Download Đề tài Ứng dụng autocad trong vẽ bình đồ (tỷ lệ 1-1000) và mặt cắt địa hình miễn phí





 Phương pháp thuỷ chuẩn hình học
Phương pháp thuỷ chuẩn tiến hành theo thứ tự sau:
a. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy thuỷ chuẩn
b. Mối quan hệ giữa độ dốc dọc kênh (i) với các hạng cấp chính xác của tuyến thuỷ chuẩn quy định như sau:
- Kênh có độ dốc dọc i 1/10.000: phải xác định cao độ lưới cơ sở kênh theo theo tuyến thuỷ chuẩn hạng III, xác định cao độ tim kênh theo tuyến thuỷ chuẩn hạng IV;
- Kênh có độ dốc dọc 1/10.000 - Kênh có độ dốc dọc 1/5.000  



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Số liệu đo mặt cắt ngang được xử lý trên chương trình Microsoft Excel và vẽ trên chương trình Canal Design, Autocad.
Khối lượng thực hiện:
Trên cạn: 27mặt cắt x 10m/mặt cắt = 270 m
Dưới nước: 27mặt cắt x 10m/mặt cắt = 270 m
Quy trình: giống như quy trình thành lập bình đồ.
3.2.4. Công tác chuẩn bị, thiết kế
Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ, các số liệu và sơ đồ các điểm khống chế khu vực cần đo.
Khảo sát khu đo: là đi thực địa xem xét kỹ để nắm chắc địa hình địa vật trong khu đo, xác định ranh giới đo vẽ. Đối chiếu thực địa với bản đồ, bổ sung, sửa chữa những thay đổi của địa vật và dáng đất cho đúng với hiện trạng khu đo. Tìm các mốc trắc địa theo tài liệu đã thu thập ở nhà. Xem xét kỹ lưỡng hiện trạng của mốc, nếu thấy khác so với chỉ dẫn trong tài liệu lưu trữ đã thu thập thì không nên dùng.
Căn cứ vào các mốc tìm được và tình hình cụ thể trên khu đo mà dự kiến bố trí lưới khống chế mặt bằng (số lượng điểm và dạng đồ hình).
Sau khi khảo sát ở thực địa về, phải lập dự án đo vẽ. Nội dung của dự án gồm thiết kế lưới khống chế, chọn phương pháp đo vẽ, tính toán chi phí vật tư, tiền của, thời gian và dự trù nhân lực, thiết bị, phương tiện.
3.2.5. Công tác thi công
Xác định ranh giới hành chính, phạm vi ranh giới khu đo
Triển khai thiết kế lưới khống chế đo vẽ ra thực địa, tiến hành chọn điểm, chôn mốc, dựng tiêu…
Đo đạc hệ thống lưới khống chế.
Xử lý số liệu, tính toán bình sai và xây dựng bản vẽ.
Thực hiện đo chi tiết bình đồ tỷ lệ 1/1000 và mặt cắt địa hình.
Kiểm tra chất lượng đo vẽ ngoại nghiệp
Hoàn chỉnh bản đồ gốc và tính toán diện tích.
Kiểm tra chất lượng công tác nội nghiệp.
Nghiệm thu và đánh giá chất lượng thành quả.
In bản đồ và hồ sơ kỹ thuật.
Đóng gói và giao nộp sản phẩm.
3.3. Đo vẽ chi tiết nội dung bình đồ và mặt cắt địa hình
3.3.1. Phương pháp và tỷ lệ đo vẽ
- Căn cứ vào sơ đồ phân mảnh bình đồ của luận chứng kinh tế kỹ thuật trong toàn khu đo gồm có tỷ lệ 1 :500 và 1/1000. Đo vẽ chi tiết địa hình theo phương pháp cực, cạnh, đo bằng lưới chỉ hay đường cong khoảng cách, đọc số đến 0,1m. Góc bằng (bi), góc nghiêng (Zi) đọc như góc trong đường chuyền toàn đạc nhưng chỉ đo một chiều.
- Khoảng cách từ máy đến mia không vượt quá quy định ở bảng 3.1.
- Khi vẽ ít nhất phải kiểm tra định hướng từ 2 điểm. Sai lệch về hướng giữa trị đo và trị tính ngược £90”.
- Mỗi trạm đo, ít nhất phải có 3 điểm địa vật rõ ràng trùng với trạm liền kề để tiếp biên.
- Mỗi trạm máy phải vẽ sơ đồ chi tiết về dáng địa hình. Vẽ hình dạng của địa vật (địa vật định hướng và địa vật đo vẽ), phải tuân theo thứ tự sau đây:
+ Vẽ những địa vật định hướng trước như: hệ thống đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, thuỷ hệ, điểm yên ngựa, đồi độc lập, cây, nhà độc lập v.v... sau đến địa hình, địa vật dạng đường, diện v.v... theo “Quy phạm đo vẽ địa hình tỷ lệ 1:500¸5000” 96TCN 43-90 của Tổng cục Địa chính.
Bảng 3.1: Khoảng cách từ máy đến các điểm mia
Tỷ lệ bình đồ
Khoảng cao đều đường bình độ h (m)
Khoảng cách lớn nhất giữa các điểm mia (m)
Khoảng cách từ máy đến mia
Đo vẽ địa hình (m)
Đo vẽ địa vật (m)
1:200
0,25
0,5
1,0
5
10
10
50
50
80
30
30
40
1:500
0,5
1,0
10
15
100
150
60
60
1:1000
0,5
1,0
20
30
150
200
80
80
1:2000
0,5
1,0
40
40
200
200
100
100
1:5000
1
2
50
80
300
300
150
150
+ Dùng thước đo độ và thước đo vẽ ngay bình đồ và mặt cắt địa hình ngoài thực địa. Sau đó so sánh bổ sung tại thực địa để tránh sai sót. Thời gian chuyển trị đo thành bản vẽ mỗi trạm không quá 3 ngày.
- Vùng tiếp biên giữa hai mảnh bản đồ là 2cm theo tỷ lệ bình đồ ví dụ: bình đồ tỷ lệ 1:1000 tính theo tỷ lệ bình đồ vùng tiếp biên là 40m v.v... Sau khi lên biên đạt độ chính xác như sau:
+ Độ lệch giữa các vị trí địa vật D£0,4mm´M (trong đó M là mẫu số tỷ lệ bản đồ thành lập);
+ Độ chênh cao Dh£1/4 h, trong đó h là khoảng cao đều đường bình độ;
+ Sau đó tiếp biên quét, số hoá và in bằng máy Plotter.
- Nếu vẽ bằng máy toàn đạc điện tử, việc vẽ địa hình địa vật được tự động hoá qua chương trình SDR hay Suffer trực tiếp lấy số liệu từ Card hay fieldbook và vẽ bình đồ số ngay trên máy tính. Sau khi kiểm tra, được in qua các máy Ploter.
3.3.2. công cụ đo
Để xác định các điểm chi tiết trên mặt đất đối với khu đo cụm dân cư xã Phương Thịnh và đối với tuyến kênh Sườn Tổ 6 được thực hiện chủ yếu bằng máy đo toàn đạc điện tử có thiết bị ghi và lưu trữ số liệu đo bằng loại máy Nikon NE-20S và TopCon DT206.
3.3.3. Vẽ lược đồ chi tiết
Trước khi đo vẽ chi tiết cần sơ họa chi tiết với tỷ lệ không nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập, nếu tỷ lệ sơ họa nhỏ hơn phải đảm bảo sao cho các đối tượng cần vẽ được thể hiện rõ ràng, đủ chỗ cần thiết để ghi chú tên các điểm mia. Trên sơ họa phải có các điểm đo chi tiết kèm theo số hiệu điểm, số đo (nếu đo khoảng cách bằng thước đo dây chuyên dụng), loại đất, tên chủ sử dụng và các ghi chú cần thiết khác có liên quan đến khâu tiếp theo như: số hiệu điểm trạm đo, hướng đến các điểm định hướng. Tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm mia chi tiết làm điểm kiểm tra (điểm mia trùng) với các điểm trạm đo kề nhau, phải từ 2 điểm trở lên với mỗi trạm đo kề nhau và các điểm này phải đóng khung vuông để phân biệt.
3.3.4. Phương pháp đo vẽ chi tiết bình đồ
3.3.4.1. Thành lập lưới khống chế độ cao hạng IV
- Hệ thống độ cao sử dụng cho công trình theo hệ Hòn Dấu, mốc chuẩn lấy từ hệ thống cao độ hạng IV kênh An Phong - Mỹ Hoà - Bắc Đông.
- Đo dẫn cao độ hạng IV từ mốc chuẩn về đến đầu công trình và đo nội bộ công trình phục vụ cho việc đo vẽ bình đồ.
- Phương pháp tính toán: Bình sai theo phương pháp chặt chẽ, sai số khép độ cao cho phép: fh £ ± 20mm.
- Phương pháp đo; Đo 2 lần (đo đi và đo về).
- Máy trắc địa: máy thuỷ chuẩn CS2 đã được kiểm nghiệm các yêu cầu theo quy phạm đo cao hạng IV
- Mia: Mia thương số 5m của Nhật sản xuất đã được kiểm nghiệm các yêu cầu theo quy phạm đo cao hạng IV.
- Xây dựng hệ thống mốc bảo lưu độ cao bàn giao cho chủ đầu tư phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo.
* Về địa hình tuyến cụm dân cư xã Phương Thịnh
Cấp hạng đo cao : đo cao hạng IV.
Hình thức bố trí tuyến đo: Tuyến dẫn khép kín đo đi đo về.
Sai số đo fhđo = SDhđo = -18mm, sai số khép cho phép: fh(cp) £ ± 20mm= 24mm, đạt yêu cầu so với quy phạm.
Bảng 3.2 Các mốc độ cao bảo lưu: khu đo bố trí 03 mốc cao độ
STT
TÊN MỐC
MỤC TIÊU
ĐỘ CAO
VỊ TRÍ
1
APMH 28
Mốc bê tông
+3.687
Qua cầu Hai Ngộ
2
ĐG2
Chốt sắt
+3.757
Mép đường đal (gần ngã ba)
3
Lũ 2000
Dấu sơn đỏ
+3.358
Trạm y tế Phương Thịnh
Tổng chiều dài đo cao hạng IV: 1.5km, địa hình cấp II.
3.3.4.2. Thành lập lưới khống chế mặt bằng
- Hệ toạ độ sử dụng theo hệ toạ độ Quốc gia VN 2000 (cùng hệ toạ độ kênh).
- Lưới khống chế mặt bằng đường chuyền ...
 

tctuvan

New Member
Trích dẫn từ crablion1928:
Bạn gửi cho mình bài luận này được không. Mình Thank nhiều!
gmail: [email protected]


Bạn download tại link này, pass giải nén là ketnooi.com
Nhớ thank chủ thớt nhé
 

crablion1928

New Member
Trích dẫn từ tctuvan:
Trích dẫn từ crablion1928:
Bạn gửi cho mình bài luận này được không. Mình Thank nhiều!
gmail: [email protected]


Bạn download tại link này, pass giải nén là ketnooi.com
Nhớ thank chủ thớt nhé


Thank bạn nhiều..Thanks chủ thớt nữa :clap::clap::clap:
 

Kiến thức bôn ba

Các chủ đề có liên quan khác

Top