dang_kim_dung

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội và đang thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà thực chất là sự chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiệp vụ và quản lý Kinh tế - xã hội từ lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ hiện đại và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo nên năng suất lao động xã hội cao. Cùng với sự phát triển của xã hội, nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có vấn đề gia đình cũng có nhiều biến đổi phức tạp.
Năm quốc tế gia đình (IYE) với chủ đề “Gia đình - các nguồn lực và thế giới đang đổi thay” là ý tưởng tốt đẹp của cộng đồng thế giới nhằm động viên các quốc gia cần chú ý hơn nữa đến việc xây dựng và củng cố gia đình. Qua dó cho thấy gia đình trở thành một vấn đề thời sự được nhân loại quan tâm.
Đảng ta rất coi trọng gia đình, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mọi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”. [3; 116].
Trong tình hình chung của đất nước, khi chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vấn đề gia đình cũng có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt. Gia đình là tế bào xã hội, vậy khi tiến theo nhịp độ phát triển mới lại càng phải chú ý tới việc phát huy những giá trị của các yếu tố truyền thống trong gia đình, chọn lọc để phát triển mô hình hiện đại trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ suy nghĩ đó, tui chọn đề tài “Gia đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - thực trạng và giải pháp” để đi sâu tìm hiểu nhằm mục đích trên.
2. Tình hình nghiên cứu.
Ngày nay, gia đình là một trong những lĩnh vực đang diễn ra những biến động to lớn, do vậy nó thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả, đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu bàn về nó là:
- Nguyễn Linh Khiếu, 1995, Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hoá, xã hội nông thôn.
- Nguyễn Minh Hoà, 2000, Hôn nhân gia đình trong xã hội hiện đại, Nxb trẻ.
- Mai Quỳnh Nam, 2002, Gia đình trong tấm gương xã hội học, Khoa học xã hội.
- Nguyễn Đình Xuân, 1997, Tuổi trẻ - sự nghiệp - tình yêu, Nxb Giáo dục.
- Hạnh phúc gia đình, báo Phụ nữ Việt Nam.
- Trần Hữu Nghiệp, 1981, Chủ động bảo vệ hạnh phúc gia đình.
- Lê Ngọc Anh, 1/2002, Vấn đề giáo dục đào tạo và nếp sống văn hoá gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Tập chí Triết học, số 1.
- Nguyễn Thị Lan Hương, 11/2004, Quan niệm của Mác-Ăngghen về gia đình và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu gia đình trong xã hội thông tin, Tạp chí Triết học, số 11.
Các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về vấn đề gia đình ở Việt Nam nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy kế thừa thành quả nghiên cứu của các bậc đi trước, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học với chuyên đề gia đình, tui đã triển khai nghiên cứu đề tài này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
- Mục đích của đề tài nhằm góp phần làm rõ hơn về thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại, đánh giá tác động nhiều mặt của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá tới nó. Từ đó đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm phát huy những mặt tích cực trong mối quan hệ nói trên.
- Nhiệm vụ: để thực hiện mục đích như vậy, niên luận có nhiệm vụ sau:
+ Phân tích khái niệm gia đình, vai trò, vị trí gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại đối với sự phát triển xã hội.
+ Khái quát những vấn đề cơ bản của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay.
+ Chỉ rõ những tác động của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá gia đình Việt Nam truyền thống và hiện đại.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy những giá trị của gia đình Việt Nam hiện đại và khắc phục những tiêu cực của nó.
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Tiểu luận nghiên cứu vấn đề trên dựa vào những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Cơ sử thực tiễn: thực tiễn quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và những số liệu, tài liệu phản ánh thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận tiếp thu phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét đối tượng nghiên cứu.
Ngoài ra, trong tiểu luận còn sử dụng phương pháp cụ thể là: phân tích, tổng hợp, so sánh, logic - lịch sử.
6. Kết cấu:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, nội dung của tiểu luận gồm hai chương và sáu tiết.

NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG.
1.1. KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH.
Theo từ điển tiếng Việt (Văn Tân chủ biên, Nxb Khoa học - xã hội 1998) định nghĩa: “Gia đình là đơn vị xã hội thành lập trên cơ sở dòng máu, bắt đầu có từ thời đại thị tộc mẫu hệ; trong thời đại phong kiến thường có cha, mẹ, con, cháu, có khi cả chắt nữa; trong thời đại tư bản thường chỉ có vợ chồng và con cái”.
Từ điền Larousse của Pháp định nghĩa gia đình (Famille) là:
- Cha mẹ con cái sông cùng một mái nhà. Gia đình đông người (Famille nom breuse).
- Chỉ tất cả những người cùng dòng máu như con cái, anh em, cháu trai (trực hệ).
Chủ nghĩa Mác - Lênin coi: “Gia đình là phạm trù xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người” [13; 35], “Mà hình thức gia đình hiện nay không phải là cuối cùng” [7 ; 133]. Như vậy, xây dựng gia đình là xu hướng tất yếu. Quá trình xây dựng gia đình không thể đóng cửa khép kín mà phải chủ động mở cửa với bên ngoài, đó là phương pháp tốt nhất để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình trong truyền thống văn hoá của dân tộc.
Ngày nay, gia đình đang là một vấn đề nổi cộm không chỉ đối với nước ta mà cả trên thế giới. Đối với người dân Việt Nam gia đình vẫn giữ một vị trí quan trọng trong tâm thức mỗi người.
Gia đình là cơ sở của một xã hội. Do đó, cần nhìn nhận gia đình như một thiết chế xã hội đặc thù, nó vừa là sản phẩm chịu sự tác động của các chuyển biến mạnh mẽ và liên tục của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”.
Gia đình trước hết là tổ ấm tạo ra hạnh phúc cho mỗi người. Không ở đâu con người được nâng niu, đùm bọc, dạy dỗ, được hưởng hạnh phúc, được an ủi và chăm sóc như ở gia đình. Chính ở gia đình mà con người từng bước trưởng thành con người xã hội, được xã hội hoá, gia đình đó là một nhóm xã hội gắn bó với nhau bởi huyết thống và tình cảm. Nó được hình thành trên cơ sở hôn nhân (tình yêu và tính giao) và quan hệ huyết thống có được từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng). Nó là một tổng thể xã hội mang tính toàn cầu, nhưng gia đình như thế nào lại phụ thuộc vào các nền văn hoá, các chế độ xã hội và bản sắc dân tộc. Chính vì thế mà không thể có một mô hình, một quan niệm duy nhất về gia đình cho mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
Ở nước ta, trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua, gia đình Việt Nam có sự chuyển biến hết sức mạnh mẽ. Nhưng về căn bản, nó vẫn được xây dựng trên cơ sở hôn nhân. Hôn nhân hiện tại vẫn mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng đối với thế hệ trẻ. Hôn nhân được hình thành trên cơ sở tình yêu của đôi nam nữ, được gia đình hai bên đồng tình và được chính quyền xãc nhận. Sự đề cao tình yêu và tôn trọng ý kiến cha mẹ và pháp luật, chứng tỏ lớp trẻ hiện nay đang xây dựng một mô hình gia đình hạnh phúc, hài hoà giữa truyền thống và hiện tại (đương nhiên bây giờ còn có những gia đình không có con cái hay không sinh con, chỉ có hai vợ chồng khác dòng máu sinh sống; có gia đình nhiều chủng loại con cái: con anh, con tôi, con chúng ta; gia đình chỉ có cha mẹ và con nuôi; có gia đình chỉ có anh em chăm nuôi lẫn nhau....).
Về quy mô và loại hình gia đình cũng đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Hiện nay, số người trung bình tỏng một gia đình chỉ hơn bốn người chiếm tỷ lệ đa số. Nhìn chung, gia đình đo thị có số người ít hơn gia đình nông thôn, gia đình ở miền đồng bằng ít hơn gia đình ở miền núi và gia đình trẻ có số người ít hơn gia đình tuổi cao. Đặc biệt là gia đình hạt nhân có tỷ lệ khá cao, chiếm 68,46% tổng gia đình trong cả nước.
Rõ ràng, gia đình hai thế hệ đang chiếm ưu thế trong các loại gia đình hiện nay. Điều đáng chú ý là nhóm gia đình trẻ chiếm hầu như đa số các gia đình hạt nhân, qua điều tra cho thấy họ vừa mong muốn loại gia đình hai thế hệ, lại vừa muốn được gần gũi bố mẹ. Nghĩa là lớp trẻ vừa muốn có gia đình độc lập, lại vừa mjốn gần gũi, gắn bó chặt chẽ với bố mẹ và anh em.
Một chuyển biến khá rõ nét trong các gia đình trẻ ở nước ta hiện nay là sự bình đẳng giữa vợ chồng trong cuộc sống gia đình. người ta vẫn nghĩ rằng gia đình Việt Nam là gia đình gia trưởng (đành rằng trong gia đình người đàn ông vẫn được đề cao). Nhưng thực tế, sự phân công lao động và phân công vai trò trong gia đình đã có sự đổi mới mau lẹ. Đó là, những vấn đề lớn trong gia đình thì cả hai vợ chồng cùng bàn bạc chiếm 60 - 90%. Đặc biệt cao nhất là cùng bà bạc, quyết định hôn nhân, nghề nghiệp của con và số con trong gia đình chiếm từ 85 - 95%. Sự bình đẳng giới ở đô thị tốt hơn ở nông thôn, ở những người có trình độ văn hoá tốt hơn nhiều người có học vấn thấp.
Nhờ vậy, nếu muốn định nghĩa về gia đình theo hiện tại thì phải mở rộng ra nhiều lần để có thể thu thập được những kiểu, loại về gia đình phong phú hiện nay. Vì vậy trong thông điệp nhân quốc tế gia đình năm 1994, Liên hợp quốc đã nhấn mạnh rằng: Trên thực tế đặc điểm của các thể chế gia đình hiện nay là tính đa dạng của nó. Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu, thể chế đó lại có hình thái khác nhau và thực hiện các chức năng của nó một cách khác nhau. Do đó, không thể có một quan niệm duy nhất về gia đình và không thể đưa ra một định nghĩa có thể áp dụng cho toàn cầu.
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI.
Gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của gia đình truyền thống (gia đình của nhân dân lao động), được hình thành và phát triển trong thời gian dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Như vậy, gia đình truyền thống Việt Nam có đặc điểm là nó gắn liền với xã hội nông thôn, với một nền sản xuất nhỏ nông nghiệp, lấy sinh hoạt kinh tế trồng lúa nước là chính. Nó còn chịu sự chi phối của tư tưởng Khổng giáo, nó thường gắn bó chặt chẽ với họ hàng, làng xã mang tính chất phụ quyền gia trưởng. Kiểu gia đình truyền thống này có những mặt tích cực như:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 4
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
6. Kết cấu: 4
NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. 5
1.1. Khái niệm gia đình. 5
1.2. Vị trí, vai trò của gia đình Việt Nam truyền thống
và hiện đại đối với sự phát triển xã hội. 8
1.3. Chức năng của gia đình. 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ,
VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP. 14
2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại. 14
a. Tình trạng kết hôn. 14
b. Số lượng gia đình tăng nhanh, kết câu và quy mô
gia đình nhỏ dần. 15
c. Chức năng gia đình biến đổi từ khép kín đến xã hội hoá. 16
d. Hình thức gia đình ngày càng phong phú phức tạp. 17
e. Gia đình là hạt nhân văn hoá. 18
2.2. Nguyên nhân của thực trạng. 19
2.3. Các giải pháp nhằm phát triển gia đình hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 20
2.3.1. Giải pháp về kinh tế, việc làm. 20
2.3.2. Giải pháp về các chính sách xã hội. 21
2.2.3. Giải pháp về giáo dục. 22
KẾT LUẬN 25

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Hocnuadi2

Member
Download Đề tài Gia đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Thực trạng và giải pháp

Download miễn phí Đề tài Gia đình Việt Nam hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Thực trạng và giải pháp





PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu. 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 3
4. Cơ sở lý luận và thực tiễn. 4
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
6. Kết cấu: 4
NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG. 5
1.1. Khái niệm gia đình. 5
1.2. Vị trí, vai trò của gia đình Việt Nam truyền thống
và hiện đại đối với sự phát triển xã hội. 8
1.3. Chức năng của gia đình. 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN ĐẠI HOÁ,
VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP. 14
2.1. Thực trạng gia đình Việt Nam hiện đại. 14
a. Tình trạng kết hôn. 14
b. Số lượng gia đình tăng nhanh, kết câu và quy mô
gia đình nhỏ dần. 15
c. Chức năng gia đình biến đổi từ khép kín đến xã hội hoá. 16
d. Hình thức gia đình ngày càng phong phú phức tạp. 17
e. Gia đình là hạt nhân văn hoá. 18
2.2. Nguyên nhân của thực trạng. 19
2.3. Các giải pháp nhằm phát triển gia đình hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 20
2.3.1. Giải pháp về kinh tế, việc làm. 20
2.3.2. Giải pháp về các chính sách xã hội. 21
2.2.3. Giải pháp về giáo dục. 22
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ảm. Nó được hình thành trên cơ sở hôn nhân (tình yêu và tính giao) và quan hệ huyết thống có được từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng). Nó là một tổng thể xã hội mang tính toàn cầu, nhưng gia đình như thế nào lại phụ thuộc vào các nền văn hoá, các chế độ xã hội và bản sắc dân tộc. Chính vì thế mà không thể có một mô hình, một quan niệm duy nhất về gia đình cho mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
Ở nước ta, trong hơn 15 năm đổi mới vừa qua, gia đình Việt Nam có sự chuyển biến hết sức mạnh mẽ. Nhưng về căn bản, nó vẫn được xây dựng trên cơ sở hôn nhân. Hôn nhân hiện tại vẫn mang ý nghĩa hết sức thiêng liêng đối với thế hệ trẻ. Hôn nhân được hình thành trên cơ sở tình yêu của đôi nam nữ, được gia đình hai bên đồng tình và được chính quyền xãc nhận. Sự đề cao tình yêu và tôn trọng ý kiến cha mẹ và pháp luật, chứng tỏ lớp trẻ hiện nay đang xây dựng một mô hình gia đình hạnh phúc, hài hoà giữa truyền thống và hiện tại (đương nhiên bây giờ còn có những gia đình không có con cái hay không sinh con, chỉ có hai vợ chồng khác dòng máu sinh sống; có gia đình nhiều chủng loại con cái: con anh, con tôi, con chúng ta; gia đình chỉ có cha mẹ và con nuôi; có gia đình chỉ có anh em chăm nuôi lẫn nhau....).
Về quy mô và loại hình gia đình cũng đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ. Hiện nay, số người trung bình tỏng một gia đình chỉ hơn bốn người chiếm tỷ lệ đa số. Nhìn chung, gia đình đo thị có số người ít hơn gia đình nông thôn, gia đình ở miền đồng bằng ít hơn gia đình ở miền núi và gia đình trẻ có số người ít hơn gia đình tuổi cao. Đặc biệt là gia đình hạt nhân có tỷ lệ khá cao, chiếm 68,46% tổng gia đình trong cả nước.
Rõ ràng, gia đình hai thế hệ đang chiếm ưu thế trong các loại gia đình hiện nay. Điều đáng chú ý là nhóm gia đình trẻ chiếm hầu như đa số các gia đình hạt nhân, qua điều tra cho thấy họ vừa mong muốn loại gia đình hai thế hệ, lại vừa muốn được gần gũi bố mẹ. Nghĩa là lớp trẻ vừa muốn có gia đình độc lập, lại vừa mjốn gần gũi, gắn bó chặt chẽ với bố mẹ và anh em.
Một chuyển biến khá rõ nét trong các gia đình trẻ ở nước ta hiện nay là sự bình đẳng giữa vợ chồng trong cuộc sống gia đình. người ta vẫn nghĩ rằng gia đình Việt Nam là gia đình gia trưởng (đành rằng trong gia đình người đàn ông vẫn được đề cao). Nhưng thực tế, sự phân công lao động và phân công vai trò trong gia đình đã có sự đổi mới mau lẹ. Đó là, những vấn đề lớn trong gia đình thì cả hai vợ chồng cùng bàn bạc chiếm 60 - 90%. Đặc biệt cao nhất là cùng bà bạc, quyết định hôn nhân, nghề nghiệp của con và số con trong gia đình chiếm từ 85 - 95%. Sự bình đẳng giới ở đô thị tốt hơn ở nông thôn, ở những người có trình độ văn hoá tốt hơn nhiều người có học vấn thấp.
Nhờ vậy, nếu muốn định nghĩa về gia đình theo hiện tại thì phải mở rộng ra nhiều lần để có thể thu thập được những kiểu, loại về gia đình phong phú hiện nay. Vì vậy trong thông điệp nhân quốc tế gia đình năm 1994, Liên hợp quốc đã nhấn mạnh rằng: Trên thực tế đặc điểm của các thể chế gia đình hiện nay là tính đa dạng của nó. Gia đình là một thể chế có tính toàn cầu, thể chế đó lại có hình thái khác nhau và thực hiện các chức năng của nó một cách khác nhau. Do đó, không thể có một quan niệm duy nhất về gia đình và không thể đưa ra một định nghĩa có thể áp dụng cho toàn cầu.
1.2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI.
Gia đình Việt Nam chịu ảnh hưởng của gia đình truyền thống (gia đình của nhân dân lao động), được hình thành và phát triển trong thời gian dài dựng nước và giữ nước của dân tộc. Như vậy, gia đình truyền thống Việt Nam có đặc điểm là nó gắn liền với xã hội nông thôn, với một nền sản xuất nhỏ nông nghiệp, lấy sinh hoạt kinh tế trồng lúa nước là chính. Nó còn chịu sự chi phối của tư tưởng Khổng giáo, nó thường gắn bó chặt chẽ với họ hàng, làng xã mang tính chất phụ quyền gia trưởng. Kiểu gia đình truyền thống này có những mặt tích cực như:
Thứ nhất: Các thành viên rất coi trọng gia đình “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Luôn luôn quan tâm nhấn mạnh đến gia đình, coi gia đình là cơ cấu xã hội điển hình và là trung tâm của xã hội, “đất có thổ công, sông có hà bá”, hay “một giọt máu đào hơn ao nước lã”.
Thứ hai: Quan hệ trong gia đình, kính trọng và biết ơn người sinh thành ra mình “công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Nề nếp trên, dưới, thương yêu đùm bọc nhau “anh em như thể chân tay, đói lành đùm bọc, dở hay đỡ đàn”.
Thứ ba: Phụ nữ thủy chung, đảm đang đóng góp cho gia đình, nó thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau trong lao động, chăm lo con cái, công việc gia đình (Việt Nam người đảm đang nhất là con dâu trưởng).
Bên cạnh đó, gia đình Việt Nam truyền thống còn có những mặt hạn chế:
Hạn chế đầu tiên là việc kết hôn do người trên nhất là do bố mẹ sắp đặt không chú ý đúng mức dến tình yêu của con cái (bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy). Về hôn nhân thì “trai năm thể bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Trong gia đình phong kiến theo tục tam tòng: tại gia tòng phụ, xuất xuát tòng phu, phu tử tòng tử.
Tiếp theo, phụ nữ không được coi trọng, suốt ngày gắn bó với nội trợ, chăm sóc chồng con, gia đình nhà chồng... không có điều kiện tham gia vào các công việc của xã hội. Vai trò của người phụ nữ chỉ được bó hẹp trong gia đình. Sự bất bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình diễn ra, trên bảo dưới phải nghe, phụ nữ không có ý kiến gì.
Tư tưởng đông con: càng đông con bao nhiêu càng phúc bấy nhiêu (trời sinh voi trời sinh cỏ, con đàn cháu đống).
Lễ nghi trong gia đình như cưới xin, ma chay, giỗ chạp còn rườm ra, tốn kém không văn hoá.
Vì vậy, việc xây dựng gia đình là một trong những vấn đề quan trọng của sự nghiệp cách mạng Xã hội Chủ nghĩa. Gia đình mới của Chủ nghĩa xã hội ra đời trên sự kế thừa những nét đẹp gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại về gia đình. Gia đình truyền thống được hun đúc lâu đời trong lịch sử dân tộc, bước vào thời kỳ đổi mới, gia đình ấy bộc lộ nhiều tích cực và cả tiêu cực. Nghệ thuật quản lý Xã hội Chủ nghĩa là biết xác định, duy trì và phát huy những nét đẹp và có ích , đồng thời tìm ra những hạn chế và tiến tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ. Tất nhiên kế thừa không phải là “phục cổ”. Những gì tiếp thu của gia đình quá khứ đều phải nhằm bổ sung và làm phong phú thêm gia đình Chủ nghĩa xã hội.
1.3. CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH.
Mực dù gia đình và các chức năng của gia đình ở các xã hội phát triển đã thay đổi căn bản so với quan niệm về gia đình ở vài thập niên trước đây, nhưng qua khảo sát chúng ta nhận thấy các chức năng chủ yếu của gia đình Việt Nam hiện nay vẫn hết sức được đề cao, nhất là các chức năng kinh tế, tái sản sinh ra các thàn...
cho e xin với ạ, e Thank nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm Kinh tế Nông thôn Việt Nam: Kết quả Điều tra Hộ gia đình Nông thôn năm 2006 tại 12 tỉnh Nông Lâm Thủy sản 0
D lý luận chung về gia đình – liên hệ với thực trạng gia đình ở việt nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hưởng đạo đức nho giáo đến giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Đạo hiếu trong Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức gia đình ở Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
A Xây dựng và triển khai Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng khi ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 Luận văn Luật 0
R Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 Luận văn Luật 0
H Đặc điểm lớp từ ngữ dùng để xưng hô trong gia đình của tiếng Hán (Có đối chiếu với tiếng Việt) Luận văn Sư phạm 3
R Tăng cường sự tham gia của hộ gia đình kinh doanh bán lẻ truyền thống vào chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top