Hubert

New Member

Download Tiểu luận Về các hình thức sở hữu trong bộ luật dân sự năm 2005, nhận xét và kiến nghị miễn phí





 
ĐẶT VẤN ĐỀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Các hình thức sở hữu.
1.1. Hình thức sở hữu nhà nước.
1.1.1. Xác lập và chủ thể của sở hữu nhà nước.
1.1.2. Khách thể của sở hữu nhà nước.
1.1.3. Nội dung của sở hữu Nhà nước.
1.2. Hình thức sở hữu tư nhân.
1.2.1 Xác nhận và chủ thể của sở hữu tư nhân.
1.2.2. Khách thể của sở hữu tư nhân.
1.2.3. Nội dung của sở hữu tư nhân.
1.3. Hình thức sở hữu tập thể.
1.3.1. Xác lập và chủ sở hữu của sở hữu tập thể.
1.3.2. Khách thể của sở hữu tập thể.
1.3.2. Nội dung của sở hữu tập thể.
1.4. Sở hữu chung.
1.4.1. Khái niệm sở hữu chung.
1.4.2. Các loại sở hữu chung.
1.5. Hình thức sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội.
1.5.1 Chủ thể của sở hữu của các tổ chức.
1.5.2. Khách thể của sở hữu của các tổ chức.
1.5.3. Nội dung của sở hữu của tổ chức.
2. Nhận xét và kiến nghị về các hình thức sở hữu trong BLDS năm 2005.
2.1. Nhận xét chung.
2.2. Những nhận xét và kiến nghị về các hình thức sở hữu trong BLDS năm 2005.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
 
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.”
Những loại tài sản như đất đai, rừng núi, sông hồ, tai nguyên thiên nhiên,..chỉ có thể thuộc sở hữu nhà nước. Đây là những khách thể đặc biệt của quyền sở hữu nhà nước.
Như vậy, phạm vi tài sản thuộc sở hữu nhà nước bao gồm:
* Đất đai :
Trong Hiến pháp năm 1992( Điều 17), Luật Đất đai ( khoản 1 Điều 5), BLDS ( Điều 200) đều đã khẳng định đất đai là tài sản thuộc sở hữu nhà nước. Ngoài Nhà nước thì không có chủ thể nào có quyền sở hữu đối với đất đai. Nhà nước giao đất cho cá nhân, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước,… để sử dụng lâu dài và ổn định. Người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất và các quyên liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, góp vốn,tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
* Rừng, núi, sông, hồ:
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hay hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6, Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 thì: “Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng”
Tất cả núi, sông, hồ trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Nhà nước có thể giao cho cá nhân, tổ chức khai thác lợi ích từ núi, sông, hồ nhưng việc khai thác đó phải đảm bảo quy hoạch của Nhà nước và tuân theo các quy định của pháp luật.
* Nguồn nước.
Nước là một nguồn tài nguyên vô tận được, một trong những yếu tố không thể thiếu được với đời sống của con người. Điều 1 Luật tài nguyên nước năm 1998 quy định: “ Tài nguyên nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.”
Tất cả mọi nguồn nước đều thuộc sở hữu nhà nước, các chủ thể khác chỉ có quyền khai thác và sử dụng nguồn nước nhưng phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Việc sử dụng nguồn nước phải theo nguyên tắc tiết kiệm và không được gây nguy hại đến nguồn nước nói chung.
* Tài nguyên trong lòng đất:
Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất , trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hay sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản.
Tổ chức cá nhân được phép theo quy định của pháp luật có quyền khai thác khoáng sản nhưng phải tuân thủ các quy định của pháp luật khoáng sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài những nguồn lợi từ đất liền thì những nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời cũng thuộc sở hữu nhà nước.
Bên cạnh đó, Nhà nước có thể đầu tư vốn vào các doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật và ngoại giao, quốc phòng, an ninh để các doanh nghiệp cơ quan này thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước đặt ra thì phần vốn đó cũng thuộc sở hữu Nhà nước.
Ngoài những tài sản trên thì các tài sản khác do pháp luật quy định cũng có thể thuộc sở hữu Nhà nước, các di tích lịch sử văn hóa mà nhà nước có quyền sở hữu, di sản thừa kế không có người thừa kế…
1.1.3. Nội dung của sở hữu Nhà nước.
* Quyền chiếm hữu.
Các tổ chức, công dân thực hiện quyền chiếm hữu của mình bằng cách chiếm giữ trực tiếp hay chiếm giữ pháp lý, còn Nhà nước lại thực hiện quyền chiếm hữu tài sản của mình bắng cánh ban hành các văn bản pháp quy, quy định việc bảo quản, quy định các thể lệ kiểm kê tài sản định kì và đột xuất để kiểm tra tài sản mà Nhà nước đã giao cho các cơ quan , doanh nghiệp Nhà nước.
Hàng năm hay hàng quý, Nhà nước tiến hành kiểm tra tài sản, vật tư, máy móc, vốn và việc sử dụng vốn… mà Nhà nước đã giao cho các doanh nghiệp quyền quản lí, sử dụng. Nhà nước trao cho các cơ quan chức năng của Nhà nước theo hệ thông dọc : Bộ, ngành hay cơ quan quản lí hành chính theo địa hạt trực tiếp ban hành các văn bản như : Chỉ thị, thông tư quy định về việc sử dụng các loại tài sản giao cho các cơ quan đơn vị trực thuộc.
Như vậy, Nhà nước chủ yếu thực hiện quyền chiếm hữu của mình bằng việc ban hành các văn bản pháp luật quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản của Nhà nước giao cho.
* Quyền sử dụng.
Nhà nước có quyền khai thác công dụng của tài sản thuộc quyền sở hữu của mình , tuy nhiên việc khai thác lợi ích từ tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước khác với quyền sử dụng của các chủ thể khác. Nhà nước khai thác lợi ích từ tài sản theo quy định của pháp luật và theo một kế hoạch nhất định.
Nhà nước thực hiện quyền sử dụng tài sản thông qua việc chuyển giao cho các cơ quan doanh nghiệp nhà nước quản lý và khai thác công dụng của tài sản hay chuyển giao cho các tổ chức cá nhân thông qua các hợp đồng dân sự hay các thủ tục hành chính nhất định. Nhà nước khuyến khích và tao điều kện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân và các chủ thể khác sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước một cách tiết kiệm đúng mục đích và đemlại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời nghiêm trị những hành vi gây thiệt hại đối với tài sản đó hay làm suy kiệt, hủy hoại môi trường.
* Quyền định đoạt.
Nhà nước có quyền định đoạt tài sản của mình bằng nhiều cách khác nhau. Nhà nước có thể chuyển giao tài sản cho các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, cá nhân…những chue thể này được quyền sử dụng tài sản để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhà nước thành lập các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương để trực tiếp quyết định việc chuyển giao tài sản trong phạm vi chức năng quyền hạn do pháp luật quy định. Để thực hiện quyền định đoạt nhà nước giao cho các cơ quan quản lí nhà nước ở địa phương được định đoạt một phần trong phạm vi quyền sở hữu đất đai của mình, những cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất cũng đồng thời có thẩm quyền thu hồi đất nếu người sử dụng đất không thực hiện đúng chính sách , phá...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top