn hiện nhấp nhô sống động. Nhô lên từ mặt nước là hai đầu rồng với bờm mềm mại bốc lên cao. Đó chính là hai chiếc rìu thổ, đầu rìu hình rồng. Chính giữa ngay hai sừng bắt chéo nhau ôm trọn những quả tròn xếp thành môtíp hoa văn chặt chẽ. Ngoài cùng là hai nhánh lá đối xứng ôm trọn lấy lưng ngai.
Toàn bộ các hình tượng trên được chạm trên nền những tia sáng đều đặn. Tác phẩm chạm khắc trên lưng ngai chùa Thầy đã bộc lộ vẻ đẹp cân xứng, hài hoà. Một mặt, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hình tượng nghệ thuật, giữa sự mềm mại nhẹ nhàng với đường nét khối dứt khoát, khoẻ khoắn đã tạo cho tác phẩm một vẻ đẹp độc đáo. Mặt khác sự kết hợp giữa các hình ảnh tượng trưng đó còn biểu hiện một quan niệm, một biểu tượng cho vũ trụ, cho những quả, cây, vật thiêng, những thứ quý báu trong cả trời đất bao la.
Những tác phẩm mĩ thuật của thời Trần còn nhiều. Qua các tác phẩm đó, phần nào cho thấy những đặc điểm riêng biệt của mĩ thuật thời Trần về kiến trúc, điêu khắc cũng như hội họa hay nghệ thuật trang trí đồ gốm.
KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm mĩ thuật thời Trần, chúng ta đã phần nào hiểu rõ được những thành tựu về các mặt kiến trúc, điêu khắc, hội họa của thời kì này. Trải qua gần 200 năm tồn tại, thời Trần đã đóng góp cho nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa Việt Nam Nam nhiều công trình, tác phẩm có giá trị còn tương đối nguyên vẹn cho đến ngày nay. Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý, nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn. Bên cạnh đó mĩ thuật thời Trần còn tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung, làm giàu hơn cho nền nghệ thuật dân tộc. Mĩ thuật thời Trần mang đậm tinh thần dân tộc và là cơ sở, là nền móng tạo đà cho sự phát triển của mĩ thuật Việt Nam các giai đoạn sau.
Mĩ thuật thời Trần ra đời và phát triển dựa trên cơ sở, trên nền tảng của những tinh hoa văn hóa mĩ thuật thời Lý. Tuy nhiên, trên bước đường phát triển của mình, mĩ thuật thời Trần đã có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện cũng như hoàn cảnh lịch sử của xã hội đương thời. Kết hợp những thành tựu cũ cùng với sự sáng tạo, đổi mới mĩ thuật thời Trần đã tạo được những dấu ấn, những đặc trưng riêng, không thể lẫn với các thời kỳ khác và giành được một vị trí, một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lâu dài của mĩ thuật Việt Nam. Qua đây chúng ta có thể cảm nhận được những giá trị và phong cách nghệ thuật của ông cha qua các thời kỳ lịch sử, nhất là ở thời kì nhà Trần. Thời kỳ sau tiếp thu, kế thừa tinh hoa của thời kỳ trước, đồng thời trên cơ sở đó phát triển phù hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links