Chancey

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lêi c¶m ¬n 1
PHẦN I: 7
GIỚI THIỆU CHUNG 7
CHƯƠNG 1: TÊN CÔNG TRÌNH, VỊ TRÍ XÂY DỰNG. 8
1.1. Tên công trình: Hầm giao thông xuyên núi. 8
1.2. Vị trí. 8
1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội. 8
1.4. Điều kiện giao thông hiện tại của khu vực xây dựng. 8
1.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực công trình. 9
1.6. Điều kiện khí hậu khu vực xây dựng. 9
CHƯƠNG 2: TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT. 10
2.1. Quy trình, quy phạm thiết kế được áp dụng. 10
2.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật. 10
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC HẦM. 10
3.1. Mô tả địa chất công trình khu vực hầm. 10
3.2. Phân loại địa chất trong các khu vực dự kiến tuyến hầm đi qua. 12
3.3. Dự kiến cấu tạo kết cấu và biện pháp công nghệ thi công đường hầm. 14
PHẦN II: 15
THIẾT KẾ CƠ SỞ. 15
PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ THỨ NHẤT. 16
I - THIẾT KẾ TUYẾN HẦM. 16
1.1. Những yếu tố hình học của tuyến hầm: 16
1.2. Bình diện hầm. 18
1.3 - Trắc dọc tuyến hầm. 21
II – KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC CỦA ĐƯỜNG TRONG HẦM. 22
2.1. Khổ giới hạn trong hầm. 22
2.2. Cách dựng khuôn hầm. 24
III - KẾT CẤU VỎ HẦM. 25
3.1. Bêtông phun (Shotcrete): 25
3.2. Neo: 26
3.3. Các dạng kết cấu vỏ hầm của hầm chính và hầm lánh nạn. 28
IV - KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG XE CHẠY VÀ ĐƯỜNG BỘ HÀNH : 29
V – PHÒNG NƯỚC VÀ THOÁT NƯỚC TRONG HẦM. 30
5.1. Cấu tạo lớp chống thấm vỏ hầm. 30
5.2. Bố trí hệ thống rãnh thoát. 31
5.3. Cấu tạo rãnh thoát nước. 31
VI - THIẾT KẾ CỬA HẦM. 31
6.1. Cửa hầm phía Bắc: 31
6.2. Cửa hầm phía Nam: 32
VII – THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG TRONG HẦM. 33
7.1. Biện pháp thông gió: 33
7.2. Sơ đồ thông gió. 33
7.3. Thiết bị quạt gió. 34
7.4. Biện pháp chiếu sáng và bố trí chiếu sáng. 34
VIII - BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỈ ĐẠO. 34
8.1. Biện pháp đào và chống đỡ đường hang. 34
8.2. Biện pháp bốc xúc đất đá thải. 34
8.3. Biện pháp đổ bêtông vỏ hầm. 34
8.4. Biện pháp thi công cửa hầm. 35
IX - NHỮNG KHỐI LƯỢNG THI CÔNG CHÍNH. 35
PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ THỨ II. 35
I - THIẾT KẾ TUYẾN HẦM. 35
1.1 – Những yếu tố hình học của tuyến hầm: 35
1.2 – Bình diện hầm. 38
1.3 - Trắc dọc tuyến hầm. 41
II – KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC CỦA ĐƯỜNG TRONG HẦM. 42
2.1. Khổ giới hạn trong hầm. 42
2.2. Cách dựng khuôn hầm. 44
III - KẾT CẤU VỎ HẦM. 45
3.1. Bêtông phun (Shotcrete): 45
3.2. Neo: 46
3.3. Các dạng kết cấu vỏ hầm của hầm chính và hầm lánh nạn. 47
IV - KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG XE CHẠY VÀ ĐƯỜNG BỘ HÀNH : 48
V – PHÒNG NƯỚC VÀ THOÁT NƯỚC TRONG HẦM. 49
5.1. Cấu tạo lớp chống thấm vỏ hầm. 49
5.2. Bố trí hệ thống rãnh thoát. 50
5.3. Cấu tạo rãnh thoát nước. 50
VI - THIẾT KẾ CỬA HẦM. 50
6.1. Cửa hầm phía Bắc: 50
6.2. Cửa hầm phía Nam: mô tả dạng kết cấu. 51
VII – THÔNG GIÓ VÀ CHIẾU SÁNG TRONG HẦM. 51
7.1. Biện pháp thông gió: 51
7.2. Sơ đồ thông gió. 51
7.3. Thiết bị quạt gió. 51
7.4. Biện pháp chiếu sáng và bố trí chiếu sáng. 52
VIII - BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỈ ĐẠO. 52
8.1. Biện pháp đào và chống đỡ đường hang. 52
8.2. Biện pháp bốc xúc đất đá thải. 52
8.3. Biện pháp đổ bêtông vỏ hầm. 53
8.4. Biện pháp thi công cửa hầm. 53
IX - NHỮNG KHỐI LƯỢNG THI CÔNG CHÍNH. 53
SO SÁNH CÁC PHƯƠNG ÁN TUYẾN. 54
1. Phương án 1: 54
2. Phương án 2: 54
PHẦN III: 56
THIẾT KẾ KỸ THUẬT. 56
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ ĐÀO HẦM NATM. 57
1. Quá trình lịch sử phát triển của công nghệ NATM 57
2. Khái niệm chung về phương pháp NATM 58
3. Sự khác biệt và ưu nhược điểm của phương pháp NATM so với các phương pháp thi công truyền thống 60
CHƯƠNG II – TÍNH TOÁN KẾT CẤU. 63
1. Các số liệu tính toán. ( fKP =6) 63
2. Tính toán lớp bêtông phun (Shotcrete): 68
3.Tính toán neo. 69
4.Tính toán lớp vỏ bêtông. 71
5. Các số liệu tính toán ( fKP =8). 73
6. Tính toán lớp bêtông phun (Shotcrete): 77
7.Tính toán neo. 78
8.Tính toán lớp vỏ bêtông. 81
CHƯƠNG III – TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THÔNG GIÓ. 83
1. Phân loại các thành phần khí thải độc hại trong đường hầm trong giai đoạn khai thác. 83
2. Xác định lưu lượng gió sạch cần cung cấp. 84
3. Xác định các thông số thông gió. 88
4. Chọn thiết bị quạt gió. 88
PHẦN IV: 89
THIẾT KẾ THI CÔNG. 89
CHƯƠNG I - BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỈ ĐẠO. 90
1.1. Điều kiện thi công và căn cứ lựa chọn biện pháp đào đường hang. 90
1.2. Biện pháp khai đào đường hang. 90
1.3. Biện pháp đào đường hang. 90
1.4. Biện pháp chống đỡ đường hang. 94
1.5. Thi công lớp chống thấm. 95
1.6. Đổ bêtông vỏ hầm. 95
1.7. Thi công các hầm ngang. 95
1.8. Thi công hệ thống rãng. 96
1.9. Thi công cửa hầm. 96
1.10. Trình tự công nghệ. 97
CHƯƠNG II - THIẾT KẾ THI CÔNG CHI TIẾT VÀ TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ. 97
2.1. Dựng đường cong quan hệ áp lực - biến dạng theo tiến độ đào, biện pháp quan trắc độ hội tụ. 97
2.2. Tính toán lượng nổ và lập hộ chiếu nổ mìn cho đất đá có fkp=6 98
2.3. Tính toán lượng nổ và lập hộ chiếu nổ mìn cho đất đá có fkp=8 111
2.4. Chọn thiết bị khoan và bố trí thiết bị khoan. 124
2.5. Chọn thiết bị bốc xúc vận chuyển, tổ chức dây chuyền bốc xúc vận chuyển đất đá thải. 124
2.6. Thiết kế thành phần hỗn hợp bêtông phun và biện pháp thi công bêtông phun. 125
2.7. Thi công neo. 127
2.8. Thiết kế ván khuôn vỏ hầm. 128
2.9. Chọn thiết bị cấp vữa và đổ bêtông vỏ hầm. 128
2.10. Thiết kế thông gió trong đường hầm. 129
2.11. Thiết kế chiếu sáng trong đường hầm. 132
2.12. Cấp và thoát nước trong thi công. 133
CHƯƠNG III - TỔ CHỨC THI CÔNG ĐƯỜNG HẦM. 133
3.1. Lập biểu đồ chu kỳ đào đường hang. 134
3.2. Lập dây chuyền tổ chức thi công. 134
3.3. Lập kế hoạch tiến độ. 138
3.4. Bố trí mặt bằng công trường. 139

PHẦN I:
GIỚI THIỆU CHUNG

CHƯƠNG 1: TÊN CÔNG TRÌNH, VỊ TRÍ XÂY DỰNG.
1.1. Tên công trình: Hầm giao thông xuyên núi.
1.2. Vị trí.
Tuyến đường chạy theo hướng Bắc – Nam. Đây là khu vực có nhiều núi cao, hiểm trở, địa hình phức tạp. Địa hình có dãy núi cao và độ dốc lớn chạy theo hướng Đông – Tây. Tại đây dịa chất tốt nhưng dẫy núi cao có độ dốc lớn lên việc làm đường bộ men theo địa hình sẽ gây ra trắc trở trong khai thác và thi công. Do đó việc thay thế đường bộ bằng phương án hầm giao thông xuyên núi là hiệu quả hơn về khai thác và kinh tế.
1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội.
Khu vực làm hầm có một nền kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, dân số ít. Nền kinh tế còn là nông nghiệp và ngư nghiệp. Nền văn hoá là sự cộng hưởng của các dân tộc trong huyện, do điều kiện giao thông kém phát triển lên nền văn hoá còn chưa có sự tiến bộ, hoà nhập với các nền văn hoá của các khu vực lân cận.
1.4. Điều kiện giao thông hiện tại của khu vực xây dựng.
Ngoài tỉnh lộ 722 (đoạn dài 78km, là một phần của con đường Đông Trường Sơn, đây là tuyến đường quan trọng nối Đà Lạt - Lạc Dương - Đắc Lắc), tỉnh lộ 723 (trục đường nối giữa 2 điểm du lịch Nha Trang và Đà Lạt, tổng chiều dài 39,4m) và 3 huyện lộ chính thì giao thông tại khu vực này còn kém phát triển. Phần lớn các đường còn lại là các đường nhỏ dành cho các phương tiện thô sơ, có độ dốc rất lớn. Rất không đảm bảo an toàn cho người qua lại. Hiện nay hệ thống giao thông của khu vực đang được đang từng bước quan tâm đầu tư nhằm phát triển các tiềm lực về kinh tế, xã hội, và du lịch trên địa bàn của khu vực.
1.5. Đặc điểm địa hình, địa mạo khu vực công trình.
Địa hình khu vực nhỏ gồm một mỏn núi cao chạy dọc theo hướng Đông – Tây. Địa hình có một mỏm núi có độ dốc lớn, xen kẽ là một vài khe núi dốc. Do lượng mưa tại khu vực khá nhiều do đó đất đá bị phong hoá mạnh. Dưới lớp đất phong hoá là lớp đất đá không thấm nước tuy nhiên do lượng nước mưa lớn và đất bị phong hoá mạnh và vỡ dăm, vỡ vụn nên tại lớp này có nước xuất hiện tại các khe nứt của lớp đất đá…
Khu vực đặt công trình khá cao do đó tại đấy không có sự ảnh hưởng của sông suối, nước ngầm…
1.6. Điều kiện khí hậu khu vực xây dựng.
Khu vực công trình nằm trong vùng khí hậu ôn đới, độ cao so với mặt nước biển từ 1,500 - 1,600m. Độ ẩm trung bình hàng năm là 80-95%.
Chỉ tiêu tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Lượng mưa trung bình (mm)
1 16,4 20
2 17,1 37
3 18,3 50
4 19,1 120
5 19,7 195
6 20,4 213
7 21,6 450
8 22,8 290
9 22,9 184
10 19,5 115
11 18,8 102
12 16,4 24
Trung bình 18-20 1,800
Bảng 1: Các thông số khí hậu trung bình mỗi tháng trong năm tại khu vực hầm.
CHƯƠNG 2: TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT.
2.1. Quy trình, quy phạm thiết kế được áp dụng.
 Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ 22TCN-273-01.
 Tiêu chuẩn Nhật Bản dùng cho đường hầm xuyên núi .
 Tiêu chuẩn thiết kế đường bộ 22TCN-4054-1998.
 Tham khảo các tài liệu, tiêu chuẩn có liên quan.
2.2. Các tiêu chuẩn kỹ thuật.
 Cấp đường 80.
 Vận tốc thiết kế vtk = 80km/h.
 Khổ đường B = 8m.
 Bán kính tối thiểu của đường cong trên tuyến Rmin = 250m.
 Bán kính tối thiểu đường cong trong hầm Rh,min= 150m.
 Độ dốc thiết kế trên tuyến itk = 6%
 Độ dốc dọc tối đa trong hầm ih,max=4%.
 Độ dốc dọc tối thiểu trong hầm imin=6 .
 Độ dốc ngang mặt xe chạy in=2%.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU VỰC HẦM.
3.1. Mô tả địa chất công trình khu vực hầm.
Hầm nằm trong khu vực địa chất còn nguyên sinh không có những biến động lớn do đó địa chất khu vực hầm không quá phức tạp. Địa chất hầm gồm 3 lớp đất đá chính như sau:
1) Sét kết, bột phong hoá mạnh, sạn, khối, cứng cấp IV – V. Lớp này phân bố trên cùng có chiều dầy từ 2m-5m, càng lên cao chiều dày lớp sét càng tăng.
2) Đá Riolít poofia, phong hoá mạnh, vỡ dăm và vỡ khối, cứng cấp VI. Lớp này nằm dưới lớp (1), lớp phân bố trong toàn bộ khu vực khảo sát và có chiều dày biến đổi từ 30m – 120m. Càng lên đỉnh chiều dày lớp này càng lớn.
3) Đá Riolit poocfia, màu xám xanh, ít nứt nẻ. Cứng cấp VII – VIII. Loại này phân bố với toàn bộ chiều dày phía dưới.
Đá Riolit poocfia là loại không thấm nước và không có nước ngầm trong lòng đất đá. Nước chẩy trong đá là loại nước mặt trong quá trình thấm qua lớp địa chất (1) thấm xuống lớp đá không thấm nước này và tồn tại trong các khe nứt của đất đá. Do đó lớp địa chất (2) là lớp bị phong hoá mạnh đồng thời có vỡ dăm và vỡ khối sinh ra nhiều khe nứt nhỏ dẫn tới nước thấm qua các khe nứt gây ẩm nhẹ vùng đất này.
Mực nước ngầm nằm ở cao khu vực bình nguyên dưới chân núi do đó trong khu vực đặt hầm không có nước ngầm.
Số liệu địa chất được trình bầy tại các bảng tổng hợp địa chất sau:
Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP ĐỊA CHẤT PHƯƠNG ÁN 1.
Tên đất đá Phân bố Hệ số độ cứng (fkp¬¬¬) Trọng lượng riêng (T/m3)
Góc ma sát trong (độ)
Môdun đàn hồi E (MPa) Hệ số possoi
Hệ số nền tiêu chuẩn ko(kg/cm3)
Sét kết phong hoá mạnh theo khu vực
dtb = 2.5m 4 2,5 30 0,25 300
Đá Riolít poofia, phong hoá mạnh, vỡ dăm và vỡ khối, Theo khu vực và có chiều dày trung bình là 40m, tại đỉnh 120m. 6 2,6 35 14.103 0,35 600
Đá Riolit poocfia, màu xám xanh, ít nứt nẻ Theo khu vực có chiều dày lớn 8 2,67 40 24.103 0,4 1700
3.2. Lập dây chuyền tổ chức thi công.
3.2.1. Chuẩn bị thi công.
Công tác chuẩn bị trước lúc thi công đường hầm là một nội dung trọng yếu trong công tác tổ chức và quản lý thi công đường hầm. Làm tốt các loại công tác chuẩn bị trước lúc thi công là bảo đảm quan trọng cho thi công đường hầm với một chất lượng tốt nhất, thời gian nhanh nhất, tiết kiệm nhất và an toàn nhất. Cho nên công tác này cần được chuẩn bị một cách kĩ càng, cẩn thận trước lúc thi công.
Nội dung công tác chuẩn bị thi công cơ bản bao gồm các công việc sau:
- Xác định cơ cấu tổ chức thi công và nhân viên làm việc
- Nghiên cứu và tìm hiểu văn kiện thiết kế
- Điều tra đối khớp và bổ sung hiện trường thi công
- Tiếp nhận các cọc miệng hầm
- Kết hợp kinh nghiệm và điều kiện của đơn vị thi công đề xuất các kiến nghị thay đổi hay cải tiến thiết kế với chủ đầu tư và bên tư vấn
- Nghiên cứu biên soạn thiết kế tổ chức thi công, chỉ đạo chung và chuẩn bị điều kiện vật chất cho thi công.
3.2.1.1. Tổ chức bộ máy thi công.
Trong thi công, căn cứ vào qui mô, tính trọng yếu cuả công trình mà bố trí bộ máy và cán bộ công nhân viên. Nguyên tắc của tổ chức bộ máy là: thích hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tiện cho việc chỉ huy, quản lý, có lợi cho việc phát huy tính tích cực, sáng tạo và tinh thần hợp tác của cán bộ công nhân. Bộ máy cần phân công một cách rõ ràng, quyền lợi trách nhiệm cụ thể, hết sức tinh giản nhưng lại có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
3.2.1.2. Công tác chuẩn bị kỹ thuật.
- Điều tra nghiên cứu thu thập tư liệu
+ Điều tra xã hội: Tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, dân cư và phong tục tập quán…
+ Điều tra điều kiện tự nhiên: Cần điều tra các điều kiện địa hình, địa chất, địa mạo đặc biệt là điều kiện địa chất tại nơi dự định bố trí công trình ngầm… Ngoài ra cần nắm vững tình hình khí hậu, khí tượng, thuỷ văn…
+ Điều tra điều kiện kinh tế kĩ thuật: Tìm hiểu hiện trường lân cận có thể đảm bảo cho thi công hay không, các công trình kiến trúc phải di dời. Tìm hiểu khả năng cung ứng và vận chuyển vật liệu. Tìm hiểu về năng lực hỗ trợ và phối hợp của địa phương về cung ứng sinh hoạt, y tế vệ sinh, văn hóa giáo dục và an ninh…
- Kiểm tra các bản vẽ và tài liệu thiết kế có liên quan.
- Giao nhận tư liệu về các cọc mốc trắc địa khống chế đồng thời làm công tác đo đạc lại nhằm kiểm tra khớp các số liệu.
- Đề xuất cải tiến, thay đổi thiết kế thi công dựa vào các điều tra bổ sung.
- Biên soạn thực tổ chức thi công
3.2.1.3. Chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản ở hiện trường.
- Trong phạm vi hiện trường thi công thì các điều kiện cơ bản cần chuẩn bị thường là: đường giao thông thông suốt, đường điện, đường nước, đường thông tin, hiện trường thi công đã được san ủi, nhà ở tạm….
- Trước lúc khởi công, các thiết bị trên mặt đất cần thiết phải chuẩn bị đầy đủ là: hệ thống cung ứng khí nén, các gian sửa chữa máy, nhà gia công thuốc nổ, kho và bãi cho các loại máy và nguyên vật liệu
- Chuẩn bị vật tư bao gồm: chuẩn bị nguyên vật liệu, chuẩn bị thiết bị gia công cấu kiện, chuẩn bị thiết bị máy móc công cụ cho xây lắp công trình chính…
3.2.2. Thiết kế tổ chức thi công.
Thiết kế tổ chức thi công là văn kiện cơ bản của tổ chức thi công. Thiết kế đó phải dựa vào yêu cầu của văn kiện thi công, tính chất công trình, điều kiện cụ thể hiện trường, trang thiết bị thi công, lực lượng thi công và các nhân tố kinh tế kĩ thuật khác. Thông qua thiết kế tổ chức thi công hợp lý, định ra qui hoạch cho toàn bộ quá trình thi công do đó làm cho quá trình thi công được tiến hành một cách thuận lợi nhất.
3.2.2.1. Thiết kế tổ chức thi công sơ bộ.
- Thiết kế này do đơn vị khảo sát thiết kế biên soạn trong giai đoạn thiết kế công trình cùng với gian đoạn thiết kế. Nội dung chủ yếu của văn kiện thiết kế tổ chức thi công sơ bộ thường bao gồm:
+ Tổ chức thi công: Dựa vào mức độ khó dễ của công trình, đề xuất yêu cầu đối với các đơn vị thiết kế, thi công , giám sát và quản lý.
+ Sắp đặt kì hạn: Chủ yếu bao gồm công trình chính của đường hầm, các công trình xây dựng nhà cửa cần thiết, các công trình lắp đặt điện máy có liên quan
+ Phương pháp thi công chủ yếu: Đề xuất phương án thi công với các loại điều kiện điạ chất khác nhau. Ngoài ra cũng cần đề xuất các biện pháp thi công bổ trợ đối với các loại đất đá đặc biệt.
+ Bố trí hiện trường thi công và bãi đổ đất đá: Dựa vào đặc điểm địa hình địa mạo của khu vực đường hầm mà lựa chọn bố trí hiện trường thi công và bãi đổ đất đá.
+ Thiết bị máy móc chủ yếu và ngày công lao động
- Bản vẽ thi công chủ yếu sẽ gồm:
+ Bản vẽ thi công đường hầm
+ Sơ đồ cung ứng vật liệu xác định đường dọc tuyến.
+ Bản vẽ bố trí miệng vào và miệng ra của đường hầm
+ Kế hoạch tổ chức thi công và bản vẽ tiến độ thi công của đường hầm.
3.2.2.2. Thiết kế tổ chức thi công mang tính chỉ đạo.
Khi đơn vị thi công tham gia đấu thầu, dựa vào văn kiện thiết kế kết hợp với điệu kiện cụ thể của đơn vị để biên sọan ra văn kiện tổ chức thi công. Sau khi trúng thầu, đơn vị thi công tiến hành thẩm tra, xét duyệt, biên soạn lại kế hoạch tổ chức thi công. Thiết kế tổ chức thi công giai đoạn đó gọi là thiết kế tổ chức thi công mang tính chỉ đạo.
Nội dung chủ yếu gồm có:
+ Tình hình công trình khác quát
+ Tư liệu về khảo sát địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn
+ Số liệu biên soạn và nguyên tắc biên soạn
+ Chuẩn bị thi công và công trình tạm thời
+ Tình hình nhân lực, máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu…
+ Các biện pháp thi công chủ yếu, các biện pháp kĩ thuật khác như thông gió, thoát nước…
Bản vẽ thiết kế bao gồm:
+ Bản vẽ bố trí mặt bằng hiện trường
+ Bản vẽ tiến độ thi công
+ Bản vẽ thiết kế khoan nổ, thông gió, thoát nước, cấp nước….
…..
3.2.2.3. Thiết kế tổ chức thi công mang tính thực thi.
Bản thiết kế này được biên soạn cho tổ chức thi công trong quá trình thi công. Bản thiết kế này do đơn vị thi công biên soạn tương tự như thiết kế tổ chức thi công mang tính thực thi nhưng nó cụ thể hơn, chi tiết hơn.
3.3. Lập kế hoạch tiến độ.
Trình tự thi công công trình được tính toán xác định trước, trong đó có công tác ngầm. Thời hạn của công tác ngầm được tính toán liệt kê tính bằng số ngày thi công được gọi là tiến độ thi công, quá trình triển khai tiến độ được gọi là kế hoạch tiến độ.
Tiến độ thi công là một tài liệu quan trọng nhất của thiết kế tổ chức thi công và thiết kế thi công. Trong tiến độ thi công phải chỉ rõ số hiệu, khối lượng công việc, trình tự, thời gian, cường độ thực hiện chúng, thành phần số lượng người thực hiện, đơn giá…
cách thi công đường hầm thường có 3 loại:
 Biểu đồ ngang.
 Biểu đồ chu kỳ.
 Biể đồ mạng.
Trong đồ án này em xin kiến nghị sử dụng biểu đồ tiến độ thi công dạng đường thẳng để kế hoạch hoá tổ chức trên đó thể hiện quá trình phát triển các loại công tác và trình tự công nghệ theo dạng đường chéo với hệ toạ độ. Các đường của biểu đồ sẽ là:
1. Tiến độ tổ chức mặt bằng xây dựng và đào phần cửa hầm.
2. Đào.
3. Bêtông vỏ hầm.
4. Công tác ximăng hoá.
5. Giải toả thiết bị hầm để đưa vào khai thác.
Ngoài ra trong các đội thi công thì sử dụng biểu đồ dạng ngang do loại này đơn giản và không khác mấy so với biểu đồ tiến độ chung.
Tiến độ thi công thường dùng bản vẽ tiến độ để biểu hiện. Bản vẽ tiến độ thường có sơ đồ ngang, sơ đồ thẳng đứng và sơ đồ mạng lưới để biểu hiện. Tiến độ thi công dựa trên cơ sở phương án thi công đã định và chiếu theo nguyên lý thi công dây chuyền mà biên soạn. Nói chung thường dựa theo các bước sau để tiến hành:
1. Chia công trình ra mấy công đoạn
2. Tính toán khối lượng công trình của mỗi công đoạn
3. Tính toán lượng lao động hay lượng kíp máy của mỗi công đoạn
4. Tnh toán chu kỳ sản xuất
5. Bố trí tiến độ thi công
6. Kiểm tra và điều chỉnh tiến độ kế hoạch
7. Kế hoạch yêu cầu về nguyên vật liệu và các biểu đồ khác
8. Bản vẽ thi công của các đoạn đặc biệt
3.4. Bố trí mặt bằng công trường.
Hiện trường thi công Hầm tương đối chật hẹp nhưng thiết bị máy móc nguyên vật liệu thi công hầm lại rất nhiều vì vậy cần có qui hoạch hợp lý để không cản trở lẫn nhau nhằm đạt được năng suất cao nhất.
Bố trí hiện trường thi công bao gồm:
+ Bố trí bãi thải đất đá.
+ Bố trí đường vận chuyển đất đá vụn.
+ Bố trí kho tàng và bãi đổ vật liệu khối lớn.
+ Bố trí xưởng sản xuất.
+ Bố trí nhà ở sinh hoạt


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

Kèm bản vẽ
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top