Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn
Lời mở đầu
Hiện nay nước ta đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mục tiêu chính của Đảng và Nhà nước là đưa ta trở thành một nước có nền kinh tế phát triển ổn định, xã hội công bằng và văn minh. Muốn làm được điều đó thì yếu tố trước hết và cần thiết đó là phải có một nền kinh tế phát triển. Với chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong những năm qua chúng ta đã tạo được những bước phát triển lớn trong quá trình xây dựng kinh tế đất nước. Điều đó chứng tỏ các thành phần kinh tế hoạt động rất có hiệu quả. Một trong những thành phần kinh tế đó là loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), loại hình công ty này đã và đang phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng cũng như lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng tiền rất lớn. Song để tồn tại trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp như hiện nay đòi hỏi trước hết phải làm tốt công tác sản xuất kinh doanh của mình nhằm trước hết đạt được mục đích kinh doanh là sản xuất kinh doanh phải có lãi và sau đó thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Như chúng ta đã biết kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố như: Công tác quản lý lãnh đạo; giá cả hàng hoá mua vào, bán ra; môi trường sản xuất kinh doanh; nhu cầu của thị trường ; công tác hạch toán kế toán v.v...
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường. Các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trước khi ra quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nghành, một sản phẩm dịch vụ nào đó ngoài việc trả lời các câu hỏi sản xuất caí gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? còn phải biết chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Dĩ nhiên rằng, lợi ích thu được phải lớn hơn chi phí bỏ ra mới mong thu được lợi nhuận. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn được lợi nhuận tối đa với một chi phí thấp nhất có thể. Sở dĩ nói như vậy thì lợi ích (lợi nhuận) mà nói rộng ra là hiệu quả kinh doanh vừa là động lực, vừa là tiền đề để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, mọi rủi ro, bất trắc luôn có thể xảy ra, nguy cơ phá sản luôn rình rập...
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp được quan tâm hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp đây là vấn đề khó khăn chưa được giải quyết triệt để. Để giải quyết nó không những phải có kiến thức năng lực mà cần có năng lực thực tế, đó là kinh nghiệm sự nhạy bén với thị trường...
Trước yêu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa QTKDCN & XDCB trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Việt Trung. tui tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn"
Nội dung đề tài được trình bày theo kết cấu sau:
-Phần một : Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
-Phần hai : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Việt Trung
-Phần ba : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Việt Trung.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này, do thời gian có hạn nên không tránh khỏi sai sót rất mong được sự góp ý của các thầy các cô và bạn đọc để bài viết này của tui được hoàn thiện hơn.
Sv: Ngô Văn Thìn
Lớp: Công nghiệp K10
Phần một
Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
I- Quan niệm về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
1- Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm thu được kết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Tuỳ theo từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá" (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhà xuất bản Thống kê 1998). Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất.
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí", (Kinh tế thương mại dịch vụ - Nhà xuất bản Thống kê 1998). Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phần chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Nhưng xét trên quan niệm của triết học Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ. Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn. Chúng trực tiếp hay gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xem xét đến phần chi phí và phần kết quả ban đầu. Do đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó", (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhà xuất bản Thống kê 1998). Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kin doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hay kết quả đầu ra hay chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạnh thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động.
Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu thay mặt cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp", (Kinh tế thương mại dịch vụ-Nhà xuất bản Thống kê 1998). Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu tinh thần của nhân dân. Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện đó nói chung và mức sống nói riêng là rất đa dạng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống nhân dân.
Quan điểm thứ năm cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế-xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hay các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể", (GS Đỗ Hoàng Toàn-Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp-Nhà Xuất Bản Thống kê,1994).
Theo quan điểm này hiệu quả ở đây hiểu trên một số nội dung sau:
+ Hiệu quả là kết quả hoạt động thực tiễn của con người
+ Biểu hiện của kết quả hoạt động này là các phương án quyết định.
+ Kết quả tốt nhất trong điều kiện cụ thể
Để làm sáng tỏ bản chất và đi đến một khái niệm hiệu quả kinh doanh hoàn chỉnh chúng ta phải xuất phát tư luận điểm của triết học Mác - Lênin và những luận điểm của lý thuyết hệ thống.
Hiệu quả kinh doanh, chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là tiêu chuẩn xác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực) vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Từ khái niệm nàycó thể đưa ra công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh doanh là:
E = K (1)
C
hay
E = C (2)
K
* E : Hiệu quả kinh doanh
* C : Chi phí yếu tố đầu vào
* K : Kết quả nhận được
Kết quả đầu ra có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp... Còn yếu tố đầu vào bao gồm: lao động đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (mức sinh lời) của các yếu tố đầu vào được tính cho tổng số và riêng cho giá trị gia tăng. Công thức này cho biết cứ một đơn vị đầu vào được sử dụng thì cho ra bao nhiêu kết quả đầu ra.
Công thức (2) được tính nghịch đảo của công thức (1) phản ánh suất hao phí các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì cần có bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu vào.
1.2. Bản chất đặc điểm và và cách phân loại hiệu quả kinh doanh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn
Lời mở đầu
Hiện nay nước ta đang trên đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, mục tiêu chính của Đảng và Nhà nước là đưa ta trở thành một nước có nền kinh tế phát triển ổn định, xã hội công bằng và văn minh. Muốn làm được điều đó thì yếu tố trước hết và cần thiết đó là phải có một nền kinh tế phát triển. Với chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong những năm qua chúng ta đã tạo được những bước phát triển lớn trong quá trình xây dựng kinh tế đất nước. Điều đó chứng tỏ các thành phần kinh tế hoạt động rất có hiệu quả. Một trong những thành phần kinh tế đó là loại hình công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH), loại hình công ty này đã và đang phát triển rất mạnh mẽ cả về số lượng cũng như lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước một lượng tiền rất lớn. Song để tồn tại trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp như hiện nay đòi hỏi trước hết phải làm tốt công tác sản xuất kinh doanh của mình nhằm trước hết đạt được mục đích kinh doanh là sản xuất kinh doanh phải có lãi và sau đó thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Như chúng ta đã biết kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố như: Công tác quản lý lãnh đạo; giá cả hàng hoá mua vào, bán ra; môi trường sản xuất kinh doanh; nhu cầu của thị trường ; công tác hạch toán kế toán v.v...
Hiệu quả kinh doanh là vấn đề đặt ra cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là trong điều kiện kinh tế thị trường. Các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp trước khi ra quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nghành, một sản phẩm dịch vụ nào đó ngoài việc trả lời các câu hỏi sản xuất caí gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? còn phải biết chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Dĩ nhiên rằng, lợi ích thu được phải lớn hơn chi phí bỏ ra mới mong thu được lợi nhuận. Hay nói cách khác, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn được lợi nhuận tối đa với một chi phí thấp nhất có thể. Sở dĩ nói như vậy thì lợi ích (lợi nhuận) mà nói rộng ra là hiệu quả kinh doanh vừa là động lực, vừa là tiền đề để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong điều kiện cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt, mọi rủi ro, bất trắc luôn có thể xảy ra, nguy cơ phá sản luôn rình rập...
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp được quan tâm hàng đầu. Đối với các doanh nghiệp đây là vấn đề khó khăn chưa được giải quyết triệt để. Để giải quyết nó không những phải có kiến thức năng lực mà cần có năng lực thực tế, đó là kinh nghiệm sự nhạy bén với thị trường...
Trước yêu cầu thực tế đó, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa QTKDCN & XDCB trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Việt Trung. tui tiến hành nghiên cứu đề tài "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH Việt - Trung tỉnh Lạng Sơn"
Nội dung đề tài được trình bày theo kết cấu sau:
-Phần một : Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
-Phần hai : Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Việt Trung
-Phần ba : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Việt Trung.
Trong quá trình thực tập và hoàn thành bài viết này, do thời gian có hạn nên không tránh khỏi sai sót rất mong được sự góp ý của các thầy các cô và bạn đọc để bài viết này của tui được hoàn thiện hơn.
Sv: Ngô Văn Thìn
Lớp: Công nghiệp K10
Phần một
Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
I- Quan niệm về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
1- Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh bản chất của hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp.
1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp nhằm thu được kết quả cao nhất với một chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Tuỳ theo từng lĩnh vực nghiên cứu mà người ta đưa ra các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh:
Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá" (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhà xuất bản Thống kê 1998). Theo quan điểm này của Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh. Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất. Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất.
Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí", (Kinh tế thương mại dịch vụ - Nhà xuất bản Thống kê 1998). Quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với phần chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Nhưng xét trên quan niệm của triết học Mác-Lênin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một các riêng lẻ. Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn. Chúng trực tiếp hay gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí, và nó không xem xét đến phần chi phí và phần kết quả ban đầu. Do đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó", (Kinh tế thương mại dịch vụ- Nhà xuất bản Thống kê 1998). Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kin doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hay kết quả đầu ra hay chi phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạnh thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động.
Quan điểm thứ tư cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu quy luật cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu thay mặt cho mức sống của mọi người trong doanh nghiệp", (Kinh tế thương mại dịch vụ-Nhà xuất bản Thống kê 1998). Quan điểm này có ưu điểm là bám sát mục tiêu tinh thần của nhân dân. Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện đó nói chung và mức sống nói riêng là rất đa dạng và phong phú, nhiều hình nhiều vẻ phản ánh trong các chỉ tiêu mức độ thoả mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao đời sống nhân dân.
Quan điểm thứ năm cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế-xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hay các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt được phương án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể", (GS Đỗ Hoàng Toàn-Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp-Nhà Xuất Bản Thống kê,1994).
Theo quan điểm này hiệu quả ở đây hiểu trên một số nội dung sau:
+ Hiệu quả là kết quả hoạt động thực tiễn của con người
+ Biểu hiện của kết quả hoạt động này là các phương án quyết định.
+ Kết quả tốt nhất trong điều kiện cụ thể
Để làm sáng tỏ bản chất và đi đến một khái niệm hiệu quả kinh doanh hoàn chỉnh chúng ta phải xuất phát tư luận điểm của triết học Mác - Lênin và những luận điểm của lý thuyết hệ thống.
Hiệu quả kinh doanh, chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là tiêu chuẩn xác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực) vào hoạt động sản xuất kinh doanh để có được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Từ khái niệm nàycó thể đưa ra công thức chung để đánh giá hiệu quả kinh doanh là:
E = K (1)
C
hay
E = C (2)
K
* E : Hiệu quả kinh doanh
* C : Chi phí yếu tố đầu vào
* K : Kết quả nhận được
Kết quả đầu ra có thể đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanh thu thuần, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp... Còn yếu tố đầu vào bao gồm: lao động đối tượng lao động, vốn chủ sở hữu và vốn vay.
Công thức (1) phản ánh sức sản xuất (mức sinh lời) của các yếu tố đầu vào được tính cho tổng số và riêng cho giá trị gia tăng. Công thức này cho biết cứ một đơn vị đầu vào được sử dụng thì cho ra bao nhiêu kết quả đầu ra.
Công thức (2) được tính nghịch đảo của công thức (1) phản ánh suất hao phí các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì cần có bao nhiêu đơn vị yếu tố đầu vào.
1.2. Bản chất đặc điểm và và cách phân loại hiệu quả kinh doanh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: