jomyolovejulyes

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xuất khẩu là một hướng đi đúng của những nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá đi sau. Xuất khẩu dệt may là ngành đóng góp thứ hai vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nước ta, xuất khẩu các sản phẩm may mặc có vị trí quan trọng, giúp khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam so với thế giới, giải quyết việc làm cho người lao động
Với những điều kiện biến động trên thị trường hiện nay, đặc biệt là Việt Nam vừa mới gia nhập WTO, nó vừa tạo nhiều cơ hội lớn vừa là đe doạ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu may thì mỗi doanh nghiệp cần có một chiến lược khoa học, phù hợp điều kiện doanh nghiệp và tình hình thị trường quốc tế. Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì là doanh nghiệp gia công xuất khẩu hàng may mặc có uy tín ở Việt Nam. Trong tình hình mới, Xí nghiệp cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược thích ứng với môi trường. Theo đó chiến lược 2006-2010 sẽ là trước mắt để khẳng định vị trí của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì trên thị trường quốc tế trong tương lai. Leo những bậc thang một cách cẩn thận sẽ giúp Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì chinh phục được những đỉnh cao trong tương lai không xa.
Xuất khẩu từ lâu đã trở thành hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Xí Nghiêp, chiếm hơn 90% năng lực sản xuất, đóng góp 95% doanh thu của Xí nghiệp. Nên hoạch định cho nó một chiến lược là cần thiết. Đã qua rồi cái thời mà Nhà nước giao đơn hàng và Xí nghiệp sản xuất theo còn không quan tâm gì đến khách hàng ra sao, ngày nay Xí nghiệp phải tự mình tổ chức sản xuất, thiết kế mẫu mã, đàm phán với đối tác để ký được hợp đồng. Có được một chiến lược xuất khẩu phù hợp sẽ làm cho cánh tay phải của Xí Nghiệp thêm dẻo dai. Vì một chiến lược thông thường được xây dựng trước khi nó diễn ra nên không tránh khỏi sự đánh giá thiếu chính xác về môi trường, ảnh hưởng bởi tham vọng quá lớn của mục tiêu nên cần được đánh giá, xem xét lại nội dung chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp. Vì vậy em chọn đề tài “Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu tại Xí nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì” nhằm vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010.
2. Mục đích nghiên cứu
- Điểm qua những lý thuyết về xuất khẩu, chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Giới thiệu và vận dụng một số mô hình kinh tế trong hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp.
- Trên cơ sở đó đưa ra những ý kiến để hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: xuất khẩu, chiến lược xuất khẩu, bản chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì.
- Phạm vi nghiên cứu: Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, dự báo
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp toán và lượng hoá
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Chương I: Cơ sở lý luận về chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp ngành may
Chương II: Đánh giá chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010
Chương III: Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Xí Nghiệp may Xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH MAY

I. Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1. Xuất khẩu
Xuất khẩu là một trong những hoạt động quan trọng của kinh tế đối ngoại. Tính ưu việt của nó đã được biết đến từ lâu qua các mô hình phân tích của Adam Smith, Ricardo, … mà vấn đề mấu chốt của xuất khẩu là do tính chuyên môn hoá nhằm khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia.
Theo từ điển kinh tế chính trị thì xuất khẩu là "việc đưa hàng hoá và của cải vật chất của một nước ra bán trên thị trường nước ngoài”. Những đối tượng để xuất khẩu là hàng hoá được sản xuất ở trong nước, cũng như hàng hoá trước đây đã nhập từ nước ngoài và được chế biến, đôi khi cả hàng hoá nhập nhưng không qua chế biến "
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường ngoài nước và với yêu cầu sản phẩm hay dịch vụ đó phải di chuyển ra khỏi biên giới một quốc gia.
Hay nói một cách ngắn gọn thì xuất khẩu chính là việc bán hàng ra nước ngoài.
Trong xu thế toàn cầu hiện nay, xuất khẩu là một hình thức đầu tiên và ít rủi ro nhất để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường nước ngoài sau này.
Hàng hoá xuất khẩu rất đa dạng, bao gồm: hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp, hàng thuỷ sản … dịch vụ tư vấn, dịch vụ khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ thông tin …
Đặc đỉêm của hoạt động xuất khẩu là:
- Hàng hoá ra khỏi biên giới quốc gia: Đây là đặc điểm thật sự khác biệt với hoạt động mua bán ở thị trường trong nước.
- Tiền thanh toán trong xuất khẩu rất đa dạng (ngoại tệ, hàng hoá, dịch vụ) : thông thường do hai bên thoả thuận nhưng thường có xu hướng dùng đồng ngoại tệ mạnh (hiện nay như đồng USD, EURO)
- Pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất khẩu rất đa dạng: Ngoài việc tuân theo pháp luật của 2 nước xuất và nhập khẩu ra nó còn chịu sự áp đặt của thông lệ quốc tế, tập quán quốc tế.
Nghiên cứu về xuất khẩu ta thấy có 3 yếu tố chính trong hoạt động xuất khẩu là:
 Chủ thể xuất khẩu (người xuất khẩu, người bán)
 Đối tượng của hoạt động xuất khẩu: rất đa dạng gồm cả hàng hoá hữu hình và hàng hoá vô hình.
 Khách hàng (chủ thể nhập khẩu, người tiêu dùng)
2. Vai trò xuất khẩu đối với doanh nghiệp may
May mặc là một ngành có từ lâu ở nước ta. Ngoài nhiệm vụ nó phục vụ nhu cầu trong nước, nhất là khi nền kinh tế mở cửa thì việc xuất khẩu các sản phẩm may mặc trở thành một trong hai hướng sản xuất kinh doanh chủ đạo của doanh nghiệp may.
Trước hết xuất khẩu giúp cho việc tập trung phát triển các lợi thế của doanh nghiệp may. Việc xuất khẩu cái gì? Không phải đơn giản ai muốn là được mà phải dựa trên cơ sở cân nhắc tính toán các lợi thế so sánh. Các doanh nghiệp may Việt nam có lợi thế so sánh là: thu hút nhiều lao động với kỹ năng không cao, thời gian đào tạo ngắn, có tỷ trọng lợi nhuận tương đối cao, vốn đầu tư ban đầu cho một cơ sở sản xuất không lớn như các doanh nghiệp công nghiệp nặng, hoá chất … thời gian thu hồi vốn nhanh, đầu tư cho một lao động tương đối rẻ, lại có điều kiện thuận lợi để mở rộng thương mại quốc tế.
Xuất khẩu là động lực để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp may, đưa doanh nghiệp nhanh chóng hoà nhập, thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế. Thông qua việc đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế sẽ có tác dụng nâng cao trình độ, ý thức của cán bộ công nhân viên, không ngừng cải tiến công nghệ, mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Như một luồng sinh khí mới sẽ làm cho doanh nghiệp lớn lên mọi mặt. Điều này giúp doanh nghiệp may thích ứng tốt hơn trên thị trường quốc tế.
Đối với doanh nghiệp may, xuất khẩu ổn định đảm bảo công ăn việc làm cho công nhân, tạo bầu không khí tin tưởng lẫn nhau trong doanh nghiệp.
Xuất khẩu tốt sẽ giúp doanh nghiệp may xây dựng uy tín cả trong và ngoài nước. Trên thị trường quốc tế thì doanh nghiệp được biết đến như một sản phẩm mang chất lượng quốc tế còn trên thị trường trong nước với thành tích xuất khẩu của mình sẽ được biết đến như một thương hiệu đã được khẳng định, sẽ tô điểm thêm như một cú huých với thị trường trong nước.
3. Các cách xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp may
3. 1 Xuất khẩu trực tiếp:
Là việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất hay mua của các tổ chức sản xuất trong nước xuất khẩu ra nước ngoài thông qua hệ thống tổ chức của mình mà không qua bất kỳ tổ chức trung gian nào.
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm được chi phí trung gian
+ Doanh nghiệp khai thác triệt để mức giá xuất khẩu
+ Có cơ hội tiếp cận và làm quen dần với khách hàng
- Nhược điểm:
+ Yêu cầu các cán bộ kinh doanh phải giỏi chuyên môn nắm rõ tình hình thị trường xuất khẩu.
+ Đòi hỏi vốn lớn
3.2 Xuất khẩu uỷ thác:
Là hình thức xuất khẩu trong đó các đơn vị ngoại thương thay mặt người sản xuất ký kết các hợp đồng mua bán, tiến hành các thủ tục cho hoạt động xuất khẩu và thu được một khoản hoa hồng thù lao nhất định.
3. 3 Mua bán đối lưu
Là việc xuất nhập khẩu bằng hàng hoá giữa các quốc gia trong đó người bán đồng thời là người mua hàng theo giá trị tương đương. Hai loại nghiệp vụ phổ biến trong mua bán đối lưu là đổi hàng và trao đổi bù trừ.
 Đổi hàng: trao đổi một hay nhiều hàng này lấy một hay nhiều hàng khác. Tổng giá trị tương đương nhau. Khi thiếu hụt thì trả bằng hàng khác.
 Trao đổi bù trừ: một hay nhiều mặt hàng này trao đổi với một hay nhiều mặt hàng khác. Tổng giá trị tương đương nhau. Khi thiếu hụt thì trả bằng tiền hay bổ sung hàng theo yêu cầu của bên kia.
Buôn bán đối lưu được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển vì thiếu ngoại tệ tự do nên các nước đang phát triển sử dụng hình thức này để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên khó tìm được đối tác phù hợp với nhu cầu và khả năng cung cấp.
3. 4 Gia công xuất khẩu
Là một hình thức chuyên môn hóa sản xuất theo quá trình phân công lao động quốc tế. Trong đó bên đặt gia công có đầy đủ các yếu tố để sản xuất sản phẩm nhưng muốn tìm người sản xuất có giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu tự nhiên sẵn có để hạ giá thành sản phẩm.
Bên nhận gia công nhận nguyên liệu, thiết bị để sản xuất ra thành phẩm rồi giao cho bên đặt gia công và nhận tiền công theo hợp đồng đã thoả thuận.
Khi bên nhận gia công nhận toàn bộ các yếu tố sản xuất từ bên đặt gia công, kể cả mẫu mã kích thước sản phẩm rồi giao thành phẩm cho bên đặt gia công gọi là gia công đơn thuần.
Còn nếu bên nhận gia công không nhận yếu tố sản xuất mà chỉ có mẫu mã, kích thước rồi tự mình tổ chức sản xuất và giao thành phẩm cho bên đặt gia công gọi là gia công theo cách FOB.
Hiện nay các doanh nghiệp may nước ta do điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế nên gia công xuất khẩu vẫn là hình
1. Đối với Nhà nước
Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật theo hướng ổn định, đồng bộ và không chồng chéo. Xây dựng hệ thống pháp luật kinh doanh hoàn chỉnh, thông thoáng, chủ động đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, xoá bỏ lực cản đối với hoạt động thương mại nói chung, xuất khẩu dêt may nói riêng.
-Đơn giản hoá thủ tục nhập nguyên liệu, phụ liệu ngành may, nhập hàng mẫu, nhập bản vẽ để thuận lợi trong việc thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu nhất là các hợp đồng có thời hạn gấp.
-Cải tiến và hoàn thiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, nộp thuế giá trị gia tăng, hoàn thuế cho các doanh nghiệp may xuất khẩu theo hướng đơn giản, nhanh chóng và đưa công nghệ thông tin vào công tác này.
- Tăng cường quan hệ hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia trên thế giới tạo điều kiện ký kết các hiệp định liên quan đến xuât nhập khẩu, nhất là những ưu đãi mà các quốc gia dành cho Việt nam.
Xây dựng các chính sách quản lý liên quan đến xuất nhập khẩu hàng may mặc :
- Có kế hoạch cụ thể phát triển ngành dệt – may Việt nam với tầm nhìn 5, 10, 20 năm.
- Hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp may xuất khẩu thông qua các biện pháp như:
+ ưu đãi trong thuế xuất thuế xuất khẩu
+ ưu tiên vay vốn với lãi suất và thời gian ưu đãi
+ miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp
+ thành lập và triển khai các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảo hiểm xuất khẩu, ngân hàng xuất nhập khẩu, quỹ khen thưởng xuất khẩu, quỹ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu …
- Hỗ trợ và khuyến khích đầu tư cho hoạt động thiết kế mẫu, sản xuất hàng mẫu, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá … tạo điều kiện thuận lợi đưa hàng may mặc nước ta ra thị trường thế giới.
- Bên cạnh đó có những biệm pháp bảo hộ sản xuất trong nước như ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước.
- Quy hoạch các doanh nghiệp may theo vùng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, dân cư, cụm công nghiệp … để tiết kiệm chi phí sản xuất, dễ dàng tiếp cận thị trường.
- Hỗ trợ về thông tin thị trường, tiếp cận thị trường
- Các chính sách hỗ trợ về tài chính – tín dụng đối với các doanh nghiệp may xuất khẩu.
- Các thương vụ Việt nam ở nước ngoài thông tin kịp thời những diễn biến thị trường cho các doanh nghiệp may.
Có chính sách về nguyên phụ liệu cho ngành may :
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu đảm bảo chất lượng, mẫu mã phù hợp.
- Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu ngành may. Ưu tiên các dự án có công nghệ, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra chất lượng đảm bảo, phù hợp yêu cầu của thị trường xuất khẩu.
- Có kế hoạch quy hoạch vùng nguyên liệu. Đồng thời đặt cơ sở cho sự hình thành và sản xuất sợi hoá học. Vì vậy nó còn yêu cầu có sự phối hợp với các chính sách khác, với chính sách của vùng, địa phương.
- Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu trong nước (chính sách thuế, hàm lượng nội địa của sản phẩm xuất khẩu)
Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu xây dựng nhân lực:
- Tạo chính sách, pháp luật để dễ dàng di chuyển lao động.
- Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút, đào tạo những cán bộ có trình độ (trên đại học, đại học) cho ngành may, khắc phục tình trạng quá thiếu các kỹ sư trong ngành này như hiện nay. Cùng với doanh nghiệp tiến hành các hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học và dạy nghề may.
2. Đối với Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may, Tập đoàn dệt – may Việt Nam
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc khảo sát, tìm hiểu và thâm nhập các thị trường mới. Thông qua tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường, tổ chức triển lãm trong và ngoài nước để các doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng và tìm ra cách hoạt động phù hợp.
- Có thêm nhiều các diễn đàn, tạp chí giới thiệu ra nước ngoài quảng bá hình ảnh của các công ty dệt may Việt Nam.
- Thành lập các tổ chức tư vấn xuất khẩu, xúc tiến xuất khẩu hàng may mặc đi sang từng thị trường. Những tổ chức này phải có tính chuyên môn hoá, am hiểu từng thị trường dưới con mắt của những người quản lý chứ không phải giỏi chuyên môn xuất nhập khẩu . Tổ chức đưa ra được những đoán thị trường, thông tin về những thị trường mới. Tư vấn về các hình thức xuất khẩu …



KẾT LUẬN

Xuất khẩu các sản phẩm may mặc đang là một hướng đi đúng mà rất phù hợp với điều kiện của Việt nam và các nước phát triển cũng đã nhường lại mảng này cho các nước đang phát triển. Tiềm năng của xuất khẩu may mặc là rất lớn, vì vậy các công ty Việt nam cần có một chiến lược phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì là một doanh nghiệp như vậy. Với những thành tích đã đạt được, Xí nghiệp đã định ra cho mình một chiến lược xuất khẩu khá táo bạo, dựa trên những phân tích khá sâu về môi trường của Xí nghiệp. Qua đề tài này em nhận thấy rằng để có một bản chiến lược tốt thì công tác nghiên cứu và dự báo thị trường là cực kỳ quan trọng. Từ những phân tích môi trường bên ngoài và bên trong Xí nghiệp thì tầm nhìn chiến lược của ban lãnh đạo là xương sống. Từ đó, sẽ được cụ thể hoá thành các chỉ tiêu kế hoạch. Chiến lược xuất khẩu không chỉ bao gồm định hướng xuất khẩu mà còn bao gồm chiến lược cạnh tranh, chiến lược hợp tác, chiến lược danh mục sản phẩm, phân bổ các nguồn lực và các chiến lược chức năng hỗ trợ.
Do thời gian thực tập có hạn, cũng như kinh nghiệm về thực tế chưa nhiều nên đề tài chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Em rất mong sự giúp được sự giúp đỡ, góp ý của các thày cô giáo và các cô chú trong ban lãnh đạo Xí nghiệp để đề tài hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn. Trong thời gian thực tập ở Xí nghiệp, em đã được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của ban lãnh đạo Xí nghiệp, đặc biệt là cô Nguyễn Thị Chiến-Phó giám đốc Xí nghiệp- và sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của thày giáo GS Nguyễn Kim Trung. Em xin chân thành Thank ban lãnh đạo Xí nghiệp và thày giáo GS Nguyễn Kim Trung đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập nghiệp vụ này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân (tập 1), Gs. Ts. Đỗ Hoàng Toàn – Ts. Mai Văn Bưu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội 2005
2) Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Quản lý học kinh tế quốc dân (tập 2), GS. TS. Đỗ Hoàng Toàn – TS. Mai Văn Bưu, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội 2006
3) Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Khoa học quản lý (tập 1), PGS. TS. Đoàn Thị Thu Hà – PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nội 2004
4) Khoa Khoa học quản lý – Giáo trình Khoa học quản lý (tập 2), TS. Đoàn Thị Thu Hà – TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nội 2006
5) Trường Đại học kinh tế quốc dân – Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế, GS. TS. Đỗ Hoàng Toàn và TS. Mai Văn Bưu, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội 2005
6) Nguyễn Bách Khoa, Chiến lược kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà nội 1999
7) Nguyễn Liên Diệp, Phạm Văn Nam, Chiến lược và chính sách kinh doanh, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà nội 1998
8) Phạm Thị Thu Hương, Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt nam, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà nội 2004
9) Lê Đắc Sơn, Phân tích chiến lược kinh doanh: lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà nội 2005
10) Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, viện kinh tế bưu điện, Marketing quốc tế: chiến lược, kế hoạch, thâm nhập và thực hiện thị trường, PTS Nguyễn Xuân Vinh, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà nội 1999
11) Hiệp hội dệt may Việt nam, Toàn cảnh dệt may và thời trang Việt nam, Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội 2005
12) Tạp chí Dệt may và thời trang, số 224 (3/2006), 2005 bước ngoặt trên đường hội nhập, trang 55
13) Tạp chí Dệt may và thời trang, số 221 (11/2005), Xây dựng thương hiệu mạnh để cạnh tranh, trang 56
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu: 2
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP NGÀNH MAY 3
I. Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 3
1. Xuất khẩu 3
2. Vai trò xuất khẩu đối với doanh nghiệp may 4
3. Các cách xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp may 5
3. 1 Xuất khẩu trực tiếp: 5
3.2 Xuất khẩu uỷ thác: 5
3. 3 Mua bán đối lưu 5
3. 4 Gia công xuất khẩu 6
3. 5 Tái xuất khẩu 7
3. 6 Giao dịch qua trung gian 7
II. Tổng quan về chiến lược xuất khẩu 7
1. Chiến lược kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp 7
2. Chiến lược xuất khẩu 9
2. 1. Khái niệm 9
2. 2. Nội Dung Chiến lược xuất khẩu 10
III. Hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp 11
1. Quy trình hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp 11
1. 1Khẳng định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp 11
1. 2 Đánh giá chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp 12
1. 3. Đưa ra những ý kiến và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp 14
2. Một số mô hình phân tích chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp 15
2.1.Các mô hinh nghiên cứu và dự báo môi trường 15
2. 2. Các mô hình đánh giá sự phù hợp chiến lược của doanh nghiệp với môi trường. 16
2. 3. Các mô hình phân tích chiến lược xuất khẩu 17
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2006-2010 18
I. Nội dung chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010 18
1. Giới thiệu Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì 18
2. Tầm nhìn chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì trong giai đoạn 2006-2010 18
3. Chiến lược cấp doanh nghiệp 18
4. Chiến lược cấp ngành kinh doanh 19
4. 1 Chiến lược cạnh tranh: 19
4.2 Chiến lược hợp tác 20
5. Chiến lược chức năng 20
5.1Chiến lược Marketing 20
5. 2 Chiến lược tài chính 23
5. 3 Chiến lược nguồn nhân lực: 23
5. 4 Chiến lược nghiên cứu và phát triển: 24
6. Lựa chọn các cách xuất khẩu: 24
II. Đánh giá chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì giai đoạn 2006-2010 24
1. Khẳng định sứ mệnh, mục tiêu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì 24
1. 1.Khẳng định sứ mệnh của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì. 24
1. 2 Mục tiêu và phương hướng đến 2010 25
1. 3. Quan điểm phát triển của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì 29
2. Đánh giá lý do hình thành chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì giai đoạn 2006-2010. 29
2. 1. Dùng mô hình phân tích môi trường vĩ mô 30
2.2. Dùng mô hình SWOT 32
2. 3. Dùng mô hình lượng giá các yếu tố bên ngoài EFE 33
2. 4. Dùng mô hình lượng giá các yếu tố bên trong IFE 34
2.5. Dùng mô hình bên trong bên ngoài (IE) 36
3. Đánh giá nội dung chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp 36
3. 1 Mô hình chiến lược tổng thể 36
3. 2. Ma trận GE: 37
3. 3 Đánh giá khái quát Chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì: 39
3.4. Đánh giá giải pháp, công cụ của chiến lược 41
4. Đánh giá kết quả, ảnh hưởng của chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì giai đoạn 2006-2010 44
4. 1 Đánh giá định tính 44
4. 2 Đánh giá định lượng 50
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU THANH TRÌ GIAI ĐOẠN 2006-2010 51
I. Những kiến nghị hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp 51
1. Tầm nhìn chiến lược: 51
2. Chiến lược cấp doanh nghiệp 51
3. Chiến lược cấp ngành kinh doanh 52
3.1 Chiến lược cạnh tranh: 52
3. 2 Chiến lược hợp tác 53
4. Chiến lược chức năng 53
4.1 Chiến lược Marketing: 53
4. 2 Chiến lược tài chính 56
4. 3 Chiến lược nguồn nhân lực: 57
4. 4 Chiến lược nghiên cứu và phát triển: 58
5. Lựa chọn các cách xuất khẩu: 60
II. Một số điều kiện để thực hiện kiến nghị chiến lược xuất khẩu thành công 61
1. Đối với Nhà nước 61
2. Đối với Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may, Tập đoàn dệt – may Việt Nam 63
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 65


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kỹ thuật truyền thông đa phương tiện và ứng dụng trong giảng dạy trực tuyến Công nghệ thông tin 0
C Kỹ thuật lên men thực phẩm cổ truyền Việt Nam và các nước trong vùng Khoa học Tự nhiên 0
P Báo cáo thực tập tại phòng kỹ thuật, ban biên tập truyền hình cáp, đài THVN Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện cơ chế khoán chi Ngân sách Nhà nước tại Trung tâm kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V đặc điểm kinh tế, kỹ thuật và tổ chức cơ sở của Công ty ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình Luận văn Kinh tế 0
T Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật di truyền phân tử để chẩn đoán bệnh di truyền phổ biến ở người Việt Nam nhằm hạn chế hiệu quả gen bệnh và đề xuất hướng điều trị Luận văn Sư phạm 0
V Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật đo lường trong truyền thông vô tuyến và anten thông minh Luận văn Sư phạm 0
M Đổi mới quản lý tài chính ở Trung tâm Kỹ thuật Truyền dẫn Phát sóng Đài Truyền hình Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D BÀI TẬP NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC KỸ THUẬT VÀ TRUYỀN NHIỆT ( HOÀNG ĐÌNH TÍN VÀ BÙI HẢI) PDF Khoa học kỹ thuật 0
D Giáo trình Truyền động điện - NXB Khoa học và Kỹ thuật 2 phần Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top