vanloc_cdt_k12
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2
3. ĐỊA CHẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4
4. SA CẤU ĐẤT (THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT) 6
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 21
1. PHƯƠNG TIỆN 21
2. PHƯƠNG PHÁP 21
Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 24
1. BẢN ĐỒ CÁC ĐIỂM LẤY MẪU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 24
2. PHÂN NHÓM DỮ LIỆU THEO CÁC VÙNG SINH THÁI 25
3. ĐẶC TÍNH VÀ PHÂN BỐ SA CẤU TRONG ĐẤT CỦA CÁC VÙNG SINH THÁI Ở TẦNG MẶT 28
4. TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG SÉT, C, pH VÀ CEC 31
5. SỰ PHÂN BỐ CỦA THÀNH PHẦN CƠ GIỚI TRONG CÁC TẦNG ĐẤT 35
Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 38
1. KẾT LUẬN 38
2. ĐỀ NGHỊ 38
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1 Bảng phân chia cấp hạt của quốc tế, Mỹ và Liên Xô (cũ) 8
2 Tính chất vật lý của cấp hạt (Tkatsech và U.I.Kochere) 9
3 Phân loại đất theo thành phần cơ giới (phương pháp quốc tế, 1963) 10
4 Phân loại theo thành phần cơ giới ở Mỹ 11
5 Phân loại đất theo thành phần cơ giới -phương pháp Katrinski 14
6 Phân loại thành phần cơ giới đất được cải biên theo Trần Kông Tấu 15
7 Hàm lượng cát, thịt, sét của các vùng sinh thái ở tầng mặt 27
8 Tương quan giữa sét và CEC của các vùng sinh thái bao gồm các
tầng của phẫu diện 31 9 Tương quan giữa sét và CEC của các vùng sinh thái ở tầng mặt 32
10 Hệ số tương quan bội giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC bao gồm
các tầng của phẫu diện 34
11 Hệ số tương quan bội giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC ở tầng mặt 35
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
1 Thành phần cơ giới đất phân loại theo hình tam giác đều (USDA) 12 2 Bản đồ các điểm lấy mẫu ở Đồng bằng sông Cửu Long 24
3 Bản đồ các vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long 25
4 Bản đồ loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long 26
5 Biểu đồ hàm lượng trung bình cát, thịt, sét của các vùng sinh thái 29
6 Sơ đồ biểu diễn mối tương quan giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC 33
7 Sự phân bố sa cấu trong các tầng đất 37
TÓM LƯỢC
Sa cấu đất được xem là một đặc tính quan trọng của đất. Sa cấu ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các đặc tính vật lý đất và được xem như là nền tảng của các hệ thống phân loại đất. Sa cấu đất xác định: khả năng giữ và thoát nước trong đất, mức độ thoáng khí, ảnh hưởng độ phì nhiêu đất đai. Nhiều tính chất hóa học quan trọng của đất như: cấu trúc, tính thấm nước, khả năng giữ khí và nhiệt, khả năng hấp phụ và trao đổi ion, dự trữ chất dinh dưỡng đều phụ thuộc vào thành phần cơ giới. Nhiều loại cây trồng thích ứng với khoảng nhất định của thành phần cơ giới và có chất lượng sản phẩm cũng phụ thuộc vào nó. Đề tài: “Đặc tính và phân bố của sa cấu trong đất Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm xác định đặc tính sa cấu của các vùng sinh thái, sự phân bố của cấp hạt trong các tầng đất và tìm mối tương quan giữa sa cấu và các đặc tính lý hóa đất.
Thu thập số liệu về sa cấu đất và các đặc tính hóa-lý khác có liên quan từ phòng Phân tích hóa-lý đất thuộc Bộ môn Khoa học đất và Quản lý đất đai, sau đó phân nhóm dữ liệu theo các vùng sinh thái (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, phù sa (ven sông và xa sông), ven biển (phù sa ven biển và đất giồng), Bán đảo Cà Mau, vùng trũng phèn và đồi núi). Sử dụng phần mềm Excel để thống kê và tìm mối tương quan giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC.
Kết quả thống kê cho thấy:
Hàm lượng sét tập trung cao nhất ở vùng phù sa xa sông (62.3%). Vùng trũng phèn, phù sa ven biển có hàm lượng sét cũng khá cao (trên 50%). Kế đến là vùng Tứ giác Long Xuyên (45.9%) và phù sa ven sông (44.4%). Đất ở Bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi hàm lượng cát rất cao và ít sét.
Có mối tương quan đa biến giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC với nhau. Đất có thành phần sét nhiều thì CEC cao. Khi pH và chất hữu cơ tăng thì CEC cũng tăng. Nhưng không có mối tương quan đơn giữa các biến với nhau.
Đất ở vùng phù sa xa sông và Tứ giác Long Xuyên có sự phân bố hàm lượng sét giảm dần theo độ sâu. Tuy nhiên hàm lượng sét trong đất của các vùng khác hầu như không có sự chênh lệch nhiều ở các tầng theo độ sâu.
Đề nghị nghiên cứu xử lý bằng thống kê địa lý để phân các vùng với hàm lượng sét khác nhau cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần nghiên cứu về thành phần khoáng sét cho mỗi vùng để phát hiện những quy luật về tính chất của đất.
MỞ ĐẦU
Đất đồng bằng sông Cửu Long phân bố thành từng những vùng lớn, tương đối đồng nhất về tính chất và hình thái phẫu diện như: (1) Vùng phèn giàu hữu cơ Đồng tháp Mười, (2) Vùng phèn Tứ giác Long Xuyên –Hà Tiên, (3) Vùng phèn mặn Bạc Liêu Minh Hải,…
Nguyên nhân của tính đồng nhất này là do các yếu tố hình thành đất như địa hình, địa chất, khí hậu, chế độ nước tương đối giống nhau trên những vùng lãnh thổ rộng lớn. Mặt khác, đất Đồng bằng sông Cửu Long cũng phân bố có quy luật và phân định vùng địa lý rõ rệt: (1) Vùng đất mặn ở sát ven biển, (2) Vùng phèn mặn ở phía trong đất mặn, (3) Vùng phèn ở sâu nội địa, đất phù sa thường phân bố ven các sông lớn, (4) Phù sa có tầng tích tụ khá thuần thục thì tập trung ở vùng có địa hình trung bình-cao, (5) Đất phù sa gley thì ở địa hình thấp (Ngô Ngọc Hưng, 2006).
Dù thế nào đi chăng nữa, mỗi loại, mỗi nhóm, mỗi vùng đất đều có những đặc điểm, tính chất riêng, có những mặt thuận lợi và khó khăn riêng. Do đó, chúng ta cần nắm rõ những thông tin về mảnh đất của chính mình, để có thể phát huy tiềm năng cũng như sử dụng và cải tạo đất một cách hợp lý (Trần Kim Tính, 2003).
Việc phân loại đất theo thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là việc ứng dụng trong sản xuất. Nông dân khi canh tác trên đất đai đã biết phân ra: đất cát, đất cát pha, đất thịt, đất sét… vì mỗi loại như vậy lại thích hợp cho mỗi loại cây trồng nhất định (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Vì vậy đề tài: “Đặc tính và phân bố của sa cấu trong đất Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện để:
Tìm hiểu đặc tính sa cấu trong đất của các vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Xác định sự phân bố của cấp hạt trong các tầng đất.
Nghiên cứu ảnh hưởng của sa cấu đất lên các đặc tính lý hóa đất và tìm ra mối tương quan giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC.
Hình 7. Sự phân bố sa cấu trong các tầng đất (số liệu trung bình của các phẫu diện)
Nhìn chung sự phân bố của hàm lượng sét, thịt, cát trong các tầng ở các vùng không có sự chênh lệch nhiều.
Ta thấy đất ở vùng phù sa ven sông, các thành phần cấp hạt gần như giống nhau theo chiều sâu. Hàm lượng sét ở độ sâu hơn 100cm giảm và hàm lượng cát tăng. Hàm lượng thịt có khuynh hướng tăng khi xét theo giá trị trung bình, nhưng không khác biệt về thống kê. Đất vùng phù sa ven biển, Đồng Tháp Mười và vùng trũng phèn cũng có sự phân bố tương tự.
Sự phân bố của hàm lượng sét trong đất vùng phù sa xa sông càng xuống sâu thì càng giảm (62.7% ở tầng mặt giảm còn 39.5% ở độ sâu hơn 100cm). Đất ở vùng tứ giác Long Xuyên sét cũng giảm dần theo độ sâu.
Các vùng sinh thái được đề cập ở trên hàm lượng cát đều ít. Vùng bán đảo Cà Mau hàm lượng cát rất cao, đặc biệt đất ở những vùng đồi núi cát rất cao và sét rất ít.
Việc xác định hàm lượng sét của các vùng sinh thái cũng như sự phân bố thành phần cấp hạt trong các tầng đất có ý nghĩa rất quan trọng việc canh tác, sử dụng đất mang lại hiệu quả cao nhất và bảo vệ đất khỏi sự suy thoái.
Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ việc phân nhóm dữ liệu theo các vùng sinh thái và thống kê dữ liệu ta có thể rút ra kết luận:
Hàm lượng sét tập trung cao nhất ở vùng phù sa xa sông (63.2%). Vùng trũng phèn, phù sa ven biển có hàm lượng sét cũng khá cao (trên 50%). Kế đến là vùng Tứ giác Long Xuyên (45.9%) và phù sa ven sông (44.4%).
Có mối tương quan đa biến giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC với nhau. Đất có thành phần sét nhiều thì CEC cao. Khi pH và chất hữu cơ tăng thì CEC cũng tăng. Hệ số tương quan bội khảo sát đất tầng mặt cao hơn so với khi xử lý đất cho tất cả các tầng của phẫu diện. Nhưng khi khảo sát tương quan đơn giữa sét và CEC, sét và %C thì ta không tìm được sự tương quan (do R2 quá thấp).
Đất ở vùng phù sa xa sông và Tứ giác Long Xuyên có sự phân bố hàm lượng sét giảm dần theo độ sâu. Tuy nhiên hàm lượng sét trong đất của các vùng khác hầu như không có sự chênh lệch nhiều ở các tầng theo độ sâu.
2. ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu xử lý bằng thống kê địa lý để phân các vùng với hàm lượng sét khác nhau cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu về thành phần khoáng sét cho mỗi vùng để phát hiện những quy luật về tính chất của đất.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐẤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2
3. ĐỊA CHẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4
4. SA CẤU ĐẤT (THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT) 6
Chương 2 PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP 21
1. PHƯƠNG TIỆN 21
2. PHƯƠNG PHÁP 21
Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 24
1. BẢN ĐỒ CÁC ĐIỂM LẤY MẪU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 24
2. PHÂN NHÓM DỮ LIỆU THEO CÁC VÙNG SINH THÁI 25
3. ĐẶC TÍNH VÀ PHÂN BỐ SA CẤU TRONG ĐẤT CỦA CÁC VÙNG SINH THÁI Ở TẦNG MẶT 28
4. TƯƠNG QUAN GIỮA HÀM LƯỢNG SÉT, C, pH VÀ CEC 31
5. SỰ PHÂN BỐ CỦA THÀNH PHẦN CƠ GIỚI TRONG CÁC TẦNG ĐẤT 35
Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 38
1. KẾT LUẬN 38
2. ĐỀ NGHỊ 38
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1 Bảng phân chia cấp hạt của quốc tế, Mỹ và Liên Xô (cũ) 8
2 Tính chất vật lý của cấp hạt (Tkatsech và U.I.Kochere) 9
3 Phân loại đất theo thành phần cơ giới (phương pháp quốc tế, 1963) 10
4 Phân loại theo thành phần cơ giới ở Mỹ 11
5 Phân loại đất theo thành phần cơ giới -phương pháp Katrinski 14
6 Phân loại thành phần cơ giới đất được cải biên theo Trần Kông Tấu 15
7 Hàm lượng cát, thịt, sét của các vùng sinh thái ở tầng mặt 27
8 Tương quan giữa sét và CEC của các vùng sinh thái bao gồm các
tầng của phẫu diện 31 9 Tương quan giữa sét và CEC của các vùng sinh thái ở tầng mặt 32
10 Hệ số tương quan bội giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC bao gồm
các tầng của phẫu diện 34
11 Hệ số tương quan bội giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC ở tầng mặt 35
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
1 Thành phần cơ giới đất phân loại theo hình tam giác đều (USDA) 12 2 Bản đồ các điểm lấy mẫu ở Đồng bằng sông Cửu Long 24
3 Bản đồ các vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long 25
4 Bản đồ loại đất của Đồng bằng sông Cửu Long 26
5 Biểu đồ hàm lượng trung bình cát, thịt, sét của các vùng sinh thái 29
6 Sơ đồ biểu diễn mối tương quan giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC 33
7 Sự phân bố sa cấu trong các tầng đất 37
TÓM LƯỢC
Sa cấu đất được xem là một đặc tính quan trọng của đất. Sa cấu ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các đặc tính vật lý đất và được xem như là nền tảng của các hệ thống phân loại đất. Sa cấu đất xác định: khả năng giữ và thoát nước trong đất, mức độ thoáng khí, ảnh hưởng độ phì nhiêu đất đai. Nhiều tính chất hóa học quan trọng của đất như: cấu trúc, tính thấm nước, khả năng giữ khí và nhiệt, khả năng hấp phụ và trao đổi ion, dự trữ chất dinh dưỡng đều phụ thuộc vào thành phần cơ giới. Nhiều loại cây trồng thích ứng với khoảng nhất định của thành phần cơ giới và có chất lượng sản phẩm cũng phụ thuộc vào nó. Đề tài: “Đặc tính và phân bố của sa cấu trong đất Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm xác định đặc tính sa cấu của các vùng sinh thái, sự phân bố của cấp hạt trong các tầng đất và tìm mối tương quan giữa sa cấu và các đặc tính lý hóa đất.
Thu thập số liệu về sa cấu đất và các đặc tính hóa-lý khác có liên quan từ phòng Phân tích hóa-lý đất thuộc Bộ môn Khoa học đất và Quản lý đất đai, sau đó phân nhóm dữ liệu theo các vùng sinh thái (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, phù sa (ven sông và xa sông), ven biển (phù sa ven biển và đất giồng), Bán đảo Cà Mau, vùng trũng phèn và đồi núi). Sử dụng phần mềm Excel để thống kê và tìm mối tương quan giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC.
Kết quả thống kê cho thấy:
Hàm lượng sét tập trung cao nhất ở vùng phù sa xa sông (62.3%). Vùng trũng phèn, phù sa ven biển có hàm lượng sét cũng khá cao (trên 50%). Kế đến là vùng Tứ giác Long Xuyên (45.9%) và phù sa ven sông (44.4%). Đất ở Bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi hàm lượng cát rất cao và ít sét.
Có mối tương quan đa biến giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC với nhau. Đất có thành phần sét nhiều thì CEC cao. Khi pH và chất hữu cơ tăng thì CEC cũng tăng. Nhưng không có mối tương quan đơn giữa các biến với nhau.
Đất ở vùng phù sa xa sông và Tứ giác Long Xuyên có sự phân bố hàm lượng sét giảm dần theo độ sâu. Tuy nhiên hàm lượng sét trong đất của các vùng khác hầu như không có sự chênh lệch nhiều ở các tầng theo độ sâu.
Đề nghị nghiên cứu xử lý bằng thống kê địa lý để phân các vùng với hàm lượng sét khác nhau cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cần nghiên cứu về thành phần khoáng sét cho mỗi vùng để phát hiện những quy luật về tính chất của đất.
MỞ ĐẦU
Đất đồng bằng sông Cửu Long phân bố thành từng những vùng lớn, tương đối đồng nhất về tính chất và hình thái phẫu diện như: (1) Vùng phèn giàu hữu cơ Đồng tháp Mười, (2) Vùng phèn Tứ giác Long Xuyên –Hà Tiên, (3) Vùng phèn mặn Bạc Liêu Minh Hải,…
Nguyên nhân của tính đồng nhất này là do các yếu tố hình thành đất như địa hình, địa chất, khí hậu, chế độ nước tương đối giống nhau trên những vùng lãnh thổ rộng lớn. Mặt khác, đất Đồng bằng sông Cửu Long cũng phân bố có quy luật và phân định vùng địa lý rõ rệt: (1) Vùng đất mặn ở sát ven biển, (2) Vùng phèn mặn ở phía trong đất mặn, (3) Vùng phèn ở sâu nội địa, đất phù sa thường phân bố ven các sông lớn, (4) Phù sa có tầng tích tụ khá thuần thục thì tập trung ở vùng có địa hình trung bình-cao, (5) Đất phù sa gley thì ở địa hình thấp (Ngô Ngọc Hưng, 2006).
Dù thế nào đi chăng nữa, mỗi loại, mỗi nhóm, mỗi vùng đất đều có những đặc điểm, tính chất riêng, có những mặt thuận lợi và khó khăn riêng. Do đó, chúng ta cần nắm rõ những thông tin về mảnh đất của chính mình, để có thể phát huy tiềm năng cũng như sử dụng và cải tạo đất một cách hợp lý (Trần Kim Tính, 2003).
Việc phân loại đất theo thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là việc ứng dụng trong sản xuất. Nông dân khi canh tác trên đất đai đã biết phân ra: đất cát, đất cát pha, đất thịt, đất sét… vì mỗi loại như vậy lại thích hợp cho mỗi loại cây trồng nhất định (Nguyễn Thế Đặng, Nguyễn Thế Hùng, 1999).
Vì vậy đề tài: “Đặc tính và phân bố của sa cấu trong đất Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện để:
Tìm hiểu đặc tính sa cấu trong đất của các vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Xác định sự phân bố của cấp hạt trong các tầng đất.
Nghiên cứu ảnh hưởng của sa cấu đất lên các đặc tính lý hóa đất và tìm ra mối tương quan giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC.
Hình 7. Sự phân bố sa cấu trong các tầng đất (số liệu trung bình của các phẫu diện)
Nhìn chung sự phân bố của hàm lượng sét, thịt, cát trong các tầng ở các vùng không có sự chênh lệch nhiều.
Ta thấy đất ở vùng phù sa ven sông, các thành phần cấp hạt gần như giống nhau theo chiều sâu. Hàm lượng sét ở độ sâu hơn 100cm giảm và hàm lượng cát tăng. Hàm lượng thịt có khuynh hướng tăng khi xét theo giá trị trung bình, nhưng không khác biệt về thống kê. Đất vùng phù sa ven biển, Đồng Tháp Mười và vùng trũng phèn cũng có sự phân bố tương tự.
Sự phân bố của hàm lượng sét trong đất vùng phù sa xa sông càng xuống sâu thì càng giảm (62.7% ở tầng mặt giảm còn 39.5% ở độ sâu hơn 100cm). Đất ở vùng tứ giác Long Xuyên sét cũng giảm dần theo độ sâu.
Các vùng sinh thái được đề cập ở trên hàm lượng cát đều ít. Vùng bán đảo Cà Mau hàm lượng cát rất cao, đặc biệt đất ở những vùng đồi núi cát rất cao và sét rất ít.
Việc xác định hàm lượng sét của các vùng sinh thái cũng như sự phân bố thành phần cấp hạt trong các tầng đất có ý nghĩa rất quan trọng việc canh tác, sử dụng đất mang lại hiệu quả cao nhất và bảo vệ đất khỏi sự suy thoái.
Chương 4 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ việc phân nhóm dữ liệu theo các vùng sinh thái và thống kê dữ liệu ta có thể rút ra kết luận:
Hàm lượng sét tập trung cao nhất ở vùng phù sa xa sông (63.2%). Vùng trũng phèn, phù sa ven biển có hàm lượng sét cũng khá cao (trên 50%). Kế đến là vùng Tứ giác Long Xuyên (45.9%) và phù sa ven sông (44.4%).
Có mối tương quan đa biến giữa hàm lượng sét, C, pH và CEC với nhau. Đất có thành phần sét nhiều thì CEC cao. Khi pH và chất hữu cơ tăng thì CEC cũng tăng. Hệ số tương quan bội khảo sát đất tầng mặt cao hơn so với khi xử lý đất cho tất cả các tầng của phẫu diện. Nhưng khi khảo sát tương quan đơn giữa sét và CEC, sét và %C thì ta không tìm được sự tương quan (do R2 quá thấp).
Đất ở vùng phù sa xa sông và Tứ giác Long Xuyên có sự phân bố hàm lượng sét giảm dần theo độ sâu. Tuy nhiên hàm lượng sét trong đất của các vùng khác hầu như không có sự chênh lệch nhiều ở các tầng theo độ sâu.
2. ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu xử lý bằng thống kê địa lý để phân các vùng với hàm lượng sét khác nhau cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nghiên cứu về thành phần khoáng sét cho mỗi vùng để phát hiện những quy luật về tính chất của đất.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: