nthanhxuan80

New Member

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu thống kê biến động lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001





MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu 1

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về lao động có việc làm 8

1.1. Ý nghĩa của giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế xã hội. 8

1.1.1. Giải quyết việc làm đối với sự phát triển kinh tế. 8

1.1.2. Giải quyết việc làm đối với sự phát triển xã hội 8

1.1.3. Giải quyết việc làm với nâng cao mức sống của người lao động. 9

1.2. Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm. 10

1.2.1. Dân số. 10

1.2.2. Dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế 6

1.2.3. Nguồn lao động. 12

1.2.4. Lực lượng lao động. 13

1.2.5. Việc làm: 16

1.3. Các nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho người lao động. 26

1.3.1. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. 26

1.3.2.Tác động của các biện pháp giải quyết việc làm 29

Kết luận chương 1 32

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu thống kê lao động có việc làm 33

2.1. Vai trò nghiên cứu thống kê lao động có việc làm. 33

2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm hiện nay. 34

2.3. Các nguyên tắc khi xác định các chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm. 40

2.4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm. 41

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh lao động có việc làm. 41

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự tác động của các nhân tố tới lao

động có việc làm. 46

2.4.3. Nguồn thông tin đảm bảo tính toán các chỉ tiêu thống kê. 48

2.5. Một số phương pháp thống kê phân tích và dự đoán số lao động có việc làm. 49

2.5.1. Phương pháp phân tích thống kê. 49

2.5.2. Phương pháp dự đoán thống kê biến động lao động có việc làm. 54

Kết luận chương 2 58

Chương 3: Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động lao động có việc làm ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2001 59

3.1. Phân tích thống kê biến động lao động có việc làm. 59

3.1.1. Phân tích biến động lao động có việc làm. 59

3.1.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động lao động

có việc làm. 71

3.2. Dự đoán lao động có việc làm. 82

3.2.1. Dự đoán số lao động có việc làm của cả nền kinh tế 82

3.2.2. Dự đoán số lao động có việc làm của các ngành. 83

3.3. Một số kiến nghị và giải pháp. 85

Kết luận chương 3 91

Phần kết luận 92

Danh mục tài liệu tham khảo 94

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bằng có tới cả chục thôn. Những bất cập của việc thu thập và tổng hợp báo cáo từ cấp xã/phường về chỉ tiêu “Số lao động mất việc làm trong kỳ” cũng tương tự.
Việc thu thập các chỉ tiêu “Số người có việc làm mới” và “Số người bị mất việc làm trong kỳ” theo quyết định 51 cũng rất khó thực hiện vì chưa có qui định cụ thể- chưa chỉ rõ thời gian là mấy tháng trong 6 tháng, mấy tháng trong 1 năm thì được coi là có việc làm mới hay mất việc làm để đưa vào báo cáo.
- Quyết định 51 cũng chưa có quy định để loại trừ tình trạng thống kê bị trùng lắp nhiều lần số người có việc làm mới và số người mất việc làm trên phạm vi một quận/huyện, một tỉnh/thành phố và trên phạm vi cả nước. Thực tế cho thấy khi người lao động thường trú ở phường/xã này tìm được việc làm ở phường/xã khác; ở quận/huyện này tìm việc ở quận/huyện khác… thì thường trong báo cáo hành chính của cả nơi có người lao động thường trú lẫn nơi có doanh nghiệp hay cơ sở làm việc mới của người lao động đều đưa con số này vào báo cáo của mình. Sự trùng lắp này rất khó phát hiện và thường làm cho các số liệu trong các báo cáo của các cấp quận/ huyện; tỉnh/ thành phố của cả nước tăng lên một cách giả tạo. Như chỉ tiêu “Số lao động đi làm việc ở nước ngoài” mặc dù đã có đủ số liệu báo cáo định kỳ nhưng cũng với các lý do trên mà độ tin cậy còn chưa cao. Theo quyết định, chỉ tiêu này được tổng hợp từ “các báo cáo 6 tháng, 9 tháng và một năm của các công ty xuất khẩu lao động, của các ngành, các địa phương có hợp tác song phương với nước ngoài”. Trên thực tế số lao động đi làm việc ở nước ngoài do các ngành, các địa phương báo cáo thường bị trùng lặp với số liệu của các công ty xuất khẩu lao động, vì các công ty này một số thì trực thuộc các ngành, một số lại trực thuộc các địa phương.
Tóm lại, Nội dung hệ thống chỉ tiêu, phương pháp thu thập và xử lý số liệu đã từng bước tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế, tính hệ thống, khoa học và độ tin cậy ngày càng được nâng cao. Các chỉ tiêu thống kê về lao động có việc làm thu thập được qua chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tuy đã bám sát mục tiêu phục vụ quản lý Nhà nước của các cấp và yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan thống kê Nhà nước nhưng chưa đủ do hạn chế về khả năng thu thập và tổng hợp thông tin từ hệ thống báo cáo thống kê cơ sở. Do vậy, để đảm bảo đầy đủ thông tin cho việc quản lý Nhà nước của các cấp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê bổ sung và tổng hợp qua chế độ điều tra thống kê nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tìm kiếm nguồn kinh phí cho các cuộc điều tra. Thực tế triển khai thực hiện Quyết định 51/2001/QĐ-LĐTBXH cho thấy số các chỉ tiêu cơ bản so với yêu cầu còn ít, các chỉ tiêu nói trên còn một số vấn đề cần hoàn thiện.
2.3. Các nguyên tắc khi xác định các chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm.
Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm, thời gian cụ thể. Tính chất của hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thống kê. do đó chỉ tiêu phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả các đơn vị hay nhóm đơn vị tổng thể. Thông qua các chỉ tiêu thống kê và công tác thống kê lao động có việc làm có thể nắm được các thông tin và xu hướng biến động của lao động có việc làm. Nhờ có các chỉ tiêu thống kê chúng ta có thể phân tích được xu hướng biến động lao động có việc làm để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý các cấp có các giải pháp để điều chỉnh hợp lý.
Khi xác định các chỉ tiêu thống kê về biến động lao động có việc làm ở nước ta, ngoài việc vận dụng lý luận kinh tế học, xã hội học và phương pháp luận thống kê còn phải chú ý một số yêu cầu có tính nguyên tắc sau:
- Các chỉ tiêu đưa ra phải là những chỉ tiêu quan trọng nhất, có khả năng phản ánh đúng đắn nhất thực trạng cũng như đặc điểm sự biến động lao động có việc làm, đáp ứng được yêu cầu về thông tin phục vụ quản lý Nhà nước của các cấp về thực trạng lao động có việc làm của lực lượng lao động. Các chỉ tiêu đưa ra đáp ứng được nhu cầu thông tin của các ngành, các cơ quan hữu quan trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, đề ra các giải pháp, lập các chương trình phát triển dân số, giáo dục đào tạo, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, mức sống và các chương trình liên quan đến thực hiện mục tiêu tăng số lao động có việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nâng cao hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn Việt Nam trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Bảo đảm tính thống nhất và sự liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau giữa các chỉ tiêu, tạo cơ sở cho việc xây dựng một ngân hàng dữ liệu về biến động lao động có việc làm ở Việt Nam ngày càng đầy đủ và hoàn chỉnh.
- Về nội dung và phương pháp tính toán: một mặt phải tham khảo kinh nghiệm của các nước phát triển, các chỉ tiêu đánh giá khác phải thống nhất về nội dung, cách phân tổ và phương pháp tính toán với các chỉ tiêu đã được thừa nhận trong hệ thống chỉ tiêu cơ bản về lao động có việc làm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) để từng bước hoà nhập với hệ thống thông tin của ILO về thị trường lao động; mặt khác phải chú ý đến tình hình thực tế ở Việt Nam, đặc biệt là khả năng và hình thức thu thập thông tin ban đầu và nhu cầu về thông tin phục vụ quản lý để đảm bảo được hiệu quả và tính khả thi cao của hệ thống chỉ tiêu đưa ra.
2.4. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động có việc làm.
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh lao động có việc làm.
2.4.1.1. Lao động có việc làm.
Lao động có việc làm gồm những người đủ 15 tuổi trở lên mà trong tuần lễ tham khảo đang có việc làm, với thời gian làm việc không ít hơn 8 giờ, hay không làm việc hay làm việc không đủ 8 giờ do các nguyên nhân bất khả kháng nhưng 4 tuần lễ trước đó (tính đến tuần lễ tham khảo) có ít nhất 32 giờ làm việc và sẽ tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian nghỉ.
- Công thức tính:
Tổng số lao động có việc làm = E (2.4.1)
Trong đó: E: Lao động có việc làm ở nhóm thứ i.
- Phân tổ: Phân theo giới tính; nhóm tuổi; trình độ văn hoá; trình độ chuyên môn kỹ thuật; nhóm ngành (công nghiệp và xây dựng; nông- lâm- ngư nghiệp; dịch vụ và các ngành khác); địa phương.
- Nguồn số liệu: Kết quả điều tra lao động - việc làm.
- Mục đích đánh giá: đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô lao động có việc làm trong thời kỳ nghiên cứu, được dùng để tính tỷ lệ lao động có việc làm, là cơ sở đánh giá hiệu quả của các biện pháp giải quyết việc làm, xây dựng kế hoạch, chính sách giải quyết việc làm.
2.4.1.2. Tỷ lệ lao động có việc làm.
- Khái niệm: Tỷ lệ lao động có việc làm là thương giữa số lao động có việc làm với lực lượng lao động.
Chỉ tiêu này thường tính ...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top