hanah_82

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trong đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FPI lại có tác động kích thích thịt trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế.
Việt Nam là một nước có được một sự ưu đãi đặc biệt từ phía các nhà đầu tư nước ngoài. Những năm vừa qua, Việt Nam đã và đang từng bước cải thiện vị trí của mình trên bản đồ kinh tế khu vực và quốc tế. Trong giai đoạn sắp tới, là giai đoạn nước rút để Việt Nam hoàn thành kế hoạch, đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, Việt Nam cần một lượng vốn lớn dành cho phát triển, vừa để phục hồi kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, vừa để dành cho những mục tiêu sắp tới. Do đó, nguồn vốn FPI đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, vốn FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Đề án này được đưa ra hằm đánh giá thực trạng việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp và gợi ý chính sách phù hợp, từ đó cải thiện tình hình thu hút vốn đầu tư gián tiếp trong thời gian tới.

I. Cơ sở lý luận chung
1. Đầu tư nước ngoài
1.1. Khái niệm đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là việc các nhà đầu tư (pháp nhân hay cá nhân) đưa vốn hay bất kỳ hình thức giá trị nào khác vào nước tiếp nhận đầu tư để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận hay đạt các hiệu quả xã hội. --> sự di chuyển vốn qua khỏi biên giới một quốc gia
1.2 Phân loại đầu tư nước ngoài
1.2.1. Đầu tư tư nhân
• Đầu tư trực tiếp :
Đây là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hay tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh dịch vụ thương mại.
• Đầu tư gián tiếp :
Đây là hình thức đầu tư quốc tế quan trọng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài đầu tư bằng hình thức mua chứng khoán của các công ty ở nước sở tại để thu lợi nhuận mà không tham gia điều hành trực tiếp công ty.
• Tín dụng thương mại :
Đây là hình thức đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền vay.
1.2.2. Hỗ trợ phát triển chính thức
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ có hoàn lại của chính phủ, các tổ chức liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho chính phủ và nhân dân nước nhận viện trợ.
2. Đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài
Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
Như vậy, theo đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment, hay thường được viết tắt là FPI) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giời. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính của nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp.
Từ khái niệm trên ta có thể thấy, trong hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài, nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp phát hành chứng khoán hay các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán. Theo đó, nhà đầu tư đầu tư nhưng không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chật, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý. Một cách đơn giản hơn, FPI là đầu tư tài chính thuần tùy trên thị trường tài chính.
2.2. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài
2.2.1. Tính thanh khoản cao
Do mục đích của FPI là tỷ suất lợi tức cao với một mức độ rủi ro nhất định (hay tỷ suất lợi tức nhất định với mức rủi ro thấp nhất) chứ không quan tâm đến quá trình sán xuất kinh doanh giống như trong cách FDI, cho nên NĐT nước ngoài sẵn sàng bán lại những chứng khoán mà họ đang nắm giữ để đầu tư sang thị trường khác hay chứng khoán khác với tỷ suất lợi tức dự tính cao hơn, an toàn hơn. Tính thanh khoản cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này trở thành khoản mục đầu tư ngắn hạn mặc dù cố phiếu được coi là chứng khoán dài hạn và nhiều loại trái phiếu giao dịch trên TTCK có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm.
2.2.2. Tính bất ổn định
Mục tiêu của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp là tỷ suất lợi tức cao mà không quan tâm đến quá trình kinh doanh sản xuất. Vì vậy, các nhà đầu tư luôn có xu hướng thay đổi các chứng khoán hay tài sản mình đang sở hữu, nhằm tìm kiếm mức lợi tức cao nhất họ có thể đạt được với độ rủi ro thấp nhất. Việc này dẫn tới tính mất ổn định của dòng vốn FPI. Sự bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó làm cho thị trường tài chính nội địa hoạt động năng động và hiệu quả hơn, vốn đầu tư không ngừng được phân bổ lại, dịch chuyển từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh, những ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính và dễ xảy ra tình trạng mất ổn định trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với những nước có thị trường tài chính mới hình thành, còn non kém, chưa sẵn sàng với những biến đổi đột ngột và bất ngờ như thị trường tài chính Việt Nam.
2.2.3. Tính dễ đảo ngược
Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FPI thực sự gây tác động xấu đến nền kinh tế và là hệ quả tất yếu của tính bất ổn định. Chỉ trong một thời gian ngắn, luồng vốn FPI có thể chuyển sang một thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Kinh nghiệm khủng hoảng kinh tế tài chính của Châu Á vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 đã cho thấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuất hiện các khoảng trống khó bù đắp, hậu quả là những nền kinh tế bong bóng nhanh chóng bị sụp đổ, gây hậu quả to lớn, khó có thể khắc phục được trong ngắn hạn.
2.2.4. Đặc điểm khác
-Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ nhất định tuỳ theo từng loại chứng khoán và tuỳ theo từng nước để nước nhận đầu tư kiểm soát khả năng chi phối doanh nghiệp của nhà đầu tư chứng khoán; Ví dụ ở VN, theo Quyết định số 238/2005 QĐ-TTg ban hành ngày 29/9/2005, tỉ lệ nắm giữ tối đa cổ phiếu được niêm yết của bên nước ngoài là 49%, đối với trái phiếu thì không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Chủ đầu tư nước ngoài không nắm quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán; bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh sản xuất. Đặc điểm này có thể suy ra từ đặc điểm trên, bởi vì chủ đầu tư nước ngoài chỉ được nắm giữ một tỉ lệ chứng khoán tối đa nào đó mà thôi, tỉ lệ mà trên mức đó thì hoạt động đầu tư của anh ta sẽ được coi là FDI tức là anh ta có quyền kiểm soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán. Chúng ta cần phân biệt quyền kiểm soát và quyền sở hữu. Hai quyền này khác nhau. Không phải lúc nào có quyền sở hữu cũng đồng nghĩa với việc có quyền kiểm soát doanh nghiệp. Ví dụ khi mua cổ phiếu, nhà đầu tư có quyền sở hữu doanh nghiệp tương ứng với số cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu mà anh ta đã mua, tuy nhiên anh ta có thể không có quyền kiểm soát doanh
3.1. Giải pháp chung
Để tăng cường thu hút vốn FPI, đồng thời nâng cao hiệu quá sử dụng nguồn lực này, thì việc xây dựng cơ chế kiểm soát, điều tiết dòng vốn FPI vào và ra khỏi Việt Nam là vấn đề cấp bách và cần thiết trong bối cảnh sự tham gia của các NĐT nước ngoài trên TTCK gia tăng, ảnh hưởng ngày càng lớn và trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có cơ chế kiếm soát, điều tiết hợp lý, TTCK và nền kinh tế có thể bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực do các hiệu ứng nảy sinh từ chính các đặc tính của dòng vốn FPI. Trong thời gian tới, có thể áp dụng một số giải pháp cơ bản nhằm kiểm soát điều tiết dòng vốn này như sau:
Một là, nhanh chóng xây dựng hệ thống thống kê và cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về lượng chứng khoán các NĐT nước ngoài đang nắm giữ, tỷ lệ nắm giữ trong tổng số chứng khoán phát hành, từ đó phân tích, dự báo xu hướng biến động và những ảnh hướng có thể tạo ra từ động thái mua, bán chứng khoán của các NĐT nước ngoài. Ở đây đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực và kinh nghiệm phân tích, dự báo về TTCK của đội ngũ cán bộ chuyên trách.
Hai là, thực hiện nghiêm túc và đầy đủ chế độ báo cáo tình hình hoạt động mua, bán chứng khoán của các NĐT nước ngoài. Tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán phái đăng ký mã số giao dịch với Trung tâm giao dịch chứng khoán. Vấn đề chuyển ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam phải tuân thủ theo đúng quy định về quản lý ngoại hối của pháp luật Việt Nam. Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán phải trực tiếp giám sát tỷ lệ nắm giữ chứng khoán của NĐT nước ngoài, định kỳ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Kiên quyết yêu cầu bán số chứng khoán thừa để đảm bảo tỷ lệ nắm giữ của bên nước ngoài tối đa là 49%.
Ba là, nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút vốn FPI nằm trong tổng thể chiến lược thu hút và sử dụng vốn của quốc gia và gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế chiến lược phát triển TTK. Trong chiến lược thu hút vốn FPI cần dự tính được nhu cầu vốn FPI của nền kinh tế và tỷ lệ hợp lý của nguồn vốn này trong tổng thể vốn đầu tư, sao cho vốn FPI phát huy tác dụng tích cực nhất đến sự phát triến kinh tế - xã hội và hạn chế thấp nhất những rủi ro mà luồng vốn này có thể gây ra.
Bốn là, tăng cường phối hợp chặt chẽ giũa các cơ quan ngân hàng - tài chính - chứng khoán trong việc quản lý dòng vốn FPI nhằm đảm bảo sự an toàn, vững chắc và lành mạnh của hệ thống tài chính. Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế tài chính trong nước, đặc biệt là các ngân hàng, đảm báo khả năng chống chọi với những rủi ro, bất ổn do vốn FPI gây ra. Đồng thời có những giải pháp tích cực nâng cao trình độ hiểu biết về chứng khoán và đầu tư chứng khoán cho các NĐT trong nước, tránh tình trạng NĐT trong nước đưa ra quyết định mua, bán chứng khoán chỉ căn cứ theo động thái của các NĐT nước ngoài, hay để các NĐT nước ngoài dẫn dắt thị trường.
Năm là, từ từ nới lỏng quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐT nước ngoài cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và các định chế tài chính. Cần loại bỏ tâm lý lo ngại cho rằng, mức tỷ lệ nắm giữ giới hạn 49% như quy định hiện hành là quá cao và có thể gây ra những bất lợi cho nền kinh tế và TTCK Việt Nam. Thực tế cho thấy, nhiều nước trong khu vực đã nới lỏng tối đa tỷ lệ nắm giữ của NĐT nước ngoài, ví dụ như Indonesia (100%), Malaysia (100%), Thái Lan (100%), Singapore (100%). Đối với Việt Nam, việc cho phép các NĐT nước ngoài nắm giữ tỷ lệ chứng khoán 100% là chưa thích hợp trong bối cảnh hiện nay, nhưng cần có quan điểm nới lỏng dần dần. Bên cạnh đó, nên có những quy định riêng áp dụng đối với các ngành, lĩnh vực đặc biệt quan trọng, có tác động lớn đến nền kinh tế như ngân hàng, năng lượng,... Đối với các ngành, lĩnh vực này chỉ nên cho phép các NĐT nước ngoài nắm giữ với tỷ lệ không quá 49%.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hạn chế rủi ro trong việc luân chuyển chứng từ thu, chi tiền đối với khách hàng tại Ngân hàng Sacombank Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
H BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP:GIẢI PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN MỎ ĐÁ XâY DỰNG NÚI TRÀ ĐUỐC TỈNH KIÊN GIANG Sinh viên chia sẻ 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top