tranmaluc78

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT





PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

2. Lịch sử vấn đề

3. Mục đích nghiên cứu

4. Phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Thơ 1955 – 1975 trong văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975

1.1.Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một thời và mãi mãi

1.1.1. Bối cảnh lịch sử

1.1.2. Những chặng đường phát triển của thơ ca 1955 – 1975

1.1.3. Thành tựu nổi bật

1.2. Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một khúc ca giàu cung bậc

1.2.1. Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu

1.2.2. Mang đậm tính thời sự và chất chính luận – suy tưởng

1.2.3. Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

1.2.4. Lực lượng sáng tác trẻ, đông đảo, giàu nhiệt huyết

Chương 2: Khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975

2.2. Khái niệm

2.1.1. Sử thi

2.1.2. Khuynh hướng sử thi

2.2. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975

2.2.1. Ở phương diện đề tài – chủ đề

2.2.2. Ở phương diện khắc họa hình tượng

2.2.3. Ở phương diện giọng điệu

Chương 3: Cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975

3.1. Khái niệm

3.1.1. Lãng mạn

3.1.2 Cảm hứng lãng mạn

3.2. Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975

3.2.1. Thi vị hóa hiện thực xây dựng và chiến đấu

3.2.2. Lý tưởng hóa tương lai

3.2.3. Tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, giữa ta và địch

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hai mươi năm chiến tranh chống Mỹ đã qua đi và một giai đoạn văn học cũng đã khép lại. Nhưng những ngày kháng chiến gian khổ, vĩ đại ấy lúc nào cũng sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam không chỉ qua những trang sử, thước phim tài liệu mà còn sống rất mãnh liệt qua những trang thơ. Thơ ca 1955 - 1975 đã ghi lại nét đẹp tuyệt vời của con người Việt Nam anh hùng, dũng cảm, giữa tột cùng gian khổ, hi sinh mà lòng vẫn tràn đầy lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng. Khi chọn đề tài “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975” trước hết với bản thân người viết xuất phát từ niềm yêu thơ và lòng tự hào dân tộc. Bởi không ở đâu mà quá khứ hào hùng ấy có thể hiện lên phong phú, sinh động, đầy màu sắc, cung bậc và gây nhiều xúc động như những vần thơ của thơ ca giai đoạn này. Mặt khác, khi đi vào nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho người viết bổ sung những kiến thức về thơ ca cách mạng 1945 - 1975 nói chung và thơ ca 1955 - 1975 nói riêng với những nét đẹp sáng ngời của đất nước, dân tộc để thêm yêu, thêm tự hào hơn nữa về Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Đó là những lý do để người viết chọn vấn đề “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng
lãng mạn trong thơ 1955 - 1975” làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Lịch sử vấn đề

“Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975” không phải là một đề tài hoàn toàn mới. Viết về đề tài này đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, chuyên luận của các tác giả khác nhau.

Có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Công trình đầu tiên cần kể đến là quyển Thơ Tố Hữu của Lê Đình Kỵ (Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội - 1979). Đây là quyển sách trình bày rất hay về sự nghiệp sáng tác, phong cách thơ Tố Hữu. Trong phần ba, khi trình bày những nét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, tác giả đã dành trọn chương 8 để viết về “lãng mạn cách mạng, trữ tình cách mạng” trong thơ Tố Hữu. Lê Đình Kỵ đã chỉ ra rằng: “Lãng mạn cách mạng ở đây là nhân sinh quan, nhiệt tình cách mạng cất lên thành tiếng hát, là tiếng gọi của tự do, là mệnh lệnh của chính nghĩa, là hào khí của tuổi trẻ khao khát được hiến dâng” [12; tr. 340]. Từ đó tác giả đã phân tích để làm rõ yếu tố lãng mạn trong thơ Tố Hữu. Lê Đình Kỵ đi từ khía cạnh cách mạng cho đến sự

kết hợp giữa chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lãng mạn của chiến tranh nhân dân, giữa chủ nghĩa anh hùng cách mạng và lãng mạn của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lê Đình Kỵ đã trình bày rằng: “từ trong nô lệ, từ gậy tầm vông và súng kíp đứng lên giành lấy độc lập tự do, chống kẻ địch mạnh hơn gấp bội, đó là anh hùng và lãng mạn. Xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước cùng kiệt nàn lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thực hiện ước mơ từ bao đời, mở ra trước mắt nhân dân ta những viễn cảnh huy hoàng, đó cũng là lãng mạn” [12;tr. 358]. Dù chỉ dừng lại ở một tác giả Tố Hữu nhưng qua việc làm rõ nét yếu tố lãng mạn cách mạng trong phong cách thơ Tố Hữu, bài viết của Lê Đình Kỵ đã có ý nghĩa nhất định trong việc nghiên cứu về cảm hứng lãng mạn trong thơ ca cách mạng.

Năm 1995, nhân kỷ niệm những ngày lễ lớn, Nhà xuất bản Văn học đã cho in quyển Một thời đại mới trong văn học. Khi nhận định về “Nền văn học mới từ sau cách mạng tháng Tám”, Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra ba đặc điểm cơ bản của văn học 1945 – 1975. Một trong những đặc điểm đó là: “Một giai đoạn văn học chủ yếu sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn”. Nguyễn Đăng Mạnh đã viết khá kỹ và khá hay về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học
1945 - 1975. Tác giả đã nhận xét rằng: “Ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc hướng về lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, cả dân tộc chủ yếu sống với tâm lý lãng mạn - một chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tinh thần chiến thắng và chủ nghĩa anh hùng” [21;tr. 18.] Tiếp sau lời nhận định ấy, Nguyễn Đăng Mạnh đã phân tích và làm rõ bằng những vần thơ cụ thể. Ở cuối phần trình bày về cảm hứng lãng mạn, tác giả đã khẳng định lại một lần nữa rằng “cảm hứng lãng mạn là đặc trưng mỹ học của giai đoạn văn học 1945 - 1975” [21; tr. 24]. Và chính nhờ cảm hứng lãng mạn đó mà dân tộc Việt Nam đã vượt qua những gian khổ tột cùng, hy sinh tột độ để hướng về ánh sáng rực rỡ của lý tưởng, của tương lai.

Quyển Nhìn lại một chặng đường văn học của Trần Hữu Tá, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, là công trình có nhiều đóng góp quan trọng. Trần Hữu Tá đã đi vào nghiên cứu những thành tựu, đặc điểm và tác phẩm tiêu biểu của khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng ở các thành thị miền Nam. Ở chương ba của phần thứ nhất “Sau hai mươi lăm năm, nhìn lại”, tác giả đã dành khá nhiều giấy mực để viết về thành tựu của khuynh hướng văn học yêu nước, cách mạng, trong đó đặc biệt là lĩnh vực thơ ca. Khi nói về những thành tựu của thơ ca cách mạng miền Nam trong những năm tháng chống Mỹ ác liệt, hào hùng, Trần Hữu Tá đã khẳng định chắc chắn rằng: “Yếu tố lãng mạn anh hùng là một đặc trưng quan trọng của thơ ca yêu nước các thành thị miền Nam” [28; tr. 87]. Tiếp theo lời nhận định đó, Trần Hữu Tá đã chỉ rõ ra

những nét biểu hiện của yếu tố lãng mạn “Với cảm hứng lãng mạn đặc biệt này, nhiều nhà thơ đã thể hiện cái tui trữ tình đầy cảm xúc, đã phát huy triệt để trí tưởng tượng phong phú và khát vọng tốt đẹp. Họ gây cho ta ấn tượng mạnh về cái dữ dội, cái tuyệt mỹ, cái cao cả”. Và tác giả đi vào phân tích một số dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. Dù chỉ dừng lại nghiên cứu về thơ ca cách mạng miền Nam nhưng những đóng góp của Trần Hữu Tá có tác dụng rất nhiều trong việc xác định và làm rõ đặc điểm nổi bật trong thơ ca cách mạng 1945 – 1975 là mang đậm cảm hứng lãng mạn.

Nói về khuynh hướng sử thi cũng đã có khá nhiều những ý kiến, những bài viết của các tác giả khác nhau:

Năm 1988, Nhà xuất bản Giáo dục đã cho in quyển Văn học Việt Nam 1945 -
1975, tập 1, Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên. Đây là công trình nghiên cứu mang tính khái quát những đặc điểm chung của văn học giai đoạn 1945 - 1975. Trong chương một, khi trình bày về “Những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới”, tác giả đã khẳng định rằng một trong những nét riêng của nền văn học ba mươi năm chiến tranh này là “xu hướng sử thi hóa là chủ đạo, chi phối từ tiểu thuyết, thi ca đến kịch bản sân khấu” [20; tr. 20]. Ý kiến này đã khẳng định nét nổi bật của thơ ca nói riêng và văn học 1945
- 1975 nói chung, đó chính là xu hướng sử thi hóa. Tuy nhiên Nguyễn Đăng Mạnh chỉ
dừng lại ở ý kiến mà chưa góp phần làm sáng tỏ bằng những dẫn chứng, chi tiết cụ thể.

Trong quyển Một thời đại mới trong văn học (Nhà xuất bản Văn học, 1995) Nguyễn Đăng Mạnh đã đi vào trình bày khuynh hướng sử thi trong văn học ba mươi năm chiến tranh đau thương nhưng rất đỗi hào hùng bằng lời nhận định “Văn học giai đoạn 1945 - 1975 là văn học của những sự kiện lịch sử, của số phận toàn dân, của chủ nghĩa anh hùng. Nhân vật trọng tâm của nó là những con người thay mặt cho giai cấp, dân tộc, thời đại và kết tinh một cách chói lọi những phẩm chất cao quý của cộng đồng” [21; tr. 22]. Để lời nhận định của mình có sức thuyết phục cao, tác giả đã chứng minh bằng những bài thơ, câu thơ tiêu biểu. Dù chưa đi vào nghiên cứu nhiều nhưng những nhận định của Nguyễn Đăng Mạnh có ý nghĩa rất nhiều trong việc gợi mở cho những công trình nghiên cứu sau.

Những thế giới nghệ thuật thơ là một trong những công trình nghiên cứu có giá trị của Trần Đình Sử (Nhà xuất bản Giáo dục – Hà Nội, 1997). Khi viết về thơ cách mạng bao hàm cả thơ 1955 – 1975, tác giả đã có những nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật thơ cách mạng: “Về mặt nghệ thuật, thơ cách mạng đã sáng tạo ra một thế giới sử thi độc đáo” [25; tr.100]. Theo ông “Thế giới sử thi cũng có tình yêu đôi lứa, nhưng tình yêu nam nữ ấy mang nội dung Tổ quốc” [25; tr.101]. Và Trần Đình Sử khẳng định rằng thơ cách mạng mang “Một thế giới sử thi đậm đặc, các giới hạn cá nhân bị phá vỡ để hòa chung trong cuộc sống lớn” [25; tr.102]

Việt Nam – nửa thế kỷ văn học (1945 – 1995) là tên một quyển sách được Hội Nhà văn xuất bản năm 1997, đồng thời cũng là tên của một Hội thảo văn học nhân kỷ niệm “50 năm, một nền văn học mới”. Quyển sách đã tập hợp các bài tham luận tại hội thảo, trong số đó bài “Nghĩ về đặc trưng thẩm mỹ của văn học cách mạng 1945 –
1975” của Trần Đình Sử ít nhiều có đề cập đến khuynh hướng sử thi trong văn học cách mạng 1945 – 1975. Trần Đình Sử đã trình bày ba đặc trưng thẩm mỹ cơ bản và ở đặc trưng thứ ba, tác giả đã viết “Là văn học thuộc loại hình sử thi, cái đẹp trong văn học cách mạng gắn với ý niệm về Tổ quốc trường tồn. Mọi cá nhân hữu hạn sẽ bất tử trong Tổ quốc của mình” [29; tr. 158]. Dù chỉ dừng lại ở ý kiến nhưng rõ ràng qua tham luận của Trần Đình Sử đã hé mở và gợi ý rất nhiều cho những người nghiên cứu đi sau.

Trần Đình Sử trong Thi pháp thơ Tố Hữu (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin – Hà Nội 2001) đã đi vào tìm hiểu và đi đến kết luận “sự kết hợp các chủ đề chính trị với thể tài lịch sử - dân tộc làm cho thơ trữ tình của Tố Hữu trở thành thơ chính trị sử thi” [26; tr. 101]. Tiếp sau đó tác giả đã chỉ ra rằng: “Nhìn theo con mắt sử thi mới có thể phát hiện được tầm vóc to lớn hùng vĩ, trách nhiệm nặng nề của thời đại hôm nay. Do đó, việc chuyển sang thể tài sử thi đánh dấu một bước tiến trong tư duy nghệ thuật và tiếng thơ Tố Hữu”. Từ việc nghiên cứu tính sử thi trong thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử đã khái quát lên thành nét chung của các nhà thơ cách mạng 1945 – 1975: “Tư duy sử thi cho phép nhà thơ thể hiện tình yêu nước, tình yêu nhân loại, yêu chủ nghĩa xã hội ở quy mô lớn nhất và thuần khiết nhất.”

Nhận xét của Trần Đình Sử đã có ý nghĩa nhất định trong việc làm rõ về tính sử thi trong thơ.

Nguyễn Văn Long trong Văn học Việt Nam trong thời đại mới (Nhà xuất bản Giáo dục, 2003) đã tập hợp một số bài tiểu luận nghiên cứu, phê bình tập trung vào những vấn đề và hiện tượng của văn học giai đoạn 1945 – 1975. Tác giả đã trình bày quyển sách gồm 3 phần. Ở phần một: Quan điểm tiếp cận và đánh giá, người viết đã trình bày về “Con người trong văn học mười năm cả nước chống đế quốc Mỹ (1965 –
1975)”, trong đó có đoạn “Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học chống
Mỹ cứu nước là sự tiếp tục của quan niệm con người trong văn học hai mươi năm trước đó, nhưng được phát triển tập trung vào một hướng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là quan niệm con người sử thi” [16; tr.37]. Tác giả đã chỉ ra rằng con người trong văn học chống Mỹ cứu nước vẫn chủ yếu được khai thác và thể hiện trên phương diện biểu hiện tập trung của ý chí, khát vọng và sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, của thời đại, của nhân loại. Mặc dù không đi vào phân tích cụ thể, chi tiết nhưng ý kiến

của Nguyễn Văn Long đã phần nào tạo cơ sở lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu
về khuynh hướng sử thi trong thơ chống Mỹ.

Ở phần hai, khi viết về “Thơ giai đoạn 1945 – 1975, tiến trình và các khuynh hướng” Nguyễn Văn Long đã dành nhiều trang viết để đề cập đến vấn đề “Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc”. Ở phần này, tác giả lại trở về với ý kiến cái tui trữ tình trong thơ kháng chiến chống Mỹ là cái tui sử thi. Nguyễn Văn Long đã khẳng định rằng chính cái tui sử thi đã cho các nhà thơ có chỗ đứng ở đỉnh cao của thời đại mà bao quát cả thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, dân tộc và nhân loại. Nhờ thế mà thơ thời kỳ chống Mỹ đã có sự mở rộng rất đáng kể về không gian và thời gian được chiếm lĩnh trong thơ. Nối liền quá khứ lịch sử với hiện tại và tương lai, liên kết dân tộc với thời đại và nhân loại.

Nhà văn - hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo là quyển sách tập hợp rất nhiều bài viết của Trần Đăng Suyền từ 1979 - 2002. Có thể nói đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong suốt chặng đường nghiên cứu của Trần Đăng Suyền. Trong số những bài viết rất hay đó, tác giả đã dành rất nhiều trang để trình bày về “Một đặc điểm của thơ Việt Nam từ 1955 đến 1975”. Trần Đăng Suyền khẳng định một trong những đặc điểm cơ bản nhất của thơ Việt Nam từ 1955 đến 1975 là “sự hồi sinh của cái tui đời tư theo xu hướng hòa hợp với cái ta chung và sự đậm dần, mở rộng, phát triển mạnh mẽ của cái tui sử thi, tính chất sử thi” [24; tr.66]. Tác giả đã chỉ ra rằng cái tui đời tư trong thơ Việt Nam từ 1955 đến 1975 tồn tại trong một hoàn cảnh đặc biệt là công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Vì thế, không cho phép con người nghĩ đến cái tui cá nhân riêng tư mà phải thống nhất, hòa hợp với cái ta chung. Tiếp theo đó, Trần Đăng Suyền đã đưa ra nhận xét: “Thơ Việt Nam từ 1955 đến 1975 phát triển mạnh mẽ theo khuynh hướng cái tui sử thi, tính chất sử thi càng ngày càng đậm dần, càng ngày càng được tăng cường, mở rộng” [24; tr.70]. Và tác giả đã chứng minh bằng những biểu hiện của chất sử thi trong những vần thơ về đề tài xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa và những bài thơ khẳng định, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đồng thời, Trần Đăng Suyền đã dẫn ra những khía cạnh thể hiện của chất sử thi như: Khám phá về Tổ quốc Việt Nam trong những năm tháng chống Mỹ, nhân vật trữ tình trong thơ là những con người thay mặt cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của toàn dân tộc. Từ đó Trần Đăng Suyền đã đi đến kết luận: Khuynh hướng chủ đạo của thơ Việt Nam từ 1955 đến 1975 là khuynh hướng sử thi, là “tập trung thể hiện những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử và tính cách toàn dân tộc” [24; tr.74]. Phần nghiên cứu của Trần Đăng Suyền đã góp phần làm rõ hơn về đặc điểm khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 - 1975. Tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại ở một số nét, chưa đi sâu và có sức bao quát.

Bên cạnh những bài viết, những công trình nghiên cứu riêng lẻ về khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, Sách Ngữ văn lớp 12, tập một do Phan Trọng Luận làm tổng chủ biên (Nhà xuất bản Giáo dục tháng 6 - 2008) đã có nhận xét tổng hợp về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Khi trình bày về những đặc điểm cơ bản của nền văn học 1945 - 1975, sách đã nêu: “Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn”. Ngay ở những lời viết đầu tiên, tác giả đã chỉ ra rằng “Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt kéo dài suốt ba mươi năm, vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu, văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 không thể là tiếng nói riêng của mỗi cá nhân mà tất yếu phải đề cập tới số phận của cả cộng đồng, của toàn dân tộc”. Tiếp sau, sách đã làm rõ khuynh hướng sử thi trong việc tập trung phản ánh những vấn đề có ý nghĩa lịch sử của toàn dân tộc, trong hình ảnh nhân vật trữ tình là những con người tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, thay mặt cho cả cộng đồng. Lời thơ sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng. Sách đã đi vào trình bày những biểu hiện ấy qua dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể.

Cùng với khuynh hướng sử thi, văn học 1945 - 1975 còn mang đậm cảm hứng lãng mạn. Các tác giả đã khẳng định rằng: “Cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng, trong gian khổ cơ cực đã nghĩ tới ngày ấm no, hạnh phúc” [17; tr.13]. Cùng với nhận xét đó, sách đã chỉ ra những biểu hiện của cảm hứng lãng mạn.Và các tác giả đã thể hiện sáng tỏ những nhận xét ấy qua những dẫn chứng tiêu biểu. Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12, tập 1 đã góp phần làm rõ và cụ thể đặc điểm của văn học 1945 - 1975 là mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Trên đây là những bài viết, những công trình nghiên cứu có liên quan về vấn đề “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975”. Có công trình nghiên cứu trực tiếp, có công trình nghiên cứu gián tiếp, có công trình có qui mô lớn, sâu sắc nhưng cũng có công trình ngắn gọn, đơn giản. Dù thế nào, đây vẫn là nguồn tư liệu quan trọng, bổ ích giúp người viết có thể tham khảo để hoàn thành luận văn của mình.

3. Mục đích nghiên cứu

Đến với đề tài này, mục đích đầu tiên mà người viết hướng tới đó là có thể khám phá, đánh giá và làm sáng tỏ được nét nổi bật, bao trùm, xuyên suốt của thơ ca 1955 -
1975 là mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Và từ đây có thể cảm nhận trọn vẹn hơn, sâu sắc hơn hình ảnh đất nước và con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống Mỹ gian khổ, hào hùng. Ngoài ra việc thực hiện đề tài này sẽ giúp người viết có thêm điều kiện rèn luyện một số kỹ năng cần thiết như phân tích, tổng

hợp, so sánh và kỹ năng viết. Mặt khác đây còn là cơ hội tốt để người viết làm quen với công việc nghiên cứu và trau dồi thêm kiến thức cho mình.

4. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 -
1975” người viết chỉ dừng lại ở một giai đoạn thơ cách mạng 1955 - 1975 và ở phương diện, đặc điểm nổi bật của thơ ca cách mạng hai mươi năm này là mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đi vào khảo sát, tìm hiểu và làm sáng tỏ nét bao trùm ấy của thơ ca chống Mỹ bằng những vần thơ cụ thể. Nhưng vì khối lượng sáng tác ở mảng thơ này rất lớn người viết sẽ chỉ đưa ra những dẫn chứng về một số tác phẩm, khổ thơ, câu thơ mà bản thân đánh giá là tiêu biểu và phù hợp với nội dung cần chứng minh.

5. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện luận văn này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số phương pháp khác nhau. Đầu tiên người viết sử dụng phương pháp hệ thống để phân loại những câu thơ, những đoạn thơ theo một tiêu chí, một hệ thống có trước. Từ đó rút ra nhận xét giúp người đọc nắm bắt các sự việc trong cùng mối quan hệ tổng thể, bao quát. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích. Đây là hai phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình thực hiện đề tài. Để quá trình nghiên cứu đi đúng hướng, cách thức lựa chọn, tổng hợp nguồn tài liệu là những yếu tố quan trọng góp phần vào việc lý giải, làm sáng tỏ đặc điểm nổi bật trong thơ ca
1955 – 1975 là mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Trong quá trình phân tích có sự kết hợp nhiều thao tác như: giải thích, chứng minh, bình luận, so sánh,… để làm nổi bật vấn đề nghiên cứu.

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................1

6. Lý do chọn đề tài .......................................................................................1

7. Lịch sử vấn đề ...........................................................................................1

8. Mục đích nghiên cứu .................................................................................6

9. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................7

10. Phương pháp nghiên cứu ......7

PHẦN NỘI DUNG...........................................................................8

Chương 1: Thơ 1955 – 1975 trong văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975....8

1.3.Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một thời và mãi mãi.............................. 8

1.3.1. Bối cảnh lịch sử .........................................................................8

1.3.2. Những chặng đường phát triển của thơ ca 1955 – 1975............10

1.3.3. Thành tựu nổi bật..................................................................... 16

1.4.Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một khúc ca giàu cung bậc..................24

1.4.1. Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu........................................25

1.4.2. Mang đậm tính thời sự và chất chính luận – suy tưởng ............27

1.4.3. Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ..........29

1.4.4. Lực lượng sáng tác trẻ, đông đảo, giàu nhiệt huyết ..................32

Chương 2: Khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975 ....................................35

2.1. Khái niệm............................................................................................... 35

2.1.1. Sử thi........................................................................................35

2.1.2. Khuynh hướng sử thi ................................................................ 35

2.2. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975 ..................... 35

2.2.1. Ở phương diện đề tài – chủ đề ..................................................37

2.2.2. Ở phương diện khắc họa hình tượng ......................................... 61

2.2.3. Ở phương diện giọng điệu ........................................................88

Chương 3: Cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975 .................................... 100

3.1. Khái niệm............................................................................................. 100

3.1.1. Lãng mạn................................................................................ 100

3.1.2 Cảm hứng lãng mạn................................................................. 100

3.2. Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975 .................... 101

3.2.1. Thi vị hóa hiện thực xây dựng và chiến đấu ............................ 101

3.2.2. Lý tưởng hóa tương lai ........................................................... 119

3.2.3. Tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, giữa ta và địch ....................... 132

PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 140
“Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đường hoàng nổ súng tấn công.”
(Dáng đứng Việt Nam)

Sự hốt hoảng rùng mình, “sụp xuống” run rẫy, lố nhố đầu hàng… của địch thật thảm hại, đê hèn và đáng mỉa mai, khinh bỉ. Lời thơ Lê Anh Xuân nhẹ nhàng, sâu sắc trong sự tự hào, ngợi khen nét đẹp của dân tộc Việt Nam anh hùng và mỉa mai cho lũ giặc hèn hạ.

Cũng trong sự cảm nhận về sự đối lập giữa ta và địch, Sóng Hồng đã viết nên những dòng thơ thể hiện sức mạnh, lòng quyết tâm của ta chiến đấu để tiêu diệt kẻ thù, tiêu diệt tội ác, giành hòa bình, độc lập cho non sông, đất nước:

“Các chiến sĩ Việt Nam hừng hực lửa căm thù Chắc tay súng đang lao mình về phía trước Quyết giành lại quyền thiêng liêng dân tộc
Bảo vệ phe ta giữ vững hòa bình.”

Chế Lan Viên cũng góp vào những vần thơ thể hiện rõ cái nhìn phân định, rạch ròi giữa kẻ thù và dân tộc ta. Và kẻ thù không chỉ của riêng một dân tộc, một màu da mà kẻ thù của mọi màu da. Đối lập với sự thấp hèn, bỉ ổi, dã man của địch là cái hiểm nguy, dũng cảm, cao cả của dân tộc ta. Cây súng của ta chĩa vào bộ mặt của kẻ thù vì công lý Việt Nam, công lý nhân loại sáng ngời:

“Súng ta không chĩa vào màu da để bắn

Kẻ thù ta là tên đế quốc Mỹ đi đầu

Đừng cho hắn nấp dưới ngọn cờ da trắng

Lũ súc sinh thì không có sắc màu… Mở một Việt Nam giữa lòng nước Mỹ Mở trăm Việt Nam ở khắp hoàn cầu Tay ta ngắn với không cùng công lý

Nổ súng vào cho tầm bắn thêm cao.”

(Trận tuyến này cao hơn cả màu da)

Cái nhìn lãng mạn đã in bóng vào những trang thơ, thể hiện sự tuyệt đối giữa ta và địch, thiện và ác. Và ở những vần thơ ấy ta lại được tự hào bắt gặp hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng vững mạnh đang từng bước chiến thắng kẻ thù hung bạo, tàn ác. Trong cuộc chiến đấu đầy gay go, ác liệt với kẻ thù, đồng bào ta đã đổ rất nhiều máu, nước mắt, chịu nhiều mất mát, hy sinh. Nhưng chúng ta không khuất phục, vẫn anh dũng cho đến cùng. Những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu đã giúp ta thêm tin yêu, cảm phục hình ảnh “Người con gái Việt Nam” hiên ngang, anh dũng và càng giúp mỗi người Việt Nam cảm nhận sâu sắc hơn, rõ nét hơn sự đối lập giữa ta và địch. Hãy lắng nghe lời thơ như một tiếng reo thầm của Tố Hữu:

“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

Em đã sống lại rồi, em đã sống

Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

Không giết được em người con gái anh hùng.”

(Người con gái Việt Nam)

Tiếp nối hình ảnh cao đẹp của Trần Thị Lý trong sự đối lập hoàn toàn với thủ đoạn hèn hạ của quân giặc, ta lại tìm thấy trong thơ Tố Hữu hình ảnh anh Nguyễn Văn Trỗi lẫm liệt hiên ngang trước kẻ thù hèn hạ, tàn ác. Lời thơ Tố Hữu như sục sôi sức mạnh của lòng căm thù:

“Và tay anh giật phắt mảnh băng đen Anh muốn thiêu bằng mắt lũ đê hèn Với cái chết, anh muốn nhìn giáp mặt Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt.”
(Hãy nhớ lấy lời tôi)

Ngọn lửa của lòng yêu nước, sự căm thù, uất hận sẽ thiêu đốt quân xâm lược tàn bạo. Lời thơ sáng ngời trong hình ảnh dũng cảm, kiên cường của anh Trỗi đối lập rõ ràng với sự lung túng, đầy tội ác của “lũ đê hèn”. Sự tuyệt đối rõ ràng giữa ta và địch, thiện và ác. Cảm hứng lãng mạn đã tiếp sức cho ngòi bút của Tố Hữu và giúp nhà thơ viết nên những vần thơ phân định rõ ta và kẻ thù. Hãy nghe một lần nữa tiếng thơ của Tố Hữu:

“Cỏ trong vườn mát dưới chân anh

Đời vẫn tươi màu lá rau xanh.”

(Hãy nhớ lấy lời tôi)

Câu thơ tưởng như bình thường ấy đã tạo nên một âm hưởng đặc biệt cho bài thơ. Cái xanh tươi của cuộc đời bình dị, trong sáng đã có mặt giữa nơi ngột ngạt tù đày qua hình ảnh những ngọn cỏ tươi mát và cái phất phới của những lá rau xanh. Một sự bắt gặp, một cảm xúc giao hòa giữa lòng yêu đời tha thiết của người chiến sĩ hằng ấp ủ trong một nhiệm vụ đấu tranh với những hình ảnh thân thuộc của cuộc đời. Tất cả những cảm xúc và hình ảnh ấy đối lập và khác rất xa, rất xa với bộ mặt đầy tội ác và không khí khủng khiếp man rợ của nhà tù.

Những vần thơ lãng mạn của thơ ca cách mạng 1955 - 1975 đã giúp ta cảm nhận trọn vẹn, sâu sắc hình ảnh, bộ mặt đê hèn, thảm hại của kẻ thù và nét đẹp anh dũng, hiên ngang, sáng ngời của dân tộc ta - dân tộc Việt Nam anh hùng.

Cảm hứng lãng mạn trong cái nhìn tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, ta và địch đã giúp thơ ca cách mạng hai mươi năm chống Mỹ khẳng định sức mạnh của đất nước và nhân dân Việt Nam, phủ định kẻ thù với đầy rẫy tội ác. Những vần thơ thể hiện thái độ căm thù sôi sục, uất hận sâu sắc đối với quân xâm lược, những kẻ thay mặt cho cái ác, cái xấu, cái thấp hèn, bị tuyệt diệt, để cái thiện, cái đẹp, cái cao cả chiến thắng, sinh
sôi.

Thơ ca 1955 - 1975 mang đậm cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn như một chất men say nồng đến kì lạ, xông hương và lan tỏa rộng khắp trong những vần thơ cách mạng. Và chính những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn với cái nhìn thi vị cuộc sống hiện tại, lý tưởng cuộc sống tương lai, tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, ta và địch… đã tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc Việt Nam vượt lên trên rất nhiều gian khổ, hy sinh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Hai mươi năm chiến đấu biết bao đau thương nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc Việt Nam được thơ ca cách mạng 1955 - 1975 thể hiện trong nét đẹp cao cả tuyệt vời với những vần thơ nhẹ nhàng, xanh màu xanh hy vọng, niềm lạc quan, yêu đời và niềm tin chiến thắng. Năm tháng đã đi qua, lịch sử không bao giờ trở lại nhưng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn của hai mươi năm chiến tranh chống Mỹ anh hùng vẫn còn sống mãi và neo đậu vững bền trong lòng người đọc bao thế hệ.

PHẦN KẾT LUẬN

Hai mươi năm chiến tranh chống Mỹ đã đi qua. Hai mươi năm biết bao quả cảm, gian lao, vui buồn và hy vọng. Đó là những năm tháng thực sự phi thường trong tâm hồn dân tộc và mỗi người sáng tạo. Hai mươi năm, một khoảng thời gian đủ cho mọi thứ có thể thay đổi trong lòng mỗi người dân Việt Nam nhưng niềm tự hào về một quá khứ của một thời chiến tranh oanh liệt, hào hùng thì không thể nào phai. Điều đó không chỉ xoay mòn trong kí ức những người đã đi qua cuộc chiến mà còn bám rễ trong tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay. Hoàn cảnh chiến tranh đã tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm của người Việt Nam và để lại dấu ấn rõ nét trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng.

Thơ ca 1955 - 1975 với những vần thơ mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã góp phần làm sống lại nét đẹp sáng ngời của dân tộc Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên. Khuynh hướng sử thi đã làm cho lời thơ trở nên trang trọng, hào hùng và từ đó hình ảnh của Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam hiện lên thật cao đẹp, gắn liền với những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Hình tượng trong thơ là những thay mặt tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc Việt Nam, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng.

Thơ ca 1955 - 1975 vừa mang đậm khuynh hướng sử thi vừa tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn đã thể hiện trong những vần thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm lạc quan, lòng tràn đầy mơ ước hướng về tương lai và lòng tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc trong những năm tháng chồng chất khó khăn và hi sinh. Chính đặc điểm nổi bật này đã làm cho thơ ca hai mươi năm kháng chiến chống Mỹ thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng.

Khẳng định những giá trị đã đạt được không có nghĩa là phủ nhận những hạn chế. Bởi trên thực tế với những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, các nhà thơ trong cái nhìn thi vị, lý tưởng nhưng có phần ảo tưởng, xa rời, khó thực hiện trong cuộc sống. Dẫu sao trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, chúng ta có thể hoàn toàn thông cảm và càng thêm trân trọng, yêu thương những đóng góp ấy .

Thơ ca 1955 - 1975 với những vần thơ tràn đầy khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của một nền thơ chiến đấu, là tiếng nói tâm tình, là hồi kèn xung trận để cổ vũ, dẫn đường cho nhân dân ta.

Nghiên cứu đề tài “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 -
1975”, người viết đã có dịp nhìn lại một chặng đường của thơ ca dân tộc, để một lần nữa được sống lại lịch sử hào hùng với những vần thơ thật hay và thật đẹp phản ánh cuộc chiến đấu chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, để càng thêm yêu mến, tự hào về đất nước và con người Việt Nam.

Dù lịch sử đã lật sang trang mới, dù thơ ca Việt Nam đã bước sang thời kì mới với những đặc sắc mới nhưng những vần thơ tràn đầy khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã góp phần rất lớn giúp thơ ca cách mạng 1955 - 1975 mãi mãi tỏa sáng và soi bước cho con người Việt Nam hiện đại đi vào tương lai.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: Chuyên đề 16. Khuynhhướng sử thi và cảm hứnglãng mạn trong văn họccách mạng 1945 - 1975, Hiện thực sôi động của lịch sử dân tộc ta suốt ba mươi năm chiến tranh (1945 - 1975) là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tiểu thuyết nói chung và mảng tiểu thuyết chiến tranh nói riêng, đặc sắc nghệ thuật của thơ ca cách mặng giai đoạn 1945 - 1975, sáng tác mang cảm hứng lãng mạn trong văn học việt nam hiện đại pdf, so sánh cảm hứng lãng mạn trong thơ mới 1930 1945 và thơ cách mạng 1945 1975, Lí giải khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, chọn và phân tích một tác phẩm văn xuooii giai đoạn 1945 - 1975 để làm rõ khuynh hướng sử thi văn học, khuynh hướng văn học chống mĩ, khuynh hướng sử thi từ 1945 đến 1975, Phân tích cảm hứng lãng mạn và sử thi qua bài lá đỏ của nguyễn đình thi, Đánh giá về VHVN GĐ 1945-1975, có ý kiến cho rằng:"khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho VH giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, ....phản ánh hiện thực đời sống". Đ/C hiểu ý kiến trên ntn? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên bằng việc phân tích tp đồng chí của chính hữu, những ngôi sao xa xôi của Lê minh khuê?, phân tích khuynh hướng sử thi và tính lãng mạn trong thơ Tố Hữu và Nguyễn Đình Thi, KHUYNH HƯỚNG SỬ THI VÀ CAMR HỨNG LÃNG MẠN TRONG THƠ TRỮ TÌNH, khuynh hướng sử thi trong thơ việt nam 1945 đến 1975, PHÂN TÍCH TÍNH NHẬN ĐỊNH THƠ TRỮ TÌNH VIỆT NAM SÁNG TÁ THEO KHUYNH HƯỚNG LÃNG MẠNG TÁC PHẨM TỪ ẤY CỦA TỐ HỮU, Phân tích nhận định “ Thơ trữ tình Việt Nam sáng tác theo khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn”, yếu tố hiện thực và cảm hứng lãng mạn trong thơ hồ chí minh, dẫn chứng về khuynh hướng sử thi, vì sao nói phong cách thơ tố hữu mang khuynh hướng sử thi cảm hứng lãng mạn
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top