Download Tiểu luận Hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2005 - Nhìn từ góc độ luật so sánh miễn phí





Ở Common Law, việc giao kết hợp đồng giữa những người ở xa nhau thường được nhắc tới với lời nhắn nhủ rằng chấp nhận nên được lập theo cách thức được gợi ý bởi đề nghị, chẳng hạn một đề nghị được gửi qua đường thư từ có thể là một gợi ý hợp lý rằng chấp nhận nên gửi theo đường thư từ nếu không có cách khác đã được gợi ý7. Cách thức đưa một chấp nhận không còn là một vấn cần xem xét ngày nay. Trước thời Bộ luật Thương mại Nhất thể (UCC), ở Hoa Kỳ đã chấp nhận các quy chế đặc biệt của common law về chấp nhận, tức là chấp nhận phải được chuyển đi cùng cách với đề nghị. Nhưng ngày nay, theo Bộ luật Thương mại Nhất thể của Hoa Kỳ, chấp nhận có thể bằng bất cứ cách nào và chuyển đi bằng bất cứ phương tiện gì, miễn là hợp lý và đáp ứng các yêu cầu của đề nghị (nếu có;), và đều có hiệu lực như nhau8. Bình luận chính thức Điều 2-206, Bộ luật Thương mại Nhất thể đề cập tới chính sách về vấn đề này nhằm duy trì tính linh động và tính ứng dụng phù hợp với sự phát triển của các phương tiện thông tin liên lạc tiết kiện thời gian đang được sử dụng rộng rãi ngày nay9. Đối với trường hợp giao kết hợp đồng giữa những người ở xa nhau, các luật gia của Common Law không chỉ đề cập đến vấn đề cách gửi chấp nhận nói trên, mà còn nhấn mạnh hơn tới việc xác định thời điểm chấp nhận hay thời điểm giao kết hợp đồng10.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hời điểm chấp nhận có hiệu lực và thời điểm hợp đồng được giao kết.
Thời điểm chấp nhận có hiệu lực theo pháp luật Việt Nam chính là thời điểm người đề nghị nhận được chấp nhận. Mặc dù Điều 397, khoản 1 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 không có quy định rõ ràng về thời điểm này. Song nếu giải thích nó trong mối quan hệ với các Điều 391, khoản 1 và Điều 400 của BLDS 2005, thì chúng ta có kết quả nêu trên.
Thời điểm giao kết hợp đồng giữa những người gặp mặt nhau hay trao đổi trực tiếp với nhau được BLDS 2005 quy định: Đối với hợp đồng giao kết bằng lời nói là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng; đối với hợp đồng giao kết bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản (Điều 404 khoản 3 và khoản 4). Việc giao kết hợp đồng bằng văn bản theo tinh thần của Điều khoản này cũng có thể được hiểu trong trường hợp bên này gửi cho bên kia một bản văn hợp đồng để cùng nhau trao đổi, thoả thuận nhằm đi đến ký kết, hay nếu chấp nhận thì ký vào và gửi lại. Đặc biệt Điều 397, khoản 2 BLDS 2005 buộc người được đề nghị phải trả lời ngay về việc có chấp nhận hay không trong trường hợp các bên trực tiếp giao tiếp với nhau qua điện thoại hay qua các phương tiện giao tiếp khác (chẳng hạn như “chat”), trừ khi có thoả thuận khác về thời hạn trả lời. Vì vậy có thể suy ra trường hợp được đề cập tới trong điều khoản này có thể khác với trường hợp được nói tại Điều 404, khoản 3 BLDS 2005. Tuy nhiên các điều khoản của BLDS 2005 liên quan tới hình thức và thời điểm giao kết hợp đồng có nhiều cách giải thích khác nhau. Dưới đây sẽ đề cập tới cách giải thích cần lưu ý để suy ngẫm.
Sau khi BLDS 2005 ra đời, cơ quan soạn thảo Bộ luật này đã biên soạn một cuốn tài liệu tập huấn về những vấn đề cơ bản của nó, trong đó có vấn đề hình thức và thời điểm giao kết hợp đồng mà chúng ta đang bàn tại đây. Cơ quan soạn thảo đã tiết lộ ý đồ khi soạn thảo: “BLDS quy định các bên được lựa chọn hình thức của hợp đồng, ví dụ bằng lời nói, bằng văn bản hay bằng hành vi cụ thể. Việc lựa chọn này chỉ bị loại trừ trong trường hợp pháp luật có quy định về một hình thức cụ thể bắt buộc. Tương ứng với mỗi loại hình thức hợp đồng nêu trên, BLDS xác định thời điểm giao kết hợp đồng  phù hợp, trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thỏa thuận giữa các bên, không phụ thuộc vào yếu tố hình thức của hợp đồng. BLDS quy định nguyên tắc chung đó là hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng miệng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên  sau cùng k‎ý vào văn bản.
Về nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểm giao kết nêu trên. Tuy nhiên, cần lưu‎ ý đó là các bên có thể thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, ví dụ Luật Đất đai quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp là thời điểm đăng k‎ý”3.
Có thể nói đây là ý đồ thực sự của cơ quan soạn thảo, bởi những người chủ chốt trong việc soạn thảo BLDS 2005 cũng viết: “BLDS xác định thời điểm giao kết hợp đồng trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thoả thuận giữa các bên, không phụ thuộc vào hình thức, thủ tục của hợp đồng. Xuất phát từ đó, BLDS quy định nguyên tắc chung đó là hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết hợp đồng miệng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản (Điều 404)”4.
Với ý đồ này chúng ta thấy, dường như nhà làm luật đã không có sự phân biệt trường hợp giao kết hợp đồng giữa những người gặp mặt hay trao đổi trực tiếp với nhau với trường hợp giao kết hợp đồng giữa những người không gặp mặt hay không trao đổi trực tiếp với nhau. Nếu các bên gặp mặt nhau đàm phán hay trao đổi qua điện thoại, thì nhiều khi khó có thể biết được ai là người đề nghị và ai là người chấp nhận. Vậy làm sao có thể rút ra được một nguyên tắc chung về thời điểm giao kết hợp đồng như ý đồ trên đã nêu là “BLDS quy định nguyên tắc chung đó là hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết”? Đáng tiếc là Điều 397 BLDS 2005 đã có sự phân biệt này, nhưng sau đó lại không sử dụng.
Liên quan đến vấn đề này, Giáo trình luật dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã có sự phân biệt đáng lưu ý như sau: “Việc đề nghị giao kết hợp đồng được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thoả thuận hay có thể thông qua điện thoại v.v.. Trong những trường hợp này, thời hạn trả lời là một khoảng thời gian do hai bên thoả thuận ấn định. Ngoài ra, đề nghị giao kết còn có thể được thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện. Trong trường hợp này, thời hạn trả lời là một khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định”5.
Thực tế các luật gia đều nhận thấy sự phức tạp trong việc phân biệt giữa đề nghị và chấp nhận đối với trường hợp có đàm phán, trao đổi. Robert W. Emerson và John W. Hardwick cho rằng, như một vấn đề thực tế, rất khó nói bên nào đưa ra đề nghị và bên nào chấp nhận đề nghị, và đưa ra ví dụ:
“Brown: tui thích chiếc xe con của anh.
Jones: Vâng, tuần trước ông Smith đã trả tui $5.000 để mua nó.
Brown: Cái giá ấy nghe có vẻ ngon đấy. Nhẽ ra anh nên bán nó.
Jones: tui không muốn nhận ít hơn $7.000.
Brown: tui trả anh $6.000.
Jones: Nó là của anh với giá $6.200.
Brown: Mua”.
Tiếp theo Robert W. Emerson và John W. Hardwick giảng giải, nếu giao dịch được giao kết tại đó thì hầu hết toà án giải thích sự thoả thuận đó là một hợp đồng minh thị (express contract) thậm chí không có từ ngữ hợp đồng nào được sử dụng tại đó, và thực tế không có sự phân biệt giữa đề nghị và chấp nhận hay giữa người đề nghị và người chấp nhận6.
Ở Common Law, việc giao kết hợp đồng giữa những người ở xa nhau thường được nhắc tới với lời nhắn nhủ rằng chấp nhận nên được lập theo cách thức được gợi ý bởi đề nghị, chẳng hạn một đề nghị được gửi qua đường thư từ có thể là một gợi ý hợp lý rằng chấp nhận nên gửi theo đường thư từ nếu không có cách khác đã được gợi ý7. Cách thức đưa một chấp nhận không còn là một vấn cần xem xét ngày nay. Trước thời Bộ luật Thương mại Nhất thể (UCC), ở Hoa Kỳ đã chấp nhận các quy chế đặc biệt của common law về chấp nhận, tức là chấp nhận phải được chuyển đi cùng cách với đề nghị. Nhưng ngày nay, theo Bộ luật Thương mại Nhất thể của Hoa Kỳ, chấp nhận có thể bằng bất cứ cá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Sài Gòn thủy lực Luận văn Kinh tế 0
H Nâng cao hiệu quả của hệ thống động viên, khuyến khích để thu hút và duy trì nguồn nhân lực tại công ty CP giày Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D So sánh đặc điểm hình thái, sinh học của chủng nấm Trichoderma và đánh giá hiệu lực phòng trừ nấm Asprgillus niger hại lạc của chúng vụ xuân Khoa học Tự nhiên 0
H Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền nền kinh tế để hội nhập có hiệu quả Luận văn Kinh tế 0
K Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng ngoại thương theo pháp luật Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B nâng cao hiệu quả của lực lượng bán hàng trong hoạt động bán chéo sản phẩm - Dịch vụ tại Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank) Luận văn Kinh tế 0
T Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của ngành hàng không dân dụng Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Sở Lao động Thương binh và xã hội Tỉnh Lạng Sơn Luận văn Kinh tế 0
D Kiểm định tính hiệu lực của lý thuyết ngang giá sức mua tại việt nam trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top