Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Đánh giá tác động môi trường DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT NÔNG DƯỢC TSC
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Bình quân mỗi năm,Việt Nam sử dụng trung bình khoảng 120-130 nghìn tấn thuốc BVTV/năm, với tổng chi phí gần 500 triệu USD, trong đó hơn 80% là nhập khẩu. Vì vậy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước được đánh giá là ngành còn nhiều tiềm năng và rất cần sự tăng tốc đầu tư.
Mặc dù cả nước hiện có 75 nhà máy, cơ sở gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV nhưng phần lớn với các máy móc thiết bị lạc hậu và tổng công suất chỉ đạt 62.107 tấn thuốc BVTV/năm trong khi nhu cầu sử dụng tại Việt Nam một năm là trên 120.000 tấn. Việc đầu tư dự án sang chai đóng gói thuốc BVTV sẽ góp phần giải quyết một phần sự mất cân đối về công suất gia công, sang chai, đóng gói.
Tiềm năng tiêu thụ thuốc BVTV ở Việt Nam còn rất lớn, việc mở rộng phát triển kinh doanh thuốc BVTV, phân bón lá và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp nằm trong chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ được các cổ đông khác đồng tình ủng hộ góp phần cho sự thành công của dự án.Muốn mở rộng việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, không thể không xây dựng nhà máy bởi vì việc đưa cho các nhà máy của doanh nghiệp khác gia công đóng gói vừa chịu chi phí cao, bị động, phụ thuộc thời gian và nhất là không bảo mật được công thức pha chế cũng như bí quyết công nghệ.Việc thực hiện đầu tư dự án chính là tiền đề quyết định giúp cho Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ hiện thực hóa ý tưởng kết hợp với các Viện, Trường Đại học nghiên cứu, sản xuất những mặt hàng mới với giá cả hợp lý cung ứng cho sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL và của cả nước. Dự án này góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho trên 200 lao động, góp phần vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đóng góp đáng kể cho Ngân sách nhà nước, dự án đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, góp phần cung cấp sản phẩm có chất lượng đến bà con nông dân, phù hợp với chính sách đầu tư cho nông nghiệp của nhà nước.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nông dược thuộc Khu Công nghiệp Đức Hòa 1 nằm tại xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Công ty được đầu tư và thực hiện sản xuất kinh doanh dưới hình thức một Công ty cổ phần, hoạt động của Công ty được chi phối bởi Luật Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Đây là hình thức đầu tư thành lập, có nghĩa là hình thành một công ty hoàn toàn mới, từ bộ máy tổ chức đến cơ sở vật chất, chỉ kế thừa kinh doanh một số mặt hàng do Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ chuyển giao; việc xây dựng nhà máy và lắp đặt máy móc thiết bị là để thực hiện mục tiêu kinh doanh do Đại Hội Đồng Cổ Đông đề ra.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1 Căn cứ pháp lí cho việc thực hiện và lập báo cáo ĐTM
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2005 thông qua ngày 29/11/2005, Chương 3, Mục 2, từ Điều 18 đến Điều 27, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Mục 1, từ Điều 14 đến Điều 17 qui định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Các văn bản dưới luật đã hướng dẫn cụ thể triển khai Luật bảo vệ môi trường, cụ thể cho công tác đánh giá tác động môi trường là:
- Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP: Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Căn cứ Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Căn cứ Thông tư số 13/2006/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/01/2005 về việc quy hoạch xây dựng.
- Căn cứ hợp đồng thuê lại đất số 05/2010/HĐTĐ ngày 20/10/2009 giữa Công ty CP khai thác Hạnh phúc và Công ty CP nông dược TSC.
2.2 Các văn bản kỹ thuật
Qui chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành năm 2008, 2009:
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
- TCVN 5949 – 1998: âm học- tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Mức ồn tối đa cho phép
- TCVN 5939-2005: chất lượng không khí- tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- TCXDVN 33:2006 – Quyết định 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 5945-2005 tiêu chuẩn của Bộ Y tế (TCVSLĐ 3733/2002/QĐ)
Luận chứng kinh tế kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ pháp lý của dự án xây dựng nhà máy nông dược TSC.
Các tài liệu và số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội tại các khu vực có liên quan đến Dự án.
Các báo cáo về Đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan chuyên môn thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các Dự án có cùng bản chất công nghệ và các Dự án tương tự khác.
Các số liệu được điều tra, khảo sát và đo đạc dựa vào phương pháp chuẩn để thực hiện báo cáo ĐTM. Đó là các số liệu về hiện trạng môi trường (nước, không khí, đất).
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
(1) Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng… và hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án.
Đo đạc, lấy mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, vi sinh vật.
Thu thập, tổng hợp các số liệu và tài liệu liên quan đến khu vực Dự án.
(2) Phương pháp danh mục (Check List)
Liệt kê đơn giản, chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét tương ứng với một hoạt động phát triển.
Liệt kê có mô tả, cùng với liệt kê các nhân tố môi trường có thuyết minh về sự lựa chọn các nhân tố đó, phương pháp thu thập, đo đạc số liệu đã ghi vào danh mục.
Liệt kê có ghi mức tác động tới từng nhân tố môi trường, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm mức tác động của từng loại hoạt động đối với từng nhân tố.
(3) Phương pháp đánh giá nhanh (Quick Assessment)
Xác định được tải lượng và nồng độ trung bình cho từng hoạt động của Dự án
Dùng để đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm nước, khí… các hoạt động của Dự án
Phương pháp này được sử sụng trong chương 3 để tính toán tải lượng bụi sinh ra trong quá trình đào đắp đất, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh.
(4) Phương pháp ma trận (matrix) : đánh giá mức độ các tác động
(5) Phương pháp so sánh: Đánh giá hiện trạng, tác động môi trường dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các dự án đã được phê duyệt
(6) Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo nội bộ, lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
- Bạn nào có tài liệu gì hay , up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, , đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
MỞ ĐẦU
1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
Bình quân mỗi năm,Việt Nam sử dụng trung bình khoảng 120-130 nghìn tấn thuốc BVTV/năm, với tổng chi phí gần 500 triệu USD, trong đó hơn 80% là nhập khẩu. Vì vậy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước được đánh giá là ngành còn nhiều tiềm năng và rất cần sự tăng tốc đầu tư.
Mặc dù cả nước hiện có 75 nhà máy, cơ sở gia công, sang chai, đóng gói thuốc BVTV nhưng phần lớn với các máy móc thiết bị lạc hậu và tổng công suất chỉ đạt 62.107 tấn thuốc BVTV/năm trong khi nhu cầu sử dụng tại Việt Nam một năm là trên 120.000 tấn. Việc đầu tư dự án sang chai đóng gói thuốc BVTV sẽ góp phần giải quyết một phần sự mất cân đối về công suất gia công, sang chai, đóng gói.
Tiềm năng tiêu thụ thuốc BVTV ở Việt Nam còn rất lớn, việc mở rộng phát triển kinh doanh thuốc BVTV, phân bón lá và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp nằm trong chiến lược phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ được các cổ đông khác đồng tình ủng hộ góp phần cho sự thành công của dự án.Muốn mở rộng việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, không thể không xây dựng nhà máy bởi vì việc đưa cho các nhà máy của doanh nghiệp khác gia công đóng gói vừa chịu chi phí cao, bị động, phụ thuộc thời gian và nhất là không bảo mật được công thức pha chế cũng như bí quyết công nghệ.Việc thực hiện đầu tư dự án chính là tiền đề quyết định giúp cho Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ hiện thực hóa ý tưởng kết hợp với các Viện, Trường Đại học nghiên cứu, sản xuất những mặt hàng mới với giá cả hợp lý cung ứng cho sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL và của cả nước. Dự án này góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho trên 200 lao động, góp phần vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đóng góp đáng kể cho Ngân sách nhà nước, dự án đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, góp phần cung cấp sản phẩm có chất lượng đến bà con nông dân, phù hợp với chính sách đầu tư cho nông nghiệp của nhà nước.
Dự án xây dựng nhà máy sản xuất nông dược thuộc Khu Công nghiệp Đức Hòa 1 nằm tại xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Công ty được đầu tư và thực hiện sản xuất kinh doanh dưới hình thức một Công ty cổ phần, hoạt động của Công ty được chi phối bởi Luật Doanh nghiệp và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Đây là hình thức đầu tư thành lập, có nghĩa là hình thành một công ty hoàn toàn mới, từ bộ máy tổ chức đến cơ sở vật chất, chỉ kế thừa kinh doanh một số mặt hàng do Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ chuyển giao; việc xây dựng nhà máy và lắp đặt máy móc thiết bị là để thực hiện mục tiêu kinh doanh do Đại Hội Đồng Cổ Đông đề ra.
2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM
2.1 Căn cứ pháp lí cho việc thực hiện và lập báo cáo ĐTM
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường 2005 thông qua ngày 29/11/2005, Chương 3, Mục 2, từ Điều 18 đến Điều 27, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và Mục 1, từ Điều 14 đến Điều 17 qui định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Các văn bản dưới luật đã hướng dẫn cụ thể triển khai Luật bảo vệ môi trường, cụ thể cho công tác đánh giá tác động môi trường là:
- Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP: Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Căn cứ Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Căn cứ Thông tư số 13/2006/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định 08/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/01/2005 về việc quy hoạch xây dựng.
- Căn cứ hợp đồng thuê lại đất số 05/2010/HĐTĐ ngày 20/10/2009 giữa Công ty CP khai thác Hạnh phúc và Công ty CP nông dược TSC.
2.2 Các văn bản kỹ thuật
Qui chuẩn Việt Nam do Bộ Khoa Học và Công Nghệ ban hành năm 2008, 2009:
- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh
- QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất
- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
- TCVN 5949 – 1998: âm học- tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư Mức ồn tối đa cho phép
- TCVN 5939-2005: chất lượng không khí- tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
- TCXDVN 33:2006 – Quyết định 06/2006/QĐ-BXD ngày 17/3/2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 5945-2005 tiêu chuẩn của Bộ Y tế (TCVSLĐ 3733/2002/QĐ)
Luận chứng kinh tế kỹ thuật, bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ pháp lý của dự án xây dựng nhà máy nông dược TSC.
Các tài liệu và số liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội tại các khu vực có liên quan đến Dự án.
Các báo cáo về Đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan chuyên môn thực hiện ở Việt Nam trong những năm qua, nhất là các báo cáo ĐTM đối với các Dự án có cùng bản chất công nghệ và các Dự án tương tự khác.
Các số liệu được điều tra, khảo sát và đo đạc dựa vào phương pháp chuẩn để thực hiện báo cáo ĐTM. Đó là các số liệu về hiện trạng môi trường (nước, không khí, đất).
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
(1) Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng… và hiện trạng môi trường tại khu vực Dự án.
Đo đạc, lấy mẫu không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, vi sinh vật.
Thu thập, tổng hợp các số liệu và tài liệu liên quan đến khu vực Dự án.
(2) Phương pháp danh mục (Check List)
Liệt kê đơn giản, chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét tương ứng với một hoạt động phát triển.
Liệt kê có mô tả, cùng với liệt kê các nhân tố môi trường có thuyết minh về sự lựa chọn các nhân tố đó, phương pháp thu thập, đo đạc số liệu đã ghi vào danh mục.
Liệt kê có ghi mức tác động tới từng nhân tố môi trường, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm mức tác động của từng loại hoạt động đối với từng nhân tố.
(3) Phương pháp đánh giá nhanh (Quick Assessment)
Xác định được tải lượng và nồng độ trung bình cho từng hoạt động của Dự án
Dùng để đánh giá nhanh tải lượng ô nhiễm nước, khí… các hoạt động của Dự án
Phương pháp này được sử sụng trong chương 3 để tính toán tải lượng bụi sinh ra trong quá trình đào đắp đất, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh.
(4) Phương pháp ma trận (matrix) : đánh giá mức độ các tác động
(5) Phương pháp so sánh: Đánh giá hiện trạng, tác động môi trường dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và các dự án đã được phê duyệt
(6) Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo nội bộ, lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
- Bạn nào có tài liệu gì hay , up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, , đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí