hongoc217

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu
Trong nửa cuối thế kỷ 20, sự phát triển của mạng máy tính và mạng viễn thông ngày càng mạng mẽ và lan rộng trên toàn cầu. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều dự án phát triển CNTT ở nước ta đã được triển khai theo các giải pháp tổng thể trong đó tích hợp hạ tầng truyền thông máy tính với các chương trình tin học ứng dụng. Mạng máy tính không còn là thuật ngữ khoa học thuần tuý mà đang trở thành một đối tượng nghiên cứu và ứng dụng của nhiều người có nghề nghiệp và phạm vi hoạt động khác nhau. Nhu cầu hiểu biết về mạng máy tính ngày càng cao không chỉ dừng ở mức người sử dụng mà còn đi sâu hơn để làm chủ hệ thống với tư cách một kỹ sư về mạng máy tính.
Đồ án tốt nghiệp “mạng máy tính và quản trị mạng” Bao gồm có Lời nói đầu, Kết kuận và bao gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về mạng máy tính
Chương này giới thiệu chung về mạng máy tính, mô hình OSI, các thiết bị mạng và chuẩn IEEE 802.
Chương 2: Giao thức TCP/IP
Chương này giới thiệu về giao thức TCP/IP và các dịch vụ của chúng.
Chương 3: Quản trị mạng.
Chương này giới thiệu sơ lược về quản trị mạng, sự cần thiết phải quản trị mạng, giới thiệu phương pháp biểu diễn dữ liệu trong cơ cấu quản trị mạng chuẩn Internet.
Chương 4: Quản trị mạng sử dụng SNMP
Chương này giới thiệu cấu trúc chung của giao thức quản trị mạng, cấu trúc thông tin quản trị SMI (Structure of Management Information), cơ sở thông tin quản trị MIB (Management Information Base), giao thức dùng để quản trị các đối tượng này SNMP (Simple Network Management Protocol).
Em xin chân thành Thank thầy giáo TS. Nguyễn Vũ Sơn đã hướng dẫn tận tình, chu đáo để em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên bản đồ án khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em kính mong có sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô và các bạn.
Một lần nữa em xin chân thành Thank !
Hà nội , tháng 8 năm 2002
Sinh viên
Bùi Ngọc ánh

Chương 1: Tổng quan về mạng máy tính
I. Mạng máy tính
Ngày nay, nhu cầu về trao đổi thông tin là rất cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Sự phát triển không ngừng của mạng máy tính đã và đang đem lại những lợi ích rất cần thiết.
Cùng với sự phát triển của tiến bộ truyền dữ liệu, hệ thống viễn thông các mạng phù hợp với quá trình xử lý của máy tính đã xuất hiện. Mạng máy tính lớn nhất đầu tiên là mạng ARPA do bộ quốc phòng Mỹ thành lập cuối năm 1960. Hệ thống này nhằm mục đích trao đổi thông tin lẫn nhau và việc sử dụng có hiệu quả của mạng máy tính qua việc kết nối các máy tại Bộ quốc phòng với các máy tính ở các trường đại học và các phòng thí nghiệm trong nước Mỹ bằng cách thuê kênh riêng.
Mạng máy tính đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong công nghệ truyền thông, bao gồm rất nhiều vấn đề từ nguyên lý thiết kế đến mô hình ứng dụng.
Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó.
1. Đường truyền vật lý
Đường truyền vật lý dùng để truyền các tín hiệu điện tử giữa các máy tính. Các tín hiệu điện tử đó được biểu thị các giá trị dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân. Tất cả các tín hiệu được truyền giữa các máy tính đều thuộc dạng sóng điện từ, trải từ sóng radio tới sóng cực ngắn (microware) và tia hồng ngoại. Tuỳ theo tần số của sóng điện từ có thể dùng các đường truyền vật lý khác nhau để truyền các tín hiệu. Có 2 loại đường truyền phổ biến hiện nay là: đường truyền hữu tuyến và đường truyền vô tuyến.
Đường truyền hữu tuyến bao gồm: Cáp đồng trục (coaxial cable), cáp đôi xoắn (twisted pair cable), cáp sợi quang (fiber optic cable).
Đường truyền vô tuyến: sóng radio, viba, tia hồng ngoại.
2. Kiến trúc mạng (Network Architecture)
Kiến trúc mạng máy tính thể hiện cách nối các máy tính với nhau ra sao và tập hợp các quy tắc, quy ước mà các thực thể tham gia truyền thông trên mạng phải tuân theo để đảm bảo cho mạng hoạt động tốt. Cách nối các máy tính được gọi là hình trạng (topology) của mạng (mà từ đây để cho gọn ta gọi là topo của mạng). Còn tập hợp các quy tắc, quy ước truyền thông thì được gọi là giao thức (protocol) của mạng. Topo và giao thức mạng là hai khái niệm rất cơ bản của mạng máy tính.
1.1 Topo mạng.
Topo mạng có 2 kiểu chủ yếu là:
1.1.1. Điểm-điểm (point to point).
Các đường truyền nối từng cặp nút với nhau và mỗi đầu nút đều có trách nhiệm lưu giữ tạm thời sau đó chuyển tiếp dữ liệu đi cho tới đích. Do cách làm việc như vậy nên mạng kiểu này còn được gọi là mạng “lưu chuyển tiếp” (store-and-forward).
*Mạng star.
ở dạng hình sao, tất cả các trạm được nối vào thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích của tín hiệu. Tuỳ theo yêu cầu, truyền thông trong mạng thiết bị trung tâm có thể là bộ chuyển mạch (switch), một bộ chọn đường (router), hay đơn giản là bộ phân kênh (hub). Vai trò thực chất của thiết bị trung tâm này chính là thực hiện việc “bắt tay” giữa các cặp trạm cần trao đổi thông tin với nhau, thiết lập các liên kết điểm-điểm (point to point) giữa chúng.
Kết luận
1. Nhận xét và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Bản đồ án này đã trình bày tương đối đầy đủvà hệ thống về các vấn đề sau đây:
ã Tổng quan về mạng máy tính.
ã Giao thức TCP/IP.
ã Quản trị mạng, cấu trúc thông tin quản trị mạng, cơ sở thông tin quản trị mạng.
ã Giao thức SNMP, quản trị mạng sử dụng giao thức SNMP.
Tuy nhiên vì thời gian và trình độ có hạn và chưa có kinh nghiệm thực tế cho nên bản đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
2. Khả năng phát triển của đề tài.
Trong những năm tới nhu cầu phát triển và lắp đặt các mạng máy tính vừa và nhỏ cho các văn phòng và công sở, nhà máy ngày càng tăng. Ngoài ra mạng Internet sẽ được mở rộng ra toàn quốc. Nhu cầu cài đặt phần mềm quản trị mạng tại các trạm quản trị cũng như tại các tác nhân ngày càng tăng lên. Vì vậy, sự lựa chọn phần mềm quản trị mạng riêng là hết sức cần thiết. Từ những kết quả nghiên cứu sơ bộ của bản đồ án này ta có thể xây dựng một phần mềm quản trị mạng hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và yêu cầu của các mạng trong thực tế.




Mục lục

Lời nói đầu 1
Chương 1: Tổng quan về mạng máy tính 2
I. Mạng máy tính 2
1. Đường truyền vật lý 2
2. Kiến trúc mạng (Network Architecture) 2
1.1 Topo mạng. 3
1.1.1. Điểm-điểm (point to point). 3
1.1.2. Kiểu quảng bá (point to multipoint). 3
1.1. Giao thức. 5
3. Phân loại mạng 5
II. Mô hình OSI 9
1. Tầng vật lý (Physical Layer) 10
2. Tầng liên kết dữ liệu (Data Link Layer) 10
3. Tầng mạng (Network Layer) 11
4. Tầng giao vận (Transpost Layer). 11
5. Tầng phiên (Session Layer) 11
6. Tầng trình diễn (Presentation). 11
7. Tầng ứng dụng (Applicatio'n Layer) 12
8. Truyền dữ liệu trong mô hình OSI 12
8.1. Phương pháp truyền có liên kết 12
8.2. Phương pháp truyền không liên kết 12
III. Đường truyền 12
1. Đường truyền hữu tuyến (Cáp mạng) 12
1.1. Cáp đồng trục (Coaxial Cable) 12
1.2. Cáp xoắn đôi (Twisted-pair Cable) 13
1.3. Cáp sợi quang (Fiber Optic Cable) 14
2. Đường truyền vô tuyến. 15
2.1. Radio 15
2.2 .Vi ba(Microware) 16
2.3. Các hệ thống hồng ngoại (Infrared System) 16
IV. Thiết bị mạng 16
1. Các bộ giao tiếp mạng 16
2. Hub (Bộ tập trung) 17
3. Repeater (Bộ chuyển tiếp) 18
4. Bridge (Cầu) 19
5. Multiplexor (Bộ dồn kênh) 19
6. Modem (Bộ điều chế và giải điều chế) 19
7. Router (Bộ Chọn đường) 20
IV. Chuẩn IEEE802 Cho Mạng Lan Và MAN 20
1. Chuẩn 802.3 cho cáp 20
2. Chuẩn 802.4: Token Bus 21
3.Chuẩn 802.5: Token Ring 21
4.Chuẩn IEEE 802.6: Distribute Queue Dual Bus 22
5.Chuẩn IEEE 802.2: Logic line control 22
Chương 2. Giao Thức TCP/IP 24
I. Giới Thiệu Chung 24
1. Các dịch vụ của TCP/IP 24
1.1.Telnet 24
1.2.File Transfer Protocol 24
1.3.Simple Mail Transfer Protocol 24
1.4.Kerberos 24
1.5.Domain Name System 24
1.6.Simple Network Management Protocol 25
1.7.Network File System 25
1.8.Remot Procedure Call 25
1.9. Trivial File Transfer Protocol 25
1.10.Transmission Control Protocol 25
1.11. user Datagram Protocol 25
1.12.Internet Protocol 26
1.13. Internet Control Message Protocol 26
2. OSI và TCP/IP 26
2.1. Tầng mạng (internet layer) 27
2.2. Tầng giao vận (Transport layer). 27
2.3. Tầng ứng dụng (Application Layer) 28
2.4. Tầng giao diện vật lý (Network Interface Physical) 28
3. Subnetwork Addressing 29
3.1. Địa chỉ vật lý (Physical Address) 29
3.2. Địa chỉ kết nối dữ liệu (Data Link Address) 29
3.3. Khung Ethernet 29
II. Giao Thức IP (Internet Protocol) 30
1. Giao thức IP 30
2. Địa chỉ IP (IP Address) 33
3. Domain Name System. 35
4. Giao thức điều khiển Internet. (Internet Control Protocol) 36
4.1. ICMP (Internet Control Mesage protocol). 36
4.2. Giao thức phân giải địa chỉ. ( The address resolution protocol) 37
4.3. Reserver Address Resolution Protocol (RARP) 38
III. Giao thức TCP (transmission Control rotocol) 38
1. Mô hình dịch vụ TCP 39
2. Giao thức TCP (TCP Protocol) 40
3. TCP Segment Header 40
4.Quản lý kết nối TCP (TP Connection Management) 43
5. Port và socket 44
6. Giao thức UDP (The user Data Protocol) 44
Chương 3. Quản trị mạng 46
I. Quản trị mạng 46
1. Sự cần thiết phải quản trị mạng 46
1.1. Sự khác nhau của các thiết bị 46
1.2.Sự khác nhau về ứng dụng 46
2. Framework quản trị mạng của họ giao thức Internet 46
2.1.Trạm quản trị 46
2.2.Tác nhân quản trị 47
2.3.Thông tin quản trị cơ bản 47
2.4.Giao thức quản trị mạng 47
2.5.Quản trị thay mặt (Proxy) 47
II. Biểu diễn dữ liệu 48
1. Các module 48
1. Các Type và các Value 49
2.1.Các kiểu đơn giản 49
2.2. Các kiểu xây dựng 49
2.3. Các kiểu đuôi 49
2.4 Các kiểu con 49
Chương 4. Quản Trị Mạng Sử Dụng SNMP 50
I. Kiến trúc của giao thức quản trị mạng 50
1. Kiến trúc của giao thức quản trị mạng SNMP 50
2. Trap-directed Polling 52
3. Quản trị thay mặt (Proxy) 53
4. Thông tin quản trị SNMP. 54
II. Cấu trúc của thông tin quản trị 54
1. Định nghĩa kiểu và cú pháp 58
1.1.Universal Type 58
1.2. Application – Wide Types. 59
2. Đinh nghĩa đối tượng. 59
3. Định nghĩa bảng (Defining Table). 60
III. Cơ sở thông tin quản trị MIB. 61
1. System Group 63
2. Interface Group 63
3. Nhóm chuyển đổi địa chỉ 63
4. If Group 64
5. ICMP Group 64
6. TCP Group 64
7. UDP Group 65
8. egp Group 65
9. Nhóm truyền 65
IV. Giao thức quản trị mạng SNMP 65
1. Các nhóm và các tên nhóm (Communities and Community Names) 66
2. Dịch vụ xác nhận (Authentication service) 67
3. cách truy nhập (Access Policy) 67
4. Dịch vụ uỷ quyền (Proxy Service) 68
5. Các khuôn dạng SNMP (SNMP Formats) 69
6. Sự truyền dẫn của một thông báo SNMP 69
7. Quá trình nhận của một thông báo SNMP 71
8. Các liên kết biến 72
8.1 GetRequest PDU 73
8.2 GetNextRequest PDU. 73
Hình 4.7. SNMP PDU 73
8.3 SetRequest PDU 74
9.Trap PDU 74
9.1. Gửi một trap PDU 75
9.2. Nhận một trap PDU 75
10. SNMP Group 75
V. Mã hóa dữ liệu 77
1. Mức đỉnh. 77
1.1. Tag Field 78
1.2 Lenght field. 79
1.3. Value field 80
2. Kiểu đơn giản-Integer 80
3. Kiểu đơn giản- octet string 80
4. Các kiểu đơn giản NULL 81
5. Các kiểu đơn giản- object identifier. 81
6. Các kiểu xây dựng. 81
6.1. Các kiểu xây dựng Sequence. 81
6.1.1.Các kiểu xây dựng-SEQUENCE OF 82
Kết luận 83


Hình1.1: Mạng star
Ưu điểm của mạng sao là cấu hình đơn giản dễ dàng, cấu hình lại (thêm bớt trạm) dễ dàng kiểm soát và khắc phục sự cố. Đặc biệt do sử dụng liên kết điểm-điểm nên tận dụng được tối đa tốc độ của đường truyền vật lý.
Nhược điểm của mạng này là độ dài đường truyền nối 1 trạm với thiết bị trung tâm bị hạn chế (trong vòng 100m, với công nghệ hiện tại).
1.1.2. Kiểu quảng bá (point to multipoint).
Tất cả các nút phân chia chung 1 đường truyền vật lý. Dữ liệu được gửi đi từ một nút nào đó sẽ có thể được tiếp nhận bởi tất cả các nút còn lại. Bởi vậy chỉ cần chỉ ra địa chỉ đích của dữ liệu để mỗi nút căn cứ vào đó kiểm tra xem dữ liệu có phải dành cho mình không.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top