Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Đề tài: “Hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải trong Công ty Vận tải Biển Bắc”

Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải

1.1 Những vấn đề lý luận chung về giá thành sản phẩm vận tải
1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải thủy và ảnh hưởng đến tính giá thành sản phẩm
* Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải
Kinh doanh dịch vụ là một ngành mang tính chất tổng hợp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau rất phong phú. Sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Quá trình sản xuất, phục vụ, tiêu thụ luôn gắn liền với nhau. Do đó không thể phân biệt một cách rõ ràng chi phí ở từng khâu sản xuất với tiêu thụ, hoạt động kinh doanh dịch vụ không có sản phẩm làm dở, không có chi phí dở dang và cũng không có nhập xuất kho thành phẩm. Vì vậy tùy theo từng hoạt động dịch vụ mà xác định nội dung chi phí phù hợp với yêu cầu tính giá thành. Sản phẩm dịch vụ thường được tiêu thụ ngay không nhập kho.
Trong các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ chủ yếu là chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lao động sống, chi phí dịch vụ mua ngoài, còn các chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ hay không có.
Căn cứ vào tính chất của hoạt động kinh doanh dịch vụ có thể phân loại theo các nhóm sau:
- Hoạt động kinh doanh mang tính cung cấp dịch vụ: Bưu chính viễn thông, hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí.
- Hoạt động mang tính sản xuất: gồm các hoạt động kinh doanhhàng ăn uống, sản xuất hàng lưu niệm, sản xuất hàng ăn uống…
- Hoạt động mang tính kinh doanh hàng hóa: Tiêu thụ những hàng hóa mang tính thương mại như các vật phẩm phục vụ khách du lịch, hàng lưu niệm, đồ uống…
Như vậy, vận tải là một ngành kinh tế quan trọng, vừa mang tính phục vụ, vừa mang tính kinh doanh. Hoạt động vận tải với chức năng chính là vận chuyển, bốc xếp dỡ và bảo quản hàng hóa, không làm tăng thêm khối lượng sản phẩm xã hội mà chỉ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm xã hội, tạo điều kiện để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm đó. Đây cũng là một công cụ cơ bản của Nhà nước trong việc thực hiện giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội giữa các miền, giữa các quốc gia, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Sản phẩm vận tải không có hình thái vật chất cụ thể mà chỉ là sự chuyển dịch vị trí của con người và sản phẩm xã hội do các ngành sản xuất khác tạo ra. Đối tượng lao động chủ yếu của kinh doanh vận tải là hàng hóa vận chuyển và khác với các ngành sản xuất vật chất khác, giá trị của đối tượng lao động này không cấu thành nên chi phí của dịch vụ vận tải.
Ngành vận tải bao gồm nhiều loại hình hoạt động: vận tải đường bộ, vận tải đường thủy, vận tải đường sắt, vận tải hàng không…Mỗi loại hình vận tải lại có những đặc điểm riêng, từ đó có những ảnh hưởng nhất định tới đặc điểm chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.
*Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải thủy
Bên cạnh hoạt động chính là vận chuyển hành khách, hàng hóa, hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải thủy còn gắn với những hoạt động phụ trợ khác như sửa chữa phương tiện vận tải, đại lý môi giới hàng hải, kinh doanh dịch vụ du lịch, xuất nhập khẩu thiết bị phụ tùng ngành đường sông…
Sản phẩm vận tải không có hình thái hiện vật, đơn vị tính sản phẩm là tấn.km vận tải hàng hóa hay người.km vận chuyển hành khách.
Phạm vi kinh doanh của hoạt động vận tải thủy rất rộng lớn trên toàn thế giới do trái đất có 3/4 diện tích là biển, nhất là nước ta có 2 mặt giáp biển và có một mạng lưới sông ngòi rộng khắp. Do đó hoạt động vận tải đòi hỏi một lượng vốn đầu tư lớn và phải chịu sự chi phối của các công ước quốc tế. Chi phí mang tính chất quốc tế phát sinh như cảng phí, chi phí phụ tùng trang thiết bị thay thế, nhiên liệu nhập ngoại…
Phương tiện sản xuất trong ngành vận tải thủy là tàu biển - đây là một phương tiện được sản xuất với công nghệ cao, giá trị lớn nên việc đầu tư khai thác phải có sự tính toán và theo dõi chặt chẽ. Hàng năm các tàu biển phải chịu sự kiểm tra của cơ quan đăng kiểm đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt, đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi cho phép.
Điều kiện khai thác vận tải thủy còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết, khí hậu dẫn đến đặc điểm vận chuyển theo mùa, theo thời vụ. Điều này đòi hỏi kinh doanh vận tải thủy phải dự trữ phương tiện, năng lực vận tải đầy đủ để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong mùa vận chuyển. Tuy nhiên thời gian đội tàu có giá trị lớn nếu neo lưu không vào những thời kỳ ngừng hoạt động là một khó khăn lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải thủy vì chi phí khấu hao lớn, chi phí sửa chữa bảo trì tăng…
Do điều kiện đặc trưng của vận tải đường thủy nên đội ngũ truyền viên không những cần có trình độ chuyên môn lành nghề mà còn phải có sức khỏe tốt, lòng dũng cảm và khả năng thích ứng hòa nhập cao. Do đó chi phí nhân công ( tiền lương của thuyền viên) là tương đối cao.
Với các đặc điểm riêng biệt về chi phí vận tải thủy như vậy nên công tác quản trị chi phí có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản trị chi phí, đáp ứng được yêu cầu hạ thấp giá thành nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp.
1.1.2 Chi phí kinh doanh dịch vụ và phân loại chi phí kinh doanh dịch vụ vận tải
1.1.2.1 Chi phí kinh doanh dịch vụ vận tải thủy
Chi phí kinh doanh dịch vụ là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ trong một thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm)
Cần phân biệt chi phí với chi tiêu, không phải tất cả các chi tiêu phát sinh đều được coi là chi phí. Vì chi tiêu chỉ là sự giảm đi đơn thuần của vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp. Còn những chi phí có liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh, tạo ra thu nhập trong một thời kỳ nhất định và được bù đắp bằng chính thu nhập, đó mới là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, chi phí và chi tiêu có sự khác nhau về lượng và thời gian sử dụng, có những khoản chi tiêu kỳ này nhưng không được tính vào chi phí( như chi phí về nguyên liệu nhập kho chưa sử dụng, chi phí trả trước) hay có những khoản đã tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế chưa được chi tiêu (như chi phí trích trước, chi phí dự phòng). Theo Nghị định số 21/1999/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/10/1996 đã quy định rõ không được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động khác, các khoản sau:
+ Các khoản tiền phạt khi vi phạm pháp luật. Tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật phải nộp tiền phạt này nhưng không được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
+ Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như chi trợ cấp khó khăn cho người lao động trong doanh nghiệp, chi ủng hộ địa phương, đoàn thể, cơ quan…
+ Chi phí đi công tác nước ngoài vượt mức quy định.
+ Các khoản chi do nguồn kinh phí đài thọ.
Vậy có thể hiểu chi phí kinh doanh vận tải thủy là sự biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp vận tải thủy đã phải chi ra trong một kỳ nhất định để thực hiện các chuyến tàu vận chuyển hành khách, hàng hóa. Ngoài ra chi phí này còn bao gồm các khoản doanh nghiệp đóng góp cho xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà tỷ lệ đóng góp này tùy thuộc vào chủ trương, chính sách của nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
1.1.2.2 Phân loại chi phí kinh doanh vận tải thủy
Do chi phí kinh doanh dịch vụ có nhiều loại nên cần thiết phải phân loại chi phí nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí. Trên thực tế có nhiều cách phân loại khác nhau.
* Phân loại theo yếu tố chi phí
- Yếu tố nguyên liệu và vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu chính, vật liệu doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải trong kỳ.
- Yếu tố nhiên liệu động lực: Là những vật liệu cung cấp nhiệt lượng, mang tính chất động lực sử dụng trong kỳ.
- Yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương: Lương thuyền viên bao gồm lái tàu, phụ lái, nhân viên tổ máy…và các khoản phụ cấp theo lương mà doanh nghiệp phải trả cho nhân viên. Các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước trên tổng số tiền lương và phụ cấp theo lương phải trả cho nhân viên.
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ đó.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm tiền điện, nước, chi phí thông tin, dịch vụ khác…
- Yếu tố chi phí bằng tiền khác: toàn bộ các khoản chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí trên.
Việc phân loại chi phí theo yếu tố chi phí có ý nghĩa lớn trong việc tập trung quản lý từng loại chi phí, giúp doanh nghiệp xác định rõ nguyên nhân tăng giảm của từng loại chi phí để từ đó có các biện pháp thích hợp giảm chi phí.
* Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Là các khoản chi phí sử dụng cho các khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Nguyên liệu, vật liệu, động lực dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, dịch vụ vận tải và phần chi phí nguyên vật liệu trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, quản lý doanh nghiệp cũng được tính vào khoản mục này.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền lương phải trả, phải thanh toán cho cán bộ công nhân viên đã tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp. Chi phí nhân công bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động, tiền ăn ca định lượng của thuyền viên, các khoản phụ cấp, chi phí quản lý trực tiếp của đội tàu, các khoản trích trên tiền lương theo quy định phát sinh trong kỳ ( BHXH, BHYT, KPCĐ).
- Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung, phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm: Chi phí nhân công phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ công cụ sản xuất, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin kế toán, là căn cứ để xác định và tính giá thành dịch vụ vận tải.
1.1.3 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm vận tải thủy
1.1.3.1 Giá thành sản phẩm vận tải thủy
Giá thành của sản phẩm kinh doanh dịch vụ là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được kết tinh trong sản phẩm kinh doanh dịch vụ đã hoàn thành và cung cấp cho khách hàng trong kỳ.
Giá thành dịch vụ vận tải thủy là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng quản lý của doanh nghiệp vận tải. Thông qua việc xác định chỉ tiêu giá thành có thể đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở tính giá dịch vụ cho khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh đa dạng, khốc liệt của các loại hình dịch vụ vận tải, việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm và tăng chất lượng dịch vụ phục vụ với mỗi doanh nghiệp là một yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xác định chi phí hợp lý, tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành, đồng thời cũng phải thực hiện đúng các quy định của công tác tổ chức kế toán chi phí, tính giá thành. Theo quy định của cơ chế tài chính hiện nay giá thành dịch vụ vận tải thủy bao gồm các khoản mục chính như sau:
- tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí kinh doanh cho mỗi đơn vị hàng hóa theo mức công suất thiết kế. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 627: chi phí sản xuất chung cố định

Mục lục
Chương 1: những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.
1.1 Những vấn đề lý luận chung về giá thành sản phẩm vận tải.
1.1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải thủy và ảnh hưởng đến tính giá thành sản phẩm vận tải.
1.1.2 Chi phí kinh doanh dịch vụ và phân loại chi phí kinh doanh dịch vụ vận tải.
1.1.3 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm vận tải thủy.
1.2 Nội dung kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải.
1.2.1 Nội dung kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải được quy định trong chuẩn mực kế toán.
1.2.2 Đối tượng-kỳ tính giá thành sản phẩm dịch vụ vận tải thủy
1.2.3 Phương pháp kế toán chi phí kinh doanh
1.2.4 Phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải.
1.2.5 Kế toán quản trị giá thành sản phẩm.
Chương 2: thực trạng kế toán chi phí kinh doanh và tính giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc
2.1 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh
2.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.2 Thực trạng kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc
2.2.1 Đặc điểm của giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc
2.2.2 Thực trạng kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc
Chương 3: phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc
3.2 Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy
3.3 Các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp kế toán tính giá thành sản phẩm vận tải thủy tại Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh Luận văn Luật 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa đã đặt trước tại khách sạn Hoàng Mai Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
T Hoàn thiện kế toán tiền lương, tiền thưởng tại công ty cổ phần thời trang Đông Phương Luận văn Kinh tế 0
E Hoàn thiện phương pháp thẩm định giá bất động sản tại công ty cổ phần tư vấn dịch vụ tài sản bất động sản điện lực dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
N Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tới các địa phương Luận văn Kinh tế 0
W Hoàn thiện phương pháp quản lý nhân sự công ty CP đầu tư và phát triển nha khoa DETEX_NSK nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2
1 Vận dụng một số phương pháp thống kê để hoàn thiện hệ thống phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hòa Bình Khoa học Tự nhiên 2
T Hoàn thiện phương pháp phân tích hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tập trung Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top