lilo_mimi2606

New Member
Đề tài Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Phong Thổ -Phong Thổ - Lai Châu trong giai đoạn hiện nay

Phần I: Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây,Đảng và Nhà nước luôn quan tâm,tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Vì vậy phát triển giáo dục là một trong những động lực của sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước cũng hết sức quan tâm đến quyền và nghĩa vụ học tập của nhân dân như Nghị quyết TW II khoá VIII, luật giáo dục, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em đã đề cập đến.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII xác định nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa là xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhấn mạnh:“ Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.
Hiến pháp năm 1992 tại điều 35 quy định: “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Tại điều 2 của Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để giáo dục giữ được vai trò đó Nghị quyết TW II khoá VIII đã chỉ rõ: “Giáo dục đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển biến nhanh chóng về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và quy mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy học – giáo dục trong các trường”. Hội nghị lần thứ VI khoá IX đã đặc biệt nhấn mạnh: “Phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn vậy trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thực hiện giáo dục toàn diện”.
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hay đi vào cuộc sống lao động sản xuất, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục phổ thông có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng như Bác Hồ đã dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.Nhiệm vụ đó là trách nhiệm của gia đình, của nhà trường và của xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò then chốt.
Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước – xã hội – sư phạm trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện việc giáo dục xã hội chủ nghĩa cho thế hệ trẻ. Để làm tốt việc đó, một trong những vấn đề mấu chốt của nhà trường là làm tốt công tác tổ chức vì tổ chức là khâu quyết định đối với việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Một nhà trường dù có giáo viên dạy tốt , nhiều học sinh có học lực khá giỏi , hệ thống trường lớp, phòng thí nghiệm đầy đủ mà không làm tốt công tác tổ chức các lớp thì kết quả giáo dục sẽ không được toàn diện. Công tác tổ chức các lớp học phần lớn là do đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và biện pháp quản lý của nhà trường tạo lập. Chính cung cách quản lý giáo viên chủ nhiệm tạo ra bộ mặt văn hoá của trường, tạo ra bầu không khí vui tươi phấn khởi hay căng thẳng, nghĩa là tạo ra khung cảnh sư phạm. Khung cảnh sư phạm là một trong những yếu tố quyết định sự thành đạt của nhà trường.
Phong Thổ là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu .Tỉnh Lai Châu mới được chia tách từ tỉnh Lai Châu cũ bao gồm Lai Châu và Điện Biên từ ngày 01/01/2004. Về vị trí địa lý , phía bắc huyện giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây giáp huyện Sìn Hồ, phía Đông giáp huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp huyện Than Uyên; giao thông đi lại khó khăn, kinh tế, văn hoá xã hội chậm phát triển.Huyện có 17 xã và 1 thị trấn với diện tích 1.674 km2 , dân số trên 95000 người gồm các dân tộc: Kinh, Thái, Hmông, Hà Nhì, Dao, Lự, Lô Lô, Giấy ….
Để thoát khỏi tình trạng trên, trong Nghị quyết của Huyện uỷ đã chỉ rõ “Phải đào tạo nguồn lực con người - đáp ứng với yêu cầu trước mắt và lâu dài trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội”.
Trường THPT Phong Thổ được thành lập ngày 28/7/2003 trờn một địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, sản xuất theo cách tự cung tự cấp. Trình độ dân trí thấp, học sinh phần đa chưa xác định được động cơ học tập, giáo viên hầu hết đều trẻ và mới ra trường, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh, ngôn ngữ bất đồng, chất lượng và hiệu quả giáo dục thấp. Trước những thực trạng trên Ban giám hiệu đã có những định hướng nhất định nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên trường còn nhiều hạn chế về tư tưởng đổi mới, công tác chủ nhiệm còn chậm, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thiếu chưa đồng bộ tham gia giảng dạy nhiều, một số giáo viên chưa thấy hết vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm, năng lực tổ chức, cách thức thực hiện công tác chủ nhiệm còn yếu, chưa đồng bộ giữa các lớp.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tui mạnh dạn chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Phong Thổ -Phong Thổ - Lai Châu trong giai đoạn hiện nay với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc xây dựng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường phổ thông phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Phong Thổ - Lai Châu.
3. Nhiệm vụ đề tài
Xác định cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học.
Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công tác chủ nhiệm lớp và việc công tác quản lý trong trường THPT Phong Thổ - Lai Châu. Từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở trường THPT Phong Thổ - Lai Châu.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT Phong Thổ - Lai Châu năm học 2006-2007,2007-20008 và các tài liệu khác về đặc điểm, tình hình của nhà trường.
5. Đối tượng nghiên cứu
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
6. Phương pháp nghiên cứu
-Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
+ Văn kiện đại hội Đảng các cấp và văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục - đào tạo.
+ Nghiên cứu theo các bài giảng của Học viện Quản lý Giáo dục, tạp chí, sách báo chuyên ngành.
-Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
+ Phương pháp quan sát hoạt động công tác chủ nhiệm.
+ Phân tích các thống kê, số liệu kết quả giáo dục của trường THPT Phong Thổ - Lai Châu.
+ Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp đặc biệt là ý kiến của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm và thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp.
Phần hai: nội dung
Chương 1.
Cơ sở lý luận và pháp lý của việc quản lý
trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp
trường trung học phổ thông

1.1. Cơ sở lý luận của việc quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông
1.1.1. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, là người quyết định chất lượng đào tạo trong nhà trường.
Lao động sư phạm của người giáo viên là loại lao động đặc thù vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, vừa mang tính nhân đạo đối tượng là học sinh, phương tiện lao động là nhân cách người thầy và thiết bị dạy học. Thời gian lao động không chỉ đảm bảo quy định của chế độ lao động mà còn mang chức năng động, sáng tạo cộng với niềm say mê nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm trước thế hệ trẻ, trước toàn xã hội .Sản phẩm của lao động sư phạm là những nhân cách phát triển toàn diện thoả mãn được những nhu cầu của bản thân, gia đình và xã hội.
Quản lý mà một quá trình giáo dục toàn diện, nghĩa là quản lý đồng thời hai quá trình: quá trình dạy học và quản lý, quá trình giáo dục quản lý sự hình thức và phát triển nhân cách. Hai quá trình này có quan hệ hỗ trợ tác động lẫn nhau. Quá trình giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng , có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học văn hoá, nhất là trong điều kiện hiện nay khi từng ngày, từng giờ những cám dỗ, tiêu cực ngoài xã hội ảnh hưởng vào nhà trường. Quá trình giáo dục trong nhà trường phụ thuộc phần lớn công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ thuộc vào trình độ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trong trường phổ thông , giáo viên chủ nhiệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm là người thay hiệu trưởng đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong công tác tổ chức giáo dục cho học sinh của một lớp học. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là lực lượng chủ yếu, quan trọng trong tập thể sư phạm nhà trường trực tiếp làm nhiệm vụ xây dựng tập thể học sinh tự quản, trực tiếp tổ chức các hoạt động học và tự học của học sinh, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục thể chất, giáo dục dân số, môi trường, giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục giá trị nhân văn… cho học sinh. Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm được xác định trong điều lệ trường phổ thông ở Điều 29 mục 2. Căn cứ các bài giảng trong giáo trình phần III – Quản lý giáo dục và đào tạo giáo viên chủ nhiệm có những chức năng nhiệm vụ cụ thể như sau:
1.1.2. Chức năng của giáo viên chủ nhiệm
a.Giáo viên chủ nhiệm lớp là người quản lý giáo dục toàn diện học sinh một lớp:
Công việc kiểm tra nên thực hiện hàng tuần, có kế hoạch sao cho trong mỗi học kì mỗi giáo viên chủ nhiệm được kiểm tra, còn việc đánh giá công tác chủ nhiệm nên thực hiện cuối mỗi học kì cho tất cả các đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp ban giám hiệu nên đặt ra những căn cứ cụ thể để xếp loại thi đua.
1. Có đủ hồ sơ gồm: sổ công tác chủ nhiệm, sổ đầu bài, sổ gọi tên ghi điểm, sổ theo dõi thi đua của lớp.
2. Phong trào thi đua của tập thể xếp loại tốt theo quy định của nhà trường.
Yêu cầu cụ thể hồ sơ công tác chủ nhiệm.
- Ghi chép đầy đủ các nội dung theo yêu cầu trong sổ.
- Có nội dung cụ thể, chi tiết kế hoạch năm học và kế hoạch hàng tháng và nội dung sinh hoạt hàng tuần.
- Hàng tuần có ghi tổng hợp các mặt trong sổ ghi đầu bài, sổ theo dõi thi đua của lớp và ký xác nhận.
- Hàng tháng ghi đủ số ngày nghỉ của học sinh và nộp báo cáo đúng hạn.
Xếp loại thi đua:
+ Loại tốt: Thực hiện tốt hai căn cứ trên.
+ Loại khá: Thực hiện tương đối tốt hai căn cứ trên. Song còn vi phạm nhỏ không thường xuyên, tính chất và mức độ không nghiêm trọng.
+ Loại trung bình: Còn vi phạm các quy định về hồ sơ, thi đua của lớp xếp loại trung bình.
+ Loại không đạt yêu cầu: không thực hiện các yêu cầu trên hay có sai phạm thường xuyên, mức độ nghiêm trọng.
Cách tiến hành kiểm tra: Thành lập ban kiểm tra về công tác chủ nhiệm lớp gồm Ban giám hiệu, Đoàn thành niên, tổ chủ nhiệm, thanh tra nhân dân.
Ban giám hiệu, tổ chủ nhiệm kiểm tra hồ sơ, thanh tra nhân dân, Đoàn thanh niên kiểm tra thi đua. Kết quả kiểm tra thông báo vào cuộc họp tổ chủ nhiệm ( do Hiệu trưởng làm tổ trưởng ) hàng tháng.
3.4. Tạo động lực trong công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
Tạo điều kiện sống và làm việc cho giáo viên chủ nhiệm.
+ Xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm, đảm bảo các điều kiện làm việc và sinh hoạt cho đội ngũ giáo viên.
+ Xây dựng nề nếp kỉ cương nhà trường tạo ra một thói quen cho giáo viên và học sinh.
+ Phối hợp với công đoàn xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống và trong công tác.
+ Thực hiện quản lý nhà trường theo cách dân chủ hoá, công khai hoá, công bằng đi đôi với việc giữ vững nề nếp kỉ cương.
+ Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường, đối với tập thể và cá nhân giáo viên và học sinh đồng thời có những định mức khen phù hợp với thành tích đạt được đối với các đối tượng.

Trên đây là bốn giải pháp nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp mà tui sẽ tiến hành phối hợp cùng tập thể sư phạm nhà trường thực hiện ở trường THPT Phong Thổ – Phong Thổ - Lai Châu sau khi hoàn thành khoá họcnày.

Phần ba: Kết luận
1. Một số kết luận
Trên cơ sở lí luận, cơ sở pháp lý và phân tích thực trạng của việc quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tác giả đã đề xuất bốn giải pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Như vậy mục đích nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết. tui mạnh dạn đề xuất các biện pháp quản lý trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cụ thể là:
1. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng trong nhà trường.
2. Xây dựng và quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
3. Quản lý hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, học sinh và tập thể học sinh.
4. Tạo động lực công tác chủ nhiệm do đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
Mặc dù đề tài đề xuất 4 biện pháp quản lý nhưng cũng còn nhiều các biện pháp khác chưa đề cập tới và cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót.tui rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo của Học viện quản lý giáo dục , các đồng chí đồng nghiệp để có nhận thức tốt hơn trong công tác nghiên cứu các giải pháp cho công tác quản lý.
2. Một số kiến nghị
a. Đối với Bộ Giáo dục - Đào tạo
- Có những văn bản chỉ đạo thống nhất về quản lý công tác chủ nhiệm lớp.
- Biên soạn nhiều các loại sách tự bồi dưỡng thường xuyên về công tác chủ nhiệm.
b. Đối với Sở Giáo dục - Đào tạo Lai Châu:
Cần có chỉ đạo cụ thể về tiêu chuẩn giáo viên chủ nhiệm giỏi các cấp và có quy trình xét duyệt danh hiệu thi đua của giáo viên chủ nhiệm giỏi.
c. Đối với trường THPT Phong Thổ
Hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
Có kế hoạch chỉ đạo cụ thể việc thực hiện quy trình tổ chức các hoạt động tập thể.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:

tranthuanla

New Member
tui cần tham khảo tài liệu này, mong được hỗ trợ từ kết nối. Trân trọng cảm ơn!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top